Nhân Vật
Cộng Sản Thì Chỉ Đến Vậy: Cái tầm rất thấp của các Tổng Bí thư !!
Tối mùng 5 Tết Quý Tỵ (14-2-2013), VTV1 đưa tin Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng thăm huyện Thạch Thất (Hà Nội). Bản tin phát lại đoạn ông Trọng phát biểu trong
Tối mùng 5 Tết Quý Tỵ (14-2-2013), VTV1 đưa tin Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng thăm huyện Thạch Thất (Hà Nội). Bản tin phát lại đoạn ông Trọng phát biểu trong cuộc tiếp xúc sáng cùng ngày với lãnh đạo và cán bộ Thạch Thất. Nhắc lại chuyến thăm mới đây tại một số nước châu Âu, và đặc biệt là Vatican, ông Trọng cho rằng đây là một thành tích quan trọng trong đối ngoại. Ông lưu ý, đây là lần đầu tiên Vatican mời Tổng bí thư ĐCSVN thăm Vatican, và dương dương tự đắc: “mình phải như thế nào người ta mới mời chứ”(!).
Trời đất! Lúc đầu, khi nghe ông đề cập chuyến đi, tôi cứ hy vọng ông sẽ nói được điều gì đó, đại loại: “qua chuyến đi này, tôi cùng phái đoàn ta đã hiểu thêm về các nước châu Âu, học hỏi được một số kinh nghiệm quý giá trong phát triển kinh tế xã hội, để có thể đưa Việt Nam sớm rút ngắn khoảng cách so với các quốc gia văn minh và cường thịnh…”. Hoặc: “giữa ta và Vatican đã thêm hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện quan hệ Việt Nam – Vatican có được bước đột phá…”.
Lại nhớ chuyến thăm Việt Nam năm 2000 của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, hồi ông Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư. Trong tiếp xúc tại Hà Nội, một cách thiện chí và tế nhị, Bill Clinton nói: “Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ. Điều mà chúng ta có thể thay đổi là tương lai”. Trích câu Kiều “sen tàn, cúc lại nở hoa”, Bill Clinton nói “băng giá quá khứ bắt đầu tan và những phác thảo về một tương lai ấm áp chung bắt đầu hình thành. Chúng ta hãy cùng nhau tận hưởng mùa xuân mới”.
Trong khi đó, vô duyên đến thô lỗ, ông Phiêu lên giọng “giáo huấn” cho Tổng thống Hoa Kỳ về chủ nghĩa xã hội, khoét cho chảy máu vết thương vừa liền da non của cuộc chiến đã qua: “Tôi đồng ý với Ngài là chúng ta không quên quá khứ, không làm lại được quá khứ. Vấn đề quan trọng là hiểu cho đúng thực chất cái quá khứ ấy. Cụ thể là hiểu cho đúng thực chất cuộc kháng chiến chống xâm lược mà chúng tôi đã phải tiến hành…
Việt Nam có đem quân đi đánh Hoa Kỳ đâu mà Hoa Kỳ lại đem quân sang đánh Việt Nam? Cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho nên đối với chúng tôi, quá khứ không phải trang sử đen tối, đau buồn và bất hạnh”.
Sau này, trong cuốn hồi ký My Life, Bill Clinton viết: “Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ, nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đã từng là tù binh chiến tranh. Tôi nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các chính sách đối với Việt Nam, những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những người tốt chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói: “ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù “Hà Nội Hilton” vì muốn thực dân hóa Việt Nam”.
Với tầm tư duy ấy của các Tổng Bí thư ĐCSVN, chắc không khó để mọi người lượng định, bao giờ Việt Nam mới cường thịnh, văn minh?
Võ Văn Tạo
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Cộng Sản Thì Chỉ Đến Vậy: Cái tầm rất thấp của các Tổng Bí thư !!
Tối mùng 5 Tết Quý Tỵ (14-2-2013), VTV1 đưa tin Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng thăm huyện Thạch Thất (Hà Nội). Bản tin phát lại đoạn ông Trọng phát biểu trong
Tối mùng 5 Tết Quý Tỵ (14-2-2013), VTV1 đưa tin Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng thăm huyện Thạch Thất (Hà Nội). Bản tin phát lại đoạn ông Trọng phát biểu trong cuộc tiếp xúc sáng cùng ngày với lãnh đạo và cán bộ Thạch Thất. Nhắc lại chuyến thăm mới đây tại một số nước châu Âu, và đặc biệt là Vatican, ông Trọng cho rằng đây là một thành tích quan trọng trong đối ngoại. Ông lưu ý, đây là lần đầu tiên Vatican mời Tổng bí thư ĐCSVN thăm Vatican, và dương dương tự đắc: “mình phải như thế nào người ta mới mời chứ”(!).
Trời đất! Lúc đầu, khi nghe ông đề cập chuyến đi, tôi cứ hy vọng ông sẽ nói được điều gì đó, đại loại: “qua chuyến đi này, tôi cùng phái đoàn ta đã hiểu thêm về các nước châu Âu, học hỏi được một số kinh nghiệm quý giá trong phát triển kinh tế xã hội, để có thể đưa Việt Nam sớm rút ngắn khoảng cách so với các quốc gia văn minh và cường thịnh…”. Hoặc: “giữa ta và Vatican đã thêm hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện quan hệ Việt Nam – Vatican có được bước đột phá…”.
Lại nhớ chuyến thăm Việt Nam năm 2000 của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, hồi ông Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư. Trong tiếp xúc tại Hà Nội, một cách thiện chí và tế nhị, Bill Clinton nói: “Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ. Điều mà chúng ta có thể thay đổi là tương lai”. Trích câu Kiều “sen tàn, cúc lại nở hoa”, Bill Clinton nói “băng giá quá khứ bắt đầu tan và những phác thảo về một tương lai ấm áp chung bắt đầu hình thành. Chúng ta hãy cùng nhau tận hưởng mùa xuân mới”.
Trong khi đó, vô duyên đến thô lỗ, ông Phiêu lên giọng “giáo huấn” cho Tổng thống Hoa Kỳ về chủ nghĩa xã hội, khoét cho chảy máu vết thương vừa liền da non của cuộc chiến đã qua: “Tôi đồng ý với Ngài là chúng ta không quên quá khứ, không làm lại được quá khứ. Vấn đề quan trọng là hiểu cho đúng thực chất cái quá khứ ấy. Cụ thể là hiểu cho đúng thực chất cuộc kháng chiến chống xâm lược mà chúng tôi đã phải tiến hành…
Việt Nam có đem quân đi đánh Hoa Kỳ đâu mà Hoa Kỳ lại đem quân sang đánh Việt Nam? Cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho nên đối với chúng tôi, quá khứ không phải trang sử đen tối, đau buồn và bất hạnh”.
Sau này, trong cuốn hồi ký My Life, Bill Clinton viết: “Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ, nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đã từng là tù binh chiến tranh. Tôi nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các chính sách đối với Việt Nam, những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những người tốt chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói: “ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù “Hà Nội Hilton” vì muốn thực dân hóa Việt Nam”.
Với tầm tư duy ấy của các Tổng Bí thư ĐCSVN, chắc không khó để mọi người lượng định, bao giờ Việt Nam mới cường thịnh, văn minh?
Võ Văn Tạo
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)