Mỗi Ngày Một Chuyện
Con rồng kinh tế Trung Quốc trả giá bằng mây ô nhiễm
Con rồng kinh tế Trung Quốc trả giá bằng mây ô nhiễm
Từ hai tuần nay, Bắc kinh và các tỉnh miền bắc Trung Quốc bị khói mù bao phủ mà thực chất là hạt bụi cực nhỏ do các nhà máy ô nhiễm thải ra với nồng độ gấp ba lần mức độ nguy hiểm. Giao thông trên không, trên bộ bị xáo trộn nhưng nghiêm trọng hơn là thiệt hại cho sức khỏe con người.
Qua mạng internet, công luận bày tỏ phẫn nộ về một chính sách tăng trưởng kinh tế vô trách nhiệm. Giáo sư Chung Nam Sơn, đứng đầu Viện nghiên cứu bệnh phổi Trung Quốc tại Quảng Châu báo động một cách bi quan : « chúng ta có thể điều trị các bệnh truyền nhiễm nhưng không thể thoát ra khỏi khói mù ».
Lời tuyên bố bất lực của chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về dịch viêm phổi cấp tính SARS , phát xuất từ Trung Quốc và cuối năm 2002 và gây tử vong cho 774 nạn nhân được đưa ra vào lúc Bắc Kinh và nhiều tỉnh phía bắc chìm trong khói mù, từ trung tuần tháng giêng.
Vào thời điểm dịch viêm phổi cấp tính SARS lan nhiẫm, mọi thông tin đều bị chính quyền Trung Quốc che giấu. Lần này, truyền thông Trung Quốc quảng bá rộng rãi nhận định báo động nạn ô nhiễm không khí của giáo sư Chung Nam Sơn, cho thấy : một là mức độ nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không thể che giấu được, hai là phản ứng bất bình của người dân Trung Quốc đối với chính sách chạy theo tỷ số tăng trưởng kinh tế bất chấp hậu quả cho môi trường và con người.
Từ giữa tháng giêng , nhiều ngày bụi mù với nồng độ từ 340 đến 360 microgram bao phủ Bắc Kinh và nhiều thành phố phía bắc tức là cao hơn gấp 4 lần mức độ ô nhiễm được xem là nghiêm trọng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo một nhật báo ở Bắc Kinh, hơn 50% trẻ em nhập viện trong thời gian này là do vấn đề hô hấp. Giới bác sĩ tại thủ đô đặt tên triệu chứng này là « bệnh ho Bắc Kinh ». Chính quyền thành phố bất lực kêu gọi dân chúng « tránh ra ngoài đường » và « không nên mở cửa sổ » nếu không cấn thiết.
Thất vọng vì chính quyền chỉ phản ứng thụ động ban hành biện pháp cho có lệ, người dân Trung Quốc phê phán bằng những lời nghiêm khắc nhất : mở cửa sổ, tôi chết ngạt vì bụi mù, đóng cửa tôi chịu đựng hóa chất độc hại formaldehyde. Phải chăng đây là cái giá phải trả cho chỉ số tăng trưởng GDP ?
Đây không phải là một phản ứng bất bình phóng đại. Theo chuyên gia bệnh SARS Chung Nam Sơn thì trong trường hợp bệnh truyền nhiễm viêm phổi cấp tính thì mỗi cá nhân có thể tránh được siêu vi bằng các biện pháp như tránh tiếp xúc với bệnh nhân, tránh đến nơi công cộng… nhưng làm cách nào tránh ô nhiễm công nghệ, ngoài đường phố, hay bên trong nhà nơi nào cũng có ?
Nếu ô nhiễm nguồn nước tác hại trực tiếp đến sức khỏe dân nông thôn thì khói bụi mù đã đe dọa sức khỏe và gây bất bình cho dân thành thị. Nếu chính quyền Trung Quốc tìm cách giảm nhẹ thậm chí che giấu hay trừng phạt các nhà báo đưa tin về nạn ô nhiễm nguồn nước và nguồn thủy sản do các nhà máy thải chất phế thải ra sông, thì đối với tình trạng nạn ô nhiễm không khí guồng máy kiểm duyệt bị bó tay.
Trong tháng giêng vừa qua, trong nhiều ngày, hoạt động tại phi trường Bắc Kinh sụt giảm vì máy bay không cất cánh được. Sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh mỗi ngày đều cung cấp số liệu về mức độ ô nhiễm rất được người dân Trung Quốc theo dõi và tin cậy. Ngay cả tờ báo chính thức China Daily, bản tiếng Anh của tờ báo đảng Nhân Dân nhật báo cũng phải thúc giục chính phủ công bố số liệu chính xác, hàm ý thống kê của nhà nước không đáng tin cậy.
Ô nhiễm không chỉ giới hạn tại Trung Quốc mà còn lan rộng sang Nhật Bản. Theo dự báo của các chuyên gia Nhật thì chỉ trong ngày hôm nay hay chậm lắm là ngày mai, đám mây bụi sẽ bay đến Kyushu, miền nam Nhật Bản với mức độ nghiêm trọng.
Để đối phó với căn nguyên nguồn cội của vấn đề, chính phủ Trung Quốc dường như phải đầu hàng áp lực của các nhóm lợi ích. Theo hãng tin Reuters, bộ Môi trường Trung Quốc biết rõ hai công ty dầu khí quốc gia không tuân thủ chuẩn mực sản xuất xăng dầu nhưng bất lực không làm được gì. Còn Asia News nhận định : Trung Quốc là nạn nhân của hai vấn đề không có giải đáp : tham ô và ô nhiễm.
Tú Anh ( RFI )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Con rồng kinh tế Trung Quốc trả giá bằng mây ô nhiễm
Con rồng kinh tế Trung Quốc trả giá bằng mây ô nhiễm
Từ hai tuần nay, Bắc kinh và các tỉnh miền bắc Trung Quốc bị khói mù bao phủ mà thực chất là hạt bụi cực nhỏ do các nhà máy ô nhiễm thải ra với nồng độ gấp ba lần mức độ nguy hiểm. Giao thông trên không, trên bộ bị xáo trộn nhưng nghiêm trọng hơn là thiệt hại cho sức khỏe con người.
Qua mạng internet, công luận bày tỏ phẫn nộ về một chính sách tăng trưởng kinh tế vô trách nhiệm. Giáo sư Chung Nam Sơn, đứng đầu Viện nghiên cứu bệnh phổi Trung Quốc tại Quảng Châu báo động một cách bi quan : « chúng ta có thể điều trị các bệnh truyền nhiễm nhưng không thể thoát ra khỏi khói mù ».
Lời tuyên bố bất lực của chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về dịch viêm phổi cấp tính SARS , phát xuất từ Trung Quốc và cuối năm 2002 và gây tử vong cho 774 nạn nhân được đưa ra vào lúc Bắc Kinh và nhiều tỉnh phía bắc chìm trong khói mù, từ trung tuần tháng giêng.
Vào thời điểm dịch viêm phổi cấp tính SARS lan nhiẫm, mọi thông tin đều bị chính quyền Trung Quốc che giấu. Lần này, truyền thông Trung Quốc quảng bá rộng rãi nhận định báo động nạn ô nhiễm không khí của giáo sư Chung Nam Sơn, cho thấy : một là mức độ nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không thể che giấu được, hai là phản ứng bất bình của người dân Trung Quốc đối với chính sách chạy theo tỷ số tăng trưởng kinh tế bất chấp hậu quả cho môi trường và con người.
Từ giữa tháng giêng , nhiều ngày bụi mù với nồng độ từ 340 đến 360 microgram bao phủ Bắc Kinh và nhiều thành phố phía bắc tức là cao hơn gấp 4 lần mức độ ô nhiễm được xem là nghiêm trọng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo một nhật báo ở Bắc Kinh, hơn 50% trẻ em nhập viện trong thời gian này là do vấn đề hô hấp. Giới bác sĩ tại thủ đô đặt tên triệu chứng này là « bệnh ho Bắc Kinh ». Chính quyền thành phố bất lực kêu gọi dân chúng « tránh ra ngoài đường » và « không nên mở cửa sổ » nếu không cấn thiết.
Thất vọng vì chính quyền chỉ phản ứng thụ động ban hành biện pháp cho có lệ, người dân Trung Quốc phê phán bằng những lời nghiêm khắc nhất : mở cửa sổ, tôi chết ngạt vì bụi mù, đóng cửa tôi chịu đựng hóa chất độc hại formaldehyde. Phải chăng đây là cái giá phải trả cho chỉ số tăng trưởng GDP ?
Đây không phải là một phản ứng bất bình phóng đại. Theo chuyên gia bệnh SARS Chung Nam Sơn thì trong trường hợp bệnh truyền nhiễm viêm phổi cấp tính thì mỗi cá nhân có thể tránh được siêu vi bằng các biện pháp như tránh tiếp xúc với bệnh nhân, tránh đến nơi công cộng… nhưng làm cách nào tránh ô nhiễm công nghệ, ngoài đường phố, hay bên trong nhà nơi nào cũng có ?
Nếu ô nhiễm nguồn nước tác hại trực tiếp đến sức khỏe dân nông thôn thì khói bụi mù đã đe dọa sức khỏe và gây bất bình cho dân thành thị. Nếu chính quyền Trung Quốc tìm cách giảm nhẹ thậm chí che giấu hay trừng phạt các nhà báo đưa tin về nạn ô nhiễm nguồn nước và nguồn thủy sản do các nhà máy thải chất phế thải ra sông, thì đối với tình trạng nạn ô nhiễm không khí guồng máy kiểm duyệt bị bó tay.
Trong tháng giêng vừa qua, trong nhiều ngày, hoạt động tại phi trường Bắc Kinh sụt giảm vì máy bay không cất cánh được. Sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh mỗi ngày đều cung cấp số liệu về mức độ ô nhiễm rất được người dân Trung Quốc theo dõi và tin cậy. Ngay cả tờ báo chính thức China Daily, bản tiếng Anh của tờ báo đảng Nhân Dân nhật báo cũng phải thúc giục chính phủ công bố số liệu chính xác, hàm ý thống kê của nhà nước không đáng tin cậy.
Ô nhiễm không chỉ giới hạn tại Trung Quốc mà còn lan rộng sang Nhật Bản. Theo dự báo của các chuyên gia Nhật thì chỉ trong ngày hôm nay hay chậm lắm là ngày mai, đám mây bụi sẽ bay đến Kyushu, miền nam Nhật Bản với mức độ nghiêm trọng.
Để đối phó với căn nguyên nguồn cội của vấn đề, chính phủ Trung Quốc dường như phải đầu hàng áp lực của các nhóm lợi ích. Theo hãng tin Reuters, bộ Môi trường Trung Quốc biết rõ hai công ty dầu khí quốc gia không tuân thủ chuẩn mực sản xuất xăng dầu nhưng bất lực không làm được gì. Còn Asia News nhận định : Trung Quốc là nạn nhân của hai vấn đề không có giải đáp : tham ô và ô nhiễm.