Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Có những bài thơ… - Việt Nhân
(HNPĐ)
Có
những bài thơ làm người đọc thích ngay lần đọc đầu, nó đọng mãi trong người đọc,
người ta cho đó là bài thơ hay, như thể là một người đẹp lần đầu được gặp, giai
nhân gặp mấy ai không vấn vương dù chỉ một lần, cái vương vấn đó cũng vậy khi đọc
một bài thơ hay… Câu đó mỗ tôi đọc được lâu lắm rồi, từ ngày vừa mới lớn trong
một mục bình thơ, cái ví von để rồi có cái gọi là nàng thơ, được các tay vừa lớn
thuở đó đang tập làm thi sĩ cho là đúng (?!).
Không
đúng sao được, khi những thằng nhóc thuở ấy chúng tôi, có đứa nào không chép những
bài thơ hay vào đầy những trang
cuối các cuốn vở, hay cắt từ những trang báo ra dán vào một cuốn sổ.
Tranh họa giai nhân người ta vẫn thích treo để ngắm, còn những bài thơ hay bọn chúng
tôi kè kè bên mình để đọc… để tập mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây… và nay tuổi
đã quá bảy bó, vẫn chưa được một mang danh nhà thơ (có lẽ chỉ có mỗi ông Trạch
Gầm).
Với
mỗ tôi thì lót đầy thơ dưới tấm kính bàn học, chúng nằm ngay trước mắt, gấp
sách lại không học nữa là thấy… lại đọc, đọc xong là thừ người chống cằm nhìn
ra bầu trời sau khung cửa sổ, những câu thơ ấy làm thằng nhóc mới lớn say. Thằng
bé mê thơ nay đã già, vẫn thuộc như cháo những lời trong “chân quê”, thích cái
hương đồng cỏ nội của Nguyễn Bính, hay “mây trắng xứ Đoài” vì mê cái chất mây
lãng tử nơi Quang Dũng.
Tập tành làm thơ mỗ tôi đã từng, cố gắng thì
có mà kết quả thì không, vì chuyện mỗ tôi làm chỉ là việc của một anh thợ sắp
chữ,
thơ không phải là việc đơn giản sắp dăm con chữ nối tiếp nhau cùng chấm phết rồi
xuống hàng. Cuốn vở nào cũng có những câu năm chữ, bảy chữ của tôi, nhưng gọi
chúng là thơ ngay mỗ tôi cũng thấy ngượng, thế là đành quay qua văn, và may là
vài nơi cho đăng với tí tiền café… viết phiếm thôi cho đời đỡ buồn!
Chuyện
gì mình làm không được thì quý, cũng chính vì thế mà vào đề câu chuyện hôm nay
lan man nói về cái tôi (đáng ghét) quá nhiều, xin lỗi mỗ tôi trở về cái chính
câu chuyện hôm nay… Có những bài thơ, chữ nghĩa bình dị như văn nói, chính vì
thế mà ta bị nó cuốn lây cái sôi nổi của tác giả, trong bài “Cho tao chửi mày một
tiếng” cái thích của người đọc dâng cao theo từng câu, để rồi xuất hiện nhiều
bài viết thay cho tiếng vỗ tay:
Đụ
má, cho tao chửi mày một tiếng
Đất
của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu
Ngậm
phải củ gì mà mầy cứng miệng
Đảng
của Mầy, chết mẹ… đảng tào lao. (Trạch Gầm0
Được
làm thơ trả lời, thì có lẽ ông lính cũ phế binh còn bên quê nhà, Nguyễn Cung
Thương, với câu gọi “Gửi súng cho tao” là được nhiều người trả lời nhất, cái phẫn
hận đã tràn trong ý thơ của người gọi lẫn kẻ trả lời, Vết thương của những người
lính cũ lần đó lại tươm máu, riêng mỗ tôi kẻ còn đủ chân đủ tay thấy thẹn cho
mình, và cũng thấy rằng đó mới là bài thơ hay nhất mỗ tôi được đọc từ trước đến
nay… Bài thơ với những lời đầy bi tráng:
Hãy
gửi tiền cho những nhà tu
Để
họ mở cửa nhà tù
Còn
chúng tao là chiến sĩ
Hãy
gửi về cho chúng tao vũ khí
Thằng
cụt tay sẽ chỉ cho thằng mù mắt bấm cò
Thằng
còn chân sẽ cõng thằng què quặt
Trận
chiến sau cùng này sẽ không có Dương Văn Minh
Trong
Quý vị chắc hẳn không một ai lạ gì bài này, xin cho mỗ tôi khỏi ghi lại đầy đủ chi
cho dài dòng, mà nếu có ông anh nào quên, cứ xin đến gõ cửa hỏi ông Google là
có ngay, ông ấy lại còn hậu hĩ cho thêm, đếm được đâu đó cả chục bài trả lời, cũng
là của những tay lính cũ (như mỗ tôi), bị bài thơ này nó vật. Một anh bạn gom lại
những bài đó thành tập mà gọi đó là bi phẫn thi!
Mấy
hôm nay lại có một bài thơ hay, hay là bởi ý thơ mà không cần đến những con chữ
cầu kỳ, “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” mượn cái ngạc nhiên của mình để
đặt câu hỏi, một cô giáo trường chuyên đất Hà Tĩnh đã vuốt mặt (đảng) mà không
nể mũi (côn an):
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha
để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta
trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người
trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...
Tác giả Trần Thị Lam,
sanh ra và lớn lên trong cái nôi xã nghĩa của bác và đảng, nay lại có những thắc
mắc mà cô cho là ngộ, khiến người đọc không nhịn được đã phải trả lời cô, nay đếm
đã có năm bảy bài. Trong đó có “Đất nước mình thật là ngộ đó em” của Toàn Như,
tác giả đem thực tế những gì của cái đảng bác Hù quang dzinh đã làm, và dân một
cái đất nước xã nghĩa được gọi là ngộ, thật ra chỉ là đất nước quái đản và cái
đảng khốn nạn:
Đất nước
mình thật là ngộ đó em
Bốn ngàn
tuổi vẫn có người bổ báng
Bốn ngàn
tuổi mà vẫn không bằng tuổi đảng
Nên đừng hỏi
vì sao có lắm chuyện kỳ khôi
Đất nước
mình không có ngộ đâu em
Những
chiếc bánh to mới đáng cho đảng ta chia chác
Những dự
án khùng mới có lắm tiền lắm bạc
Còn mạng
con người có đáng chi mô
Đất nước
mình sao phải buồn hả em?
Biển bạc,
rừng xanh ta chẳng cần canh giữ
Tàu lạ vào
ra biển đảo vô tư như ông chủ
Còn những
con thuyền ta nằm im chẳng sướng ư!
Đất nước
mình giỏi quá đi chứ em
Những đứa
trẻ sinh ra đã phải bước vào đời rất sớm
Chẳng biết
sữa mùi gì nói chi chuyện bú mớm
Vẫn gánh
trên vai món nợ nặng chập chùng
Đất nước
mình em hỏi sẽ về đâu?
Câu hỏi
khó nhưng dường như ai cũng biết
Có lẽ nào
đất nước đang bị diệt
Bởi lũ
cộng cuồng nô dịch hôm nay…??? (Toàn Như)
Cô giáo
đất sông Lam như có ý đùa với câu hỏi bâng quơ nơi cuối bài! Nhưng tác giả Toàn
Như đang mang phận tha hương, khi nhìn về quê nhà đã không đùa được, ta thấy
nỗi xót xa trong ông cũng nơi câu cuối: Có lẽ nào đất nước đang bị diệt, bởi lũ
cộng cuồng nô dịch hôm nay…???
Trong bối
cảnh họa Bắc thuộc kề bên, họa diệt vong ngay trước mắt, có được những bài thơ
như thế này, cho ta hy vọng một tương lai tươi sáng trở lại cho quê hương, vì
vẫn còn đây những con dân đất Việt đang trăn trở khắc khoải cho đất nước mình.
Việt Nhân (HNPĐ)
Có những bài thơ… - Việt Nhân
(HNPĐ)
Có
những bài thơ làm người đọc thích ngay lần đọc đầu, nó đọng mãi trong người đọc,
người ta cho đó là bài thơ hay, như thể là một người đẹp lần đầu được gặp, giai
nhân gặp mấy ai không vấn vương dù chỉ một lần, cái vương vấn đó cũng vậy khi đọc
một bài thơ hay… Câu đó mỗ tôi đọc được lâu lắm rồi, từ ngày vừa mới lớn trong
một mục bình thơ, cái ví von để rồi có cái gọi là nàng thơ, được các tay vừa lớn
thuở đó đang tập làm thi sĩ cho là đúng (?!).
Không
đúng sao được, khi những thằng nhóc thuở ấy chúng tôi, có đứa nào không chép những
bài thơ hay vào đầy những trang
cuối các cuốn vở, hay cắt từ những trang báo ra dán vào một cuốn sổ.
Tranh họa giai nhân người ta vẫn thích treo để ngắm, còn những bài thơ hay bọn chúng
tôi kè kè bên mình để đọc… để tập mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây… và nay tuổi
đã quá bảy bó, vẫn chưa được một mang danh nhà thơ (có lẽ chỉ có mỗi ông Trạch
Gầm).
Với
mỗ tôi thì lót đầy thơ dưới tấm kính bàn học, chúng nằm ngay trước mắt, gấp
sách lại không học nữa là thấy… lại đọc, đọc xong là thừ người chống cằm nhìn
ra bầu trời sau khung cửa sổ, những câu thơ ấy làm thằng nhóc mới lớn say. Thằng
bé mê thơ nay đã già, vẫn thuộc như cháo những lời trong “chân quê”, thích cái
hương đồng cỏ nội của Nguyễn Bính, hay “mây trắng xứ Đoài” vì mê cái chất mây
lãng tử nơi Quang Dũng.
Tập tành làm thơ mỗ tôi đã từng, cố gắng thì
có mà kết quả thì không, vì chuyện mỗ tôi làm chỉ là việc của một anh thợ sắp
chữ,
thơ không phải là việc đơn giản sắp dăm con chữ nối tiếp nhau cùng chấm phết rồi
xuống hàng. Cuốn vở nào cũng có những câu năm chữ, bảy chữ của tôi, nhưng gọi
chúng là thơ ngay mỗ tôi cũng thấy ngượng, thế là đành quay qua văn, và may là
vài nơi cho đăng với tí tiền café… viết phiếm thôi cho đời đỡ buồn!
Chuyện
gì mình làm không được thì quý, cũng chính vì thế mà vào đề câu chuyện hôm nay
lan man nói về cái tôi (đáng ghét) quá nhiều, xin lỗi mỗ tôi trở về cái chính
câu chuyện hôm nay… Có những bài thơ, chữ nghĩa bình dị như văn nói, chính vì
thế mà ta bị nó cuốn lây cái sôi nổi của tác giả, trong bài “Cho tao chửi mày một
tiếng” cái thích của người đọc dâng cao theo từng câu, để rồi xuất hiện nhiều
bài viết thay cho tiếng vỗ tay:
Đụ
má, cho tao chửi mày một tiếng
Đất
của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu
Ngậm
phải củ gì mà mầy cứng miệng
Đảng
của Mầy, chết mẹ… đảng tào lao. (Trạch Gầm0
Được
làm thơ trả lời, thì có lẽ ông lính cũ phế binh còn bên quê nhà, Nguyễn Cung
Thương, với câu gọi “Gửi súng cho tao” là được nhiều người trả lời nhất, cái phẫn
hận đã tràn trong ý thơ của người gọi lẫn kẻ trả lời, Vết thương của những người
lính cũ lần đó lại tươm máu, riêng mỗ tôi kẻ còn đủ chân đủ tay thấy thẹn cho
mình, và cũng thấy rằng đó mới là bài thơ hay nhất mỗ tôi được đọc từ trước đến
nay… Bài thơ với những lời đầy bi tráng:
Hãy
gửi tiền cho những nhà tu
Để
họ mở cửa nhà tù
Còn
chúng tao là chiến sĩ
Hãy
gửi về cho chúng tao vũ khí
Thằng
cụt tay sẽ chỉ cho thằng mù mắt bấm cò
Thằng
còn chân sẽ cõng thằng què quặt
Trận
chiến sau cùng này sẽ không có Dương Văn Minh
Trong
Quý vị chắc hẳn không một ai lạ gì bài này, xin cho mỗ tôi khỏi ghi lại đầy đủ chi
cho dài dòng, mà nếu có ông anh nào quên, cứ xin đến gõ cửa hỏi ông Google là
có ngay, ông ấy lại còn hậu hĩ cho thêm, đếm được đâu đó cả chục bài trả lời, cũng
là của những tay lính cũ (như mỗ tôi), bị bài thơ này nó vật. Một anh bạn gom lại
những bài đó thành tập mà gọi đó là bi phẫn thi!
Mấy
hôm nay lại có một bài thơ hay, hay là bởi ý thơ mà không cần đến những con chữ
cầu kỳ, “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” mượn cái ngạc nhiên của mình để
đặt câu hỏi, một cô giáo trường chuyên đất Hà Tĩnh đã vuốt mặt (đảng) mà không
nể mũi (côn an):
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha
để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta
trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người
trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...
Tác giả Trần Thị Lam,
sanh ra và lớn lên trong cái nôi xã nghĩa của bác và đảng, nay lại có những thắc
mắc mà cô cho là ngộ, khiến người đọc không nhịn được đã phải trả lời cô, nay đếm
đã có năm bảy bài. Trong đó có “Đất nước mình thật là ngộ đó em” của Toàn Như,
tác giả đem thực tế những gì của cái đảng bác Hù quang dzinh đã làm, và dân một
cái đất nước xã nghĩa được gọi là ngộ, thật ra chỉ là đất nước quái đản và cái
đảng khốn nạn:
Đất nước
mình thật là ngộ đó em
Bốn ngàn
tuổi vẫn có người bổ báng
Bốn ngàn
tuổi mà vẫn không bằng tuổi đảng
Nên đừng hỏi
vì sao có lắm chuyện kỳ khôi
Đất nước
mình không có ngộ đâu em
Những
chiếc bánh to mới đáng cho đảng ta chia chác
Những dự
án khùng mới có lắm tiền lắm bạc
Còn mạng
con người có đáng chi mô
Đất nước
mình sao phải buồn hả em?
Biển bạc,
rừng xanh ta chẳng cần canh giữ
Tàu lạ vào
ra biển đảo vô tư như ông chủ
Còn những
con thuyền ta nằm im chẳng sướng ư!
Đất nước
mình giỏi quá đi chứ em
Những đứa
trẻ sinh ra đã phải bước vào đời rất sớm
Chẳng biết
sữa mùi gì nói chi chuyện bú mớm
Vẫn gánh
trên vai món nợ nặng chập chùng
Đất nước
mình em hỏi sẽ về đâu?
Câu hỏi
khó nhưng dường như ai cũng biết
Có lẽ nào
đất nước đang bị diệt
Bởi lũ
cộng cuồng nô dịch hôm nay…??? (Toàn Như)
Cô giáo
đất sông Lam như có ý đùa với câu hỏi bâng quơ nơi cuối bài! Nhưng tác giả Toàn
Như đang mang phận tha hương, khi nhìn về quê nhà đã không đùa được, ta thấy
nỗi xót xa trong ông cũng nơi câu cuối: Có lẽ nào đất nước đang bị diệt, bởi lũ
cộng cuồng nô dịch hôm nay…???
Trong bối
cảnh họa Bắc thuộc kề bên, họa diệt vong ngay trước mắt, có được những bài thơ
như thế này, cho ta hy vọng một tương lai tươi sáng trở lại cho quê hương, vì
vẫn còn đây những con dân đất Việt đang trăn trở khắc khoải cho đất nước mình.
Việt Nhân (HNPĐ)