Di Sản Hồ Chí Minh

Chuyện ngày này năm xưa

Cách đây 39 năm, tôi không nghĩ một ngày nào đó được ngồi giữa nước Mỹ viết về chuyện hôm qua. Những ngày cuối tháng tư mọi người trên mạng sôi nổi nhớ lại chuyện cũ gần 40 năm rồi.
Bên hồ. Ảnh: HM

Bên hồ. Ảnh: HM

Hiệu Minh blog nhận được bài viết của chị Thúy, một độc giả có nick TM của blog. Đây cũng là bài cuối về chủ để 30-4. Cảm ơn chị Thúy, anh Cảnh, bạn Vĩnh, bạn Ngà Voi, và bạn đọc đã tham gia giúp cho blog ngày càng phong phú.

Cách đây 39 năm, tôi không nghĩ một ngày nào đó được ngồi giữa nước Mỹ viết về chuyện hôm qua. Những ngày cuối tháng tư mọi người trên mạng sôi nổi nhớ lại chuyện cũ gần 40 năm rồi. Thôi thì ghi lại một quãng đời và để lại cho thế hệ sau. Biết đâu sau khi trải lòng cho chính mình, thì ta có thể xếp lại hành trang quá khứ, để mà bước tiếp.

Tôi có mặt trong đoàn người tràn ra đường đón quân rầm rộ tiến vào Sài Gòn trưa ngày 30 tháng 4 1975. Về mặt hình thức, đó là đoàn quân Mặt trận Giải phóng Miền Nam, mang cờ nửa xanh nước biển, nửa đỏ với sao vàng ở giữa. Lá cờ này đã biến mất tự bao giờ, và không biết thế hệ 8X, 9X, cùng thế hệ đệ tam thiên niên kỷ (2000’s) có còn nhận biết lá cờ này nữa không. Cờ đỏ sao vàng của VNDCCH hoàn toàn vắng bóng trong ngày này.

Dường như đây là chiến thắng của chính nhân dân miền Nam vùng lên, giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc, hoàn toàn không do miền Bắc gửi quân vào. Có lẽ vì thế, người Nam hân hoan tràn ra đường.

Hòa vào dòng người đông nghịt, tôi cũng có mặt, cũng vẫy tay reo hò, nhưng lòng hoang mang, không hiểu số phận sẽ đưa mình về đâu trong những ngày tới. Gia đình tôi không theo cách mạng. Ba mẹ làm công chức cấp thấp trong chính quyền Sài Gòn, nuôi anh em tôi ăn học. Họ nội tôi xuất thân từ làng Trà Bồ, tỉnh Hưng Yên, nơi nổi tiếng có nhãn lồng mà tôi chưa hề được nếm qua. Tất cả đã di cư vào Nam năm 1954, không còn mấy ai ở lại.

Ba tôi cưới mẹ tôi người quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre, địa phương nổi tiếng với những “ông già Ba Tri”, và là xứ Đồng Khởi, nhưng gia đình ông ngoại tôi đã “chạy giặc” lên Sài gòn sinh sống trong thập niên 1940. Chạy Tây ruồng bố bắn bỏ thanh niên dưới làng quê, chạy Việt Minh đốt nhà, đốt kho lúa địa chủ và thanh toán những kẻ làm tay sai kể cả tình nghi làm cho Tây, bỏ bao bố thả trôi sông.  Những phán quyết trong chiến tranh mang mầu máu rất nhanh, không biết mỗi bên dựa vào đâu mà quyết định tha cho sống hay bắt phải chết.

Quán ăn Sài Gòn xưa. Ảnh: HM

Quán ăn Sài Gòn xưa ở Eden. Ảnh: HM

Tôi sinh ra và lớn lên tại Sài gòn, được che chở khỏi làn tên mũi đạn. Tuy nhiên, hầu như ngày nào đi học, tôi cũng đều chứng kiến một đám tang, quan tài phủ cờ vàng, di ảnh một người trẻ tuổi oai vệ trong bộ quân phục, và đi sau thường có một thiếu phụ cũng trẻ như người nằm xuống, áo sô, nắm tay dẫn một hay vài đứa bé đầu quấn khăn tang trắng, lon ton bước theo.

Ông anh trai duy nhất của tôi đang học năm cuối đại học Khoa học thì nhận lệnh tổng động viên trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Sau một năm huấn luyện, ra chiến trường, ngồi trên xe thiết giáp, lãnh một quả bazooka, bay luôn chân trái, đưa về bệnh viện cưa chân, anh giải ngũ, về học tiếp ở trường Khoa học.

Trong cái rủi, có cái may, anh thành một thương phế binh trước ngày 30-4. Nếu không, tôi không nghĩ anh có thể chịu đựng nổi những khổ nhục trong trại học tập cải tạo. Có thể anh sẽ không chết, vẫn sống sót trở về, nhưng vết thương lòng sẽ khó lành.

Nhớ đầu tháng tư 1975, tôi chia tay với người ấy khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Trước khi chia tay, anh bảo tôi ngồi yên lắng nghe anh phân tích tình hình, bảo tôi không được “cụp tai lại”.

Anh cho biết thời thế sẽ thay đổi, chính quyền VN sẽ thay đổi, nhưng anh tin những người trẻ và có học như tôi sẽ được chínhquyền mới trọng dụng để kiến tạo đất nước sau chiến tranh. Tôi và bè bạn sẽ trở nên rất hữu dụng, rất cần thiết cho đất nước, và tất cả sẽ có một tương lai sáng lạn.

Rồi anh bắt tôi hứa phải hoà nhập mà sống, không được đứng bên lề, để lịch sử trôi đi, bỏ mình lại đằng sau.

Tôi tự hỏi, anh nói những gì thế nhỉ? Chính quyền sẽ thay đổi? Có nghĩa là VNCH sẽ sụp đổ? Việt Cộng sẽ thắng? Làm gì có chuyện đó! Người Mỹ nhát như cáy thì cứ cuốn gói đi đi, vừa khi nghe di tản Buôn Mê Thuột đã vội phỏng đoán miền Nam sụp đổ.

Năm Mậu Thân 1968 Huế đã mất hàng tháng trời, nhưng rồi Huế vẫn không mất. Năm 1972 thành cổ Quảng trị mất rồi lại giành lại được. An Lộc tưởng đã thất thủ rồi lại lật ngược thế cờ.

Có thể người Mỹ có những nguồn tin tình báo cấp cao. Có thể quốc tế đã có những dàn xếp áp đặt nào đó để có một kết cục nào đó cho hiệp định Paris sau khi nó bị vi phạm. Nhưng người dân miền Nam không chấp nhận cộng sản và sẽ không bao giờ có chuyện “thay đổi chính quyền”. Quốc tế và người Mỹ muốn dự đoán thế nào thì cứ tùy thích.

Thế rồi…

Sáng ngày 30 tháng Tư, tôi nằm trong nhà khóc ngất, thế giới VNCH trong đó tôi lớn lên đã bỗng chốc không còn nữa, không còn gì nữa thật rồi. Và rồi tôi sẽ vĩnh viển không bao giờ còn gặp lại người ấy. Đế quốc Mỹ là kẻ thù số một mà. Thà rằng tử biệt còn hơn sinh ly. Thà rằng biết người ta không còn trên thế gian này nữa, sẽ ráng quên đi. Nhưng biết người ấy vẫn còn ở một góc trời nào đó mà mình suốt đời sẽ không có dịp tái ngộ thì thật đau đớn vô cùng.

Ba mẹ tôi và anh tôi nhìn tôi khóc nhưng không nói gì, cứ để tôi tuôn trào nỗi đau đớn. Tôi nghe loáng thoáng bên cạnh nhà bác hàng xóm nằm vùng léo nhéo kêu mọi người ra đường đón chào đoàn quân cách mạng. Đứa bạn thân nhất chạy đến gõ cửa, miệng cười rạng rỡ, líu lo báo tin anh năm nó đi ra khu đã về lại nhà, và anh hai đi tập kết năm xưa sẽ cùng vợ con vào Nam thăm bố mẹ nó, còn anh ba du học ở bên Pháp mấy năm nay không dám trở về vì những hoạt động thân cộng bên Pháp sẽ không bị cấm cửa nữa.

Nhưng chị tư nó thì đã dắt con theo chồng di tản, vì chồng chị thề nếu anh rơi vào tay Việt cộng nhất định anh sẽ tự vẫn.

Đài phát thanh phát những bản nhạc “Tiến về Sài gòn ta quét sạch giặc thù…”. Giọng nói sắc lạnh của một xướng ngôn viên nằm vùng dõng dạc kêu đích danh từng đồng nghiệp của mình tại đài phát thanh Sài gòn: ”anh X, chị Y, anh Z… hãy mau kíp ra trình diện Cách mạng ngay tức khắc”

Lao đao, hụt hẫng, không còn hơi sức, nhớ lời người ấy, tôi cố bước ra đường, hoà nhập đám đông. Bây giờ biết có “cách mạng” ở ngay bản xóm thì  phải cẩn thận không thể sơ suất.

Ngày tháng trôi qua…

Tôi trở lại trường, học tập chính trị, chuyên môn từ các thầy cô từ Hà nội. Thầy cô Sài gòn người đã di tản, người ở lại đi học chính trị giống như học trò của mình, để trở thành con người mới trước khi được lên bục giảng trở lại.

Có người toan tính”biến mất” nhưng không thành, được khoan hồng cho tạm nghỉ dạy một thời gian để học tập chấn chỉnh lại. Bạn bè nhiều đứa cũng đã di tản trước 30 tháng tư.

Giữa sinh viên miền Nam chúng tôi và các thầy từ Bắc vào thỉnh giảng cũng có một mối quan hệ tốt đẹp. Các thầy dễ mến và hiền lành, thường hay chịu khó nói chuyện tìm hiểu chúng tôi hơn là hành xử như “bên thắng cuộc” hay lên giọng kẻ cả dạy bảo.

Tôi còn nhớ thầy Nguyễn Tài Cẩn và bà vợ Liên xô dễ mến, thầy Nguyễn Hàm Dương, Nguyễn Đức Dân dạy ngôn ngữ học, thầy Nguyễn Đức Nam dạy văn học Anh, thầy Phùng văn Tửu dạy văn học Pháp, v.v.

Sinh viên chúng tôi cũng có dịp quen biết nhau nhiều hơn, vì trước 75 thể lệ ghi danh tự do khiến mỗi lớp có hàng ngàn sinh viên chẳng ai biết ai, chỉ đến lớp lấy bài rồi về, không có tình thân trong lớp như thời trung học.

Thiên đường Eden của người Việt. Ảnh: HM

Thiên đường Eden của người Việt. Ảnh: HM

Sau tháng Tư 1975, chúng tôi cùng nhau học tập ngày hai buổi trong một thời gian dài, thảo luận tổ, lao động xã hội chủ nghĩa, dọn dẹp nhà trường, làm báo tường thi đua các dịp lễ lớn. Dần dà có tình đồng môn với nhau hơn ngày trước. Thời gian này có những mối tình nảy nở đưa đến hôn nhân sau ngày tốt nghiệp. Hiện vẫn có những cặp vợ chồng cùng nhau đi dự những lần họp lớp cũ.

Trước khi kết thúc năm học nhà trường tổ chức cho sinh viên đi lao động, khi thì lên Thủ Đức trồng khoai mì, khi lên biên giới Tây Ninh cắm chông để phòng quân xâm lược từ Cam phu chia.

Sinh viên tay yếu chân mềm không quen lao động nặng nhọc, không quen ăn uống kham khổ, nên nhiều người khóc thầm. Tuy nhiên thanh niên trai trẻ tụ laị với nhau giữa chốn thiên nhiên bạt ngàn cũng biết cách vui hưởng trăng thanh gió mát, nhặt củi, xách nước, hát hò, tắm suối tiên, v.v.

Tuổi trẻ dễ vui, tạm gác qua một bên những thực tế khắc nghiệt để tận hưởng không gian học đường khoan dung. Nhưng rồi sự nghiệt ngã cũng không buông tha nhà trường.

Một hôm khi lớp đang được giải thích thể lệ bầu cử mới kiểu cách mạng (đảng cử dân bầu, kiểu này chưa hề thấy áp dụng trong miền Nam nên tôi thấy rất lạ lẫm), giảng viên hỏi xem có ai muốn lên phát biểu hay thắc mắc điều gì không. Có một sinh viên cùng lớp là một nhà sư phái đại thừa, hằng ngày lên lớp ông vẫn mặc áo cà sa vàng, lên đọc bốn câu lục bát mà đến giờ tôi chỉ còn nhớ có hai câu:

“Bầu cử hoàn toàn tự do// Lựa người đoàn thể chọn cho từ đầu”

Sau ngày đó ông biến mất khỏi lớp không còn thấy trở lại nữa. Thầy Phạm Hữu Lai, một nhà ngôn ngữ học lỗi lạc đồng thời là một tu sĩ Dòng Tên (Jesuit), cũng biến mất, đến giờ tôi vẫn không biết được chuyện gì xảy ra cho thầy. Một số bạn bè khác cũng lần lượt biến đi, nhưng cho một thay đổi đỡ bi đát hơn: vài tháng sau bạn bè được nhìn thấy ảnh rám nắng của các bạn ấy tại một trại tỵ nạn Nam Dương hay Mã lai.

Có người đi không thoát bị bắt vào tù trong khi vợ cũng là bạn cùng lớp với tôi ở nhà sinh con trong thiếu đói bệnh tật. Mỗi lần vắng bóng một bạn là cả lớp lại ngẩn ngơ trong cảnh tan đàn xẻ nghé, đầu óc lan man một thời gian mới hoàn hồn lại được, để rồi lại chứng kiến một bạn khác biến đi. Khi một vị thầy hay cô biến đi thì lớp lại càng tan tác như đàn gà con mất mẹ.

Đứa bạn đến gõ cửa nhà tôi ngày 30 tháng Tư được bà chị dâu từ Bắc vào khuyên hãy bỏ học đi kiếm việc làm đi vì “đầu óc sinh viên miềnNam đã hư hỏng rồi, chính quyền không sử dụng đâu, đừng trở lại trường chỉ mất thì giờ vô ích.”

Nó tìm được chân dạy cấp hai đắp đỗi qua ngày, sau này sau vài đợt đổi tiền thì thiếu đói hẳn, mặc dù là gia đình cách mạng có công. Gia đình nhờ vào những thùng quà chị tư bên Mỹ chắt chiu gửi về. Sau này thấy tôi với lý lịch thường dân, không hề có công với cách mạng, lại được nhận ở lại trường học bồi dưỡng thêm để dạy đại học, mẹ nó cứ buồn rầu trách móc bà chị dâu đã không bắt mạch được thời cuộc.

Chúng tôi ra trường năm 1977, một số nhận nhiệm sở vùng sâu vùng xa không chịu nổi bỏ lại về thành phố ra chợ trời kiếm ăn. Một số là con lính cũ nên không hề được bổ nhiệm, cũng đã tìm việc ở chợ trời. Biên chế hay không, cả nước đói vàng mắt.

Một anh bạn ra Quảng Ngãi dạy học sau về thăm trường kể chuyện các thầy cô từ vùng khác đến cùng ở nhà tập thể với nhau. Có tháng phân phối nhu yếu phẩm thế nào mà còn dư lại một gói bột ngọt 100g. Đêm ấy cả bọn ngồi lại bàn thảo suốt hai tiếng đồng hồ xem ai xứng đáng được nhận thêm gói bột ngọt ấy mà vẫn không đồng ý với nhau được.

Tôi đỗ đầu lớp, được lãnh bằng đỏ (thực ra thì nó màu nâu), nên cùng với một số sinh viên tốt nghiệp với số điểm cao khác, được giữ lại trường bồi dưỡng thêm một năm nữa rồi ra dạy lại năm thứ nhất các trường đại học. Chuyện này cũng chẳng hề có trước 1975.

Các thầy cô của bọn tôi cầm bằng tiến sĩ, thạc sĩ từ các trường danh tiếng ở Pháp, Anh, Mỹ, chẳng hạn như cô Tôn Nữ Thị Ninh, mới về nước dạy tại các ban ngoại ngữ. Sinh viên tốt nghiệp cử nhân nội địa như bọn tôi nhận thấy mình tài hèn sức mọn chẳng bằng một góc thầy cô nên rụt rè mặc cảm vô cùng.

Sách vở thì thiếu thốn, giao thiệp với nước ngoài thì bị cấm chỉ, luật bất thành văn. Một bạn cùng lớp với tôi một hôm đang lơn tơn đi trên đại lộ Đồng Khởi thì có một người nước ngoài đến nhờ chỉ đường.

Liền sau đó bạn ấy bị mời về đồn công an viết bản tự khai suốt mấy giờ đồng hồ liền. Tại sao biết vào ngày giờ ấy có người ngoại quốc đến địa điểm ấy mà đứng đó đợi bắt liên lạc? Người ngoại quốc ấy là ai, tên gì, đã trao đổi những tin tức gi, v.v.  Bản tự khai vừa nộp lên là bị xé toạc ngay không cần đọc vì thiếu thành khẩn, ngồi viết lại. Chị ấy khóc hết nước mắt hôm đó.

Một vị giáo sư dạy tiếng Nhật trong trường một hôm được mời lên để dịch một thư bằng tiếng Nhật gửi cho một người ở Sài gòn. Nhà nước muốn biết bức thư ấy nói gì. Cô ngồi vào bàn cầm thư dịch thì mới biết thư ấy là của một đồng nghiệp hay đối tác ngày xưa bên Nhật gửi cho chính cô. Cô tỉnh bơ ngồi dịch từ đầu đến cuối, trao lại cho cán bộ, rồi ung dung ra về. Cô đã biết rõ nội dung thư gửi cho cô. Tôi không biết sau này thư ấy có được bưu điện trao đến nhà cô hay đã biến mất.

Bảy năm trôi qua từ ngày tôi và người ấy ngồi lại nói chuyện lần cuối cùng về dự đoán tương lai cho miền Nam. Phải công nhận là anh ấy đã tiên đoán một số điều đúng.

Điều thứ nhất, anh đã nói đúng: chính quyền VNCH đã sụp đổ.

Điều thứ hai, anh đúng một phần: một số thanh niên miền Nam được cho cơ hội mới trong xã hội mới. Tuy nhiên, chế độ lý lịch đã chặn đường sống cho rất nhiều thành phần người miền Nam. Vô số quân dân cán chính VNCH bị đưa đi học tập cải tạo thân tàn tàn ma dại, nhưng điều đau lòng hơn cả cho họ là con cái họ không có tương lai. Bản thân họ mất chức tước, địa vị, tiền tài họ còn chịu được, nhưng mất danh dự và cơ hội tương lai cho con cái họ thì họ đau đớn vô cùng. Nhìn lịch sử nội chiến Hoa kỳ hay thống nhất Đông Đức Tây Đức mà tiếc cho Việt Nam.

Còn điều thứ ba thì hiện cả anh và tôi vẫn còn băn khoăn dù sau gần 4 thập kỷ: tương lai Việt Nam thời hậu chiến sẽ vô cùng rạng rỡ.

Phần tôi cũng đã sai trong một số tiên kiến. Tôi ngỡ sẽ chia cắt đến trọn đời, nhưng vừa khoảng tháng năm 1975, anh ấy đã dùng được dịch vụ một ngân hàng Nga tại Singapore chuyển về một số tiền. Tôi cảm động đến nghẹn lời.

Số tiền ấy đã giúp đỡ rất nhiều, nhưng quan trọng hơn nữa là tấm lòng quan tâm chăm sóc, dù không có được một lời tâm tình trao đổi với nhau, nhưng đã giúp tôi vững tin và có thêm nghị lực sống. Không nhớ đến bao giờ liên lạc thư từ mới nối kết lại, nhưng những việc làm của tôi, những thất bại hay thành công của tôi đã được chia xẻ với bên kia bờ đại dương.

Từ ấy thỉnh thoảng lại có một món tiền gửi về, cho đến khi tôi ra trường đi dạy năm 1978 thì tôi tự ái dân tộc bảo đừng gửi nữa. Dạo ấy đời sống khốn khó vô cùng, đồng lương chết đói không đủ đâu vào đâu, quà phương xa được xem như cứu tinh cho kinh tế gia đình, nhưng đã đi làm có lương mà cứ ngửa tay nhận giúp đỡ mãi như thế thì đến bao giờ mới thôi đây?

Đến năm 1982 thì tôi quyết định ra đi. Phong trào đi bán chính thức thịnh hành những năm 1977-78. Phong trào vượt biên dấy lên mạnh những năm 79-81. Đến 82-83 là đã gần hết ”mùa”.

Bên bờ Potomac. Ảnh: HM

Bên bờ Potomac. Ảnh: HM

Tại sao tôi lại muốn ra đi vào thời điểm đó? So với nhiều người khác tôi đã có số phần tốt hơn nhiều, có thể nói là thành phần ưu đãi của chế độ. Tôi cũng đã ra sức hội nhập vào cuộc sống mới theo lời khuyên ngày chia tay. Đời sống đói kém vất vả, nhưng tôi biết nếu có niềm tin vào tương lai thì cho dù đói kém người ta cũng vẫn chịu được.

Qua 7 năm thì thực tế hiện ra khá rõ ràng. Tôi không còn tin tưởng vào chế độ nữa . Một điều đập vào mắt, vào tai tôi hằng ngày là hình như mọi người ai cũng có hai bộ mặt, hai giọng nói: vào cơ quan thì phát biểu đúng bài bản, tự đáy lòng thì nghĩ khác. Sao mà hay thế, không ai bảo ai, cứ giữa những buổi họp chính thức, toàn là những phát biểu báo cáo đẹp đẽ tâng hứng lẫn nhau, mặc dù chẳng ai tin vào chúng cả.

Trong gia đình tôi trước đó cũng có một sự việc đặc biệt khiến tôi quyết định ra đi. Ông anh thương phế binh chế độ ngụy của tôi làm kỹ sư trưởng trông coi một xưởng pha chế cao su bọc ống xay lúa trong một nhà máy dụng cụ nông nghiệp. Nhà máy không được bảo trì đúng độ cần thiết theo quy trình đòi hỏi, phụ tùng thiếu thốn, nay chạy mai hư.

Cán bộ lãnh đạo không có ngân quỹ bảo trì máy móc, không cấp tiền mua phụ tùng, lại muốn máy móc làm việc theo kiểu duy ý chí như con người, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Họ nhìn vào lý lịch cựu quân nhân VNCH của anh tôi là thấy một chữ to tướng: PHÁ HOẠI!

Một hôm đến sở anh bị chặn lại không cho xuống xưởng làm việc, phải lên văn phòng ngồi viết kiểm điểm: tại sao cố tình làm máy móc hư, ai chỉ đạo từ bên ngoài, móc nối với ai để máy ngưng chạy, v.v. Bản kiểm điểm nộp lên cũng bị xé toạc không cần đọc vì thiếu thành khẩn, phải viết lại.

Về nhà anh không hề hé răng kể lại chuyện này, chỉ dặn một đàn em thân tín là buổi chiều nào tan sở mà không thấy anh ra về thì đến nhà báo cho mẹ và tôi biết anh đã bị bắt.

Một ngày nọ, cán bộ an ninh đã làm sẵn giấy bắt giam anh và gọi điện thoại cho ông thủ trưởng cơ quan, lúc đó đang đi họp với thành ủy ở Sài gòn, đề nghị bắt giam qua điện thoại, rồi sẽ trình giấy để ký sau.

Thời may gia đình chúng tôi gặp được một con người phúc đức, dân tập kết miền Nam về. Ông bảo: “Tao biết thằng này, tao bảo đảm nó không phải là dân phá hoại. Tụi bay dẹp chuyện này đi!”. Nhờ vậy anh tôi thoát nạn.

Sau khi biết sự việc đã yên rồi, anh về ngồi uống cà phê với một người bạn thân, tay cầm ly cà phê chưa đưa lên đến môi đã rung tay làm rơi xuống vỡ tan tành. Anh buồn rầu bảo phải tìm đường vượt biên chứ không sống nổi trong chế độ này nữa. Tôi khóc, bảo anh mang chân giả thì đi đâu, làm sao vượt rừng lội ruộng, lỡ bị “bể” làm sao chạy thoát. Thôi để em đi, anh ở lại lo cho hai bà nội ngoại và mẹ.

Tôi viết thư bảo với người ấy nếu có lòng giúp đỡ thì xin gửi về cho 3 cây vàng. Tôi muốn “dọn nhà mới”, thành công tôi hứa sẽ hoàn lại tất cả không thiếu một xu, còn nếu lỡ thất bại, xin báo trước là suốt đời sẽ không bao giờ trả được.

Tháng 8 năm 1982 tôi “bước chân xuống thuyền” mặc cho số phận trôi dạt. Cuộc vượt biên gian nan tưởng chừng đã bỏ thây giữa biển. Tàu xuất phát từ Bến Tre nhưng bị chết máy lênh đênh trên sóng suốt 18 ngày đêm, nương gió nồm trôi ra tận… Hồng Kông! Muốn kể lại hành trình này cũng tốn nhiều bút mực. Xin hẹn vào một dịp khác.

Phần anh tôi ở lại nhà ít lâu sau cũng tách ra khỏi nhà nước về làm ăn riêng để tránh bị thành kiến lý lịch, cũng trần thân vất vả tưởng không sống nổi, nhưng sau này thì tốt đẹp hơn nhiều. Khi Việt Nam mở cửa cho nước ngoài vào làm ăn, anh đảm nhiệm một chức vụ cao cấp cho một công ty người Anh, nhờ đó có của ăn của để và gửi hai con ra nước ngoài ăn học.

Hôm nay viết mấy dòng này, bỗng thấy cuộc đời nhìn lại như một giấc mơ hãi hùng, nhưng có lúc đẹp và mơ mộng ngay cả khi vượt qua đại dương khi biết có ai đang đợi. Người ấy và  tôi gặp lại nhau và kết hôn, sau nhiều trái ngang, trắc trở.

Với tôi, kết cục có hậu của người tha hương đã giải tỏa nỗi lòng “biết đi đâu về đâu” đúng ngày này 39 năm trước. Chỉ có điều thời gian ấy là một nửa đời người có lẻ, không ở bến bờ mà người yêu dấu từng mong tôi ở lại và gắn bó.

TM – Thúy.

PS. Vài ảnh mới chụp, đã đăng trên FB, xem cho vui mắt.

Mái nhà trong hoa tử đằng. Ảnh: HM

Mái nhà trong hoa tử đằng. Ảnh: HM

Mầu tím thủy chung hoa tử đằng. Ảnh: HM

Mầu tím thủy chung hoa tử đằng. Ảnh: HM

Đôi lứa. Ảnh: HM

Đôi lứa bên nhau. Ảnh: HM

Con đường yên tĩnh trên Georgetown Ảnh: HMCon đường y
http://hieuminh.org/2014/04/29/chuyen-ngay-nay-nam-xua/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện ngày này năm xưa

Cách đây 39 năm, tôi không nghĩ một ngày nào đó được ngồi giữa nước Mỹ viết về chuyện hôm qua. Những ngày cuối tháng tư mọi người trên mạng sôi nổi nhớ lại chuyện cũ gần 40 năm rồi.
Bên hồ. Ảnh: HM

Bên hồ. Ảnh: HM

Hiệu Minh blog nhận được bài viết của chị Thúy, một độc giả có nick TM của blog. Đây cũng là bài cuối về chủ để 30-4. Cảm ơn chị Thúy, anh Cảnh, bạn Vĩnh, bạn Ngà Voi, và bạn đọc đã tham gia giúp cho blog ngày càng phong phú.

Cách đây 39 năm, tôi không nghĩ một ngày nào đó được ngồi giữa nước Mỹ viết về chuyện hôm qua. Những ngày cuối tháng tư mọi người trên mạng sôi nổi nhớ lại chuyện cũ gần 40 năm rồi. Thôi thì ghi lại một quãng đời và để lại cho thế hệ sau. Biết đâu sau khi trải lòng cho chính mình, thì ta có thể xếp lại hành trang quá khứ, để mà bước tiếp.

Tôi có mặt trong đoàn người tràn ra đường đón quân rầm rộ tiến vào Sài Gòn trưa ngày 30 tháng 4 1975. Về mặt hình thức, đó là đoàn quân Mặt trận Giải phóng Miền Nam, mang cờ nửa xanh nước biển, nửa đỏ với sao vàng ở giữa. Lá cờ này đã biến mất tự bao giờ, và không biết thế hệ 8X, 9X, cùng thế hệ đệ tam thiên niên kỷ (2000’s) có còn nhận biết lá cờ này nữa không. Cờ đỏ sao vàng của VNDCCH hoàn toàn vắng bóng trong ngày này.

Dường như đây là chiến thắng của chính nhân dân miền Nam vùng lên, giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc, hoàn toàn không do miền Bắc gửi quân vào. Có lẽ vì thế, người Nam hân hoan tràn ra đường.

Hòa vào dòng người đông nghịt, tôi cũng có mặt, cũng vẫy tay reo hò, nhưng lòng hoang mang, không hiểu số phận sẽ đưa mình về đâu trong những ngày tới. Gia đình tôi không theo cách mạng. Ba mẹ làm công chức cấp thấp trong chính quyền Sài Gòn, nuôi anh em tôi ăn học. Họ nội tôi xuất thân từ làng Trà Bồ, tỉnh Hưng Yên, nơi nổi tiếng có nhãn lồng mà tôi chưa hề được nếm qua. Tất cả đã di cư vào Nam năm 1954, không còn mấy ai ở lại.

Ba tôi cưới mẹ tôi người quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre, địa phương nổi tiếng với những “ông già Ba Tri”, và là xứ Đồng Khởi, nhưng gia đình ông ngoại tôi đã “chạy giặc” lên Sài gòn sinh sống trong thập niên 1940. Chạy Tây ruồng bố bắn bỏ thanh niên dưới làng quê, chạy Việt Minh đốt nhà, đốt kho lúa địa chủ và thanh toán những kẻ làm tay sai kể cả tình nghi làm cho Tây, bỏ bao bố thả trôi sông.  Những phán quyết trong chiến tranh mang mầu máu rất nhanh, không biết mỗi bên dựa vào đâu mà quyết định tha cho sống hay bắt phải chết.

Quán ăn Sài Gòn xưa. Ảnh: HM

Quán ăn Sài Gòn xưa ở Eden. Ảnh: HM

Tôi sinh ra và lớn lên tại Sài gòn, được che chở khỏi làn tên mũi đạn. Tuy nhiên, hầu như ngày nào đi học, tôi cũng đều chứng kiến một đám tang, quan tài phủ cờ vàng, di ảnh một người trẻ tuổi oai vệ trong bộ quân phục, và đi sau thường có một thiếu phụ cũng trẻ như người nằm xuống, áo sô, nắm tay dẫn một hay vài đứa bé đầu quấn khăn tang trắng, lon ton bước theo.

Ông anh trai duy nhất của tôi đang học năm cuối đại học Khoa học thì nhận lệnh tổng động viên trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Sau một năm huấn luyện, ra chiến trường, ngồi trên xe thiết giáp, lãnh một quả bazooka, bay luôn chân trái, đưa về bệnh viện cưa chân, anh giải ngũ, về học tiếp ở trường Khoa học.

Trong cái rủi, có cái may, anh thành một thương phế binh trước ngày 30-4. Nếu không, tôi không nghĩ anh có thể chịu đựng nổi những khổ nhục trong trại học tập cải tạo. Có thể anh sẽ không chết, vẫn sống sót trở về, nhưng vết thương lòng sẽ khó lành.

Nhớ đầu tháng tư 1975, tôi chia tay với người ấy khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Trước khi chia tay, anh bảo tôi ngồi yên lắng nghe anh phân tích tình hình, bảo tôi không được “cụp tai lại”.

Anh cho biết thời thế sẽ thay đổi, chính quyền VN sẽ thay đổi, nhưng anh tin những người trẻ và có học như tôi sẽ được chínhquyền mới trọng dụng để kiến tạo đất nước sau chiến tranh. Tôi và bè bạn sẽ trở nên rất hữu dụng, rất cần thiết cho đất nước, và tất cả sẽ có một tương lai sáng lạn.

Rồi anh bắt tôi hứa phải hoà nhập mà sống, không được đứng bên lề, để lịch sử trôi đi, bỏ mình lại đằng sau.

Tôi tự hỏi, anh nói những gì thế nhỉ? Chính quyền sẽ thay đổi? Có nghĩa là VNCH sẽ sụp đổ? Việt Cộng sẽ thắng? Làm gì có chuyện đó! Người Mỹ nhát như cáy thì cứ cuốn gói đi đi, vừa khi nghe di tản Buôn Mê Thuột đã vội phỏng đoán miền Nam sụp đổ.

Năm Mậu Thân 1968 Huế đã mất hàng tháng trời, nhưng rồi Huế vẫn không mất. Năm 1972 thành cổ Quảng trị mất rồi lại giành lại được. An Lộc tưởng đã thất thủ rồi lại lật ngược thế cờ.

Có thể người Mỹ có những nguồn tin tình báo cấp cao. Có thể quốc tế đã có những dàn xếp áp đặt nào đó để có một kết cục nào đó cho hiệp định Paris sau khi nó bị vi phạm. Nhưng người dân miền Nam không chấp nhận cộng sản và sẽ không bao giờ có chuyện “thay đổi chính quyền”. Quốc tế và người Mỹ muốn dự đoán thế nào thì cứ tùy thích.

Thế rồi…

Sáng ngày 30 tháng Tư, tôi nằm trong nhà khóc ngất, thế giới VNCH trong đó tôi lớn lên đã bỗng chốc không còn nữa, không còn gì nữa thật rồi. Và rồi tôi sẽ vĩnh viển không bao giờ còn gặp lại người ấy. Đế quốc Mỹ là kẻ thù số một mà. Thà rằng tử biệt còn hơn sinh ly. Thà rằng biết người ta không còn trên thế gian này nữa, sẽ ráng quên đi. Nhưng biết người ấy vẫn còn ở một góc trời nào đó mà mình suốt đời sẽ không có dịp tái ngộ thì thật đau đớn vô cùng.

Ba mẹ tôi và anh tôi nhìn tôi khóc nhưng không nói gì, cứ để tôi tuôn trào nỗi đau đớn. Tôi nghe loáng thoáng bên cạnh nhà bác hàng xóm nằm vùng léo nhéo kêu mọi người ra đường đón chào đoàn quân cách mạng. Đứa bạn thân nhất chạy đến gõ cửa, miệng cười rạng rỡ, líu lo báo tin anh năm nó đi ra khu đã về lại nhà, và anh hai đi tập kết năm xưa sẽ cùng vợ con vào Nam thăm bố mẹ nó, còn anh ba du học ở bên Pháp mấy năm nay không dám trở về vì những hoạt động thân cộng bên Pháp sẽ không bị cấm cửa nữa.

Nhưng chị tư nó thì đã dắt con theo chồng di tản, vì chồng chị thề nếu anh rơi vào tay Việt cộng nhất định anh sẽ tự vẫn.

Đài phát thanh phát những bản nhạc “Tiến về Sài gòn ta quét sạch giặc thù…”. Giọng nói sắc lạnh của một xướng ngôn viên nằm vùng dõng dạc kêu đích danh từng đồng nghiệp của mình tại đài phát thanh Sài gòn: ”anh X, chị Y, anh Z… hãy mau kíp ra trình diện Cách mạng ngay tức khắc”

Lao đao, hụt hẫng, không còn hơi sức, nhớ lời người ấy, tôi cố bước ra đường, hoà nhập đám đông. Bây giờ biết có “cách mạng” ở ngay bản xóm thì  phải cẩn thận không thể sơ suất.

Ngày tháng trôi qua…

Tôi trở lại trường, học tập chính trị, chuyên môn từ các thầy cô từ Hà nội. Thầy cô Sài gòn người đã di tản, người ở lại đi học chính trị giống như học trò của mình, để trở thành con người mới trước khi được lên bục giảng trở lại.

Có người toan tính”biến mất” nhưng không thành, được khoan hồng cho tạm nghỉ dạy một thời gian để học tập chấn chỉnh lại. Bạn bè nhiều đứa cũng đã di tản trước 30 tháng tư.

Giữa sinh viên miền Nam chúng tôi và các thầy từ Bắc vào thỉnh giảng cũng có một mối quan hệ tốt đẹp. Các thầy dễ mến và hiền lành, thường hay chịu khó nói chuyện tìm hiểu chúng tôi hơn là hành xử như “bên thắng cuộc” hay lên giọng kẻ cả dạy bảo.

Tôi còn nhớ thầy Nguyễn Tài Cẩn và bà vợ Liên xô dễ mến, thầy Nguyễn Hàm Dương, Nguyễn Đức Dân dạy ngôn ngữ học, thầy Nguyễn Đức Nam dạy văn học Anh, thầy Phùng văn Tửu dạy văn học Pháp, v.v.

Sinh viên chúng tôi cũng có dịp quen biết nhau nhiều hơn, vì trước 75 thể lệ ghi danh tự do khiến mỗi lớp có hàng ngàn sinh viên chẳng ai biết ai, chỉ đến lớp lấy bài rồi về, không có tình thân trong lớp như thời trung học.

Thiên đường Eden của người Việt. Ảnh: HM

Thiên đường Eden của người Việt. Ảnh: HM

Sau tháng Tư 1975, chúng tôi cùng nhau học tập ngày hai buổi trong một thời gian dài, thảo luận tổ, lao động xã hội chủ nghĩa, dọn dẹp nhà trường, làm báo tường thi đua các dịp lễ lớn. Dần dà có tình đồng môn với nhau hơn ngày trước. Thời gian này có những mối tình nảy nở đưa đến hôn nhân sau ngày tốt nghiệp. Hiện vẫn có những cặp vợ chồng cùng nhau đi dự những lần họp lớp cũ.

Trước khi kết thúc năm học nhà trường tổ chức cho sinh viên đi lao động, khi thì lên Thủ Đức trồng khoai mì, khi lên biên giới Tây Ninh cắm chông để phòng quân xâm lược từ Cam phu chia.

Sinh viên tay yếu chân mềm không quen lao động nặng nhọc, không quen ăn uống kham khổ, nên nhiều người khóc thầm. Tuy nhiên thanh niên trai trẻ tụ laị với nhau giữa chốn thiên nhiên bạt ngàn cũng biết cách vui hưởng trăng thanh gió mát, nhặt củi, xách nước, hát hò, tắm suối tiên, v.v.

Tuổi trẻ dễ vui, tạm gác qua một bên những thực tế khắc nghiệt để tận hưởng không gian học đường khoan dung. Nhưng rồi sự nghiệt ngã cũng không buông tha nhà trường.

Một hôm khi lớp đang được giải thích thể lệ bầu cử mới kiểu cách mạng (đảng cử dân bầu, kiểu này chưa hề thấy áp dụng trong miền Nam nên tôi thấy rất lạ lẫm), giảng viên hỏi xem có ai muốn lên phát biểu hay thắc mắc điều gì không. Có một sinh viên cùng lớp là một nhà sư phái đại thừa, hằng ngày lên lớp ông vẫn mặc áo cà sa vàng, lên đọc bốn câu lục bát mà đến giờ tôi chỉ còn nhớ có hai câu:

“Bầu cử hoàn toàn tự do// Lựa người đoàn thể chọn cho từ đầu”

Sau ngày đó ông biến mất khỏi lớp không còn thấy trở lại nữa. Thầy Phạm Hữu Lai, một nhà ngôn ngữ học lỗi lạc đồng thời là một tu sĩ Dòng Tên (Jesuit), cũng biến mất, đến giờ tôi vẫn không biết được chuyện gì xảy ra cho thầy. Một số bạn bè khác cũng lần lượt biến đi, nhưng cho một thay đổi đỡ bi đát hơn: vài tháng sau bạn bè được nhìn thấy ảnh rám nắng của các bạn ấy tại một trại tỵ nạn Nam Dương hay Mã lai.

Có người đi không thoát bị bắt vào tù trong khi vợ cũng là bạn cùng lớp với tôi ở nhà sinh con trong thiếu đói bệnh tật. Mỗi lần vắng bóng một bạn là cả lớp lại ngẩn ngơ trong cảnh tan đàn xẻ nghé, đầu óc lan man một thời gian mới hoàn hồn lại được, để rồi lại chứng kiến một bạn khác biến đi. Khi một vị thầy hay cô biến đi thì lớp lại càng tan tác như đàn gà con mất mẹ.

Đứa bạn đến gõ cửa nhà tôi ngày 30 tháng Tư được bà chị dâu từ Bắc vào khuyên hãy bỏ học đi kiếm việc làm đi vì “đầu óc sinh viên miềnNam đã hư hỏng rồi, chính quyền không sử dụng đâu, đừng trở lại trường chỉ mất thì giờ vô ích.”

Nó tìm được chân dạy cấp hai đắp đỗi qua ngày, sau này sau vài đợt đổi tiền thì thiếu đói hẳn, mặc dù là gia đình cách mạng có công. Gia đình nhờ vào những thùng quà chị tư bên Mỹ chắt chiu gửi về. Sau này thấy tôi với lý lịch thường dân, không hề có công với cách mạng, lại được nhận ở lại trường học bồi dưỡng thêm để dạy đại học, mẹ nó cứ buồn rầu trách móc bà chị dâu đã không bắt mạch được thời cuộc.

Chúng tôi ra trường năm 1977, một số nhận nhiệm sở vùng sâu vùng xa không chịu nổi bỏ lại về thành phố ra chợ trời kiếm ăn. Một số là con lính cũ nên không hề được bổ nhiệm, cũng đã tìm việc ở chợ trời. Biên chế hay không, cả nước đói vàng mắt.

Một anh bạn ra Quảng Ngãi dạy học sau về thăm trường kể chuyện các thầy cô từ vùng khác đến cùng ở nhà tập thể với nhau. Có tháng phân phối nhu yếu phẩm thế nào mà còn dư lại một gói bột ngọt 100g. Đêm ấy cả bọn ngồi lại bàn thảo suốt hai tiếng đồng hồ xem ai xứng đáng được nhận thêm gói bột ngọt ấy mà vẫn không đồng ý với nhau được.

Tôi đỗ đầu lớp, được lãnh bằng đỏ (thực ra thì nó màu nâu), nên cùng với một số sinh viên tốt nghiệp với số điểm cao khác, được giữ lại trường bồi dưỡng thêm một năm nữa rồi ra dạy lại năm thứ nhất các trường đại học. Chuyện này cũng chẳng hề có trước 1975.

Các thầy cô của bọn tôi cầm bằng tiến sĩ, thạc sĩ từ các trường danh tiếng ở Pháp, Anh, Mỹ, chẳng hạn như cô Tôn Nữ Thị Ninh, mới về nước dạy tại các ban ngoại ngữ. Sinh viên tốt nghiệp cử nhân nội địa như bọn tôi nhận thấy mình tài hèn sức mọn chẳng bằng một góc thầy cô nên rụt rè mặc cảm vô cùng.

Sách vở thì thiếu thốn, giao thiệp với nước ngoài thì bị cấm chỉ, luật bất thành văn. Một bạn cùng lớp với tôi một hôm đang lơn tơn đi trên đại lộ Đồng Khởi thì có một người nước ngoài đến nhờ chỉ đường.

Liền sau đó bạn ấy bị mời về đồn công an viết bản tự khai suốt mấy giờ đồng hồ liền. Tại sao biết vào ngày giờ ấy có người ngoại quốc đến địa điểm ấy mà đứng đó đợi bắt liên lạc? Người ngoại quốc ấy là ai, tên gì, đã trao đổi những tin tức gi, v.v.  Bản tự khai vừa nộp lên là bị xé toạc ngay không cần đọc vì thiếu thành khẩn, ngồi viết lại. Chị ấy khóc hết nước mắt hôm đó.

Một vị giáo sư dạy tiếng Nhật trong trường một hôm được mời lên để dịch một thư bằng tiếng Nhật gửi cho một người ở Sài gòn. Nhà nước muốn biết bức thư ấy nói gì. Cô ngồi vào bàn cầm thư dịch thì mới biết thư ấy là của một đồng nghiệp hay đối tác ngày xưa bên Nhật gửi cho chính cô. Cô tỉnh bơ ngồi dịch từ đầu đến cuối, trao lại cho cán bộ, rồi ung dung ra về. Cô đã biết rõ nội dung thư gửi cho cô. Tôi không biết sau này thư ấy có được bưu điện trao đến nhà cô hay đã biến mất.

Bảy năm trôi qua từ ngày tôi và người ấy ngồi lại nói chuyện lần cuối cùng về dự đoán tương lai cho miền Nam. Phải công nhận là anh ấy đã tiên đoán một số điều đúng.

Điều thứ nhất, anh đã nói đúng: chính quyền VNCH đã sụp đổ.

Điều thứ hai, anh đúng một phần: một số thanh niên miền Nam được cho cơ hội mới trong xã hội mới. Tuy nhiên, chế độ lý lịch đã chặn đường sống cho rất nhiều thành phần người miền Nam. Vô số quân dân cán chính VNCH bị đưa đi học tập cải tạo thân tàn tàn ma dại, nhưng điều đau lòng hơn cả cho họ là con cái họ không có tương lai. Bản thân họ mất chức tước, địa vị, tiền tài họ còn chịu được, nhưng mất danh dự và cơ hội tương lai cho con cái họ thì họ đau đớn vô cùng. Nhìn lịch sử nội chiến Hoa kỳ hay thống nhất Đông Đức Tây Đức mà tiếc cho Việt Nam.

Còn điều thứ ba thì hiện cả anh và tôi vẫn còn băn khoăn dù sau gần 4 thập kỷ: tương lai Việt Nam thời hậu chiến sẽ vô cùng rạng rỡ.

Phần tôi cũng đã sai trong một số tiên kiến. Tôi ngỡ sẽ chia cắt đến trọn đời, nhưng vừa khoảng tháng năm 1975, anh ấy đã dùng được dịch vụ một ngân hàng Nga tại Singapore chuyển về một số tiền. Tôi cảm động đến nghẹn lời.

Số tiền ấy đã giúp đỡ rất nhiều, nhưng quan trọng hơn nữa là tấm lòng quan tâm chăm sóc, dù không có được một lời tâm tình trao đổi với nhau, nhưng đã giúp tôi vững tin và có thêm nghị lực sống. Không nhớ đến bao giờ liên lạc thư từ mới nối kết lại, nhưng những việc làm của tôi, những thất bại hay thành công của tôi đã được chia xẻ với bên kia bờ đại dương.

Từ ấy thỉnh thoảng lại có một món tiền gửi về, cho đến khi tôi ra trường đi dạy năm 1978 thì tôi tự ái dân tộc bảo đừng gửi nữa. Dạo ấy đời sống khốn khó vô cùng, đồng lương chết đói không đủ đâu vào đâu, quà phương xa được xem như cứu tinh cho kinh tế gia đình, nhưng đã đi làm có lương mà cứ ngửa tay nhận giúp đỡ mãi như thế thì đến bao giờ mới thôi đây?

Đến năm 1982 thì tôi quyết định ra đi. Phong trào đi bán chính thức thịnh hành những năm 1977-78. Phong trào vượt biên dấy lên mạnh những năm 79-81. Đến 82-83 là đã gần hết ”mùa”.

Bên bờ Potomac. Ảnh: HM

Bên bờ Potomac. Ảnh: HM

Tại sao tôi lại muốn ra đi vào thời điểm đó? So với nhiều người khác tôi đã có số phần tốt hơn nhiều, có thể nói là thành phần ưu đãi của chế độ. Tôi cũng đã ra sức hội nhập vào cuộc sống mới theo lời khuyên ngày chia tay. Đời sống đói kém vất vả, nhưng tôi biết nếu có niềm tin vào tương lai thì cho dù đói kém người ta cũng vẫn chịu được.

Qua 7 năm thì thực tế hiện ra khá rõ ràng. Tôi không còn tin tưởng vào chế độ nữa . Một điều đập vào mắt, vào tai tôi hằng ngày là hình như mọi người ai cũng có hai bộ mặt, hai giọng nói: vào cơ quan thì phát biểu đúng bài bản, tự đáy lòng thì nghĩ khác. Sao mà hay thế, không ai bảo ai, cứ giữa những buổi họp chính thức, toàn là những phát biểu báo cáo đẹp đẽ tâng hứng lẫn nhau, mặc dù chẳng ai tin vào chúng cả.

Trong gia đình tôi trước đó cũng có một sự việc đặc biệt khiến tôi quyết định ra đi. Ông anh thương phế binh chế độ ngụy của tôi làm kỹ sư trưởng trông coi một xưởng pha chế cao su bọc ống xay lúa trong một nhà máy dụng cụ nông nghiệp. Nhà máy không được bảo trì đúng độ cần thiết theo quy trình đòi hỏi, phụ tùng thiếu thốn, nay chạy mai hư.

Cán bộ lãnh đạo không có ngân quỹ bảo trì máy móc, không cấp tiền mua phụ tùng, lại muốn máy móc làm việc theo kiểu duy ý chí như con người, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Họ nhìn vào lý lịch cựu quân nhân VNCH của anh tôi là thấy một chữ to tướng: PHÁ HOẠI!

Một hôm đến sở anh bị chặn lại không cho xuống xưởng làm việc, phải lên văn phòng ngồi viết kiểm điểm: tại sao cố tình làm máy móc hư, ai chỉ đạo từ bên ngoài, móc nối với ai để máy ngưng chạy, v.v. Bản kiểm điểm nộp lên cũng bị xé toạc không cần đọc vì thiếu thành khẩn, phải viết lại.

Về nhà anh không hề hé răng kể lại chuyện này, chỉ dặn một đàn em thân tín là buổi chiều nào tan sở mà không thấy anh ra về thì đến nhà báo cho mẹ và tôi biết anh đã bị bắt.

Một ngày nọ, cán bộ an ninh đã làm sẵn giấy bắt giam anh và gọi điện thoại cho ông thủ trưởng cơ quan, lúc đó đang đi họp với thành ủy ở Sài gòn, đề nghị bắt giam qua điện thoại, rồi sẽ trình giấy để ký sau.

Thời may gia đình chúng tôi gặp được một con người phúc đức, dân tập kết miền Nam về. Ông bảo: “Tao biết thằng này, tao bảo đảm nó không phải là dân phá hoại. Tụi bay dẹp chuyện này đi!”. Nhờ vậy anh tôi thoát nạn.

Sau khi biết sự việc đã yên rồi, anh về ngồi uống cà phê với một người bạn thân, tay cầm ly cà phê chưa đưa lên đến môi đã rung tay làm rơi xuống vỡ tan tành. Anh buồn rầu bảo phải tìm đường vượt biên chứ không sống nổi trong chế độ này nữa. Tôi khóc, bảo anh mang chân giả thì đi đâu, làm sao vượt rừng lội ruộng, lỡ bị “bể” làm sao chạy thoát. Thôi để em đi, anh ở lại lo cho hai bà nội ngoại và mẹ.

Tôi viết thư bảo với người ấy nếu có lòng giúp đỡ thì xin gửi về cho 3 cây vàng. Tôi muốn “dọn nhà mới”, thành công tôi hứa sẽ hoàn lại tất cả không thiếu một xu, còn nếu lỡ thất bại, xin báo trước là suốt đời sẽ không bao giờ trả được.

Tháng 8 năm 1982 tôi “bước chân xuống thuyền” mặc cho số phận trôi dạt. Cuộc vượt biên gian nan tưởng chừng đã bỏ thây giữa biển. Tàu xuất phát từ Bến Tre nhưng bị chết máy lênh đênh trên sóng suốt 18 ngày đêm, nương gió nồm trôi ra tận… Hồng Kông! Muốn kể lại hành trình này cũng tốn nhiều bút mực. Xin hẹn vào một dịp khác.

Phần anh tôi ở lại nhà ít lâu sau cũng tách ra khỏi nhà nước về làm ăn riêng để tránh bị thành kiến lý lịch, cũng trần thân vất vả tưởng không sống nổi, nhưng sau này thì tốt đẹp hơn nhiều. Khi Việt Nam mở cửa cho nước ngoài vào làm ăn, anh đảm nhiệm một chức vụ cao cấp cho một công ty người Anh, nhờ đó có của ăn của để và gửi hai con ra nước ngoài ăn học.

Hôm nay viết mấy dòng này, bỗng thấy cuộc đời nhìn lại như một giấc mơ hãi hùng, nhưng có lúc đẹp và mơ mộng ngay cả khi vượt qua đại dương khi biết có ai đang đợi. Người ấy và  tôi gặp lại nhau và kết hôn, sau nhiều trái ngang, trắc trở.

Với tôi, kết cục có hậu của người tha hương đã giải tỏa nỗi lòng “biết đi đâu về đâu” đúng ngày này 39 năm trước. Chỉ có điều thời gian ấy là một nửa đời người có lẻ, không ở bến bờ mà người yêu dấu từng mong tôi ở lại và gắn bó.

TM – Thúy.

PS. Vài ảnh mới chụp, đã đăng trên FB, xem cho vui mắt.

Mái nhà trong hoa tử đằng. Ảnh: HM

Mái nhà trong hoa tử đằng. Ảnh: HM

Mầu tím thủy chung hoa tử đằng. Ảnh: HM

Mầu tím thủy chung hoa tử đằng. Ảnh: HM

Đôi lứa. Ảnh: HM

Đôi lứa bên nhau. Ảnh: HM

Con đường yên tĩnh trên Georgetown Ảnh: HMCon đường y
http://hieuminh.org/2014/04/29/chuyen-ngay-nay-nam-xua/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm