Kinh Đời

Chuyện lan man với một người Mongolia

Trong mấy ngày ở Ulaanbaatar, tôi gặp anh Ganbaatar (anh hùng thép – tên của thời hoa đỏ), một đối tác đã đứng tuổi. Sau những công việc liên quan đến chuyên môn IT, c

Quảng trường Sükhbaatar. Ảnh: HM

Quảng trường Sükhbaatar. Ảnh: HM

Trong mấy ngày ở Ulaanbaatar, tôi gặp anh Ganbaatar (anh hùng thép – tên của thời hoa đỏ), một đối tác đã đứng tuổi. Sau những công việc liên quan đến chuyên môn IT, cả hai cùng cởi mở và muốn trao đổi chuyện ngoài đời, có lẽ do tôi bập bẹ tiếng Nga, thích bàn về văn hóa Liên Xô. Chiều đó chúng tôi hẹn nhau đi quán Silk Road, cách khách sạn Blue Sky khoảng 5 phút đi bộ.

Ganbaatar nói tiếng Nga như gió, thạo cả tiếng Anh, bập bẹ tiếng Trung. Theo anh, một đất nước nhỏ như Mongolia (Mông Cổ) muốn hội nhập, trí thức phải biết nhiều ngoại ngữ. Liên Xô vừa bỏ đi, anh thức thời học tiếng Anh, bây giờ kiếm ăn cũng khá.

Thời Thành Cát Tư Hãn phải biết ngoại ngữ để chinh phục các nước khác. Đế chế sụp đổ, phải học tiếng Trung để phục vụ triều đình Trung Quốc. Liên Xô nổi lên phải học tiếng Nga. Nga hết thời nay quay sang tiếng Anh, kể cả tiếng Trung.

Ganbaatar kể, thời học tiếng Nga gần như bắt buộc trong trường, chẳng còn một lựa chọn nào khác. Từ cái xe trolleybus, xe hơi Moscovich, Lada, xây lăng, kiến trúc thành phố, đến cách gọi tên Ulan Bator, có cả tờ Isvestia Ulaanbaatar, cái gì cũng theo Liên Xô.

Quốc gia này từng Nguyên Mông hóa thế giới, tưởng chừng bị Hán hóa, rồi Nga hóa, nhưng cuối cùng vẫn là Mongolia. Tuy thế, miền đất giầu có về tài nguyên, nằm giữa Nga và Trung Quốc, ai nắm được sẽ lợi thế rất nhiều trong trò chơi địa chính trị.

Gọi vài món Mông Cổ đã được Âu hóa cho hợp khẩu vị dân Tây Âu, Sau vài ly bia Alta Gobi mà phụ nữ xứ này gọi là đồ giải khát như dân ta uống coca cola, tôi mời anh ly vodka Smirnov. Anh bảo, dân xứ lạnh chỉ có vodka trong vắt độ cồn 45 mới đủ chống cái rét âm 20 đến 30oC. Đàn ông vốn chỉ quen vài chủ đề: bóng đá, chính trị, bia rượu và sex, thường phóng đại quá khả năng của mình.

Món ăn Mông Cổ đã được Âu hóa. Ảnh: HM

Món ăn Mông Cổ đã được Âu hóa. Ảnh: HM

Hôm tôi tới Mongolia, nước này có vị thủ tướng mới Chimed Saikhanbileg, sinh năm 1969, tốt nghiệp khoa luật trường đại học George Washington (Mỹ). Trước đó, ông tốt nghiệp khoa Lịch sử của Đại học Moscow, và ĐH Luật Mongolia, thạo cả tiếng Anh và tiếng Nga.

Bàn về thế hệ mới này, Ganbaatar nhận xét, lãnh đạo các nước nhỏ phải thạo ngoại ngữ, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Tôi hỏi tại sao Mongolia không đi theo Nga hay Trung Quốc và tiếp tục xây dựng CNXH, mà theo kiểu dân chủ, nghị viện phương Tây, cứ vài tháng thay đổi chính phủ, thủ tướng từ chức, mất ổn định chính trị.

Như gãi vào chỗ ngứa, anh say sưa nói về thời Liên Xô vĩ đại trên báo chí, nhưng ngoài đời thì đói khát và lầm than. Anh hỏi liệu tôi có biết trong thời kỳ Lê Nin, Stalin, và sau này, tín ngưỡng bị bóp nghẹt.  Thời của Khorloogiin Choibalsan đã đóng cửa 700 chùa (Phật giáo), giết cả chục ngàn người. Số lượng hàng trăm ngàn sư Lama (Tây tạng) năm 1924 chỉ còn 110 người vào năm 1990.

Chỉ sau cuộc cách mạng 1991, tôn giáo mới được dịp phát triển trở lại. Nay có cả Phật giáo, Thiên Chúa giáo, hoạt động song hành mà không bị cấm đoán hay làm phiền.

Ganbaatar cũng thừa nhận, chủ nghĩa CS một thời đã có hàng tỷ người theo và mấy triệu dân Mongolia cũng không phải ngoại lệ. Cho đến nay, ngay trong gia đình anh, bố mẹ vẫn nhớ về thời Liên Xô được bao cấp. Nhưng thế hệ trẻ lại hướng tới phương Tây, thích xe Nhật, tivi Hàn Quốc, iPhone, iPad, internet. Tuy vậy, hai cụ phải đồng ý, mô hình Liên Xô sụp đổ bởi không cung cấp đủ nhu cầu cơ bản cho dân sinh.

Chế độ độc tài là môi trường kìm nén phát triển, tính toán sai lầm khi phân bổ tài nguyên và tiền bạc dựa trên cảm tính của một vài lãnh đạo, mà không tính toán khoa học, nhất là kinh tế học cần những bộ óc cỡ giải Nobel, trong khi lại không có một cơ chế chính trị để kỷ luật hay đuổi việc cán bộ làm sai.

Thử tưởng tượng, Liên Xô bỏ ra 20% GDP dành cho quân sự, an ninh, công an, trong khi Mỹ chỉ dùng 4%. An ninh nội địa, bao tiền của, công sức để theo dõi hàng trăm triệu dân xem ai chống đối đảng.

Tại Rumani và Đông Đức, có tới 1/3 dân số được dùng cho mục đích an ninh nội địa, theo dõi lẫn nhau. Trại giam tốn kém không ít. Nếu tiền của, sức lực đó, dùng vào mục đích xây dựng và phát triển đất nước, thì hai vị TBT của hai quốc gia này không bị chết thảm hoặc phải lưu vong, để lại hậu quả khủng khiếp cho đất nước, sau này không ngóc đầu lên.

Liên Xô đưa ra mô hình kinh tế sai lầm cho các nước Đông Âu và Mongolia ăn theo, và chính họ phải cáng đáng các quốc gia ấy cùng những  sai lầm, thay vì để các quốc gia tự lập, tự cường. Với số tiền của khổng lồ, trí tuệ giá trị nhất của đất nước, lại đưa vào mục đích chiến tranh, tìm cách kìm hãm đồng minh, và nhất là bắt dân đi theo đường đã vạch sẵn. Nếu dùng nguồn lực ấy cho giáo dục, y tế, dân sinh, thay vì tìm cách kiểm soát cả ý nghĩ của dân, thì kết cục của Liên Xô có lẽ đã khác.

Dấu vết của Liên Xô còn lại. Ảnh: HM

Dấu vết của Liên Xô còn lại. Ảnh: HM

Liên Xô sụp đổ kéo theo Mongolia bên bờ vực thẳm. Nhớ lại hồi đó, Ganbaatar cũng ra đường biểu tình đòi tự do. Rồi anh chỉ cho tôi quảng trường Sükhbaatar từng có lăng là bản sao của lăng Lê Nin nay không còn nữa. Thay vào đó là nhà tưởng niệm Thành Cát Tư Hãn, một giá trị không thể thay thế trong lịch sử Mongolia.

Người cộng sản lên nắm quyền tìm cách xóa hết những gì có từ trước. Mongolia không thể ngóc đầu bởi văn hóa nền của quốc gia bị san lấp cho mục đích chính trị.

Sau 25 năm thành quốc gia dân chủ, nhưng Mongolia vẫn chưa đứng vững. Họ đang thiếu lãnh đạo có tâm, có tầm một cách trầm trọng. Bởi một thời gian dài, trí thức không được nghĩ khác những gì cấp trên cho phép. Không gian cho sáng tạo không còn nữa, trí tuệ độc lập càng không có giá trị. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bởi không còn ai dám nói đến cái sai của hệ thống, còn lại là lớp nịnh hót cấp trên hoặc an phận thủ thường. Hệ lụy ấy kéo theo vài thập kỷ chưa có cơ hội sửa được, vì tư duy đã ăn thành lối mòn cũ kỹ.

Chế ngự thông tin là cách hay dùng thời đó. Đôi lúc người dân biết rõ làm sai nhưng không có cách nào để chỉ ra. Cấp dưới chỉ còn cách nói cho cấp trên nghe những điều họ muốn nghe hơn là sự thật. Kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp, không có cơ chế phản hồi từ dưới lên. Ở trên sai cũng không ai dám nói, không ai biết, cho tới khi thảm họa đổ xuống thì kiểm điểm…tập thể.

Trong thể chế như thế, người ta không còn động lực để làm việc, sự sáng tạo không còn, suy nghĩ độc lập hay chống đối sẽ bị tiêu diệt hoặc loại trừ ra khỏi cuộc chơi. Phát triển kinh tế dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng lòng tin không còn chỗ đứng, quốc gia suy sụp hay tụt hậu  là đương nhiên.

Hình như câu chuyện của Ganbaatar còn dài, đồng hồ chỉ 10:30 giờ đêm, nhà hàng có ý đóng cửa vì ban đêm nhiệt độ xuống tới -25oC, nhà thì xa, nhỡ xe chết máy giữa đường, chúng tôi chia tay.

Anh Ganbaatar cho tôi đi xe hơi quanh Ulaanbaatar về đêm, thành phố vẫn nhộn nhịp. Anh nói, dạo này thủ đô đang bị tắc nghẽn nghiêm trọng, dân khá giả ai cũng sắm cho mình một chiếc bốn bánh, trời lạnh thế này, rất tiện, không còn khổ như ngày xưa, chỉ có cái lada không điều hòa, mà chỉ có quan to mới được.

Bỗng Ganbaatar hỏi tôi, Việt Nam đã tiến bộ nhiều lắm, hơn Mongolia là cái chắc. Tôi bảo, một ngày nào đó anh nên đến Hà Nội. Ở đó không  lạnh như Ulaanbaatar.

Cụng ly Smirnov và 100%, chúng tôi chia tay nhau như những người quen đã lâu lắm rồi, rồi hẹn có dịp gặp nhau.

Về khách sạn, tôi vội ghi lại câu chuyện này, hình như đã gặp ở đâu đó tại những miền đất tôi đã từng đặt chân hơn 40 năm qua. Nhưng không thể tin nổi lại xảy ra ở một nơi sa mạc lạnh lẽo thường xuyên dưới âm 10-20oC như Mongolia.

HM. Tháng 11-2014, Ulaanbaatar.

Dấu tích của người Nga. Ảnh: HM

Dấu tích của người Nga. Ảnh: HM

Quán ăn trên Silk Road. Ảnh: HM

Quán ăn Mongolia trên Silk Road. Ảnh: HM

Phố phường lạnh âm  16oC. Ảnh: HM

Phố phường lạnh âm 16oC. Ảnh: HM

Trung tâm thủ đô về đêm. Ảnh: HM

Trung tâm thủ đô về đêm. Ảnh: HM

http://hieuminh.org/2014/12/16/lan-man-voi-mot-nguoi-mongolia/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện lan man với một người Mongolia

Trong mấy ngày ở Ulaanbaatar, tôi gặp anh Ganbaatar (anh hùng thép – tên của thời hoa đỏ), một đối tác đã đứng tuổi. Sau những công việc liên quan đến chuyên môn IT, c

Quảng trường Sükhbaatar. Ảnh: HM

Quảng trường Sükhbaatar. Ảnh: HM

Trong mấy ngày ở Ulaanbaatar, tôi gặp anh Ganbaatar (anh hùng thép – tên của thời hoa đỏ), một đối tác đã đứng tuổi. Sau những công việc liên quan đến chuyên môn IT, cả hai cùng cởi mở và muốn trao đổi chuyện ngoài đời, có lẽ do tôi bập bẹ tiếng Nga, thích bàn về văn hóa Liên Xô. Chiều đó chúng tôi hẹn nhau đi quán Silk Road, cách khách sạn Blue Sky khoảng 5 phút đi bộ.

Ganbaatar nói tiếng Nga như gió, thạo cả tiếng Anh, bập bẹ tiếng Trung. Theo anh, một đất nước nhỏ như Mongolia (Mông Cổ) muốn hội nhập, trí thức phải biết nhiều ngoại ngữ. Liên Xô vừa bỏ đi, anh thức thời học tiếng Anh, bây giờ kiếm ăn cũng khá.

Thời Thành Cát Tư Hãn phải biết ngoại ngữ để chinh phục các nước khác. Đế chế sụp đổ, phải học tiếng Trung để phục vụ triều đình Trung Quốc. Liên Xô nổi lên phải học tiếng Nga. Nga hết thời nay quay sang tiếng Anh, kể cả tiếng Trung.

Ganbaatar kể, thời học tiếng Nga gần như bắt buộc trong trường, chẳng còn một lựa chọn nào khác. Từ cái xe trolleybus, xe hơi Moscovich, Lada, xây lăng, kiến trúc thành phố, đến cách gọi tên Ulan Bator, có cả tờ Isvestia Ulaanbaatar, cái gì cũng theo Liên Xô.

Quốc gia này từng Nguyên Mông hóa thế giới, tưởng chừng bị Hán hóa, rồi Nga hóa, nhưng cuối cùng vẫn là Mongolia. Tuy thế, miền đất giầu có về tài nguyên, nằm giữa Nga và Trung Quốc, ai nắm được sẽ lợi thế rất nhiều trong trò chơi địa chính trị.

Gọi vài món Mông Cổ đã được Âu hóa cho hợp khẩu vị dân Tây Âu, Sau vài ly bia Alta Gobi mà phụ nữ xứ này gọi là đồ giải khát như dân ta uống coca cola, tôi mời anh ly vodka Smirnov. Anh bảo, dân xứ lạnh chỉ có vodka trong vắt độ cồn 45 mới đủ chống cái rét âm 20 đến 30oC. Đàn ông vốn chỉ quen vài chủ đề: bóng đá, chính trị, bia rượu và sex, thường phóng đại quá khả năng của mình.

Món ăn Mông Cổ đã được Âu hóa. Ảnh: HM

Món ăn Mông Cổ đã được Âu hóa. Ảnh: HM

Hôm tôi tới Mongolia, nước này có vị thủ tướng mới Chimed Saikhanbileg, sinh năm 1969, tốt nghiệp khoa luật trường đại học George Washington (Mỹ). Trước đó, ông tốt nghiệp khoa Lịch sử của Đại học Moscow, và ĐH Luật Mongolia, thạo cả tiếng Anh và tiếng Nga.

Bàn về thế hệ mới này, Ganbaatar nhận xét, lãnh đạo các nước nhỏ phải thạo ngoại ngữ, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Tôi hỏi tại sao Mongolia không đi theo Nga hay Trung Quốc và tiếp tục xây dựng CNXH, mà theo kiểu dân chủ, nghị viện phương Tây, cứ vài tháng thay đổi chính phủ, thủ tướng từ chức, mất ổn định chính trị.

Như gãi vào chỗ ngứa, anh say sưa nói về thời Liên Xô vĩ đại trên báo chí, nhưng ngoài đời thì đói khát và lầm than. Anh hỏi liệu tôi có biết trong thời kỳ Lê Nin, Stalin, và sau này, tín ngưỡng bị bóp nghẹt.  Thời của Khorloogiin Choibalsan đã đóng cửa 700 chùa (Phật giáo), giết cả chục ngàn người. Số lượng hàng trăm ngàn sư Lama (Tây tạng) năm 1924 chỉ còn 110 người vào năm 1990.

Chỉ sau cuộc cách mạng 1991, tôn giáo mới được dịp phát triển trở lại. Nay có cả Phật giáo, Thiên Chúa giáo, hoạt động song hành mà không bị cấm đoán hay làm phiền.

Ganbaatar cũng thừa nhận, chủ nghĩa CS một thời đã có hàng tỷ người theo và mấy triệu dân Mongolia cũng không phải ngoại lệ. Cho đến nay, ngay trong gia đình anh, bố mẹ vẫn nhớ về thời Liên Xô được bao cấp. Nhưng thế hệ trẻ lại hướng tới phương Tây, thích xe Nhật, tivi Hàn Quốc, iPhone, iPad, internet. Tuy vậy, hai cụ phải đồng ý, mô hình Liên Xô sụp đổ bởi không cung cấp đủ nhu cầu cơ bản cho dân sinh.

Chế độ độc tài là môi trường kìm nén phát triển, tính toán sai lầm khi phân bổ tài nguyên và tiền bạc dựa trên cảm tính của một vài lãnh đạo, mà không tính toán khoa học, nhất là kinh tế học cần những bộ óc cỡ giải Nobel, trong khi lại không có một cơ chế chính trị để kỷ luật hay đuổi việc cán bộ làm sai.

Thử tưởng tượng, Liên Xô bỏ ra 20% GDP dành cho quân sự, an ninh, công an, trong khi Mỹ chỉ dùng 4%. An ninh nội địa, bao tiền của, công sức để theo dõi hàng trăm triệu dân xem ai chống đối đảng.

Tại Rumani và Đông Đức, có tới 1/3 dân số được dùng cho mục đích an ninh nội địa, theo dõi lẫn nhau. Trại giam tốn kém không ít. Nếu tiền của, sức lực đó, dùng vào mục đích xây dựng và phát triển đất nước, thì hai vị TBT của hai quốc gia này không bị chết thảm hoặc phải lưu vong, để lại hậu quả khủng khiếp cho đất nước, sau này không ngóc đầu lên.

Liên Xô đưa ra mô hình kinh tế sai lầm cho các nước Đông Âu và Mongolia ăn theo, và chính họ phải cáng đáng các quốc gia ấy cùng những  sai lầm, thay vì để các quốc gia tự lập, tự cường. Với số tiền của khổng lồ, trí tuệ giá trị nhất của đất nước, lại đưa vào mục đích chiến tranh, tìm cách kìm hãm đồng minh, và nhất là bắt dân đi theo đường đã vạch sẵn. Nếu dùng nguồn lực ấy cho giáo dục, y tế, dân sinh, thay vì tìm cách kiểm soát cả ý nghĩ của dân, thì kết cục của Liên Xô có lẽ đã khác.

Dấu vết của Liên Xô còn lại. Ảnh: HM

Dấu vết của Liên Xô còn lại. Ảnh: HM

Liên Xô sụp đổ kéo theo Mongolia bên bờ vực thẳm. Nhớ lại hồi đó, Ganbaatar cũng ra đường biểu tình đòi tự do. Rồi anh chỉ cho tôi quảng trường Sükhbaatar từng có lăng là bản sao của lăng Lê Nin nay không còn nữa. Thay vào đó là nhà tưởng niệm Thành Cát Tư Hãn, một giá trị không thể thay thế trong lịch sử Mongolia.

Người cộng sản lên nắm quyền tìm cách xóa hết những gì có từ trước. Mongolia không thể ngóc đầu bởi văn hóa nền của quốc gia bị san lấp cho mục đích chính trị.

Sau 25 năm thành quốc gia dân chủ, nhưng Mongolia vẫn chưa đứng vững. Họ đang thiếu lãnh đạo có tâm, có tầm một cách trầm trọng. Bởi một thời gian dài, trí thức không được nghĩ khác những gì cấp trên cho phép. Không gian cho sáng tạo không còn nữa, trí tuệ độc lập càng không có giá trị. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bởi không còn ai dám nói đến cái sai của hệ thống, còn lại là lớp nịnh hót cấp trên hoặc an phận thủ thường. Hệ lụy ấy kéo theo vài thập kỷ chưa có cơ hội sửa được, vì tư duy đã ăn thành lối mòn cũ kỹ.

Chế ngự thông tin là cách hay dùng thời đó. Đôi lúc người dân biết rõ làm sai nhưng không có cách nào để chỉ ra. Cấp dưới chỉ còn cách nói cho cấp trên nghe những điều họ muốn nghe hơn là sự thật. Kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp, không có cơ chế phản hồi từ dưới lên. Ở trên sai cũng không ai dám nói, không ai biết, cho tới khi thảm họa đổ xuống thì kiểm điểm…tập thể.

Trong thể chế như thế, người ta không còn động lực để làm việc, sự sáng tạo không còn, suy nghĩ độc lập hay chống đối sẽ bị tiêu diệt hoặc loại trừ ra khỏi cuộc chơi. Phát triển kinh tế dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng lòng tin không còn chỗ đứng, quốc gia suy sụp hay tụt hậu  là đương nhiên.

Hình như câu chuyện của Ganbaatar còn dài, đồng hồ chỉ 10:30 giờ đêm, nhà hàng có ý đóng cửa vì ban đêm nhiệt độ xuống tới -25oC, nhà thì xa, nhỡ xe chết máy giữa đường, chúng tôi chia tay.

Anh Ganbaatar cho tôi đi xe hơi quanh Ulaanbaatar về đêm, thành phố vẫn nhộn nhịp. Anh nói, dạo này thủ đô đang bị tắc nghẽn nghiêm trọng, dân khá giả ai cũng sắm cho mình một chiếc bốn bánh, trời lạnh thế này, rất tiện, không còn khổ như ngày xưa, chỉ có cái lada không điều hòa, mà chỉ có quan to mới được.

Bỗng Ganbaatar hỏi tôi, Việt Nam đã tiến bộ nhiều lắm, hơn Mongolia là cái chắc. Tôi bảo, một ngày nào đó anh nên đến Hà Nội. Ở đó không  lạnh như Ulaanbaatar.

Cụng ly Smirnov và 100%, chúng tôi chia tay nhau như những người quen đã lâu lắm rồi, rồi hẹn có dịp gặp nhau.

Về khách sạn, tôi vội ghi lại câu chuyện này, hình như đã gặp ở đâu đó tại những miền đất tôi đã từng đặt chân hơn 40 năm qua. Nhưng không thể tin nổi lại xảy ra ở một nơi sa mạc lạnh lẽo thường xuyên dưới âm 10-20oC như Mongolia.

HM. Tháng 11-2014, Ulaanbaatar.

Dấu tích của người Nga. Ảnh: HM

Dấu tích của người Nga. Ảnh: HM

Quán ăn trên Silk Road. Ảnh: HM

Quán ăn Mongolia trên Silk Road. Ảnh: HM

Phố phường lạnh âm  16oC. Ảnh: HM

Phố phường lạnh âm 16oC. Ảnh: HM

Trung tâm thủ đô về đêm. Ảnh: HM

Trung tâm thủ đô về đêm. Ảnh: HM

http://hieuminh.org/2014/12/16/lan-man-voi-mot-nguoi-mongolia/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm