Tham Khảo
Chuyên gia: Vụ phóng hỏa tiễn của Triều Tiên nguy hiểm nhất từ trước tới nay
Tuy không phải là lần đầu tiên hỏa tiễn Triều Tiên bay qua không phận Nhật Bản, song giới chuyên gia cho rằng vụ phóng sáng nay 29/8 có thể coi là vụ phóng thử nguy hiểm nhất từ trước tới nay của Bình Nhưỡng.
>> Vì sao Mỹ, Nhật không bắn hạ hỏa tiễn Triều Tiên?
>> Hỏa tiễn Triều Tiên phóng qua Nhật Bản có thể bắn tới Guam?
>> Triều Tiên phóng hỏa tiễn bay qua Nhật Bản
Tên lửa Triều Tiên bay qua đảo Hokkaido của Nhật Bản. (Ảnh: The Sun)
“Nguy hiểm nhất từ trước tới nay”
Sáng sớm nay, Triều Tiên đã phóng đi một tên lửa từ khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng. Tên lửa bay về hướng đông, bay xa khoảng 2.700km và bay cao 550km, qua không phận Nhật Bản trước khi rơi xuống bắc Thái Bình Dương.
Nhật Bản coi động thái này của Triều Tiên là “khiêu khích” và là “mối đe dọa chưa từng có”.
Đây không phải là lần đầu tiên tên lửa Triều Tiên bay qua không phận Nhật Bản. Năm 1998 và 2009, tên lửa Triều Tiên cũng từng bay ngang qua Nhật Bản, nhưng đó chỉ là các tên lửa mang vệ tinh vào quỹ đạo.
“Tên lửa Triều Tiên từng bay qua Nhật Bản vào các năm 1998 và 2009, nhưng đó không phải một vụ phóng thử tên lửa thực sự”, Jeffrey Lewis, người đứng đầu chương trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện nghiên cứu chiến lược Middlebury, cho biết.
“Đây là một vụ phóng tên lửa nguy hiểm hơn nhiều”, Abraham Denmark, giám đốc chương trình châu Á tại Viện nghiên cứu Wilson nhận định.
Giới quan sát cho rằng, lần phóng thử sáng nay có vẻ như Triều Tiên lần đầu đưa tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bay qua không phận Nhật Bản. Với đánh giá đó, họ cho rằng, đây là hành động “khiêu khích nhất” từ trước đến nay của Triều Tiên.
Christopher R Hill, cựu đại sứ Mỹ tại Đông Á, trên tài khoản Twitter cũng gọi đây là “vụ thử tên lửa nghiêm trọng nhất từ trước đến nay” của Bình Nhưỡng.
“Vụ phóng tên lửa sáng 29/8 có lẽ là vụ phóng tên lửa đạn đạo khiêu khích nhất của Triều Tiên trong gần 3 thập niên qua”, chuyên gia Ankit Panda của tạp chí Diplomat nhận định.
Thông điệp gì từ Bình Nhưỡng?
(Ảnh: EPA)
Chuyên gia cho rằng, vụ thử tên lửa hôm nay của Triều Tiên đã phát đi một thông điệp rất rõ ràng.
“Họ muốn nói rằng họ sẽ tiếp tục các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân bất chấp sức ép của quốc tế”, Doug Paal tại Viện nghiên cứu Hòa binh thế giới Carnegie, nói.
Tal Inbar, giám đốc trung tâm nghiên cứu vũ trụ tại Viện nghiên cứu Fisher, nhận định: "Việc Triều Tiên phóng tên lửa qua Nhật Bản giống như một điểm tựa. Nếu các bên không có phản ứng thực sự, Triều Tiên có thể sẽ tiến hành thêm những vụ phóng tên lửa với đường bay tương tự”.
Chuyên gia về Triều Tiên Kim Yong-hyun tại Đại học Dongguk ở Seoul thì cho rằng, Triều Tiên có thể phải “nhấc lên, đặt xuống” kế hoạch bắn tên lửa qua Nhật Bản hay bắn về phía đảo Guam của Mỹ. “Cuối cùng, họ đã chọn bắn qua Nhật Bản để nói rằng họ hoàn toàn có khả năng bắn tên lửa tới Guam, nếu chọn bắn về phía Guam, Mỹ chắc chắn sẽ không thể làm ngơ”, ông Kim nhận định.
“Sự việc chưa đi quá xa khi Triều Tiên chọn không phóng tên lửa về phía Guam hay khu vực nào của Mỹ, nhưng đó vẫn là một hướng lựa chọn tồi tệ”, chuyên gia Doug Paal nói.
Ở khía cạnh khác, một số chuyên gia cũng cho, vụ thử tên lửa của Triều Tiên có thể là dấu hiệu cho thấy các biện pháp ngoại giao và việc dựa vào Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên dường như không hiệu quả.
Hiện Nhà Trắng chưa bình luận về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, báo Korea Times dẫn lời một quan chức chính phủ Mỹ nói rằng, Mỹ đang cân nhắc triển khai các khí tài chiến lược đến Hàn Quốc sau vụ phóng này.
Minh Phương
Theo BBC, Time
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chuyên gia: Vụ phóng hỏa tiễn của Triều Tiên nguy hiểm nhất từ trước tới nay
Tuy không phải là lần đầu tiên hỏa tiễn Triều Tiên bay qua không phận Nhật Bản, song giới chuyên gia cho rằng vụ phóng sáng nay 29/8 có thể coi là vụ phóng thử nguy hiểm nhất từ trước tới nay của Bình Nhưỡng.
>> Vì sao Mỹ, Nhật không bắn hạ hỏa tiễn Triều Tiên?
>> Hỏa tiễn Triều Tiên phóng qua Nhật Bản có thể bắn tới Guam?
>> Triều Tiên phóng hỏa tiễn bay qua Nhật Bản
Tên lửa Triều Tiên bay qua đảo Hokkaido của Nhật Bản. (Ảnh: The Sun)
“Nguy hiểm nhất từ trước tới nay”
Sáng sớm nay, Triều Tiên đã phóng đi một tên lửa từ khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng. Tên lửa bay về hướng đông, bay xa khoảng 2.700km và bay cao 550km, qua không phận Nhật Bản trước khi rơi xuống bắc Thái Bình Dương.
Nhật Bản coi động thái này của Triều Tiên là “khiêu khích” và là “mối đe dọa chưa từng có”.
Đây không phải là lần đầu tiên tên lửa Triều Tiên bay qua không phận Nhật Bản. Năm 1998 và 2009, tên lửa Triều Tiên cũng từng bay ngang qua Nhật Bản, nhưng đó chỉ là các tên lửa mang vệ tinh vào quỹ đạo.
“Tên lửa Triều Tiên từng bay qua Nhật Bản vào các năm 1998 và 2009, nhưng đó không phải một vụ phóng thử tên lửa thực sự”, Jeffrey Lewis, người đứng đầu chương trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện nghiên cứu chiến lược Middlebury, cho biết.
“Đây là một vụ phóng tên lửa nguy hiểm hơn nhiều”, Abraham Denmark, giám đốc chương trình châu Á tại Viện nghiên cứu Wilson nhận định.
Giới quan sát cho rằng, lần phóng thử sáng nay có vẻ như Triều Tiên lần đầu đưa tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bay qua không phận Nhật Bản. Với đánh giá đó, họ cho rằng, đây là hành động “khiêu khích nhất” từ trước đến nay của Triều Tiên.
Christopher R Hill, cựu đại sứ Mỹ tại Đông Á, trên tài khoản Twitter cũng gọi đây là “vụ thử tên lửa nghiêm trọng nhất từ trước đến nay” của Bình Nhưỡng.
“Vụ phóng tên lửa sáng 29/8 có lẽ là vụ phóng tên lửa đạn đạo khiêu khích nhất của Triều Tiên trong gần 3 thập niên qua”, chuyên gia Ankit Panda của tạp chí Diplomat nhận định.
Thông điệp gì từ Bình Nhưỡng?
(Ảnh: EPA)
Chuyên gia cho rằng, vụ thử tên lửa hôm nay của Triều Tiên đã phát đi một thông điệp rất rõ ràng.
“Họ muốn nói rằng họ sẽ tiếp tục các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân bất chấp sức ép của quốc tế”, Doug Paal tại Viện nghiên cứu Hòa binh thế giới Carnegie, nói.
Tal Inbar, giám đốc trung tâm nghiên cứu vũ trụ tại Viện nghiên cứu Fisher, nhận định: "Việc Triều Tiên phóng tên lửa qua Nhật Bản giống như một điểm tựa. Nếu các bên không có phản ứng thực sự, Triều Tiên có thể sẽ tiến hành thêm những vụ phóng tên lửa với đường bay tương tự”.
Chuyên gia về Triều Tiên Kim Yong-hyun tại Đại học Dongguk ở Seoul thì cho rằng, Triều Tiên có thể phải “nhấc lên, đặt xuống” kế hoạch bắn tên lửa qua Nhật Bản hay bắn về phía đảo Guam của Mỹ. “Cuối cùng, họ đã chọn bắn qua Nhật Bản để nói rằng họ hoàn toàn có khả năng bắn tên lửa tới Guam, nếu chọn bắn về phía Guam, Mỹ chắc chắn sẽ không thể làm ngơ”, ông Kim nhận định.
“Sự việc chưa đi quá xa khi Triều Tiên chọn không phóng tên lửa về phía Guam hay khu vực nào của Mỹ, nhưng đó vẫn là một hướng lựa chọn tồi tệ”, chuyên gia Doug Paal nói.
Ở khía cạnh khác, một số chuyên gia cũng cho, vụ thử tên lửa của Triều Tiên có thể là dấu hiệu cho thấy các biện pháp ngoại giao và việc dựa vào Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên dường như không hiệu quả.
Hiện Nhà Trắng chưa bình luận về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, báo Korea Times dẫn lời một quan chức chính phủ Mỹ nói rằng, Mỹ đang cân nhắc triển khai các khí tài chiến lược đến Hàn Quốc sau vụ phóng này.
Minh Phương
Theo BBC, Time