Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Chuyện thiên đàng! - Việt Nhân
(HNPĐ) Cụ Hồ Biểu Chánh, trong “Ngọn cỏ gió đùa” có dựng một nhân vật, vì ăn trộm nồi cháo heo cho lũ cháu 7 đứa đói sắp chết, mà Lê Văn Đó bị bắt, bị đánh đòn 100 trượng, tù 5 năm
(HNPĐ) Cụ Hồ Biểu Chánh, trong “Ngọn cỏ gió đùa” có dựng một nhân vật, vì ăn trộm nồi cháo heo cho lũ cháu 7 đứa đói sắp chết, mà Lê Văn Đó bị bắt, bị đánh đòn 100 trượng, tù 5 năm, chuyện tuy lấy cốt truyện “Les misérables” của Victor Hugo, nhưng lại lồng trong bối cảnh nước An Nam thời Vua Gia long, nhà Nguyễn (1808). Câu chuyện đó không ít người thời xã nghĩa ồn ào lên án, và cho là chỉ có ở thời phong kiến pháp luật hà khắc!
Công tâm mà nói, cảnh những đứa trẻ đói và nồi cháu heo, cùng cái án phạt nặng về trừng trị, khiến câu chuyện làm người đọc nhớ đến câu: Xử về lý còn phải xét về tình.
Nay đất nước có đảng quang dzinh cai trị, lại được bác làm cha già dân tộc, nhưng xem ra cái luật pháp thời xã nghĩa còn tệ hơn thời của Lê Văn Đó cách đây hơn hai thế kỷ. Và mới đây vụ án “đầm tôm Văn Vươn” xem ra độc ác hơn nhiều so với vụ án “đồng Nọc Nạn” xảy ra thời Pháp thuộc 1928.
Nhắc lại cuốn truyện “Ngọn cỏ gió đùa”, cũng bởi một chuyện xảy ra không khác là mấy, chuyện đói cướp giật để ăn, không ít ý kiến đóng góp là cần phải trừng trị mạnh tay, vì tình hình cướp giật ở thiên đàng của bác ngày càng gia tăng. Từ chỗ đường vắng đến nơi đông đúc giữa chợ, cướp giật đã trở nên chuyện quá quen không làm mọi người chú ý, có chăng những ai đang mang vật quý thì ôm chặt hơn, và cảnh giác hơn thế thôi!
VN.Express (08/05/2016) đưa tin: Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân, cả hai sáng 18/10/2015 đang khi đi xin việc, đói bụng nhưng không tiền, bèn giả khách mua bánh mì rồi giật bỏ chạy. Hai đứa trẻ đói cướp hai ổ bánh, đã bị giam từ tháng 10/2015, cho đến hôm nay tháng 07/2016 là đã ở tù hơn chín tháng, mới có tin VKSND quận Thủ Đức sắp đưa cả hai ra xét xử với khung hình từ 3-10 năm tù.
Chế độ An Nam cộng, trẻ đói giật bánh mì ăn bị bắt nhốt tù, bị định tội là “dùng thủ đoạn nguy hiểm” cướp giật tài sản trị giá 45.000 tiền Hồ (2$ USD). Đây không là luật pháp của một nhà nước ghét cướp giật ăn cắp (nặng về trừng trị), mà là chế độ của bác, ngày nào đang lúc đói quyền, bác cũng đã (tự hào) là cướp chính quyền trong tay chính phủ Trần Trọng Kim. Và nay đàn em, con cháu bác, chúng không đói vàng và đô la, nhưng chúng không ngừng ăn cướp.
Biết rằng luật pháp là cần thiết để tạo sự công bằng bình đẳng cho mọi người, xã hội sẽ loạn khi không được pháp luật chủ trì, nhưng xin hỏi có còn gọi là luật khi chỉ áp dụng cho kẻ khác mà không là cho chính mình, phe đảng mình? Biết bao kẻ cướp nằm ngay trong chính nhà nước, vậy đây rõ là thứ luật pháp man rợ của kẻ có súng trong tay, của bọn rừng rú mạnh được yếu thua, một chính quyền ăn cướp từ đứa đứng đầu nhà nước, đến tên côn an cắc ké đứng đường.
Cái họa Formosa là có từ thời thủ tướng xà mâu, nó là thủ phạm cướp đi cuộc sống của hàng trăm ngàn ngư dân, hàng chục ngàn người đang chết đói ở Thừa Thiên Huế, biển chết, cá chết, hơn nữa cái họa biển độc rồi dân Việt sẽ sống ra sao? Xà mâu không có lấy một ngày tù về tội nó làm, nay những đứa kế tiếp duy trì tội ác đó, số tiền Formosa đền 11,6 tỷ tiền hồ, với con số đó mỗi nạn nhân biết có được 2 triệu tiền Hồ ($100 USD), tương lai rồi sẽ ra sao?
Đứng lên đòi tống cổ Formosa ra khỏi Vũng Áng, sao không thấy rằng đóng cửa Formosa này, lại sẽ có nhiều Formosa khác nếu vẫn còn nhà nước An Nam xã nghĩa? Cá không chết ở Nghệ Tĩnh, chắc chắn cá sẽ chết ở nhiều nơi khác, nếu không đập tan đảng An Nam cộng tay sai của Tầu cộng? Dân trí vẫn còn ngu hay chỉ vì hèn, một cái ung không thể chỉ thoa thuốc đỏ là hết, trên cơ thể nước Việt xin mở to mắt mà nhìn xem, có bao nhiêu cái ung nhọt như Formosa?
Hai đứa trẻ cướp giật ổ bánh mì để ăn vì đói thì lên tiếng đòi trừng phạt, cả một nhà nước, cả một cái đảng An Nam cộng chúng cướp đâu vì đói, mà vì tham, sao không đòi trừng trị? Sao không thấy xã hội xứ An Nam xã nghĩa hôm nay loạn, là đã có từ ngày thằng bác giở trò ăn cướp đầu tiên? Và hơn nữa hắn là kẻ ác nhân, chính là kẻ ra lệnh giết, rồi trùm râu giả trang, để đi coi buổi xử (Bà Cát Hanh Long) người ân nhân của hắn (Đèn Cù/Trần Đĩnh).
Có cả ý kiến nhắc lại chuyện chặt tay đứa ăn cắp ở chợ Đồng Xuân những năm 1945, hay kẻ bán gian trộn trấu vào cám làm ngựa của quân Nhật ăn mà chết, đã bị giết xác bỏ vào bụng ngựa khâu lại để làm gương. Vậy hỏi nếu treo cổ hai đứa trẻ giật bánh ăn lúc đói làm gương, liệu có giải quyết được vấn nạn xã hội hỗn loạn đang xảy ra trên khắp nước? Xin thưa rằng là không!
Cách độc nhất giải quyết tận gốc rễ của vấn nạn, là phải lật đổ cái chế độ An Nam cộng, của lũ cướp đang ngồi ghế nhà nước, đó chính là cái phải làm. Thằng trên cướp, thằng dưới tội gì không cướp, thấy người ta cướp thì cũng phải cướp để mà tồn tại, sao lại tối tăm đến mức nhìn hai đứa trẻ đói, để rồi nghĩ rằng trộm cắp (như rươi) cứ giết hết đi là êm… Lạ thật!
Xin được mời Quý độc giả xem lại một bài viết cũ: “TAO LÀ LUẬT!” Để thấy câu chuyện chỉ vì ổ bánh mì, mà phải đối diện với khung hình 3-5 năm là chuyện không lạ, nó thật cứ như đùa, đừng ngỡ đó là do pháp luật nghiêm minh nơi thiên đàng của bác, mà đó chĩ là vì do một lũ rừng rú cầm cân công lý:
(HNPĐ - Tao là luật - Oct 14, 2012): Chỉ có tại cái nước này mới có cái thứ luật pháp ‘mù mờ bói toán’ mà thôi! Cái câu luật pháp mù mờ bói toán thoạt nghe thấy nó tức cười, mỗ tôi lần đầu nghe cũng thế, nhưng khi nghe người nói giải thích thì không còn cười được nữa, mà thấy nó là thứ luật của một nhà nước dốt nát, độc ác và man rợ.
Khi đó là lúc mỗ tôi còn đi tù cải tạo tại miền Bắc, được gặp ông già Phô, chuyên gánh phân người từ trong trại ra các đội rau, mà mỗ tôi đã có dịp thưa trong chuyện ‘con bìm bịp’, vào đầu tháng ba lúc vụ đầm Văn Vươn đang ồn ào. Ông Phô, lính hiến binh của Pháp, lúc đất nước chia đôi ông không chịu vào Nam vì quyến luyến mà ở lại miền Bắc, thế là ông đi tù từ 1954 đến khi gặp mỗ tôi, tính đốt ngón tay là ông đã ăn cơm cải tạo được trên hai mươi lăm năm.
Khi nghe ông gọi pháp luật của Vẹm là thứ pháp luật mù mờ bói toán, mỗ tôi phì cười vì nghĩ rằng ông đùa, nhưng không, mặt ông đanh lại khi nói câu đó, khiến mỗ tôi ngượng vì cái cười lạc quẻ vô duyên của mình. Để giải thích cho mỗ tôi những chữ đó, ông nói nó không tự ông mà có, mà nó đến từ thực tế của nhà tù, bởi tù quá lâu, ông chung đụng không biết bao nhiêu là thứ tù, ông nói chỉ xin lôi ra vài chuyện ông biết, để mà giải cái chữ mù mờ bói toán.
Chuyện nhỏ thằng bé dân ngủ bụi vườn hoa, đói quá giật ăn cái bánh đúc ngô, cho đến anh túng tiền cướp cái xe đạp Phượng Hoàng. Lớn hơn nữa, chuyện anh nông dân chửi bí thư xã nhũng lạm của công, đến hai chú láng giềng vì cái bờ mương sinh mâu thuẫn, anh này đâm anh kia một dao chết tốt. Ông nói thằng bé lang thang ăn quịt cái bánh đúc ngô bị ném vào trại với cái án tập trung cải tạo, mỗi mốc cải tạo là ba năm, nó ở đúng hai mốc là sáu năm thì được tha.
Tên cướp xe đạp bị kêu án 5 năm, nó ở tù bốn năm được ra về trước thời hạn! Tương tự được tha trước án, anh đâm chết người bị án mười năm, ở được tám năm đã về… Nhưng anh chửi bí thư xã, bị đưa đi tập trung với tội nhục mạ cán bộ đảng viên, đã cại tạo hết mốc thứ ba là chín năm, địa phương không nhận về nên ở lại ăn cơm tù thêm mốc nữa. Vậy có luật pháp nước nào mà khiến cái bánh đúc ngô giá trị to hơn cái xe đạp, và câu chửi nặng tội hơn là giết chết mạng người?
Những chuyện thật mà nghe cứ ngỡ là đùa, chuyện ấy thế gian bình thường thì làm sao có được, đấy là không nói đến đầy rẫy những chuyện oan khiên, mà chả dám lên tiếng, vì biết rằng trong rọ càng vùng vẫy chỉ thêm thiệt mà thôi. Còn gọi nó là thứ bói toán là vì chữ nghĩa luật định mù mờ hiểu sao cũng được, nặng nhẹ tùy người diễn giải vì thế tùy tiện bói cho nó một khung tội và cuối cùng tính toán xem định loại án nào và bao lâu (?).
Số phận phạm nhân nằm trong tay nhà nước nặng nhẹ mặc lòng, ai cũng sợ cái án tập trung, bị ném vào tù ở một hai hay ba mốc là thường. Còn tội thì nặng hơn hết ấy là tội phản động, dù là chỉ bị kêu án tập trung thì cũng phải ở trên mười năm, như anh chửi bí thư xã, câu chửi thì tội có nặng là bao, nhưng vì người bị chửi là đảng viên cán bộ nhà nước, nên tòa nhẹ nhàng định cho cái tội: nhục mạ, chống đối, phản động, (lôi sự thật hochiminh ra là tội nhục mạ đấy!?).
Vào trại là phải an tâm cải tạo, lâu quá không thấy được cho về thì phải hiểu là cải tạo chưa tốt, còn thế nào gọi là tốt cứ tìm già Hồ mà hỏi, đau cho người dân phải sống trong cái xứ có cái pháp luật mù mờ bói toán này. Ông Phô cay đắng nói, cộng sản không bao giờ có được điều gì rõ ràng, chúng không chấp nhận sự minh bạch, luôn mù mờ để dễ bề tùy tiện, đấy là chủ trương đường lối cai trị của chúng. Người ta nói nhiều về điều 88 Bộ luật Hình sự An Nam xã nghĩa!
Luật sư Hà Huy Sơn người từng biện hộ cho blogger Điếu Cày phát biểu ý kiến về điều luật này như sau: “Điều 88 không rõ ràng, cụ thể, nên việc khi áp dụng vào thực tế thì khó khách quan và dễ bị lạm dụng”. Và ngay cả một người nước ngoài Bà Lorretta Sanchez, bà dân biểu Mỹ này cũng đã nói “Chúng tôi đã gửi thư cho thủ tướng VN, nói với ông rằng việc áp dụng các điều luật 79 và 88 là hoàn toàn sai trái, ông ấy cần duyệt lại, suy nghĩ lại về những điều đó…”.
Các nước tiến bộ, khi làm luật người ta cố gắng làm cho thật sáng tỏ, để tránh mọi suy diễn đưa đến kết án sai, trường hợp bị giới hạn của ngôn ngữ trong luật mà các tòa dưới xử không thuận thì đã có Tòa án Tối cao phán quyết. Còn xứ xã nghĩa cái pháp luật ‘mù mờ bói toán’ mà ông tù già tên Phô đã ví, nó nói lên hết cái mưu mô xảo trá của một nhà nước, là làm sao cho điều luật càng tối nghĩa càng tốt… Và Tòa án chỉ là nơi nhà nước tùy tiện quyết định!
Việt Nhân (HNPĐ)
(HNPĐ) Cụ Hồ Biểu Chánh, trong “Ngọn cỏ gió đùa” có dựng một nhân vật, vì ăn trộm nồi cháo heo cho lũ cháu 7 đứa đói sắp chết, mà Lê Văn Đó bị bắt, bị đánh đòn 100 trượng, tù 5 năm, chuyện tuy lấy cốt truyện “Les misérables” của Victor Hugo, nhưng lại lồng trong bối cảnh nước An Nam thời Vua Gia long, nhà Nguyễn (1808). Câu chuyện đó không ít người thời xã nghĩa ồn ào lên án, và cho là chỉ có ở thời phong kiến pháp luật hà khắc!
Công tâm mà nói, cảnh những đứa trẻ đói và nồi cháu heo, cùng cái án phạt nặng về trừng trị, khiến câu chuyện làm người đọc nhớ đến câu: Xử về lý còn phải xét về tình.
Nay đất nước có đảng quang dzinh cai trị, lại được bác làm cha già dân tộc, nhưng xem ra cái luật pháp thời xã nghĩa còn tệ hơn thời của Lê Văn Đó cách đây hơn hai thế kỷ. Và mới đây vụ án “đầm tôm Văn Vươn” xem ra độc ác hơn nhiều so với vụ án “đồng Nọc Nạn” xảy ra thời Pháp thuộc 1928.
Nhắc lại cuốn truyện “Ngọn cỏ gió đùa”, cũng bởi một chuyện xảy ra không khác là mấy, chuyện đói cướp giật để ăn, không ít ý kiến đóng góp là cần phải trừng trị mạnh tay, vì tình hình cướp giật ở thiên đàng của bác ngày càng gia tăng. Từ chỗ đường vắng đến nơi đông đúc giữa chợ, cướp giật đã trở nên chuyện quá quen không làm mọi người chú ý, có chăng những ai đang mang vật quý thì ôm chặt hơn, và cảnh giác hơn thế thôi!
VN.Express (08/05/2016) đưa tin: Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân, cả hai sáng 18/10/2015 đang khi đi xin việc, đói bụng nhưng không tiền, bèn giả khách mua bánh mì rồi giật bỏ chạy. Hai đứa trẻ đói cướp hai ổ bánh, đã bị giam từ tháng 10/2015, cho đến hôm nay tháng 07/2016 là đã ở tù hơn chín tháng, mới có tin VKSND quận Thủ Đức sắp đưa cả hai ra xét xử với khung hình từ 3-10 năm tù.
Chế độ An Nam cộng, trẻ đói giật bánh mì ăn bị bắt nhốt tù, bị định tội là “dùng thủ đoạn nguy hiểm” cướp giật tài sản trị giá 45.000 tiền Hồ (2$ USD). Đây không là luật pháp của một nhà nước ghét cướp giật ăn cắp (nặng về trừng trị), mà là chế độ của bác, ngày nào đang lúc đói quyền, bác cũng đã (tự hào) là cướp chính quyền trong tay chính phủ Trần Trọng Kim. Và nay đàn em, con cháu bác, chúng không đói vàng và đô la, nhưng chúng không ngừng ăn cướp.
Biết rằng luật pháp là cần thiết để tạo sự công bằng bình đẳng cho mọi người, xã hội sẽ loạn khi không được pháp luật chủ trì, nhưng xin hỏi có còn gọi là luật khi chỉ áp dụng cho kẻ khác mà không là cho chính mình, phe đảng mình? Biết bao kẻ cướp nằm ngay trong chính nhà nước, vậy đây rõ là thứ luật pháp man rợ của kẻ có súng trong tay, của bọn rừng rú mạnh được yếu thua, một chính quyền ăn cướp từ đứa đứng đầu nhà nước, đến tên côn an cắc ké đứng đường.
Cái họa Formosa là có từ thời thủ tướng xà mâu, nó là thủ phạm cướp đi cuộc sống của hàng trăm ngàn ngư dân, hàng chục ngàn người đang chết đói ở Thừa Thiên Huế, biển chết, cá chết, hơn nữa cái họa biển độc rồi dân Việt sẽ sống ra sao? Xà mâu không có lấy một ngày tù về tội nó làm, nay những đứa kế tiếp duy trì tội ác đó, số tiền Formosa đền 11,6 tỷ tiền hồ, với con số đó mỗi nạn nhân biết có được 2 triệu tiền Hồ ($100 USD), tương lai rồi sẽ ra sao?
Đứng lên đòi tống cổ Formosa ra khỏi Vũng Áng, sao không thấy rằng đóng cửa Formosa này, lại sẽ có nhiều Formosa khác nếu vẫn còn nhà nước An Nam xã nghĩa? Cá không chết ở Nghệ Tĩnh, chắc chắn cá sẽ chết ở nhiều nơi khác, nếu không đập tan đảng An Nam cộng tay sai của Tầu cộng? Dân trí vẫn còn ngu hay chỉ vì hèn, một cái ung không thể chỉ thoa thuốc đỏ là hết, trên cơ thể nước Việt xin mở to mắt mà nhìn xem, có bao nhiêu cái ung nhọt như Formosa?
Hai đứa trẻ cướp giật ổ bánh mì để ăn vì đói thì lên tiếng đòi trừng phạt, cả một nhà nước, cả một cái đảng An Nam cộng chúng cướp đâu vì đói, mà vì tham, sao không đòi trừng trị? Sao không thấy xã hội xứ An Nam xã nghĩa hôm nay loạn, là đã có từ ngày thằng bác giở trò ăn cướp đầu tiên? Và hơn nữa hắn là kẻ ác nhân, chính là kẻ ra lệnh giết, rồi trùm râu giả trang, để đi coi buổi xử (Bà Cát Hanh Long) người ân nhân của hắn (Đèn Cù/Trần Đĩnh).
Có cả ý kiến nhắc lại chuyện chặt tay đứa ăn cắp ở chợ Đồng Xuân những năm 1945, hay kẻ bán gian trộn trấu vào cám làm ngựa của quân Nhật ăn mà chết, đã bị giết xác bỏ vào bụng ngựa khâu lại để làm gương. Vậy hỏi nếu treo cổ hai đứa trẻ giật bánh ăn lúc đói làm gương, liệu có giải quyết được vấn nạn xã hội hỗn loạn đang xảy ra trên khắp nước? Xin thưa rằng là không!
Cách độc nhất giải quyết tận gốc rễ của vấn nạn, là phải lật đổ cái chế độ An Nam cộng, của lũ cướp đang ngồi ghế nhà nước, đó chính là cái phải làm. Thằng trên cướp, thằng dưới tội gì không cướp, thấy người ta cướp thì cũng phải cướp để mà tồn tại, sao lại tối tăm đến mức nhìn hai đứa trẻ đói, để rồi nghĩ rằng trộm cắp (như rươi) cứ giết hết đi là êm… Lạ thật!
Xin được mời Quý độc giả xem lại một bài viết cũ: “TAO LÀ LUẬT!” Để thấy câu chuyện chỉ vì ổ bánh mì, mà phải đối diện với khung hình 3-5 năm là chuyện không lạ, nó thật cứ như đùa, đừng ngỡ đó là do pháp luật nghiêm minh nơi thiên đàng của bác, mà đó chĩ là vì do một lũ rừng rú cầm cân công lý:
(HNPĐ - Tao là luật - Oct 14, 2012): Chỉ có tại cái nước này mới có cái thứ luật pháp ‘mù mờ bói toán’ mà thôi! Cái câu luật pháp mù mờ bói toán thoạt nghe thấy nó tức cười, mỗ tôi lần đầu nghe cũng thế, nhưng khi nghe người nói giải thích thì không còn cười được nữa, mà thấy nó là thứ luật của một nhà nước dốt nát, độc ác và man rợ.
Khi đó là lúc mỗ tôi còn đi tù cải tạo tại miền Bắc, được gặp ông già Phô, chuyên gánh phân người từ trong trại ra các đội rau, mà mỗ tôi đã có dịp thưa trong chuyện ‘con bìm bịp’, vào đầu tháng ba lúc vụ đầm Văn Vươn đang ồn ào. Ông Phô, lính hiến binh của Pháp, lúc đất nước chia đôi ông không chịu vào Nam vì quyến luyến mà ở lại miền Bắc, thế là ông đi tù từ 1954 đến khi gặp mỗ tôi, tính đốt ngón tay là ông đã ăn cơm cải tạo được trên hai mươi lăm năm.
Khi nghe ông gọi pháp luật của Vẹm là thứ pháp luật mù mờ bói toán, mỗ tôi phì cười vì nghĩ rằng ông đùa, nhưng không, mặt ông đanh lại khi nói câu đó, khiến mỗ tôi ngượng vì cái cười lạc quẻ vô duyên của mình. Để giải thích cho mỗ tôi những chữ đó, ông nói nó không tự ông mà có, mà nó đến từ thực tế của nhà tù, bởi tù quá lâu, ông chung đụng không biết bao nhiêu là thứ tù, ông nói chỉ xin lôi ra vài chuyện ông biết, để mà giải cái chữ mù mờ bói toán.
Chuyện nhỏ thằng bé dân ngủ bụi vườn hoa, đói quá giật ăn cái bánh đúc ngô, cho đến anh túng tiền cướp cái xe đạp Phượng Hoàng. Lớn hơn nữa, chuyện anh nông dân chửi bí thư xã nhũng lạm của công, đến hai chú láng giềng vì cái bờ mương sinh mâu thuẫn, anh này đâm anh kia một dao chết tốt. Ông nói thằng bé lang thang ăn quịt cái bánh đúc ngô bị ném vào trại với cái án tập trung cải tạo, mỗi mốc cải tạo là ba năm, nó ở đúng hai mốc là sáu năm thì được tha.
Tên cướp xe đạp bị kêu án 5 năm, nó ở tù bốn năm được ra về trước thời hạn! Tương tự được tha trước án, anh đâm chết người bị án mười năm, ở được tám năm đã về… Nhưng anh chửi bí thư xã, bị đưa đi tập trung với tội nhục mạ cán bộ đảng viên, đã cại tạo hết mốc thứ ba là chín năm, địa phương không nhận về nên ở lại ăn cơm tù thêm mốc nữa. Vậy có luật pháp nước nào mà khiến cái bánh đúc ngô giá trị to hơn cái xe đạp, và câu chửi nặng tội hơn là giết chết mạng người?
Những chuyện thật mà nghe cứ ngỡ là đùa, chuyện ấy thế gian bình thường thì làm sao có được, đấy là không nói đến đầy rẫy những chuyện oan khiên, mà chả dám lên tiếng, vì biết rằng trong rọ càng vùng vẫy chỉ thêm thiệt mà thôi. Còn gọi nó là thứ bói toán là vì chữ nghĩa luật định mù mờ hiểu sao cũng được, nặng nhẹ tùy người diễn giải vì thế tùy tiện bói cho nó một khung tội và cuối cùng tính toán xem định loại án nào và bao lâu (?).
Số phận phạm nhân nằm trong tay nhà nước nặng nhẹ mặc lòng, ai cũng sợ cái án tập trung, bị ném vào tù ở một hai hay ba mốc là thường. Còn tội thì nặng hơn hết ấy là tội phản động, dù là chỉ bị kêu án tập trung thì cũng phải ở trên mười năm, như anh chửi bí thư xã, câu chửi thì tội có nặng là bao, nhưng vì người bị chửi là đảng viên cán bộ nhà nước, nên tòa nhẹ nhàng định cho cái tội: nhục mạ, chống đối, phản động, (lôi sự thật hochiminh ra là tội nhục mạ đấy!?).
Vào trại là phải an tâm cải tạo, lâu quá không thấy được cho về thì phải hiểu là cải tạo chưa tốt, còn thế nào gọi là tốt cứ tìm già Hồ mà hỏi, đau cho người dân phải sống trong cái xứ có cái pháp luật mù mờ bói toán này. Ông Phô cay đắng nói, cộng sản không bao giờ có được điều gì rõ ràng, chúng không chấp nhận sự minh bạch, luôn mù mờ để dễ bề tùy tiện, đấy là chủ trương đường lối cai trị của chúng. Người ta nói nhiều về điều 88 Bộ luật Hình sự An Nam xã nghĩa!
Luật sư Hà Huy Sơn người từng biện hộ cho blogger Điếu Cày phát biểu ý kiến về điều luật này như sau: “Điều 88 không rõ ràng, cụ thể, nên việc khi áp dụng vào thực tế thì khó khách quan và dễ bị lạm dụng”. Và ngay cả một người nước ngoài Bà Lorretta Sanchez, bà dân biểu Mỹ này cũng đã nói “Chúng tôi đã gửi thư cho thủ tướng VN, nói với ông rằng việc áp dụng các điều luật 79 và 88 là hoàn toàn sai trái, ông ấy cần duyệt lại, suy nghĩ lại về những điều đó…”.
Các nước tiến bộ, khi làm luật người ta cố gắng làm cho thật sáng tỏ, để tránh mọi suy diễn đưa đến kết án sai, trường hợp bị giới hạn của ngôn ngữ trong luật mà các tòa dưới xử không thuận thì đã có Tòa án Tối cao phán quyết. Còn xứ xã nghĩa cái pháp luật ‘mù mờ bói toán’ mà ông tù già tên Phô đã ví, nó nói lên hết cái mưu mô xảo trá của một nhà nước, là làm sao cho điều luật càng tối nghĩa càng tốt… Và Tòa án chỉ là nơi nhà nước tùy tiện quyết định!
Việt Nhân (HNPĐ)
Chuyện thiên đàng! - Việt Nhân
(HNPĐ) Cụ Hồ Biểu Chánh, trong “Ngọn cỏ gió đùa” có dựng một nhân vật, vì ăn trộm nồi cháo heo cho lũ cháu 7 đứa đói sắp chết, mà Lê Văn Đó bị bắt, bị đánh đòn 100 trượng, tù 5 năm
(HNPĐ) Cụ Hồ Biểu Chánh, trong “Ngọn cỏ gió đùa” có dựng một nhân vật, vì ăn trộm nồi cháo heo cho lũ cháu 7 đứa đói sắp chết, mà Lê Văn Đó bị bắt, bị đánh đòn 100 trượng, tù 5 năm, chuyện tuy lấy cốt truyện “Les misérables” của Victor Hugo, nhưng lại lồng trong bối cảnh nước An Nam thời Vua Gia long, nhà Nguyễn (1808). Câu chuyện đó không ít người thời xã nghĩa ồn ào lên án, và cho là chỉ có ở thời phong kiến pháp luật hà khắc!
Công tâm mà nói, cảnh những đứa trẻ đói và nồi cháu heo, cùng cái án phạt nặng về trừng trị, khiến câu chuyện làm người đọc nhớ đến câu: Xử về lý còn phải xét về tình.
Nay đất nước có đảng quang dzinh cai trị, lại được bác làm cha già dân tộc, nhưng xem ra cái luật pháp thời xã nghĩa còn tệ hơn thời của Lê Văn Đó cách đây hơn hai thế kỷ. Và mới đây vụ án “đầm tôm Văn Vươn” xem ra độc ác hơn nhiều so với vụ án “đồng Nọc Nạn” xảy ra thời Pháp thuộc 1928.
Nhắc lại cuốn truyện “Ngọn cỏ gió đùa”, cũng bởi một chuyện xảy ra không khác là mấy, chuyện đói cướp giật để ăn, không ít ý kiến đóng góp là cần phải trừng trị mạnh tay, vì tình hình cướp giật ở thiên đàng của bác ngày càng gia tăng. Từ chỗ đường vắng đến nơi đông đúc giữa chợ, cướp giật đã trở nên chuyện quá quen không làm mọi người chú ý, có chăng những ai đang mang vật quý thì ôm chặt hơn, và cảnh giác hơn thế thôi!
VN.Express (08/05/2016) đưa tin: Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân, cả hai sáng 18/10/2015 đang khi đi xin việc, đói bụng nhưng không tiền, bèn giả khách mua bánh mì rồi giật bỏ chạy. Hai đứa trẻ đói cướp hai ổ bánh, đã bị giam từ tháng 10/2015, cho đến hôm nay tháng 07/2016 là đã ở tù hơn chín tháng, mới có tin VKSND quận Thủ Đức sắp đưa cả hai ra xét xử với khung hình từ 3-10 năm tù.
Chế độ An Nam cộng, trẻ đói giật bánh mì ăn bị bắt nhốt tù, bị định tội là “dùng thủ đoạn nguy hiểm” cướp giật tài sản trị giá 45.000 tiền Hồ (2$ USD). Đây không là luật pháp của một nhà nước ghét cướp giật ăn cắp (nặng về trừng trị), mà là chế độ của bác, ngày nào đang lúc đói quyền, bác cũng đã (tự hào) là cướp chính quyền trong tay chính phủ Trần Trọng Kim. Và nay đàn em, con cháu bác, chúng không đói vàng và đô la, nhưng chúng không ngừng ăn cướp.
Biết rằng luật pháp là cần thiết để tạo sự công bằng bình đẳng cho mọi người, xã hội sẽ loạn khi không được pháp luật chủ trì, nhưng xin hỏi có còn gọi là luật khi chỉ áp dụng cho kẻ khác mà không là cho chính mình, phe đảng mình? Biết bao kẻ cướp nằm ngay trong chính nhà nước, vậy đây rõ là thứ luật pháp man rợ của kẻ có súng trong tay, của bọn rừng rú mạnh được yếu thua, một chính quyền ăn cướp từ đứa đứng đầu nhà nước, đến tên côn an cắc ké đứng đường.
Cái họa Formosa là có từ thời thủ tướng xà mâu, nó là thủ phạm cướp đi cuộc sống của hàng trăm ngàn ngư dân, hàng chục ngàn người đang chết đói ở Thừa Thiên Huế, biển chết, cá chết, hơn nữa cái họa biển độc rồi dân Việt sẽ sống ra sao? Xà mâu không có lấy một ngày tù về tội nó làm, nay những đứa kế tiếp duy trì tội ác đó, số tiền Formosa đền 11,6 tỷ tiền hồ, với con số đó mỗi nạn nhân biết có được 2 triệu tiền Hồ ($100 USD), tương lai rồi sẽ ra sao?
Đứng lên đòi tống cổ Formosa ra khỏi Vũng Áng, sao không thấy rằng đóng cửa Formosa này, lại sẽ có nhiều Formosa khác nếu vẫn còn nhà nước An Nam xã nghĩa? Cá không chết ở Nghệ Tĩnh, chắc chắn cá sẽ chết ở nhiều nơi khác, nếu không đập tan đảng An Nam cộng tay sai của Tầu cộng? Dân trí vẫn còn ngu hay chỉ vì hèn, một cái ung không thể chỉ thoa thuốc đỏ là hết, trên cơ thể nước Việt xin mở to mắt mà nhìn xem, có bao nhiêu cái ung nhọt như Formosa?
Hai đứa trẻ cướp giật ổ bánh mì để ăn vì đói thì lên tiếng đòi trừng phạt, cả một nhà nước, cả một cái đảng An Nam cộng chúng cướp đâu vì đói, mà vì tham, sao không đòi trừng trị? Sao không thấy xã hội xứ An Nam xã nghĩa hôm nay loạn, là đã có từ ngày thằng bác giở trò ăn cướp đầu tiên? Và hơn nữa hắn là kẻ ác nhân, chính là kẻ ra lệnh giết, rồi trùm râu giả trang, để đi coi buổi xử (Bà Cát Hanh Long) người ân nhân của hắn (Đèn Cù/Trần Đĩnh).
Có cả ý kiến nhắc lại chuyện chặt tay đứa ăn cắp ở chợ Đồng Xuân những năm 1945, hay kẻ bán gian trộn trấu vào cám làm ngựa của quân Nhật ăn mà chết, đã bị giết xác bỏ vào bụng ngựa khâu lại để làm gương. Vậy hỏi nếu treo cổ hai đứa trẻ giật bánh ăn lúc đói làm gương, liệu có giải quyết được vấn nạn xã hội hỗn loạn đang xảy ra trên khắp nước? Xin thưa rằng là không!
Cách độc nhất giải quyết tận gốc rễ của vấn nạn, là phải lật đổ cái chế độ An Nam cộng, của lũ cướp đang ngồi ghế nhà nước, đó chính là cái phải làm. Thằng trên cướp, thằng dưới tội gì không cướp, thấy người ta cướp thì cũng phải cướp để mà tồn tại, sao lại tối tăm đến mức nhìn hai đứa trẻ đói, để rồi nghĩ rằng trộm cắp (như rươi) cứ giết hết đi là êm… Lạ thật!
Xin được mời Quý độc giả xem lại một bài viết cũ: “TAO LÀ LUẬT!” Để thấy câu chuyện chỉ vì ổ bánh mì, mà phải đối diện với khung hình 3-5 năm là chuyện không lạ, nó thật cứ như đùa, đừng ngỡ đó là do pháp luật nghiêm minh nơi thiên đàng của bác, mà đó chĩ là vì do một lũ rừng rú cầm cân công lý:
(HNPĐ - Tao là luật - Oct 14, 2012): Chỉ có tại cái nước này mới có cái thứ luật pháp ‘mù mờ bói toán’ mà thôi! Cái câu luật pháp mù mờ bói toán thoạt nghe thấy nó tức cười, mỗ tôi lần đầu nghe cũng thế, nhưng khi nghe người nói giải thích thì không còn cười được nữa, mà thấy nó là thứ luật của một nhà nước dốt nát, độc ác và man rợ.
Khi đó là lúc mỗ tôi còn đi tù cải tạo tại miền Bắc, được gặp ông già Phô, chuyên gánh phân người từ trong trại ra các đội rau, mà mỗ tôi đã có dịp thưa trong chuyện ‘con bìm bịp’, vào đầu tháng ba lúc vụ đầm Văn Vươn đang ồn ào. Ông Phô, lính hiến binh của Pháp, lúc đất nước chia đôi ông không chịu vào Nam vì quyến luyến mà ở lại miền Bắc, thế là ông đi tù từ 1954 đến khi gặp mỗ tôi, tính đốt ngón tay là ông đã ăn cơm cải tạo được trên hai mươi lăm năm.
Khi nghe ông gọi pháp luật của Vẹm là thứ pháp luật mù mờ bói toán, mỗ tôi phì cười vì nghĩ rằng ông đùa, nhưng không, mặt ông đanh lại khi nói câu đó, khiến mỗ tôi ngượng vì cái cười lạc quẻ vô duyên của mình. Để giải thích cho mỗ tôi những chữ đó, ông nói nó không tự ông mà có, mà nó đến từ thực tế của nhà tù, bởi tù quá lâu, ông chung đụng không biết bao nhiêu là thứ tù, ông nói chỉ xin lôi ra vài chuyện ông biết, để mà giải cái chữ mù mờ bói toán.
Chuyện nhỏ thằng bé dân ngủ bụi vườn hoa, đói quá giật ăn cái bánh đúc ngô, cho đến anh túng tiền cướp cái xe đạp Phượng Hoàng. Lớn hơn nữa, chuyện anh nông dân chửi bí thư xã nhũng lạm của công, đến hai chú láng giềng vì cái bờ mương sinh mâu thuẫn, anh này đâm anh kia một dao chết tốt. Ông nói thằng bé lang thang ăn quịt cái bánh đúc ngô bị ném vào trại với cái án tập trung cải tạo, mỗi mốc cải tạo là ba năm, nó ở đúng hai mốc là sáu năm thì được tha.
Tên cướp xe đạp bị kêu án 5 năm, nó ở tù bốn năm được ra về trước thời hạn! Tương tự được tha trước án, anh đâm chết người bị án mười năm, ở được tám năm đã về… Nhưng anh chửi bí thư xã, bị đưa đi tập trung với tội nhục mạ cán bộ đảng viên, đã cại tạo hết mốc thứ ba là chín năm, địa phương không nhận về nên ở lại ăn cơm tù thêm mốc nữa. Vậy có luật pháp nước nào mà khiến cái bánh đúc ngô giá trị to hơn cái xe đạp, và câu chửi nặng tội hơn là giết chết mạng người?
Những chuyện thật mà nghe cứ ngỡ là đùa, chuyện ấy thế gian bình thường thì làm sao có được, đấy là không nói đến đầy rẫy những chuyện oan khiên, mà chả dám lên tiếng, vì biết rằng trong rọ càng vùng vẫy chỉ thêm thiệt mà thôi. Còn gọi nó là thứ bói toán là vì chữ nghĩa luật định mù mờ hiểu sao cũng được, nặng nhẹ tùy người diễn giải vì thế tùy tiện bói cho nó một khung tội và cuối cùng tính toán xem định loại án nào và bao lâu (?).
Số phận phạm nhân nằm trong tay nhà nước nặng nhẹ mặc lòng, ai cũng sợ cái án tập trung, bị ném vào tù ở một hai hay ba mốc là thường. Còn tội thì nặng hơn hết ấy là tội phản động, dù là chỉ bị kêu án tập trung thì cũng phải ở trên mười năm, như anh chửi bí thư xã, câu chửi thì tội có nặng là bao, nhưng vì người bị chửi là đảng viên cán bộ nhà nước, nên tòa nhẹ nhàng định cho cái tội: nhục mạ, chống đối, phản động, (lôi sự thật hochiminh ra là tội nhục mạ đấy!?).
Vào trại là phải an tâm cải tạo, lâu quá không thấy được cho về thì phải hiểu là cải tạo chưa tốt, còn thế nào gọi là tốt cứ tìm già Hồ mà hỏi, đau cho người dân phải sống trong cái xứ có cái pháp luật mù mờ bói toán này. Ông Phô cay đắng nói, cộng sản không bao giờ có được điều gì rõ ràng, chúng không chấp nhận sự minh bạch, luôn mù mờ để dễ bề tùy tiện, đấy là chủ trương đường lối cai trị của chúng. Người ta nói nhiều về điều 88 Bộ luật Hình sự An Nam xã nghĩa!
Luật sư Hà Huy Sơn người từng biện hộ cho blogger Điếu Cày phát biểu ý kiến về điều luật này như sau: “Điều 88 không rõ ràng, cụ thể, nên việc khi áp dụng vào thực tế thì khó khách quan và dễ bị lạm dụng”. Và ngay cả một người nước ngoài Bà Lorretta Sanchez, bà dân biểu Mỹ này cũng đã nói “Chúng tôi đã gửi thư cho thủ tướng VN, nói với ông rằng việc áp dụng các điều luật 79 và 88 là hoàn toàn sai trái, ông ấy cần duyệt lại, suy nghĩ lại về những điều đó…”.
Các nước tiến bộ, khi làm luật người ta cố gắng làm cho thật sáng tỏ, để tránh mọi suy diễn đưa đến kết án sai, trường hợp bị giới hạn của ngôn ngữ trong luật mà các tòa dưới xử không thuận thì đã có Tòa án Tối cao phán quyết. Còn xứ xã nghĩa cái pháp luật ‘mù mờ bói toán’ mà ông tù già tên Phô đã ví, nó nói lên hết cái mưu mô xảo trá của một nhà nước, là làm sao cho điều luật càng tối nghĩa càng tốt… Và Tòa án chỉ là nơi nhà nước tùy tiện quyết định!
Việt Nhân (HNPĐ)