Văn Học & Nghệ Thuật

Chuyện tình người nổi tiếng: Lê Văn Trương và hai người vợ yêu

Lê Văn Trương (1906 - 1964) là một trong số nhà văn VN có số lượng tác phẩm in nhiều nhất. Ông có 2 người vợ, cả hai đều xinh đẹp và đặc biệt là sống với nhau hòa thuận.

Theo thống kê chưa đầy đủ, ông có đến 96 tác phẩm đã in và 29 cuốn chưa in. Có thể kể đến những tác phẩm nổi tiếng nhất như Cô Tư Thung, Tôi là mẹ, Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích, Trận đời...
Gặp “cô hai” trên đất khách
Năm 1923, Lê Văn Trương bị đuổi học vì tổ chức biểu tình bãi khóa phản đối hiệu trưởng người Pháp mắng, xúc phạm học trò Việt. Không nản chí, Lê Văn Trương tiếp tục tự học và thi đậu vào ngành bưu điện, nhưng với tì vết trên, năm 1926 nhà cầm quyền Pháp phân bổ ông làm việc tận Phnom Penh, rồi đổi lên Mondonkiri (Campuchia)... Những chuyến đi xa xôi đến nơi hẻo lánh, rừng thiêng nước độc là chất liệu để ông hoàn thành những tác phẩm đầu tay. Và cũng chính ở nơi đất khách quê người, Lê Văn Trương đã gặp người tình đầu của mình. Nhan sắc ấy tên là Nguyễn Thị Hỷ, chính là nguyên mẫu nhân vật cô Hai trong tiểu thuyết Tôi là mẹ của Lê Văn Trương.
Trong tiểu thuyết này, ông đã hé lộ đôi nét về gia cảnh của nàng, khi ông Nam Phát nói: “Vâng, tôi là người Bắc, lên buôn bán trên này đã hơn hai mươi năm chẳng về bao giờ. Mà biết quê quán ở đâu mà về! Tôi mồ côi cha mẹ, phiêu bạt từ nhỏ, quên cả quê quán. Chỉ còn nhớ mình là người Bắc, ở tỉnh Nam Định, nên tôi đặt tên hai cháu là Nam và Định để kỷ niệm quê quán của tôi”. “Cô Hai” là người con gái lớn của ông Nam Phát.
Lê Văn Trương và cô Hỷ kết hôn vào năm 1927. Sau này, cô Hỷ còn là cảm hứng cho nhà văn sáng tác tiểu thuyết Người đàn bà phương Đông. Năm 1930, Lê Văn Trương bỏ việc để về Lovéas ở Battambang khai khẩn đồn điền, buôn bò qua Thái Lan rồi làm thầu khoán... Sau đó, ông dẫn vợ và năm con (Lân, Liễn, Bổng, Linh và Giáng Vân) về Hà Nội, trú ngụ ở nhà số 38 Chùa Vua (tức phố Gustave Dumoutier). Ông bắt đầu viết văn và nổi tiếng như cồn.
Người vợ hoa khôi
Năm 1938, Lê Văn Trương cưới thêm một người vợ nữa. Đây cũng là thời gian ông viết sung sức nhất. Ông nổi tiếng đến mức khi nhà văn Nam Cao ra tác phẩm Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo), ông là người đề tựa và nhà xuất bản đã in tên ông to gấp ba lần tên Nam Cao để sách có thể bán chạy!
Người vợ thứ hai của ông là Nguyễn Thị Đào, quê ở phủ Xuân Trường (Nam Định). Bà gặp ông lúc mới mười chín xuân, là hoa khôi nổi danh của vũ trường Fantasio. Bà Đào được ông giao nhiệm vụ trông nom trang trại ở Láng để nuôi anh em văn nghệ sĩ đến ăn ở sáng tác.
Một người đàn ông sống với hai vợ thì kể ra cũng khó, thế mà gia đình Lê Văn Trương vẫn trong ấm ngoài êm. Bà Đào có kể lại: “Chẳng có gì là bí quyết cả. “Chị Cả” rất lành, tôi thì biết phận mình, không dại gì ghen ngược cả. Có những điều kiện mà nhà tôi đã đặt ra, chúng tôi mà làm sai thì bị trị thẳng tay!”.
Chuyện tình người nổi tiếng: Lê Văn Trương và hai người vợ yêu - ảnh 1
Bà Hỷ, vợ đầu của Lê Văn Trương và con út Giáng Vân, ảnh chụp tại Hà Nội Ảnh: T.L
Theo anh Lê Văn Phú, con nuôi của Lê Văn Trương và bà Đào: “Mẹ tôi học ít, nhưng thông minh, rất giỏi về khoa tâm lý. Mỗi lần cha tôi viết xong một đoạn văn, bao giờ cũng đọc cho mẹ tôi nghe để hỏi ý kiến. Mẹ tôi có những nhận xét rất tinh tế, cha tôi phải chịu “phục bà Trương” là giỏi. Mẹ tôi còn có tài ngâm thơ và thuộc khá nhiều thơ”.
Bạn bè nhà văn bịa ra câu chuyện hài hước: nếu đọc văn Lê Văn Trương thấy mạch văn không nhất quán, có đoạn già dặn có chỗ non nớt thì đừng lấy làm lạ, vì lúc nào viết mệt ông đã gọi 2 bà vợ ra thay nhau... viết giùm.
Sau năm 1945, ông ra Báo Việt Nam hồn ủng hộ Việt Minh. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, từng được cử làm chủ tịch ban khai thác vàng cho Chính phủ, đóng ở Chợ Bến (Hòa Bình). Tại đây, vì bệnh, bà Hỷ qua đời vào năm 1948. Nỗi đau này còn dai dẳng mãi trong tâm trí của ông.
Bấy giờ, bà Đào đã hồi cư về thành. Từ chiến khu xa xôi ông có chép lại bài thơ của người bạn thân tặng bà thật cảm động: “Ví tự ngày xưa mà sớm biết/Nẻo đời mai lạnh có đêm nay/Em ơi, dù cho nhiều rẽ ngã/Đường nào tay vẫn ấm trong tay/Thơ lỗi vần yêu đàn hững nhịp/Lối về thương mến nghẽn sông sâu/Anh gửi hồn qua phòng tuyến trắng/Dõi hồn em ngơ ngác tối chiêm bao...”.
Cuối năm 1952, vì bị loét bao tử và hậu bối, ông trở về Hà Nội chữa bệnh, sau đó vào nam. Sau khi vào Sài Gòn, vợ chồng ông ngụ ở nhà số 67/100 Trần Hưng Đạo, sau phải bán để lấy tiền chữa bệnh, chuyển về Bến Vân Đồn (Q.4). Cái chết của ông vào ngày 25.2.1964 đã gây xúc động cho nhiều người, vì ít ai ngờ rằng nhà văn nổi tiếng đến thế nay lại chết trong nghèo khó.
Mãi đến ngày 5.9.1995, một loạt tác phẩm của Lê Văn Trương mới được Nhà xuất bản Trẻ tái bản lần đầu tiên. Hôm ấy, ra mắt tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM, chị Giáng Vân, con gái của nhà văn, tặng tôi bài thơ của chị viết về bố, trong đó có câu khiến ai nấy cảm động: “Con mong sao có một ngày/Truyện cha chép lại làm say lòng người”.

Lê Minh Quốc

( TN )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện tình người nổi tiếng: Lê Văn Trương và hai người vợ yêu

Lê Văn Trương (1906 - 1964) là một trong số nhà văn VN có số lượng tác phẩm in nhiều nhất. Ông có 2 người vợ, cả hai đều xinh đẹp và đặc biệt là sống với nhau hòa thuận.

Theo thống kê chưa đầy đủ, ông có đến 96 tác phẩm đã in và 29 cuốn chưa in. Có thể kể đến những tác phẩm nổi tiếng nhất như Cô Tư Thung, Tôi là mẹ, Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích, Trận đời...
Gặp “cô hai” trên đất khách
Năm 1923, Lê Văn Trương bị đuổi học vì tổ chức biểu tình bãi khóa phản đối hiệu trưởng người Pháp mắng, xúc phạm học trò Việt. Không nản chí, Lê Văn Trương tiếp tục tự học và thi đậu vào ngành bưu điện, nhưng với tì vết trên, năm 1926 nhà cầm quyền Pháp phân bổ ông làm việc tận Phnom Penh, rồi đổi lên Mondonkiri (Campuchia)... Những chuyến đi xa xôi đến nơi hẻo lánh, rừng thiêng nước độc là chất liệu để ông hoàn thành những tác phẩm đầu tay. Và cũng chính ở nơi đất khách quê người, Lê Văn Trương đã gặp người tình đầu của mình. Nhan sắc ấy tên là Nguyễn Thị Hỷ, chính là nguyên mẫu nhân vật cô Hai trong tiểu thuyết Tôi là mẹ của Lê Văn Trương.
Trong tiểu thuyết này, ông đã hé lộ đôi nét về gia cảnh của nàng, khi ông Nam Phát nói: “Vâng, tôi là người Bắc, lên buôn bán trên này đã hơn hai mươi năm chẳng về bao giờ. Mà biết quê quán ở đâu mà về! Tôi mồ côi cha mẹ, phiêu bạt từ nhỏ, quên cả quê quán. Chỉ còn nhớ mình là người Bắc, ở tỉnh Nam Định, nên tôi đặt tên hai cháu là Nam và Định để kỷ niệm quê quán của tôi”. “Cô Hai” là người con gái lớn của ông Nam Phát.
Lê Văn Trương và cô Hỷ kết hôn vào năm 1927. Sau này, cô Hỷ còn là cảm hứng cho nhà văn sáng tác tiểu thuyết Người đàn bà phương Đông. Năm 1930, Lê Văn Trương bỏ việc để về Lovéas ở Battambang khai khẩn đồn điền, buôn bò qua Thái Lan rồi làm thầu khoán... Sau đó, ông dẫn vợ và năm con (Lân, Liễn, Bổng, Linh và Giáng Vân) về Hà Nội, trú ngụ ở nhà số 38 Chùa Vua (tức phố Gustave Dumoutier). Ông bắt đầu viết văn và nổi tiếng như cồn.
Người vợ hoa khôi
Năm 1938, Lê Văn Trương cưới thêm một người vợ nữa. Đây cũng là thời gian ông viết sung sức nhất. Ông nổi tiếng đến mức khi nhà văn Nam Cao ra tác phẩm Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo), ông là người đề tựa và nhà xuất bản đã in tên ông to gấp ba lần tên Nam Cao để sách có thể bán chạy!
Người vợ thứ hai của ông là Nguyễn Thị Đào, quê ở phủ Xuân Trường (Nam Định). Bà gặp ông lúc mới mười chín xuân, là hoa khôi nổi danh của vũ trường Fantasio. Bà Đào được ông giao nhiệm vụ trông nom trang trại ở Láng để nuôi anh em văn nghệ sĩ đến ăn ở sáng tác.
Một người đàn ông sống với hai vợ thì kể ra cũng khó, thế mà gia đình Lê Văn Trương vẫn trong ấm ngoài êm. Bà Đào có kể lại: “Chẳng có gì là bí quyết cả. “Chị Cả” rất lành, tôi thì biết phận mình, không dại gì ghen ngược cả. Có những điều kiện mà nhà tôi đã đặt ra, chúng tôi mà làm sai thì bị trị thẳng tay!”.
Chuyện tình người nổi tiếng: Lê Văn Trương và hai người vợ yêu - ảnh 1
Bà Hỷ, vợ đầu của Lê Văn Trương và con út Giáng Vân, ảnh chụp tại Hà Nội Ảnh: T.L
Theo anh Lê Văn Phú, con nuôi của Lê Văn Trương và bà Đào: “Mẹ tôi học ít, nhưng thông minh, rất giỏi về khoa tâm lý. Mỗi lần cha tôi viết xong một đoạn văn, bao giờ cũng đọc cho mẹ tôi nghe để hỏi ý kiến. Mẹ tôi có những nhận xét rất tinh tế, cha tôi phải chịu “phục bà Trương” là giỏi. Mẹ tôi còn có tài ngâm thơ và thuộc khá nhiều thơ”.
Bạn bè nhà văn bịa ra câu chuyện hài hước: nếu đọc văn Lê Văn Trương thấy mạch văn không nhất quán, có đoạn già dặn có chỗ non nớt thì đừng lấy làm lạ, vì lúc nào viết mệt ông đã gọi 2 bà vợ ra thay nhau... viết giùm.
Sau năm 1945, ông ra Báo Việt Nam hồn ủng hộ Việt Minh. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, từng được cử làm chủ tịch ban khai thác vàng cho Chính phủ, đóng ở Chợ Bến (Hòa Bình). Tại đây, vì bệnh, bà Hỷ qua đời vào năm 1948. Nỗi đau này còn dai dẳng mãi trong tâm trí của ông.
Bấy giờ, bà Đào đã hồi cư về thành. Từ chiến khu xa xôi ông có chép lại bài thơ của người bạn thân tặng bà thật cảm động: “Ví tự ngày xưa mà sớm biết/Nẻo đời mai lạnh có đêm nay/Em ơi, dù cho nhiều rẽ ngã/Đường nào tay vẫn ấm trong tay/Thơ lỗi vần yêu đàn hững nhịp/Lối về thương mến nghẽn sông sâu/Anh gửi hồn qua phòng tuyến trắng/Dõi hồn em ngơ ngác tối chiêm bao...”.
Cuối năm 1952, vì bị loét bao tử và hậu bối, ông trở về Hà Nội chữa bệnh, sau đó vào nam. Sau khi vào Sài Gòn, vợ chồng ông ngụ ở nhà số 67/100 Trần Hưng Đạo, sau phải bán để lấy tiền chữa bệnh, chuyển về Bến Vân Đồn (Q.4). Cái chết của ông vào ngày 25.2.1964 đã gây xúc động cho nhiều người, vì ít ai ngờ rằng nhà văn nổi tiếng đến thế nay lại chết trong nghèo khó.
Mãi đến ngày 5.9.1995, một loạt tác phẩm của Lê Văn Trương mới được Nhà xuất bản Trẻ tái bản lần đầu tiên. Hôm ấy, ra mắt tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM, chị Giáng Vân, con gái của nhà văn, tặng tôi bài thơ của chị viết về bố, trong đó có câu khiến ai nấy cảm động: “Con mong sao có một ngày/Truyện cha chép lại làm say lòng người”.

Lê Minh Quốc

( TN )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm