Xe cán chó
Công an giao thông VN hơn cả vua? ( Vua ở Vn hơn cả Thượng đế )
Phải chăng qua vụ bắt hai thanh niên ở Hải Phòng, chính quyền muốn gửi ra thông điệp rằng những ai có ý định lên Facebook 'nói xấu công bộc'
Ben Ngô Gửi cho BBC từ Bangkok, Thái Lan
Trong dòng thời sự hỗn độn tuần qua, mấy ai để ý đến những dòng tin ngắn ngủi về hai bạn trẻ ở Hải Phòng bị bắt vì tội ‘lập Facebook nói xấu cảnh sát giao thông’.
Báo Việt Nam dẫn tài liệu điều tra nói một sinh viên trường Cao đẳng Hàng hải và một nhân viên kỹ thuật cửa hàng máy tính ở quận Ngô Quyền và Kiến An, thành phố Hải Phòng đã bị tạm giữ hình sự vì hành vi “đưa, sử dụng trái phép thông tin trên mạng Internet”.
Trước đó trên Facebook xuất hiện trang fanpage 'Tránh chốt cảnh sát giao thông Hải Phòng' bị báo này dẫn là “có nhiều bài viết, bình luận có nội dung nói xấu, bôi nhọ và hạ uy tín của lực lượng cảnh sát giao thông Hải Phòng”.
Tuy vậy, trên mạng xã hội lại có người ủng hộ hai bạn trẻ vì bỏ ra công sức liệt kê các điểm cảnh sát giao thông lập chốt phạt tiền, giúp những người đi đường tránh bị mất tiền.
Vài hôm trước, trên đường phố Bangkok tôi đã kịp chụp tấm ảnh ghi lại cảnh một người bán hàng rong gánh vội vàng khi đi ngang một khách sạn sang trọng ở khu Chit Lom khi bảy người đàn ông đang tìm cách nâng tấm hình hoàng hậu lên.
Người Thái Lan trưng bày ảnh hoàng hậu Sirikit khi bà khoảng 40 tuổi để mừng sinh nhật lần 83 diễn ra vào ngày 12/8 tới đây.
Một trong những điều người nước ngoài hay được cảnh báo khi đến Thái Lan, nước theo chế độ quân chủ là cần tuyệt đối tránh việc nói xấu hoàng gia.
Vì đấy là trọng tội ở Vương quốc Thái Lan và có thể bị kết án tù nếu bị coi là 'khi quân, phạm thượng' với 'bề trên'.
Cảnh sát giao thông Việt Nam còn hơn cả vua Thái Lan?
Ở Việt Nam, các quan chức, cán bộ luôn hô hào mình là 'công bộc, đầy tớ của dân'.
Nghĩa là khác Thái Lan, không có ai ở Việt Nam là 'bề trên' hết.
Nhưng hai bạn trẻ ở Hải Phòng lại bị bắt không cần trát của tòa án vì 'tội' dám lập fanpage để 'nói xấu công bộc của dân'.
Phạm thượng với 'bề trên' như ở Thái Lan thì nguy nhưng vẫn được tòa xét, còn phạm thượng với 'bề dưới' ở Việt Nam thì bị gông không cần tòa xét xử.
Vậy thì đụng với bề nào thì cũng nguy khốn, chỉ có điều là nhanh hay chậm thôi.
Phải chăng qua vụ bắt hai thanh niên ở Hải Phòng, chính quyền muốn gửi ra thông điệp rằng những ai có ý định lên Facebook 'nói xấu công bộc', dù chỉ là một anh công an ngoài đường hay một cô nhân viên ủy ban phường, hãy liệu hồn.
Nếu không muốn tự đưa mình vào rắc rối mà không luật sư nào ở Việt Nam có thể cãi giúp mình trắng án.
Vì quyền định đoạt thậm chí còn không nằm trong tay tòa án vốn cũng chỉ là cơ quan 'công bộc' của dân.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo đang sinh sống và làm việc ở Bangkok.
BBC
Ben Ngô Gửi cho BBC từ Bangkok, Thái Lan
Trong dòng thời sự hỗn độn tuần qua, mấy ai để ý đến những dòng tin ngắn ngủi về hai bạn trẻ ở Hải Phòng bị bắt vì tội ‘lập Facebook nói xấu cảnh sát giao thông’.
Báo Việt Nam dẫn tài liệu điều tra nói một sinh viên trường Cao đẳng Hàng hải và một nhân viên kỹ thuật cửa hàng máy tính ở quận Ngô Quyền và Kiến An, thành phố Hải Phòng đã bị tạm giữ hình sự vì hành vi “đưa, sử dụng trái phép thông tin trên mạng Internet”.
Trước đó trên Facebook xuất hiện trang fanpage 'Tránh chốt cảnh sát giao thông Hải Phòng' bị báo này dẫn là “có nhiều bài viết, bình luận có nội dung nói xấu, bôi nhọ và hạ uy tín của lực lượng cảnh sát giao thông Hải Phòng”.
Tuy vậy, trên mạng xã hội lại có người ủng hộ hai bạn trẻ vì bỏ ra công sức liệt kê các điểm cảnh sát giao thông lập chốt phạt tiền, giúp những người đi đường tránh bị mất tiền.
Vài hôm trước, trên đường phố Bangkok tôi đã kịp chụp tấm ảnh ghi lại cảnh một người bán hàng rong gánh vội vàng khi đi ngang một khách sạn sang trọng ở khu Chit Lom khi bảy người đàn ông đang tìm cách nâng tấm hình hoàng hậu lên.
Người Thái Lan trưng bày ảnh hoàng hậu Sirikit khi bà khoảng 40 tuổi để mừng sinh nhật lần 83 diễn ra vào ngày 12/8 tới đây.
Một trong những điều người nước ngoài hay được cảnh báo khi đến Thái Lan, nước theo chế độ quân chủ là cần tuyệt đối tránh việc nói xấu hoàng gia.
Vì đấy là trọng tội ở Vương quốc Thái Lan và có thể bị kết án tù nếu bị coi là 'khi quân, phạm thượng' với 'bề trên'.
Cảnh sát giao thông Việt Nam còn hơn cả vua Thái Lan?
Ở Việt Nam, các quan chức, cán bộ luôn hô hào mình là 'công bộc, đầy tớ của dân'.
Nghĩa là khác Thái Lan, không có ai ở Việt Nam là 'bề trên' hết.
Nhưng hai bạn trẻ ở Hải Phòng lại bị bắt không cần trát của tòa án vì 'tội' dám lập fanpage để 'nói xấu công bộc của dân'.
Phạm thượng với 'bề trên' như ở Thái Lan thì nguy nhưng vẫn được tòa xét, còn phạm thượng với 'bề dưới' ở Việt Nam thì bị gông không cần tòa xét xử.
Vậy thì đụng với bề nào thì cũng nguy khốn, chỉ có điều là nhanh hay chậm thôi.
Phải chăng qua vụ bắt hai thanh niên ở Hải Phòng, chính quyền muốn gửi ra thông điệp rằng những ai có ý định lên Facebook 'nói xấu công bộc', dù chỉ là một anh công an ngoài đường hay một cô nhân viên ủy ban phường, hãy liệu hồn.
Nếu không muốn tự đưa mình vào rắc rối mà không luật sư nào ở Việt Nam có thể cãi giúp mình trắng án.
Vì quyền định đoạt thậm chí còn không nằm trong tay tòa án vốn cũng chỉ là cơ quan 'công bộc' của dân.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo đang sinh sống và làm việc ở Bangkok.
BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Công an giao thông VN hơn cả vua? ( Vua ở Vn hơn cả Thượng đế )
Phải chăng qua vụ bắt hai thanh niên ở Hải Phòng, chính quyền muốn gửi ra thông điệp rằng những ai có ý định lên Facebook 'nói xấu công bộc'
Ben Ngô Gửi cho BBC từ Bangkok, Thái Lan
Trong dòng thời sự hỗn độn tuần qua, mấy ai để ý đến những dòng tin ngắn ngủi về hai bạn trẻ ở Hải Phòng bị bắt vì tội ‘lập Facebook nói xấu cảnh sát giao thông’.
Báo Việt Nam dẫn tài liệu điều tra nói một sinh viên trường Cao đẳng Hàng hải và một nhân viên kỹ thuật cửa hàng máy tính ở quận Ngô Quyền và Kiến An, thành phố Hải Phòng đã bị tạm giữ hình sự vì hành vi “đưa, sử dụng trái phép thông tin trên mạng Internet”.
Trước đó trên Facebook xuất hiện trang fanpage 'Tránh chốt cảnh sát giao thông Hải Phòng' bị báo này dẫn là “có nhiều bài viết, bình luận có nội dung nói xấu, bôi nhọ và hạ uy tín của lực lượng cảnh sát giao thông Hải Phòng”.
Tuy vậy, trên mạng xã hội lại có người ủng hộ hai bạn trẻ vì bỏ ra công sức liệt kê các điểm cảnh sát giao thông lập chốt phạt tiền, giúp những người đi đường tránh bị mất tiền.
Vài hôm trước, trên đường phố Bangkok tôi đã kịp chụp tấm ảnh ghi lại cảnh một người bán hàng rong gánh vội vàng khi đi ngang một khách sạn sang trọng ở khu Chit Lom khi bảy người đàn ông đang tìm cách nâng tấm hình hoàng hậu lên.
Người Thái Lan trưng bày ảnh hoàng hậu Sirikit khi bà khoảng 40 tuổi để mừng sinh nhật lần 83 diễn ra vào ngày 12/8 tới đây.
Một trong những điều người nước ngoài hay được cảnh báo khi đến Thái Lan, nước theo chế độ quân chủ là cần tuyệt đối tránh việc nói xấu hoàng gia.
Vì đấy là trọng tội ở Vương quốc Thái Lan và có thể bị kết án tù nếu bị coi là 'khi quân, phạm thượng' với 'bề trên'.
Cảnh sát giao thông Việt Nam còn hơn cả vua Thái Lan?
Ở Việt Nam, các quan chức, cán bộ luôn hô hào mình là 'công bộc, đầy tớ của dân'.
Nghĩa là khác Thái Lan, không có ai ở Việt Nam là 'bề trên' hết.
Nhưng hai bạn trẻ ở Hải Phòng lại bị bắt không cần trát của tòa án vì 'tội' dám lập fanpage để 'nói xấu công bộc của dân'.
Phạm thượng với 'bề trên' như ở Thái Lan thì nguy nhưng vẫn được tòa xét, còn phạm thượng với 'bề dưới' ở Việt Nam thì bị gông không cần tòa xét xử.
Vậy thì đụng với bề nào thì cũng nguy khốn, chỉ có điều là nhanh hay chậm thôi.
Phải chăng qua vụ bắt hai thanh niên ở Hải Phòng, chính quyền muốn gửi ra thông điệp rằng những ai có ý định lên Facebook 'nói xấu công bộc', dù chỉ là một anh công an ngoài đường hay một cô nhân viên ủy ban phường, hãy liệu hồn.
Nếu không muốn tự đưa mình vào rắc rối mà không luật sư nào ở Việt Nam có thể cãi giúp mình trắng án.
Vì quyền định đoạt thậm chí còn không nằm trong tay tòa án vốn cũng chỉ là cơ quan 'công bộc' của dân.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo đang sinh sống và làm việc ở Bangkok.
BBC