Truyện Ngắn & Phóng Sự
Cô hàng bún riêu ở phố tôi - Hàn Vĩnh Diệp
Phố tôi nằm trên một con hẻm, nhưng khá đông người qua lại, bởi nó thông ra đại lộ N.T. Nhờ lợi thế địa lý ấy mà quầy hàng bún riêu của cô Mận,...
Phố tôi nằm trên một con hẻm, nhưng khá đông người qua lại, bởi nó thông ra đại lộ N.T. Nhờ lợi thế địa lý ấy mà quầy hàng bún riêu của cô Mận, hàng xóm chúng tôi, cũng khá đông thực khách. Nhà vợ chồng cô mới chuyển ở quê lên, chồng làm thợ đường dây điện. Cô tâm sự với chị em hàng phố: Nhà em được nhờ phúc của các cụ, với lại, cũng phải nói là nhờ ơn Đảng nữa, nên mới có một số vốn lớn để lên đây mua nhà cửa, làm ăn nuôi mẹ già, hai đứa con.
– Thế Đảng cho tiền nhà cô à? Một bà bạn hỏi.
– Không phải cho tiền, mà là Đảng sớm giác ngộ, mở rộng cửa mình để các nước họ vào mở nhà máy, công xưởng … dân mình được nhờ, quê em anh Đại Hàn vào mở một nhà máy to lắm. Đất đai họ mua giá rất hời, chứ không phải như mấy ông quốc doanh; đất đai tổ tiên ông bà để lại cho con cháu, mấy ổng cứ xưng xưng nói đất Nhà nước, nên khi thu đất, chỉ đền bù hoa lợi trên đất, giá rẻ như bèo, mua như cướp.
Hai xã cạnh xã em bị như thế đấy. Dân kêu trời kêu đất. Đơn khiếu nại hàng chồng lên Huyện, Tỉnh, Trung ương, Quốc hội, Hội nông dân … nhưng chẳng ăn thua gì hết. Họ bảo: chính sách quy định vậy, kêu thế chớ kêu nữa cũng chẳng ai giải quyết.
– Chính sách cái mả cha chúng nó chớ! Một bà nghe nói tức quá chửi luôn.
Lúc mới đến, cô Mận bán rau quả ở vỉa hè. Nhưng công an quấy đảo quá, chịu không thấu, chị em bày mở quầy bán đồ khô hay bún riêu tại nhà. Bà ngoại các cháu hàng chục năm bán bún riêu ở chợ ấp, có thể tận dụng kinh nghiệm của bà. Quầy hàng của cô khá đông khách, lúc đầu, các bà các chị đến ăn, một phần là để ủng hộ cô chủ hàng; dần dần, khách qua đường, các phố chung quanh cũng đến thưởng thức.
Trong số thực khách ấy có kha khá các bậc nam tử trung niên, 5, 7 vị cao niên tuổi 50 – 60. Với loại khách này, ngoài chất lượng tô bún, ngon, đậm đà, giá cả phải chăng, sạch sẽ; cô chủ đôn hậu, lịch sự, cởi mở; có lẽ còn nét duyên dáng chất phác của cô và đôi bưởi Biên Hòa tự do “rung rinh quả ngọt” trong tấm áo cánh mỏng …!
Ông Bí thơ đảng kiêm Trưởng khu phố, Trưởng ban mặt trận, Hội chữ thập đỏ, Người cao tuổi v.v… ở xứ này, người ta thực hiện chủ trương “nhất thể hóa” sớm hơn cả Trung ương, gần như toàn bộ các chức danh Đảng – chính quyền – đoàn thể (có lẽ chỉ trừ Phụ nữ, Thanh niên) đều thâu tóm vào tay một người. Ông thường ca cẩm công việc quá bận rộn hơn cả khi còn đương chức; nhưng hầu như ngày nào ông cũng có mặt ở quầy bán bún riêu cô Mận. Ông thân mật hỏi thăm chuyện làm ăn, sức khỏe cụ bà và hai vợ chồng, chuyện học hành của con cái
… Cô cảm động trước sự quan tâm, săn sóc của ông, nên đối đãi với ông có phần ưu ái. Nhưng, dần dần cô thấy cử chỉ, nói năng của ông hơi bất thường.
Những lúc vắng khách ông đem cả chuyện tình tang vợ chồng ra đùa cợt. Cô đã nhiều lần nói xa nói gần để cảnh báo, ông không giảm mà còn suồng sã, trắng trợn hơn. Chuyện ông khách già quấy rối khiến cô rất bực bội, lại thêm chuyện anh chồng. Mấy tháng nay, anh ta lấy cớ trực, triển khai mạng lưới điện vùng xa … nên hay vắng nhà những ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, cô sinh nghi, đang định đến cơ quan dò la thực hư, nhưng công việc túi bụi chưa thu xếp được.
Có lần cô nói gần nói xa về chuyện dạo này anh ít về nhà các ngày nghỉ, anh nói: “Cơ quan đơn vị đang vào cao trào thi đua lấy thành tích chào mừng đại hội, mình là đảng viên, lãnh đạo phải gương mẫu, nêu gương ...”. Cô xì một tiếng rõ to: “Đảng viên chớ có phải ông thánh ông tướng gì, cũng phải có ngày làm ngày nghỉ, thế làm cả thứ bảy, chủ nhật, tiền bồi dưỡng đâu? Người ta là lãnh đạo chóp bu kia mà mỗi năm vài ba tháng cứ đưa vợ con đi chơi nước trong nước ngoài lu bù, còn mình chỉ là anh đảng viên quèn, đội trưởng lãnh đạo ba anh thợ học việc mà phách tướng!”
Có lẽ hơi chột dạ nên thứ Sáu tuần sau anh ta về. Sáng Chủ Nhật đang say giấc nồng, chiếc điện thoại của anh cứ réo liên tục. Cô Mận sốt ruột chạy vào cầm máy nghe. Bên kia một giọng ỏn ẻn: “Anh ơi, chiều lay (nay) nên (lên) sớm chút đi! Em nhớ anh nắm (lắm) đó!” Điên tiết, sẵn chiếc guốc mộc của bà cụ để cạnh, cô cầm lên vụt mạnh vào hạ bộ anh chồng, nghiến răng “Này nhớ! Này động cỡn!” Anh chồng đau quá vùng dậy, định sống mái nhưng thấy cô vợ tay cầm chiếc muỗng to, mặt hầm hầm, đứng cạnh nồi nước lèo đang sôi sùng sục nên hơi nhụt chí, miệng gầm gừ: “Nhớ đấy! Rồi ông sẽ cho biết tay!”
Lúc vắng khách, ông bí “già dê” (tên cô đặt cho ông khi nói giỡn với chị em thân quen) lò dò đến. Ông ngồi xáp vào cạnh cô, cười cười nói nói. Cô bưng tô bún đầy tú hụ “mời bác dùng cho nóng sốt!” Ông đưa tay ra đỡ, nhưng lần này không chỉ ôm lấy mu bàn tay cô mà vuốt vuốt lên cánh tay trần, miệng tủm tỉm: “Ngon quá! Giá được xơi thêm múi bưởi Biên Hòa kia nữa thì tuyệt!”. Sẵn đà giận anh chồng, cô đổ ập muỗng nước sôi vào đũng quần ông. Ông thét lên, ôm quần chạy thẳng.
Một tuần sau, không thấy ông bí đến, mẹ con cô Mận hơi lo lắng. Bà mẹ bảo: “Con giận chồng lại trút tức bực lên ổng, cán bộ lãnh đạo ai mà chẳng có tính bông phèn, mình biết thì tìm cách tránh. Ổng giận mà làm khó dễ thì phức tạp lắm đấy. Hay là mẹ con mình đem ít quà đến xin lỗi ổng”.
Cô Mận cũng cảm thấy “no mất ngon, giận mất khôn”, cách đối xử như vậy là thiếu văn hóa; nhưng làm thế nào cho êm đẹp lại có thể răn đe ổng với các ông lãnh đạo khác thì cô chưa nghĩ ra. May quá, thứ hai tới, thấy ông khập khiễng đến, vẻ mặt không có gì giận dữ. Mẹ con cô hồ hởi đón tiếp. Bà cụ mời ông vào hẳn trong nhà. Bà xuýt xoa nói: “con nhỏ nhà tôi lớn xác mà dại, giận chồng lại đổ vạ lên ông, mong ông bỏ lỗi cho cháu …” Ông cười độ lượng: “không có gì đâu, tôi biết, cô ấy lỡ tay chứ không cố ý. Bà đừng để bụng … mà tôi cũng có lỗi, đùa hơi quá trớn”.
Cô Mận bưng tô bún đặc biệt mời ông. Bà cụ bảo con gái: “Con phải rút kinh nghiệm cách đối xử với lãnh đạo. Thời buổi này mà lãnh đạo biết nhận lỗi với dân, không chèn ép, cưỡng bức dân như ông đây là của hiếm đó …”
Hàn Vĩnh Diệp, phỏng tác Dao dan chuyen
Cô hàng bún riêu ở phố tôi - Hàn Vĩnh Diệp
Phố tôi nằm trên một con hẻm, nhưng khá đông người qua lại, bởi nó thông ra đại lộ N.T. Nhờ lợi thế địa lý ấy mà quầy hàng bún riêu của cô Mận,...
Phố tôi nằm trên một con hẻm, nhưng khá đông người qua lại, bởi nó thông ra đại lộ N.T. Nhờ lợi thế địa lý ấy mà quầy hàng bún riêu của cô Mận, hàng xóm chúng tôi, cũng khá đông thực khách. Nhà vợ chồng cô mới chuyển ở quê lên, chồng làm thợ đường dây điện. Cô tâm sự với chị em hàng phố: Nhà em được nhờ phúc của các cụ, với lại, cũng phải nói là nhờ ơn Đảng nữa, nên mới có một số vốn lớn để lên đây mua nhà cửa, làm ăn nuôi mẹ già, hai đứa con.
– Thế Đảng cho tiền nhà cô à? Một bà bạn hỏi.
– Không phải cho tiền, mà là Đảng sớm giác ngộ, mở rộng cửa mình để các nước họ vào mở nhà máy, công xưởng … dân mình được nhờ, quê em anh Đại Hàn vào mở một nhà máy to lắm. Đất đai họ mua giá rất hời, chứ không phải như mấy ông quốc doanh; đất đai tổ tiên ông bà để lại cho con cháu, mấy ổng cứ xưng xưng nói đất Nhà nước, nên khi thu đất, chỉ đền bù hoa lợi trên đất, giá rẻ như bèo, mua như cướp.
Hai xã cạnh xã em bị như thế đấy. Dân kêu trời kêu đất. Đơn khiếu nại hàng chồng lên Huyện, Tỉnh, Trung ương, Quốc hội, Hội nông dân … nhưng chẳng ăn thua gì hết. Họ bảo: chính sách quy định vậy, kêu thế chớ kêu nữa cũng chẳng ai giải quyết.
– Chính sách cái mả cha chúng nó chớ! Một bà nghe nói tức quá chửi luôn.
Lúc mới đến, cô Mận bán rau quả ở vỉa hè. Nhưng công an quấy đảo quá, chịu không thấu, chị em bày mở quầy bán đồ khô hay bún riêu tại nhà. Bà ngoại các cháu hàng chục năm bán bún riêu ở chợ ấp, có thể tận dụng kinh nghiệm của bà. Quầy hàng của cô khá đông khách, lúc đầu, các bà các chị đến ăn, một phần là để ủng hộ cô chủ hàng; dần dần, khách qua đường, các phố chung quanh cũng đến thưởng thức.
Trong số thực khách ấy có kha khá các bậc nam tử trung niên, 5, 7 vị cao niên tuổi 50 – 60. Với loại khách này, ngoài chất lượng tô bún, ngon, đậm đà, giá cả phải chăng, sạch sẽ; cô chủ đôn hậu, lịch sự, cởi mở; có lẽ còn nét duyên dáng chất phác của cô và đôi bưởi Biên Hòa tự do “rung rinh quả ngọt” trong tấm áo cánh mỏng …!
Ông Bí thơ đảng kiêm Trưởng khu phố, Trưởng ban mặt trận, Hội chữ thập đỏ, Người cao tuổi v.v… ở xứ này, người ta thực hiện chủ trương “nhất thể hóa” sớm hơn cả Trung ương, gần như toàn bộ các chức danh Đảng – chính quyền – đoàn thể (có lẽ chỉ trừ Phụ nữ, Thanh niên) đều thâu tóm vào tay một người. Ông thường ca cẩm công việc quá bận rộn hơn cả khi còn đương chức; nhưng hầu như ngày nào ông cũng có mặt ở quầy bán bún riêu cô Mận. Ông thân mật hỏi thăm chuyện làm ăn, sức khỏe cụ bà và hai vợ chồng, chuyện học hành của con cái
… Cô cảm động trước sự quan tâm, săn sóc của ông, nên đối đãi với ông có phần ưu ái. Nhưng, dần dần cô thấy cử chỉ, nói năng của ông hơi bất thường.
Những lúc vắng khách ông đem cả chuyện tình tang vợ chồng ra đùa cợt. Cô đã nhiều lần nói xa nói gần để cảnh báo, ông không giảm mà còn suồng sã, trắng trợn hơn. Chuyện ông khách già quấy rối khiến cô rất bực bội, lại thêm chuyện anh chồng. Mấy tháng nay, anh ta lấy cớ trực, triển khai mạng lưới điện vùng xa … nên hay vắng nhà những ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, cô sinh nghi, đang định đến cơ quan dò la thực hư, nhưng công việc túi bụi chưa thu xếp được.
Có lần cô nói gần nói xa về chuyện dạo này anh ít về nhà các ngày nghỉ, anh nói: “Cơ quan đơn vị đang vào cao trào thi đua lấy thành tích chào mừng đại hội, mình là đảng viên, lãnh đạo phải gương mẫu, nêu gương ...”. Cô xì một tiếng rõ to: “Đảng viên chớ có phải ông thánh ông tướng gì, cũng phải có ngày làm ngày nghỉ, thế làm cả thứ bảy, chủ nhật, tiền bồi dưỡng đâu? Người ta là lãnh đạo chóp bu kia mà mỗi năm vài ba tháng cứ đưa vợ con đi chơi nước trong nước ngoài lu bù, còn mình chỉ là anh đảng viên quèn, đội trưởng lãnh đạo ba anh thợ học việc mà phách tướng!”
Có lẽ hơi chột dạ nên thứ Sáu tuần sau anh ta về. Sáng Chủ Nhật đang say giấc nồng, chiếc điện thoại của anh cứ réo liên tục. Cô Mận sốt ruột chạy vào cầm máy nghe. Bên kia một giọng ỏn ẻn: “Anh ơi, chiều lay (nay) nên (lên) sớm chút đi! Em nhớ anh nắm (lắm) đó!” Điên tiết, sẵn chiếc guốc mộc của bà cụ để cạnh, cô cầm lên vụt mạnh vào hạ bộ anh chồng, nghiến răng “Này nhớ! Này động cỡn!” Anh chồng đau quá vùng dậy, định sống mái nhưng thấy cô vợ tay cầm chiếc muỗng to, mặt hầm hầm, đứng cạnh nồi nước lèo đang sôi sùng sục nên hơi nhụt chí, miệng gầm gừ: “Nhớ đấy! Rồi ông sẽ cho biết tay!”
Lúc vắng khách, ông bí “già dê” (tên cô đặt cho ông khi nói giỡn với chị em thân quen) lò dò đến. Ông ngồi xáp vào cạnh cô, cười cười nói nói. Cô bưng tô bún đầy tú hụ “mời bác dùng cho nóng sốt!” Ông đưa tay ra đỡ, nhưng lần này không chỉ ôm lấy mu bàn tay cô mà vuốt vuốt lên cánh tay trần, miệng tủm tỉm: “Ngon quá! Giá được xơi thêm múi bưởi Biên Hòa kia nữa thì tuyệt!”. Sẵn đà giận anh chồng, cô đổ ập muỗng nước sôi vào đũng quần ông. Ông thét lên, ôm quần chạy thẳng.
Một tuần sau, không thấy ông bí đến, mẹ con cô Mận hơi lo lắng. Bà mẹ bảo: “Con giận chồng lại trút tức bực lên ổng, cán bộ lãnh đạo ai mà chẳng có tính bông phèn, mình biết thì tìm cách tránh. Ổng giận mà làm khó dễ thì phức tạp lắm đấy. Hay là mẹ con mình đem ít quà đến xin lỗi ổng”.
Cô Mận cũng cảm thấy “no mất ngon, giận mất khôn”, cách đối xử như vậy là thiếu văn hóa; nhưng làm thế nào cho êm đẹp lại có thể răn đe ổng với các ông lãnh đạo khác thì cô chưa nghĩ ra. May quá, thứ hai tới, thấy ông khập khiễng đến, vẻ mặt không có gì giận dữ. Mẹ con cô hồ hởi đón tiếp. Bà cụ mời ông vào hẳn trong nhà. Bà xuýt xoa nói: “con nhỏ nhà tôi lớn xác mà dại, giận chồng lại đổ vạ lên ông, mong ông bỏ lỗi cho cháu …” Ông cười độ lượng: “không có gì đâu, tôi biết, cô ấy lỡ tay chứ không cố ý. Bà đừng để bụng … mà tôi cũng có lỗi, đùa hơi quá trớn”.
Cô Mận bưng tô bún đặc biệt mời ông. Bà cụ bảo con gái: “Con phải rút kinh nghiệm cách đối xử với lãnh đạo. Thời buổi này mà lãnh đạo biết nhận lỗi với dân, không chèn ép, cưỡng bức dân như ông đây là của hiếm đó …”
Hàn Vĩnh Diệp, phỏng tác Dao dan chuyen