Đoạn Đường Chiến Binh
Chuyện lạ : Vùng đất kỳ lạ: 900 năm qua không ai mắc bệnh ung thư .- Lão Phan.
Số 131 - Chuyện lạ :
Vùng đất kỳ lạ: 900 năm qua không ai mắc bệnh ung thư .
-------
Có lẽ, mọi người trên thế giới sẽ không ai biết đến khổ đau hay vất vả nếu chúng ta biết đủ, biết sống hài hòa với thiên nhiên. Giống như vùng đất kỳ lạ dưới đây, nơi tuổi thọ trung bình là 120, phụ nữ 60 tuổi vẫn có thể sinh con và 900 năm qua không ai mắc bệnh ung thư .
Nghe có vẻ mơ hồ và khó tin. Nhưng, có một vùng đất tại phía Nam châu Á mà cư dân tại đây đã lấy sự an nhiên làm lẽ sống từ bao lâu nay, để rồi mỗi khi được nhắc đến thì đó luôn là nơi được kể đến với những cụm từ đầy ngưỡng mộ như: vùng đất bất tử, vùng đất hạnh phúc, thung lũng của những nụ cười… Đa số cư dân ở đây đều sống trung bình lên đến 120 tuổi, thậm chí là phụ nữ từ 60 – 90 tuổi còn đủ sức khỏe để có thể sinh con, gần 10 thế kỷ qua không có một người nào mắc căn bệnh ung thư.
Bộ tộc hạnh phúc sống chan hòa với thiên nhiên
Bộ tộc Burusho hay còn được gọi là Hunza (lấy tên từ chính nơi họ sống) là một bộ tộc định cư lâu đời và tách biệt với bên ngoài tại một trong những thung lũng xinh đẹp quyến rũ nhất trên thế giới – Hunza. Thung lũng này nằm ở vùng Gilgit-Baltistan, phía bắc Pakistan. Dân cư của bộ tộc này hiện nay có khoảng 30.000 người, sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưng tất cả những nghề này đều gắn liền với thiên nhiên như trồng trọt, chăn nuôi, hái thuốc… mà không có bóng dáng của bất kỳ một ngành công nghiệp hiện đại nào.
Nói về lịch sử hình thành, bộ tộc Burusho được xem là hậu duệ của Alexander Đại Đế bởi theo truyền thuyết được lưu lại qua nhiều thế hệ, thì người Burusho luôn tin rằng họ đến từ Baltir – một ngôi làng được lập nên bởi những người lính bị thương trong đội quân của Alexander Đại Đế phải ở lại thung lũng trị thương vì không thể nào theo kịp quân đoàn. Từ đó, những binh lính bị bỏ lại này bắt đầu sinh sống và hình thành nên bộ tộc Burusho với cuộc sống giản đơn, không tiện nghi và tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Người Burusho không hề cảm thấy mình thiệt thòi hay cực khổ khi cuộc sống của họ hoàn toàn không có sự hiện diện của trang thiết bị hiện đại phục vụ trong công việc. Trái lại họ luôn biết cách hài lòng với cuộc sống và không biết đến than thở. Vì lẽ đó cụm từ “stress”, “căng thẳng” hay “lo âu” dường như không tồn tại nơi đây. Họ sống hiền lành chan hòa với thiên nhiên, giữ cho mình nụ cười thân thiện vào mọi lúc, mọi ngày.
Nơi tồn tại những điều khó tin nhất: Tuổi thọ trung bình 120 tuổi, phụ nữ sau 60 vẫn có thể sinh con, 900 năm qua không có người bị ung thư
Từ sáng đến tối, người Burusho làm việc rất chăm chỉ, việc ai nấy làm, tối xuống thay vì chọn nghỉ ngơi cùng với gia đình họ lại chọn cách quây quần ca hát ăn uống và nhảy múa cộng đồng, họ cũng rất tôn trọng không gian sống chung cùng nhau, việc di chuyển họ chọn đi bộ thay vì đi xe sẽ gây tiếng ồn và ô nhiễm không khí. Trung bình mỗi ngày, một người Burusho có thể đi bộ từ 15-20km. Ngoài ra, người Burusho rất chăm chỉ ngồi thiền, mỗi người ở bộ tộc này là chuyên gia thực thụ về Yoga.
Và cũng chính vì lối sống hiền hòa an nhiên như thế, họ đã làm được khá nhiều điều đáng khâm phục. Chẳng hạn như suốt 100 năm qua không hề có tội phạm tuổi vị thành niên, và tỷ lệ tội phạm vô cùng thấp, nếu có cũng không phải là một tội ác quá nghiêm trọng. Tại đây, cụm từ “ly hôn” dường như cũng không tồn tại vì họ có xu hướng sống chung thủy trọn đời với người bạn đời. Đáng nói, nếu như tuổi thọ trung bình của người Pakistan là 60-70 tuổi thì người Burusho có tuổi thọ trung bình lên tới 120, và phụ nữ vẫn có thể có con sau tuổi 60, bệnh ung thư cũng chẳng dám “bén mảng” đến nơi này trong suốt hơn 900 năm qua.
Bí quyết sống lâu và khỏe mạnh là sự hòa hợp với thiên nhiên, trân quý những sản vật thiên nhiên ban tặng
Bí quyết khỏe mạnh, hạnh phúc của người Burusho còn ở những sản vật được thiên nhiên ưu ái ban tặng, đã tạo nên cho họ một nguồn thực phẩm sạch hoàn toàn, như trái cây (đặc biệt là quả mơ ở đây rất nổi tiếng), rau củ, các loại hạt… Nguồn nước chính của người Burusho cũng lấy trực tiếp từ các ngọn núi tuyết. Ngoài ra bộ tộc này cũng chọn chế độ ăn thực vật hơn là tiêu thụ các loại thịt động vật.
Quả thật, bằng lối sống không xô bồ, lại thanh thản, bình an, gắn bó chan hòa với thiên nhiên như thế thì không có gì quá khó hiểu khi mọi người trên thế giới đều công nhận đây là bộ tộc khỏe mạnh và hạnh phúc nhất trên thế giới
Với người Burusho, 100 tuổi chưa phải là nhiều, thậm chí họ còn rất khoẻ mạnh và minh mẫn khi về già. Thay vì sống để ăn, họ ăn để sống với 2 bữa/ngày. Bữa sáng phong phú và bữa tối nhẹ nhàng lúc hoàng hôn. Họ chỉ ăn các thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc, sữa và phô mai, không sử dụng hoá chất hay chất phụ gia trong chế biến.
Quả mơ chính là chìa khoá cho sức khoẻ của người Burusho, cũng là lý do tại sao mảnh đất này chưa bao giờ biết đến bệnh ung thư. Trong quả mơ của thung lũng Hunza có chứa lượng lớn Amygdalin, một chất ngăn ngừa ung thư tốt nhất. Người Burusho có thói quen uống nước ép quả mơ khô trong 2-4 tháng. Đây là một truyền thống lâu đời được truyền lại cho tới tận ngày nay.
Các nhà khoa học cho rằng chính điều này đã góp phần vào cuộc sống không bệnh tật và sức khoẻ dẻo dai của họ. Người dân tại đây chỉ uống và tắm nước từ sông băng tinh khiết, lấy trực tiếp từ các ngọn núi. Họ còn sử dụng trà thảo dược nấu từ nước sông băng Tumuru, được cho là bí quyết cho làn da khoẻ mạnh.
Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, tuyệt đẹp
Vào mùa xuân, thung lũng Hunzas được bao phủ trong sắc hồng của hoa mơ, còn mùa đông là thời điểm tuyệt vời cho những người thích leo núi hay trượt tuyết.
Lão Phan sưu tầm (HNPD)
Chàng trai cụt tay vẽ chân dung nghệ sĩ bằng chân đẹp như ảnh
26 – 10 - 2019
Bị tai nạn mất 2 tay, anh Nguyễn Văn Tây đã tập vẽ bằng chân trong 2 năm để cho ra những tranh chân dung có hồn. Trao đổi với VietNamNet, anh Tây vẫn nhớ rõ tai nạn xảy ra vào ngày 16/8/2017. Khi anh cùng bạn bè đang làm một công trình nhà ở tại một vùng quê xa ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh thì chẳng may bị lưới điện 3 pha phóng trúng. Tai nạn bất ngờ khiến anh Tây bỏng nặng toàn thân, đặc biệt là đôi tay nên phải cắt bỏ.
Khi nhập viện, anh Tây biết mình không còn đôi tay thì cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, sợ hãi. Là lao động chính trong gia đình, anh hoang mang nghĩ về cuộc sống sau này khi không còn khả năng lao động, hoặc gần hơn là sinh hoạt hằng ngày sẽ ra sao.
Anh nguyễn Văn Tây vẽ tranh bằng chân.
Nhờ sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân, anh mới dần lấy lại được tinh thần và sống lạc quan hơn.
Khi được phóng viên gọi bằng họa sĩ, anh Tây khiêm tốn nói: "Tôi chưa dám nhận mình là họa sĩ vì tôi còn yếu kém lắm. Tôi thích vẽ từ nhỏ nhưng vì gia đình còn khó khăn nên chỉ muốn tìm một công việc ổn định phụ giúp gia đình chứ không dám ước mơ theo nghề họa sĩ".
Hồi phục sau tai nạn, anh Tây bắt đầu tập vẽ bằng chân. "Mọi thứ khó khăn hơn cả một đứa bé lần đầu tập viết", anh nhớ lại. Nhờ gia đình động viên cũng như được xem những tấm gương giàu nghị lực của những người khuyết tật khác, anh có thêm động lực và cảm hứng để theo đuổi bước ngoặc mới trong đời.
* Nữ hoàng sân khấu “ Thanh Nga qua nét vẽ cuả anh Tây( bên phải ).
Khoảng vài tháng sau, anh đã có thể viết và vẽ tranh bằng chân, kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Hỏi anh Tây làm sao để vẽ đôi mắt nhân vật có hồn? Anh thật thà cho hay: "Tôi chẳng có bí quyết gì cả. Có thể khi vẽ, tôi đã đặt tất cả tình yêu và lòng nhiệt huyết của mình vào tác phẩm nên mỗi bức tranh sẽ có hồn và sắc thái riêng. Hoặc tùy theo cách mỗi người cảm nhận khác nhau".
Anh nói thêm mình cũng thường bị áp lực công việc hoặc đôi khi vì khi tinh thần không tốt mà ảnh hưởng đến tác phẩm. Lúc đó, anh thường nghe nhạc, đọc vài mẩu chuyện vui... để giảm áp lực.
Trước câu hỏi anh có lo vì vẽ tranh nghệ sĩ không đẹp có thể bị khán giả chê trách? Anh nói: "Tôi không nghĩ vậy. Nếu họ biết bức tranh do ai vẽ thì chắc họ không chê trách đâu".
Hai năm qua, anh cũng có những kỷ niệm khi làm nghề vẽ tranh. Chàng trai 8X kể, anh nhớ nhất có một vị khách khó tính đặt tranh khiến anh phải vẽ đi vẽ lại đến 3 lần mới xong. Nhưng sau đó, vị khách ấy đã mua hết 3 bức. "Bài học tôi nhận được từ vị khách ấy là: một bức tranh đẹp cần có sự kiên trì, tâm huyết và mài giũa", anh tâm sự.
Anh cũng không ngại nếu khách hàng đặt tranh vì thương hoàn cảnh cá nhân của mình. Tuy nhiên, anh nhấn mạnh mình nhận vẽ để trao lại khách hàng một bức tranh chất lượng, chứa đựng tình yêu và lòng nhiệt huyết của mình, không phụ tấm lòng và sự giúp đỡ của khách hàng.
Xem một số tranh của anh Nguyễn Văn Tây:
Ca sĩ Phi Nhung
Danh ca Khánh Ly
Nghệ sĩ Kim Cương
Nghệ sĩ Lệ Thủy
Lão Phan sưu tầm(HNPD)
Số 31 – Coi tí cho vui :
Coi đừng cười nghe ! – 16 ảnh
Dùng kiếm cạo râu mới…ngon chớ !
Quái vật rơm ở nhật Bản !
Tình yêu trên đống rác !
- Lão Phan sưu tầm - (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Chuyện lạ : Vùng đất kỳ lạ: 900 năm qua không ai mắc bệnh ung thư .- Lão Phan.
Số 131 - Chuyện lạ :
Vùng đất kỳ lạ: 900 năm qua không ai mắc bệnh ung thư .
-------
Có lẽ, mọi người trên thế giới sẽ không ai biết đến khổ đau hay vất vả nếu chúng ta biết đủ, biết sống hài hòa với thiên nhiên. Giống như vùng đất kỳ lạ dưới đây, nơi tuổi thọ trung bình là 120, phụ nữ 60 tuổi vẫn có thể sinh con và 900 năm qua không ai mắc bệnh ung thư .
Nghe có vẻ mơ hồ và khó tin. Nhưng, có một vùng đất tại phía Nam châu Á mà cư dân tại đây đã lấy sự an nhiên làm lẽ sống từ bao lâu nay, để rồi mỗi khi được nhắc đến thì đó luôn là nơi được kể đến với những cụm từ đầy ngưỡng mộ như: vùng đất bất tử, vùng đất hạnh phúc, thung lũng của những nụ cười… Đa số cư dân ở đây đều sống trung bình lên đến 120 tuổi, thậm chí là phụ nữ từ 60 – 90 tuổi còn đủ sức khỏe để có thể sinh con, gần 10 thế kỷ qua không có một người nào mắc căn bệnh ung thư.
Bộ tộc hạnh phúc sống chan hòa với thiên nhiên
Bộ tộc Burusho hay còn được gọi là Hunza (lấy tên từ chính nơi họ sống) là một bộ tộc định cư lâu đời và tách biệt với bên ngoài tại một trong những thung lũng xinh đẹp quyến rũ nhất trên thế giới – Hunza. Thung lũng này nằm ở vùng Gilgit-Baltistan, phía bắc Pakistan. Dân cư của bộ tộc này hiện nay có khoảng 30.000 người, sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưng tất cả những nghề này đều gắn liền với thiên nhiên như trồng trọt, chăn nuôi, hái thuốc… mà không có bóng dáng của bất kỳ một ngành công nghiệp hiện đại nào.
Nói về lịch sử hình thành, bộ tộc Burusho được xem là hậu duệ của Alexander Đại Đế bởi theo truyền thuyết được lưu lại qua nhiều thế hệ, thì người Burusho luôn tin rằng họ đến từ Baltir – một ngôi làng được lập nên bởi những người lính bị thương trong đội quân của Alexander Đại Đế phải ở lại thung lũng trị thương vì không thể nào theo kịp quân đoàn. Từ đó, những binh lính bị bỏ lại này bắt đầu sinh sống và hình thành nên bộ tộc Burusho với cuộc sống giản đơn, không tiện nghi và tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Người Burusho không hề cảm thấy mình thiệt thòi hay cực khổ khi cuộc sống của họ hoàn toàn không có sự hiện diện của trang thiết bị hiện đại phục vụ trong công việc. Trái lại họ luôn biết cách hài lòng với cuộc sống và không biết đến than thở. Vì lẽ đó cụm từ “stress”, “căng thẳng” hay “lo âu” dường như không tồn tại nơi đây. Họ sống hiền lành chan hòa với thiên nhiên, giữ cho mình nụ cười thân thiện vào mọi lúc, mọi ngày.
Nơi tồn tại những điều khó tin nhất: Tuổi thọ trung bình 120 tuổi, phụ nữ sau 60 vẫn có thể sinh con, 900 năm qua không có người bị ung thư
Từ sáng đến tối, người Burusho làm việc rất chăm chỉ, việc ai nấy làm, tối xuống thay vì chọn nghỉ ngơi cùng với gia đình họ lại chọn cách quây quần ca hát ăn uống và nhảy múa cộng đồng, họ cũng rất tôn trọng không gian sống chung cùng nhau, việc di chuyển họ chọn đi bộ thay vì đi xe sẽ gây tiếng ồn và ô nhiễm không khí. Trung bình mỗi ngày, một người Burusho có thể đi bộ từ 15-20km. Ngoài ra, người Burusho rất chăm chỉ ngồi thiền, mỗi người ở bộ tộc này là chuyên gia thực thụ về Yoga.
Và cũng chính vì lối sống hiền hòa an nhiên như thế, họ đã làm được khá nhiều điều đáng khâm phục. Chẳng hạn như suốt 100 năm qua không hề có tội phạm tuổi vị thành niên, và tỷ lệ tội phạm vô cùng thấp, nếu có cũng không phải là một tội ác quá nghiêm trọng. Tại đây, cụm từ “ly hôn” dường như cũng không tồn tại vì họ có xu hướng sống chung thủy trọn đời với người bạn đời. Đáng nói, nếu như tuổi thọ trung bình của người Pakistan là 60-70 tuổi thì người Burusho có tuổi thọ trung bình lên tới 120, và phụ nữ vẫn có thể có con sau tuổi 60, bệnh ung thư cũng chẳng dám “bén mảng” đến nơi này trong suốt hơn 900 năm qua.
Bí quyết sống lâu và khỏe mạnh là sự hòa hợp với thiên nhiên, trân quý những sản vật thiên nhiên ban tặng
Bí quyết khỏe mạnh, hạnh phúc của người Burusho còn ở những sản vật được thiên nhiên ưu ái ban tặng, đã tạo nên cho họ một nguồn thực phẩm sạch hoàn toàn, như trái cây (đặc biệt là quả mơ ở đây rất nổi tiếng), rau củ, các loại hạt… Nguồn nước chính của người Burusho cũng lấy trực tiếp từ các ngọn núi tuyết. Ngoài ra bộ tộc này cũng chọn chế độ ăn thực vật hơn là tiêu thụ các loại thịt động vật.
Quả thật, bằng lối sống không xô bồ, lại thanh thản, bình an, gắn bó chan hòa với thiên nhiên như thế thì không có gì quá khó hiểu khi mọi người trên thế giới đều công nhận đây là bộ tộc khỏe mạnh và hạnh phúc nhất trên thế giới
Với người Burusho, 100 tuổi chưa phải là nhiều, thậm chí họ còn rất khoẻ mạnh và minh mẫn khi về già. Thay vì sống để ăn, họ ăn để sống với 2 bữa/ngày. Bữa sáng phong phú và bữa tối nhẹ nhàng lúc hoàng hôn. Họ chỉ ăn các thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc, sữa và phô mai, không sử dụng hoá chất hay chất phụ gia trong chế biến.
Quả mơ chính là chìa khoá cho sức khoẻ của người Burusho, cũng là lý do tại sao mảnh đất này chưa bao giờ biết đến bệnh ung thư. Trong quả mơ của thung lũng Hunza có chứa lượng lớn Amygdalin, một chất ngăn ngừa ung thư tốt nhất. Người Burusho có thói quen uống nước ép quả mơ khô trong 2-4 tháng. Đây là một truyền thống lâu đời được truyền lại cho tới tận ngày nay.
Các nhà khoa học cho rằng chính điều này đã góp phần vào cuộc sống không bệnh tật và sức khoẻ dẻo dai của họ. Người dân tại đây chỉ uống và tắm nước từ sông băng tinh khiết, lấy trực tiếp từ các ngọn núi. Họ còn sử dụng trà thảo dược nấu từ nước sông băng Tumuru, được cho là bí quyết cho làn da khoẻ mạnh.
Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, tuyệt đẹp
Vào mùa xuân, thung lũng Hunzas được bao phủ trong sắc hồng của hoa mơ, còn mùa đông là thời điểm tuyệt vời cho những người thích leo núi hay trượt tuyết.
Lão Phan sưu tầm (HNPD)
Chàng trai cụt tay vẽ chân dung nghệ sĩ bằng chân đẹp như ảnh
26 – 10 - 2019
Bị tai nạn mất 2 tay, anh Nguyễn Văn Tây đã tập vẽ bằng chân trong 2 năm để cho ra những tranh chân dung có hồn. Trao đổi với VietNamNet, anh Tây vẫn nhớ rõ tai nạn xảy ra vào ngày 16/8/2017. Khi anh cùng bạn bè đang làm một công trình nhà ở tại một vùng quê xa ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh thì chẳng may bị lưới điện 3 pha phóng trúng. Tai nạn bất ngờ khiến anh Tây bỏng nặng toàn thân, đặc biệt là đôi tay nên phải cắt bỏ.
Khi nhập viện, anh Tây biết mình không còn đôi tay thì cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, sợ hãi. Là lao động chính trong gia đình, anh hoang mang nghĩ về cuộc sống sau này khi không còn khả năng lao động, hoặc gần hơn là sinh hoạt hằng ngày sẽ ra sao.
Anh nguyễn Văn Tây vẽ tranh bằng chân.
Nhờ sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân, anh mới dần lấy lại được tinh thần và sống lạc quan hơn.
Khi được phóng viên gọi bằng họa sĩ, anh Tây khiêm tốn nói: "Tôi chưa dám nhận mình là họa sĩ vì tôi còn yếu kém lắm. Tôi thích vẽ từ nhỏ nhưng vì gia đình còn khó khăn nên chỉ muốn tìm một công việc ổn định phụ giúp gia đình chứ không dám ước mơ theo nghề họa sĩ".
Hồi phục sau tai nạn, anh Tây bắt đầu tập vẽ bằng chân. "Mọi thứ khó khăn hơn cả một đứa bé lần đầu tập viết", anh nhớ lại. Nhờ gia đình động viên cũng như được xem những tấm gương giàu nghị lực của những người khuyết tật khác, anh có thêm động lực và cảm hứng để theo đuổi bước ngoặc mới trong đời.
* Nữ hoàng sân khấu “ Thanh Nga qua nét vẽ cuả anh Tây( bên phải ).
Khoảng vài tháng sau, anh đã có thể viết và vẽ tranh bằng chân, kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Hỏi anh Tây làm sao để vẽ đôi mắt nhân vật có hồn? Anh thật thà cho hay: "Tôi chẳng có bí quyết gì cả. Có thể khi vẽ, tôi đã đặt tất cả tình yêu và lòng nhiệt huyết của mình vào tác phẩm nên mỗi bức tranh sẽ có hồn và sắc thái riêng. Hoặc tùy theo cách mỗi người cảm nhận khác nhau".
Anh nói thêm mình cũng thường bị áp lực công việc hoặc đôi khi vì khi tinh thần không tốt mà ảnh hưởng đến tác phẩm. Lúc đó, anh thường nghe nhạc, đọc vài mẩu chuyện vui... để giảm áp lực.
Trước câu hỏi anh có lo vì vẽ tranh nghệ sĩ không đẹp có thể bị khán giả chê trách? Anh nói: "Tôi không nghĩ vậy. Nếu họ biết bức tranh do ai vẽ thì chắc họ không chê trách đâu".
Hai năm qua, anh cũng có những kỷ niệm khi làm nghề vẽ tranh. Chàng trai 8X kể, anh nhớ nhất có một vị khách khó tính đặt tranh khiến anh phải vẽ đi vẽ lại đến 3 lần mới xong. Nhưng sau đó, vị khách ấy đã mua hết 3 bức. "Bài học tôi nhận được từ vị khách ấy là: một bức tranh đẹp cần có sự kiên trì, tâm huyết và mài giũa", anh tâm sự.
Anh cũng không ngại nếu khách hàng đặt tranh vì thương hoàn cảnh cá nhân của mình. Tuy nhiên, anh nhấn mạnh mình nhận vẽ để trao lại khách hàng một bức tranh chất lượng, chứa đựng tình yêu và lòng nhiệt huyết của mình, không phụ tấm lòng và sự giúp đỡ của khách hàng.
Xem một số tranh của anh Nguyễn Văn Tây:
Ca sĩ Phi Nhung
Danh ca Khánh Ly
Nghệ sĩ Kim Cương
Nghệ sĩ Lệ Thủy
Lão Phan sưu tầm(HNPD)
Số 31 – Coi tí cho vui :
Coi đừng cười nghe ! – 16 ảnh
Dùng kiếm cạo râu mới…ngon chớ !
Quái vật rơm ở nhật Bản !
Tình yêu trên đống rác !
- Lão Phan sưu tầm - (HNPD)