Tham Khảo

Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam (1) & (2)

1. Sa Lực – Mân Lực trong cuốn Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc cho rằng, sự kiện Đoàn cố vấn quân sự gồm 79 người của TQ sang giúp VN đánh Pháp là một trong “chín lần xuất quân lớn” của TQ

Lê Mai
Cố vấn Trung Quốc và Hồ Chí Minh. Ảnh Google
1. Sa Lực – Mân Lực trong cuốn Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc cho rằng, sự kiện Đoàn cố vấn quân sự gồm 79 người của TQ sang giúp VN đánh Pháp là một trong “chín lần xuất quân lớn” của TQ. Thế nhưng, điều kỳ lạ là cuộc “kháng Mỹ viện Triều” với trên 3 triệu lượt quân TQ sang Triều Tiên đánh Mỹ lại không được coi là một cuộc “xuất quân lớn”? Như vậy, tác giả TQ có ý nhấn mạnh vai trò “to lớn” của Đoàn cố vấn quân sự TQ đối với VN trong cuộc chiến với người Pháp.


Nói cho công bằng, sau 5 năm VN chiến đấu trong vòng vây, việc Đoàn cố vấn quân sự TQ sang giúp VN đánh Pháp cũng có những đóng góp nhất định. Bấy giờ, Liên Xô chưa công nhận VNDCCH và đồng minh duy nhất của VN là TQ vừa mới ra đời. Phải một tuần sau khi đến Mátxcơva, Xtalin mới tiếp Hồ Chí Minh, do Mao đề nghị. Xtalin tỏ ra rất dè dặt với Hồ Chí Minh – người mà ông ta cho là dân tộc chủ nghĩa, sợ là “Titô” thứ hai. Nhưng như lịch sử cho thấy, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là hoàn toàn đúng đắn và đi trước thời đại. Tuy vậy, các hiệp định viện trợ mà Hồ Chí Minh muốn ký với Xtalin đều không được chấp nhận, thậm chí Xtalin còn cho người bí mật thu lại tờ họa báo có chữ ký của mình tại nơi ở của Hồ Chí Minh. Xtalin đẩy việc trợ giúp VN đánh Pháp cho TQ. Thế là, Hồ Chí Minh buộc phải đặt lòng tin vào sự giúp đỡ của TQ. Việc cử phái Đoàn cố vấn quân sự TQ sang giúp VN đánh Pháp ra đời trong hoàn cảnh đó.

Tướng TQ đầu tiên sang VN tham gia chiến dịch Biên Giới là Trần Canh, diễn ra vào thu đông năm 1950 nhằm khai thông vùng giải phóng để từ đó VN có thể tiếp nhận viện trợ của TQ và mở đường ra thế giới. Một chiến dịch mà cả Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đều ra trận – Võ Nguyên Giáp là Tư lệnh chiến dịch, đủ thấy tầm quan trọng đặc biệt của nó. Trần Canh bấy giờ là Phó Tư lệnh dã chiến quân, Ủy viên dự khuyết Trung ương ĐCS TQ. Trần Canh lại là bạn cũ của Hồ Chí Minh. Ông ta gợi ý để Hồ Chí Minh đề nghị TQ cử mình sang VN làm cố vấn quân sự. Song, TQ nói rằng họ đã bố trí công tác cho ông ta rồi, do đó, trong chiến dịch Biên Giới, Trần Canh tham gia với tư cách là khách mời của Hồ Chí Minh.

Đã là khách mời, dĩ nhiên, ông ta hoàn toàn không thể có quyền chỉ huy quân VN được. Thế nhưng, các tác giả TQ cho rằng, Hồ Chí Minh nói với Trần Canh: bộ đội giao cho đồng chí cả rồi, nhưng chỉ cho phép đánh thắng, không cho phép đánh bại! Lại còn khẳng định một cách chắc nịch rằng, Trần Canh là người đề xuất với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp không đánh Cao Bằng trước mà nên đánh Đông Khê trước, được phía VN chấp nhận. Ly kỳ hơn nữa, họ còn cho rằng, vào giờ phút quyết định tiêu diệt hai binh đoàn Lơpagiơ và Sáctông, Võ Nguyên Giáp điện thoại cho Trần Canh nói: “Bộ đội đã đánh liên tiếp ba ngày liền, tương đối mệt nên chăng rút về nghỉ ngơi chỉnh đốn”? Trần Canh: “Một trận như thế này mà không đánh nữa thì không có trận nào nữa đâu”. Võ Nguyên Giáp: “Bộ đội mệt quá tôi thấy khó tiến công…”. Trần Canh: “Nếu trận này không đánh nữa thì tôi xin cuốn gói chuồn” (Trích Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự TQ viện trợ VN chống Pháp – Dương Danh Dy dịch).

Dường như cứ nước cờ quân sự nào hay, đưa đến thành công cho chiến dịch Biên Giới là do Trần Canh đề xuất vậy. Sự thực lịch sử, tất nhiên, không phải như các tác giả TQ trình bày.

Trước hết, chọn điểm đột phá chiến dịch Biên Giới là Cao Bằng hay Đông Khê được Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp suy nghĩ rất kỹ, ngay trên đường ra mặt trận. Phân tích toàn bộ vấn đề, ông nhận thấy, mở đầu chiến dịch bằng cách đánh Cao Bằng là không thích hợp. Để lựa chọn điểm đột phá, ngày 5.8.1950, Tổng tư lệnh trực tiếp đi nghiên cứu thực địa Cao Bằng. Sau cuộc đi thực địa, Tổng tư lệnh đã có một quyết định mới về điểm đột phá chiến dịch, đó là Đông Khê. Ngày 15.8.1950, Tổng tư lệnh nhận được điện của Hồ Chí Minh chấp thuận chuyển hướng chiến dịch sang Đông Khê. Ngày 9.9.1950, Hồ Chí Minh tới mặt trận và ngay sau đó là cuộc trao đổi đặc biệt với Võ Nguyên Giáp.

Võ Nguyên Giáp báo cáo với Hồ Chí Minh: mở đầu bằng tiêu diệt Đông Khê, tiếp theo là diệt quân viện, đánh Thất Khê, cuối cùng là tập trung lực lượng đánh Cao Bằng.

“Người giơ từng ngón tay, nói:

- Một là, đánh Đông Khê. Hai là, đánh quân viện. Ba là, đánh Thất Khê. Bốn là, đánh Cao Bằng. Tất cả là bốn bước.

- Dạ.

- Đông Khê không lớn nhưng rất quan trọng, vì mất Đông Khê thì Cao Bằng hoàn toàn bơ vơ. Địch buộc phải cho quân ứng cứu, bộ đội sẽ có cơ hội đánh vận động.

- Chúng tôi đã có dự kiến.

- Nhưng bộ đội ta chưa quen đánh vận động?

- Thưa Bác, mùa Hè vừa rồi được luyện tập, anh em tiến bộ nhiều. Cao Bằng là địa hình rừng núi, tôi nghĩ sẽ thuận lợi” (Võ Nguyên Giáp: Đường tới Điện Biên Phủ).

Cũng là cuộc trao đổi giữa Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nêu trên được nhà văn Sơn Tùng “tiểu thuyết hóa” – tất nhiên hoàn toàn trên cơ sở hiện thực như sau:

“…Đại tướng trải tiếp ra một tấm bản đồ tác chiến thứ ba với hai chữ Đông Khê nổi bật lên ở giữa. 

Ông nhìn Bác đầy tin yêu:

- Mời Bác ngồi đỡ mỏi chân.

Bác né người ngồi vào ghế, tựa tay lên bàn, đôi mắt Người chiếu sáng vào hai chữ Đông Khê trên tấm bản đồ. Bác ân cần nhắc Đại tướng:

- Chú cũng quan tâm đến chú nữa chứ. Ta cùng ngồi làm việc, chú cũng mỏi chân chứ đâu chỉ có Bác.

Đại tướng ngồi xuống ghế ở góc bàn tay bên trái của Bác. Bác châm lửa hút tiếp điều thuốc tắt dở dang. Người ung dung với điều thuốc trên tay.

Bác hỏi:

- Chú quyết định đánh vào Đông Khê trước, ý kiến của Bộ chỉ huy chiến dịch thế nào?

- Đều nhất trí và xin ý kiến Bác.

Bác khoan thai:

- Bác tin tưởng các chú từ lúc cách mạng trong bóng tối và đã giao cho chú gánh vác công việc võ trang với hai bàn tay trắng. Ngày nay chúng ta có lực lượng, có khả năng và trình độ để tổ chức chiến dịch lớn. Và một điều vô cùng quan trọng nữa, nếu không muốn nói là quyết định, đó là trình độ điều binh khiển tướng của người chỉ huy. Mà tài điều binh khiển tướng lại quan trọng nhất là nhân hòa. Bởi vì, thiên thời, địa lợi, nhân hòa là cốt tủy trong đạo làm tướng. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa…

Bác vươn người về phía trước, năm ngón tay mở như năm ngọn bút thép cắm xuống căn cứ Đông Khê trên tấm bản đồ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng dậy theo”.

Vào buổi tối hôm đó (9.9.1950), Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cùng đi gặp Trần Canh mới sang, nghĩa là mọi quyết định về điểm đột phá mở đầu chiến dịch Biên Giới đã được quyết định rồi. Thật là rõ ràng, không thể và không hề có chuyện Trần Canh đề xuất đánh Đông Khê trước.

Bốn năm sau, lịch sử lặp lại với trận Điện Biên Phủ. Việc thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đã được Võ Nguyên Giáp quyết định, sau đó trao đổi với Vi Quốc Thanh – cố vấn quân sự TQ, ông ta buộc phải đồng ý. Hai ngày sau, Quân ủy TQ mới điện trả lời Vi Quốc Thanh đồng ý. Vậy mà, như thường lệ, nước cờ quân sự thiên tài này của Võ Nguyên Giáp cũng bị các tác giả TQ giành về phía mình. Song, đáng tiếc (cho TQ) là lịch sử chỉ có một mà thôi.

2.

Diễn biến của chiến dịch Biên Giới càng cho thấy rõ vai trò của Trần Canh và Đoàn cố vấn quân sự TQ.

Mặc dù chuẩn bị rất kỹ lưỡng và tung ra một lực lượng áp đảo với tỷ lệ 9/1, song trận Đông Khê mở màn chiến dịch Biên Giới ngay từ những giờ đầu đã gặp trục trặc. Quân Pháp dựa vào công sự vững chắc, có sự yểm hộ của máy bay và hỏa lực mạnh, chống trả quyết liệt. Trực tiếp chỉ huy trận Đông Khê là Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn. Hai ông sau này đều là Đại tướng quân đội nhân dân VN.

Khi trận đánh gặp trục trặc, Hồ Chí Minh vẫn bình thản để Tổng tư lệnh giải quyết công việc và ít ai ngờ được vào lúc ấy, trong đầu ông đang nảy ra những tứ thơ:

Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy !

Còn Trần Canh thì sao? Ông ta nói, không nên để trận đánh kéo dài. Rốt cuộc, trận Đông Khê đã giành toàn thắng sau 52 giờ chiến đấu, số thương vong của quân VN lớn hơn dự kiến.

Phán đoán tiếp theo của Tổng tư lệnh là Pháp sẽ cho viện binh từ Thất Khê lên, phối hợp với quân nhảy dù để chiếm lại Đông Khê. Như vậy, cần bố trí gấp lực lượng để tiêu diệt quân viện. Thế nhưng, cả tuần chờ đợi mà chưa hề thấy động tĩnh của quân Pháp. Một số người lo lắng, nếu thời gian chờ đợi kéo dài, không đủ gạo và muối, sức khỏe của bộ đội sẽ giảm sút.

Trong khi đó, Trần Canh phán đoán là viện binh địch sẽ không lên, quân Pháp ở Thất Khê đã tăng lên 4 tiểu đoàn nên không thể đánh Thất Khê, cũng không thể đánh Cao Bằng. Ông ta chê bộ đội VN đánh công kiên kém. Ông ta kiến nghị với Võ Nguyên Giáp: Hay là thu quân thôi ?

Trái với phán đoán của Trần Canh, Võ Nguyên Giáp phân tích, trận Đông Khê kéo dài là do chọn hướng đột phá chưa đúng, phối hợp kém. “Tôi thấy nên kiên trì chờ viện, đồng thời, chuẩn bị tiêu diệt Thất Khê theo kế hoạch” – Tổng tư lệnh dứt khoát. Ấy thế mà các tác giả TQ lại viết, Trần Canh “kiến nghị với Võ Nguyên Giáp, thuyết phục cán bộ, nhẫn nại kiên trì, bình tĩnh chờ đợi hành động tới của quân địch, nắm bắt thời cơ tiêu diệt địch”.

Quả nhiên, gần hai tuần sau, viện binh Pháp đã xuất hiện trước Đông Khê, chứng minh phán đoán của Võ Nguyên Giáp là hoàn toàn chính xác. Chiến trường diễn biến rất mau lẹ, đòi hỏi người chỉ huy phải sáng suốt, nhanh nhạy, chủ động. Ở đây, Võ Nguyên Giáp đóng vai trò người chỉ huy tối cao, mọi quyết định quan trọng đều là của ông. Thực tiễn chiến dịch càng chứng tỏ phẩm chất của người thống soái có tài cầm quân kiệt xuất – Võ Nguyên Giáp.

Dưới sự chỉ huy của Đại tướng Tổng tư lệnh và Hồ Chí Minh, có sự tham gia của Trần Canh và Đoàn cố vấn quân sự TQ, chiến dịch Biên Giới đã giành toàn thắng. Hai binh đoàn Lơpagiơ và Sáctông đều bị tiêu diệt. Quân Pháp tổn thất gần 8 ngàn người.

Tuy nhiên, ở đây, cần tiếp tục bác bỏ một chi tiết được các tác giả TQ trình bày. Họ viết, trong quá trình tiêu diệt quân tiếp viện của Lơpagiơ, bộ đội VN do bị thương vong, mỏi mệt, sức tiến công giảm dần đến mức “Trần Canh lúc đó đang ốm, người rất yếu, nhưng sau khi nhận được thông báo đã dứt khoát kiến nghị với Bộ chỉ huy VN…nếu không chịu nổi thử thách sẽ mất sạch thắng lợi…”. Họ không biết, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp hiểu rất rõ tình thế lúc đó. Hồ Chí Minh nói: “Sao lại nghỉ lúc này. Mình mệt một thì địch mệt mười. Chạy thi gần tới đích sao lại nghỉ ?”. Đại tướng Tổng tư lệnh viết bản nhật lệnh gửi qua đường dây điện thoại: “Đêm qua trời mưa, các đồng chí ướt, nhưng lửa của người chiến sỹ vệ quốc, của người chiến sỹ cách mạng luôn hun nấu tinh thần xung phong của các đồng chí. Quân địch chắc đói rét hơn ta, bị thương và chết rất nhiều, chúng lại chỉ có tinh thần của một lũ bại binh xâm lược, cho nên ta phải cố lên nữa, tiêu diệt cho thật nhiều địch. Mưa, mù càng có lợi cho ta…Các đồng chí tiến lên”.

Sự giúp đỡ của TQ trong chiến dịch Biên Giới là rõ ràng: 1.020 tấn vũ khí, 180 tấn quân trang quân dụng, 2.634 tấn gạo, 20 tấn thuốc, 800 tấn hàng quân giới, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu. Lưu ý rằng số hàng viện trợ đó chỉ chiếm 18,5 % khối lượng vật chất mà bộ đội VN sử dụng trong năm 1950.

Trần Canh điện về Trung ương ĐCS TQ: “Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ công tác ở VN, năng lực đoàn cố vấn rất mạnh, không cần thiết lưu lại ở đây, xin về Bắc Kinh báo cáo công tác”. Trung ương đồng ý. Trần Canh, sau đó sang chiến trường Triều Tiên, làm Phó Tư lệnh chí nguyện quân TQ.

Hồ Chí Minh với tầm nhìn xa rộng về mối quan hệ Việt – Trung, có những ứng xử hết sức tinh tế, đã tặng thơ Trần Canh:

Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.
(Rượu ngọt sâm banh lấp lánh ly
Muốn uống, tì bà thúc ngựa phi
Đừng cười say nghỉ nơi trận mạc
Không tha quân địch một tên về).

Và Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc:

Bách lý tầm quân vi ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lai ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.

(Trăm dặm tìm bạn nhưng không gặp,
vó ngựa dẫm nát mây đỉnh núi.
Quay về tình cờ gặp cây mai rừng,
mỗi đoá hoa vàng một điểm xuân)

Các cố vấn TQ luôn cho rằng VN ít quân quá. Điều này dễ hiểu, vì họ thường muốn tác chiến theo chiến thuật “biển người”. Họ lại rất ngạc nhiên khi bộ đội VN có vẻ trí thức, biết đọc biết viết, tiếp thu kỹ thuật, chiến thuật mới rất nhanh.

Ba chiến dịch liên tục với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự TQ: chiến dịch Trung Du, chiến dịch Hoàng Hoa Thám và chiến dịch Hà Nam Ninh đều không đưa lại kết quả mong muốn. Liệu có phải “năng lực của đoàn cố vấn rất mạnh” như lời Trần Canh? Đờ Lát quả là một đối thủ đáng gờm. Song, điều đáng buồn cho ông ta là người con trai duy nhất của ông ta bị tử trận tại Ninh Bình. Trao quyền chỉ huy cho Xalăng, Đờ Lát rời Hà Nội, đưa thi thể con trai về Pháp.

Tuy vậy, ông Giáp vẫn hoàn toàn chủ động tiến hành những trận đánh do ông lựa chọn. Ông phân tích với các cố vấn TQ, VN đã có khối chủ lực 6 đại đoàn, không thể chỉ đánh nhỏ. Đánh nhỏ ít tiêu hao nhưng không tạo được chuyển biến trong giai đoạn mới. Thế nhưng, các cố vấn TQ cho rằng quân Pháp cơ động nhanh, pháo binh giỏi cả tác chiến ban ngày và ban đêm. Họ khuyên VN nên quay về chiến tranh du kích, trang bị gọn nhẹ để tăng tính cơ động.

Ông Giáp lại suy nghĩ hoàn toàn khác: Nhiệm vụ của mình là phải chứng minh được, quân đội VN có thể chiến thắng trong vận động đánh lớn, cũng như đã từng thắng trong vận động đánh nhỏ, với một kẻ địch mạnh hơn ta.

Đến khi Pháp chủ động đánh ra Hòa Bình thì các cố vấn TQ dường như đã “hết phép”. Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn về TQ chưa trở lại VN. Cố vấn về tham mưu Mai Gia Sinh không tham gia chiến dịch dù có lời mời của Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái. Họ dự đoán quân đội VN sẽ thất bại nếu cứ lao vào những trận đánh lớn.

Cuộc đối đầu trực tiếp giữa Võ Nguyên Giáp và Đờ Lát lại tiếp tục trong chiến dịch Hòa Bình. Chiến dịch này không hề có cố vấn TQ tham gia và ông Giáp vẫn là Tư lệnh chiến dịch, trực tiếp ra trận. Người giành chiến thắng trong chiến dịch Hòa Bình là Võ Nguyên Giáp, Pháp mất 6 ngàn quân. Dù sao, phải công nhận Đờ Lát là một đối thủ xứng đáng.

Mai Anh chuyển

Bàn ra tán vào (1)

Nguyễn Nhơn
Trích: Vào buổi tối hôm đó (9.9.1950), Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cùng đi gặp Trần Canh mới sang, nghĩa là mọi quyết định về điểm đột phá mở đầu chiến dịch Biên Giới đã được quyết định rồi.( ngưng ) Chủ tịch nước và Tổng tư lịng Quân đội " đi chầu " cố vấn trưởng chệt trình việc thì biết ai là người quyết định!

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam (1) & (2)

1. Sa Lực – Mân Lực trong cuốn Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc cho rằng, sự kiện Đoàn cố vấn quân sự gồm 79 người của TQ sang giúp VN đánh Pháp là một trong “chín lần xuất quân lớn” của TQ

Lê Mai
Cố vấn Trung Quốc và Hồ Chí Minh. Ảnh Google
1. Sa Lực – Mân Lực trong cuốn Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc cho rằng, sự kiện Đoàn cố vấn quân sự gồm 79 người của TQ sang giúp VN đánh Pháp là một trong “chín lần xuất quân lớn” của TQ. Thế nhưng, điều kỳ lạ là cuộc “kháng Mỹ viện Triều” với trên 3 triệu lượt quân TQ sang Triều Tiên đánh Mỹ lại không được coi là một cuộc “xuất quân lớn”? Như vậy, tác giả TQ có ý nhấn mạnh vai trò “to lớn” của Đoàn cố vấn quân sự TQ đối với VN trong cuộc chiến với người Pháp.


Nói cho công bằng, sau 5 năm VN chiến đấu trong vòng vây, việc Đoàn cố vấn quân sự TQ sang giúp VN đánh Pháp cũng có những đóng góp nhất định. Bấy giờ, Liên Xô chưa công nhận VNDCCH và đồng minh duy nhất của VN là TQ vừa mới ra đời. Phải một tuần sau khi đến Mátxcơva, Xtalin mới tiếp Hồ Chí Minh, do Mao đề nghị. Xtalin tỏ ra rất dè dặt với Hồ Chí Minh – người mà ông ta cho là dân tộc chủ nghĩa, sợ là “Titô” thứ hai. Nhưng như lịch sử cho thấy, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là hoàn toàn đúng đắn và đi trước thời đại. Tuy vậy, các hiệp định viện trợ mà Hồ Chí Minh muốn ký với Xtalin đều không được chấp nhận, thậm chí Xtalin còn cho người bí mật thu lại tờ họa báo có chữ ký của mình tại nơi ở của Hồ Chí Minh. Xtalin đẩy việc trợ giúp VN đánh Pháp cho TQ. Thế là, Hồ Chí Minh buộc phải đặt lòng tin vào sự giúp đỡ của TQ. Việc cử phái Đoàn cố vấn quân sự TQ sang giúp VN đánh Pháp ra đời trong hoàn cảnh đó.

Tướng TQ đầu tiên sang VN tham gia chiến dịch Biên Giới là Trần Canh, diễn ra vào thu đông năm 1950 nhằm khai thông vùng giải phóng để từ đó VN có thể tiếp nhận viện trợ của TQ và mở đường ra thế giới. Một chiến dịch mà cả Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đều ra trận – Võ Nguyên Giáp là Tư lệnh chiến dịch, đủ thấy tầm quan trọng đặc biệt của nó. Trần Canh bấy giờ là Phó Tư lệnh dã chiến quân, Ủy viên dự khuyết Trung ương ĐCS TQ. Trần Canh lại là bạn cũ của Hồ Chí Minh. Ông ta gợi ý để Hồ Chí Minh đề nghị TQ cử mình sang VN làm cố vấn quân sự. Song, TQ nói rằng họ đã bố trí công tác cho ông ta rồi, do đó, trong chiến dịch Biên Giới, Trần Canh tham gia với tư cách là khách mời của Hồ Chí Minh.

Đã là khách mời, dĩ nhiên, ông ta hoàn toàn không thể có quyền chỉ huy quân VN được. Thế nhưng, các tác giả TQ cho rằng, Hồ Chí Minh nói với Trần Canh: bộ đội giao cho đồng chí cả rồi, nhưng chỉ cho phép đánh thắng, không cho phép đánh bại! Lại còn khẳng định một cách chắc nịch rằng, Trần Canh là người đề xuất với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp không đánh Cao Bằng trước mà nên đánh Đông Khê trước, được phía VN chấp nhận. Ly kỳ hơn nữa, họ còn cho rằng, vào giờ phút quyết định tiêu diệt hai binh đoàn Lơpagiơ và Sáctông, Võ Nguyên Giáp điện thoại cho Trần Canh nói: “Bộ đội đã đánh liên tiếp ba ngày liền, tương đối mệt nên chăng rút về nghỉ ngơi chỉnh đốn”? Trần Canh: “Một trận như thế này mà không đánh nữa thì không có trận nào nữa đâu”. Võ Nguyên Giáp: “Bộ đội mệt quá tôi thấy khó tiến công…”. Trần Canh: “Nếu trận này không đánh nữa thì tôi xin cuốn gói chuồn” (Trích Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự TQ viện trợ VN chống Pháp – Dương Danh Dy dịch).

Dường như cứ nước cờ quân sự nào hay, đưa đến thành công cho chiến dịch Biên Giới là do Trần Canh đề xuất vậy. Sự thực lịch sử, tất nhiên, không phải như các tác giả TQ trình bày.

Trước hết, chọn điểm đột phá chiến dịch Biên Giới là Cao Bằng hay Đông Khê được Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp suy nghĩ rất kỹ, ngay trên đường ra mặt trận. Phân tích toàn bộ vấn đề, ông nhận thấy, mở đầu chiến dịch bằng cách đánh Cao Bằng là không thích hợp. Để lựa chọn điểm đột phá, ngày 5.8.1950, Tổng tư lệnh trực tiếp đi nghiên cứu thực địa Cao Bằng. Sau cuộc đi thực địa, Tổng tư lệnh đã có một quyết định mới về điểm đột phá chiến dịch, đó là Đông Khê. Ngày 15.8.1950, Tổng tư lệnh nhận được điện của Hồ Chí Minh chấp thuận chuyển hướng chiến dịch sang Đông Khê. Ngày 9.9.1950, Hồ Chí Minh tới mặt trận và ngay sau đó là cuộc trao đổi đặc biệt với Võ Nguyên Giáp.

Võ Nguyên Giáp báo cáo với Hồ Chí Minh: mở đầu bằng tiêu diệt Đông Khê, tiếp theo là diệt quân viện, đánh Thất Khê, cuối cùng là tập trung lực lượng đánh Cao Bằng.

“Người giơ từng ngón tay, nói:

- Một là, đánh Đông Khê. Hai là, đánh quân viện. Ba là, đánh Thất Khê. Bốn là, đánh Cao Bằng. Tất cả là bốn bước.

- Dạ.

- Đông Khê không lớn nhưng rất quan trọng, vì mất Đông Khê thì Cao Bằng hoàn toàn bơ vơ. Địch buộc phải cho quân ứng cứu, bộ đội sẽ có cơ hội đánh vận động.

- Chúng tôi đã có dự kiến.

- Nhưng bộ đội ta chưa quen đánh vận động?

- Thưa Bác, mùa Hè vừa rồi được luyện tập, anh em tiến bộ nhiều. Cao Bằng là địa hình rừng núi, tôi nghĩ sẽ thuận lợi” (Võ Nguyên Giáp: Đường tới Điện Biên Phủ).

Cũng là cuộc trao đổi giữa Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nêu trên được nhà văn Sơn Tùng “tiểu thuyết hóa” – tất nhiên hoàn toàn trên cơ sở hiện thực như sau:

“…Đại tướng trải tiếp ra một tấm bản đồ tác chiến thứ ba với hai chữ Đông Khê nổi bật lên ở giữa. 

Ông nhìn Bác đầy tin yêu:

- Mời Bác ngồi đỡ mỏi chân.

Bác né người ngồi vào ghế, tựa tay lên bàn, đôi mắt Người chiếu sáng vào hai chữ Đông Khê trên tấm bản đồ. Bác ân cần nhắc Đại tướng:

- Chú cũng quan tâm đến chú nữa chứ. Ta cùng ngồi làm việc, chú cũng mỏi chân chứ đâu chỉ có Bác.

Đại tướng ngồi xuống ghế ở góc bàn tay bên trái của Bác. Bác châm lửa hút tiếp điều thuốc tắt dở dang. Người ung dung với điều thuốc trên tay.

Bác hỏi:

- Chú quyết định đánh vào Đông Khê trước, ý kiến của Bộ chỉ huy chiến dịch thế nào?

- Đều nhất trí và xin ý kiến Bác.

Bác khoan thai:

- Bác tin tưởng các chú từ lúc cách mạng trong bóng tối và đã giao cho chú gánh vác công việc võ trang với hai bàn tay trắng. Ngày nay chúng ta có lực lượng, có khả năng và trình độ để tổ chức chiến dịch lớn. Và một điều vô cùng quan trọng nữa, nếu không muốn nói là quyết định, đó là trình độ điều binh khiển tướng của người chỉ huy. Mà tài điều binh khiển tướng lại quan trọng nhất là nhân hòa. Bởi vì, thiên thời, địa lợi, nhân hòa là cốt tủy trong đạo làm tướng. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa…

Bác vươn người về phía trước, năm ngón tay mở như năm ngọn bút thép cắm xuống căn cứ Đông Khê trên tấm bản đồ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng dậy theo”.

Vào buổi tối hôm đó (9.9.1950), Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp cùng đi gặp Trần Canh mới sang, nghĩa là mọi quyết định về điểm đột phá mở đầu chiến dịch Biên Giới đã được quyết định rồi. Thật là rõ ràng, không thể và không hề có chuyện Trần Canh đề xuất đánh Đông Khê trước.

Bốn năm sau, lịch sử lặp lại với trận Điện Biên Phủ. Việc thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đã được Võ Nguyên Giáp quyết định, sau đó trao đổi với Vi Quốc Thanh – cố vấn quân sự TQ, ông ta buộc phải đồng ý. Hai ngày sau, Quân ủy TQ mới điện trả lời Vi Quốc Thanh đồng ý. Vậy mà, như thường lệ, nước cờ quân sự thiên tài này của Võ Nguyên Giáp cũng bị các tác giả TQ giành về phía mình. Song, đáng tiếc (cho TQ) là lịch sử chỉ có một mà thôi.

2.

Diễn biến của chiến dịch Biên Giới càng cho thấy rõ vai trò của Trần Canh và Đoàn cố vấn quân sự TQ.

Mặc dù chuẩn bị rất kỹ lưỡng và tung ra một lực lượng áp đảo với tỷ lệ 9/1, song trận Đông Khê mở màn chiến dịch Biên Giới ngay từ những giờ đầu đã gặp trục trặc. Quân Pháp dựa vào công sự vững chắc, có sự yểm hộ của máy bay và hỏa lực mạnh, chống trả quyết liệt. Trực tiếp chỉ huy trận Đông Khê là Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn. Hai ông sau này đều là Đại tướng quân đội nhân dân VN.

Khi trận đánh gặp trục trặc, Hồ Chí Minh vẫn bình thản để Tổng tư lệnh giải quyết công việc và ít ai ngờ được vào lúc ấy, trong đầu ông đang nảy ra những tứ thơ:

Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy !

Còn Trần Canh thì sao? Ông ta nói, không nên để trận đánh kéo dài. Rốt cuộc, trận Đông Khê đã giành toàn thắng sau 52 giờ chiến đấu, số thương vong của quân VN lớn hơn dự kiến.

Phán đoán tiếp theo của Tổng tư lệnh là Pháp sẽ cho viện binh từ Thất Khê lên, phối hợp với quân nhảy dù để chiếm lại Đông Khê. Như vậy, cần bố trí gấp lực lượng để tiêu diệt quân viện. Thế nhưng, cả tuần chờ đợi mà chưa hề thấy động tĩnh của quân Pháp. Một số người lo lắng, nếu thời gian chờ đợi kéo dài, không đủ gạo và muối, sức khỏe của bộ đội sẽ giảm sút.

Trong khi đó, Trần Canh phán đoán là viện binh địch sẽ không lên, quân Pháp ở Thất Khê đã tăng lên 4 tiểu đoàn nên không thể đánh Thất Khê, cũng không thể đánh Cao Bằng. Ông ta chê bộ đội VN đánh công kiên kém. Ông ta kiến nghị với Võ Nguyên Giáp: Hay là thu quân thôi ?

Trái với phán đoán của Trần Canh, Võ Nguyên Giáp phân tích, trận Đông Khê kéo dài là do chọn hướng đột phá chưa đúng, phối hợp kém. “Tôi thấy nên kiên trì chờ viện, đồng thời, chuẩn bị tiêu diệt Thất Khê theo kế hoạch” – Tổng tư lệnh dứt khoát. Ấy thế mà các tác giả TQ lại viết, Trần Canh “kiến nghị với Võ Nguyên Giáp, thuyết phục cán bộ, nhẫn nại kiên trì, bình tĩnh chờ đợi hành động tới của quân địch, nắm bắt thời cơ tiêu diệt địch”.

Quả nhiên, gần hai tuần sau, viện binh Pháp đã xuất hiện trước Đông Khê, chứng minh phán đoán của Võ Nguyên Giáp là hoàn toàn chính xác. Chiến trường diễn biến rất mau lẹ, đòi hỏi người chỉ huy phải sáng suốt, nhanh nhạy, chủ động. Ở đây, Võ Nguyên Giáp đóng vai trò người chỉ huy tối cao, mọi quyết định quan trọng đều là của ông. Thực tiễn chiến dịch càng chứng tỏ phẩm chất của người thống soái có tài cầm quân kiệt xuất – Võ Nguyên Giáp.

Dưới sự chỉ huy của Đại tướng Tổng tư lệnh và Hồ Chí Minh, có sự tham gia của Trần Canh và Đoàn cố vấn quân sự TQ, chiến dịch Biên Giới đã giành toàn thắng. Hai binh đoàn Lơpagiơ và Sáctông đều bị tiêu diệt. Quân Pháp tổn thất gần 8 ngàn người.

Tuy nhiên, ở đây, cần tiếp tục bác bỏ một chi tiết được các tác giả TQ trình bày. Họ viết, trong quá trình tiêu diệt quân tiếp viện của Lơpagiơ, bộ đội VN do bị thương vong, mỏi mệt, sức tiến công giảm dần đến mức “Trần Canh lúc đó đang ốm, người rất yếu, nhưng sau khi nhận được thông báo đã dứt khoát kiến nghị với Bộ chỉ huy VN…nếu không chịu nổi thử thách sẽ mất sạch thắng lợi…”. Họ không biết, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp hiểu rất rõ tình thế lúc đó. Hồ Chí Minh nói: “Sao lại nghỉ lúc này. Mình mệt một thì địch mệt mười. Chạy thi gần tới đích sao lại nghỉ ?”. Đại tướng Tổng tư lệnh viết bản nhật lệnh gửi qua đường dây điện thoại: “Đêm qua trời mưa, các đồng chí ướt, nhưng lửa của người chiến sỹ vệ quốc, của người chiến sỹ cách mạng luôn hun nấu tinh thần xung phong của các đồng chí. Quân địch chắc đói rét hơn ta, bị thương và chết rất nhiều, chúng lại chỉ có tinh thần của một lũ bại binh xâm lược, cho nên ta phải cố lên nữa, tiêu diệt cho thật nhiều địch. Mưa, mù càng có lợi cho ta…Các đồng chí tiến lên”.

Sự giúp đỡ của TQ trong chiến dịch Biên Giới là rõ ràng: 1.020 tấn vũ khí, 180 tấn quân trang quân dụng, 2.634 tấn gạo, 20 tấn thuốc, 800 tấn hàng quân giới, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu. Lưu ý rằng số hàng viện trợ đó chỉ chiếm 18,5 % khối lượng vật chất mà bộ đội VN sử dụng trong năm 1950.

Trần Canh điện về Trung ương ĐCS TQ: “Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ công tác ở VN, năng lực đoàn cố vấn rất mạnh, không cần thiết lưu lại ở đây, xin về Bắc Kinh báo cáo công tác”. Trung ương đồng ý. Trần Canh, sau đó sang chiến trường Triều Tiên, làm Phó Tư lệnh chí nguyện quân TQ.

Hồ Chí Minh với tầm nhìn xa rộng về mối quan hệ Việt – Trung, có những ứng xử hết sức tinh tế, đã tặng thơ Trần Canh:

Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.
(Rượu ngọt sâm banh lấp lánh ly
Muốn uống, tì bà thúc ngựa phi
Đừng cười say nghỉ nơi trận mạc
Không tha quân địch một tên về).

Và Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc:

Bách lý tầm quân vi ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lai ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.

(Trăm dặm tìm bạn nhưng không gặp,
vó ngựa dẫm nát mây đỉnh núi.
Quay về tình cờ gặp cây mai rừng,
mỗi đoá hoa vàng một điểm xuân)

Các cố vấn TQ luôn cho rằng VN ít quân quá. Điều này dễ hiểu, vì họ thường muốn tác chiến theo chiến thuật “biển người”. Họ lại rất ngạc nhiên khi bộ đội VN có vẻ trí thức, biết đọc biết viết, tiếp thu kỹ thuật, chiến thuật mới rất nhanh.

Ba chiến dịch liên tục với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự TQ: chiến dịch Trung Du, chiến dịch Hoàng Hoa Thám và chiến dịch Hà Nam Ninh đều không đưa lại kết quả mong muốn. Liệu có phải “năng lực của đoàn cố vấn rất mạnh” như lời Trần Canh? Đờ Lát quả là một đối thủ đáng gờm. Song, điều đáng buồn cho ông ta là người con trai duy nhất của ông ta bị tử trận tại Ninh Bình. Trao quyền chỉ huy cho Xalăng, Đờ Lát rời Hà Nội, đưa thi thể con trai về Pháp.

Tuy vậy, ông Giáp vẫn hoàn toàn chủ động tiến hành những trận đánh do ông lựa chọn. Ông phân tích với các cố vấn TQ, VN đã có khối chủ lực 6 đại đoàn, không thể chỉ đánh nhỏ. Đánh nhỏ ít tiêu hao nhưng không tạo được chuyển biến trong giai đoạn mới. Thế nhưng, các cố vấn TQ cho rằng quân Pháp cơ động nhanh, pháo binh giỏi cả tác chiến ban ngày và ban đêm. Họ khuyên VN nên quay về chiến tranh du kích, trang bị gọn nhẹ để tăng tính cơ động.

Ông Giáp lại suy nghĩ hoàn toàn khác: Nhiệm vụ của mình là phải chứng minh được, quân đội VN có thể chiến thắng trong vận động đánh lớn, cũng như đã từng thắng trong vận động đánh nhỏ, với một kẻ địch mạnh hơn ta.

Đến khi Pháp chủ động đánh ra Hòa Bình thì các cố vấn TQ dường như đã “hết phép”. Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn về TQ chưa trở lại VN. Cố vấn về tham mưu Mai Gia Sinh không tham gia chiến dịch dù có lời mời của Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái. Họ dự đoán quân đội VN sẽ thất bại nếu cứ lao vào những trận đánh lớn.

Cuộc đối đầu trực tiếp giữa Võ Nguyên Giáp và Đờ Lát lại tiếp tục trong chiến dịch Hòa Bình. Chiến dịch này không hề có cố vấn TQ tham gia và ông Giáp vẫn là Tư lệnh chiến dịch, trực tiếp ra trận. Người giành chiến thắng trong chiến dịch Hòa Bình là Võ Nguyên Giáp, Pháp mất 6 ngàn quân. Dù sao, phải công nhận Đờ Lát là một đối thủ xứng đáng.

Mai Anh chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm