Tham Khảo

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) là gì?

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (viết tắt theo tiếng Nga là SNG và theo tiếng Anh là CIS – Commonwealth of Independent States)

cois

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (viết tắt theo tiếng Nga là SNG và theo tiếng Anh là CIS – Commonwealth of Independent States) là tổ chức khu vực bao gồm các quốc gia thành viên cũ của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1991. CIS ra đời trong bối cảnh sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ mặc dù đã tuyên bố độc lập nhưng vẫn có nhu cầu phối hợp hoạt động cùng nhau trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, chính sách đối ngoại….

CIS được sáng lập bởi 3 nước là Belarus, Nga và Ucraina. Đến ngày 21 tháng 12 năm 1991, có thêm 8 nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ là Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan gia nhập CIS. Sau đó tháng 12/1993 Gruzia cũng gia nhập nhưng nước này đã rút ra khỏi CIS từ năm 2009. CIS được hình thành thông qua Hiệp định Thành lập ký ngày 08 tháng 12 năm 1991 và Hiệp định này đóng vai trò là văn kiện nền tảng của CIS cho đến tháng 01 năm 1993 khi Hiến chương CIS được thông qua. Theo quy định, các quốc gia chỉ trở thành thành viên của CIS sau khi đã phê chuẩn bản Hiến chương. Cho đến nay Turkmenistan và Ucraina không phê chuẩn Hiến chương nên thực chất CIS chỉ có 9 quốc gia thành viên cùng Turkmenistan và Ucraina là quốc gia liên kết. Đáng chú ý là ba nước cộng hòa vùng Baltic thuộc Liên Xô cũ là Estonia, Latvia và Litva đã từ chối không tham gia CIS.

Nhiệm vụ của CIS được xác định là nhằm bảo đảm an ninh tập thể, tăng cường hợp tác kinh tế, quân sự, xã hội và pháp luật, ngăn ngừa và quản lí xung đột. Mặc dù vậy, các quốc gia thành viên đã gặp phải bất đồng về các mục tiêu của CIS. Một số quốc gia dẫn đầu là Nga và Kazakhstan coi CIS là phương tiện giúp thúc đẩy hợp tác và hội nhập kinh tế – chính trị của khu vực. Trong khi đó một các quốc gia còn lại, đứng đầu là Ucraina, lại coi CIS là một tổ chức quá độ nhằm chuẩn bị giúp các nước cộng hòa tiến tới vị thế độc lập hoàn toàn.

Về nguyên tắc hoạt động, CIS cam kết thừa kế và tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết quốc tế đã được Liên Xô ký kết; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ và không xâm phạm biên giới; tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực quốc tế về quyền con người và các quyền tự do cơ bản bao gồm quyền của các dân tộc thiểu số; phản ánh một cách khách quan đời sống chính trị – xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng của các quốc gia thành viên, không được phổ biến những thông tin có thể gây ra sự thù hận giữa các dân tộc; ngăn chặn hoạt động của các đảng phái và các nhóm chính trị tuyên truyền tư tưởng phát xít, phân biệt chủng tộc và gây thù hận dân tộc.

Về cơ cấu tổ chức, CIS bao gồm các cơ quan chính là Hội đồng Nguyên thủ, Hội đồng Thủ tướng, Uỷ ban Kinh tế Liên Quốc gia, Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao, Hội đồng Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang, Hội đồng Chỉ huy các Lực lượng Biên phòng, Ngân hàng Liên Quốc gia và Ban Thư kí.

Ngay từ khi mới thành lập, hoạt động của CIS đã gặp nhiều rào cản, trong đó nổi bật là mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên và việc tuân thủ các cam kết chung. Theo các thỏa thuận ban đầu, các nước cộng hòa thành viên sẽ được quyền thành lập lực lượng vũ trang riêng. Các quốc gia cũng đồng ý chọn đồng Rúp Nga làm đồng tiên chung, đồng thời thúc đẩy hợp tác và phối hợp đổi mới nhằm thiết lập các nền kinh tế thị trường tự do trong khu vực. Tuy nhiên các bất đồng đã sớm nảy sinh về các vấn đề như phân chia quyền kiểm soát Hạm đội Biển Đen, thúc đẩy cải cách kinh tế và xóa bỏ cơ chế kiểm soát giá cả, cũng như việc giải giáp các vũ khi hạt nhân từ thời Liên Xô. Cụ thể, năm 1993, Kyrgyztan đã bỏ qua các cam kết của CIS khi đưa vào lưu thông đồng quốc tệ của mình. Điều này thúc đẩy các quốc gia thành viên khác cũng nhanh chóng chuẩn bị từ bỏ đồng Rúp với tư cách là đồng tiền chung của khối để phát hành riêng rẽ đồng tiền của mình. Ngoài ra, các xung đột và thù hận dân tộc vốn được kiềm chế thành công khi Liên Xô còn tồn tại đã nhanh chóng xuất hiện trở lại dưới dạng nội chiến ở Gruzia, Moldova, Tajikistan và Bắc Capcadơ, hay dưới dạng xung đột quốc tế giữa Armnenia và Azerbaijan.

Chính vì vậy có thể nói CIS là một tổ chức khu vực lỏng lẻo và các hoạt động hợp tác giữa các nước thành viên cũng được tiến hành kém hiệu quả. Nhiều người, như Igor Ivanov, thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, đã đặt câu hỏi về tính hữu ích của tổ chức này. Trong thực tế, việc những cơ chế hợp tác khu vực khác được thành lập trong thời gian qua như Cộng đồng Kinh tế Á – Âu (Eurasian Economic Community), Tổ chức Hợp tác Trung Á (Central Asian Cooperation Organization), Liên minh Thuế quan Belarus – Nga – Kazakhstan… đã cho thấy sự rời rạc và thiếu sức sống của CIS. Chính vì vậy giờ đây nhiều người coi CIS chỉ như là một tổ chức hình thức mang ý nghĩa gợi nhớ lại mối liên kết giữa các nước cộng hòa thời kỳ Liên Xô còn tồn tại mà thôi.

Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) là gì?

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (viết tắt theo tiếng Nga là SNG và theo tiếng Anh là CIS – Commonwealth of Independent States)

cois

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (viết tắt theo tiếng Nga là SNG và theo tiếng Anh là CIS – Commonwealth of Independent States) là tổ chức khu vực bao gồm các quốc gia thành viên cũ của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1991. CIS ra đời trong bối cảnh sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ mặc dù đã tuyên bố độc lập nhưng vẫn có nhu cầu phối hợp hoạt động cùng nhau trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, chính sách đối ngoại….

CIS được sáng lập bởi 3 nước là Belarus, Nga và Ucraina. Đến ngày 21 tháng 12 năm 1991, có thêm 8 nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ là Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan gia nhập CIS. Sau đó tháng 12/1993 Gruzia cũng gia nhập nhưng nước này đã rút ra khỏi CIS từ năm 2009. CIS được hình thành thông qua Hiệp định Thành lập ký ngày 08 tháng 12 năm 1991 và Hiệp định này đóng vai trò là văn kiện nền tảng của CIS cho đến tháng 01 năm 1993 khi Hiến chương CIS được thông qua. Theo quy định, các quốc gia chỉ trở thành thành viên của CIS sau khi đã phê chuẩn bản Hiến chương. Cho đến nay Turkmenistan và Ucraina không phê chuẩn Hiến chương nên thực chất CIS chỉ có 9 quốc gia thành viên cùng Turkmenistan và Ucraina là quốc gia liên kết. Đáng chú ý là ba nước cộng hòa vùng Baltic thuộc Liên Xô cũ là Estonia, Latvia và Litva đã từ chối không tham gia CIS.

Nhiệm vụ của CIS được xác định là nhằm bảo đảm an ninh tập thể, tăng cường hợp tác kinh tế, quân sự, xã hội và pháp luật, ngăn ngừa và quản lí xung đột. Mặc dù vậy, các quốc gia thành viên đã gặp phải bất đồng về các mục tiêu của CIS. Một số quốc gia dẫn đầu là Nga và Kazakhstan coi CIS là phương tiện giúp thúc đẩy hợp tác và hội nhập kinh tế – chính trị của khu vực. Trong khi đó một các quốc gia còn lại, đứng đầu là Ucraina, lại coi CIS là một tổ chức quá độ nhằm chuẩn bị giúp các nước cộng hòa tiến tới vị thế độc lập hoàn toàn.

Về nguyên tắc hoạt động, CIS cam kết thừa kế và tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết quốc tế đã được Liên Xô ký kết; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ và không xâm phạm biên giới; tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực quốc tế về quyền con người và các quyền tự do cơ bản bao gồm quyền của các dân tộc thiểu số; phản ánh một cách khách quan đời sống chính trị – xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng của các quốc gia thành viên, không được phổ biến những thông tin có thể gây ra sự thù hận giữa các dân tộc; ngăn chặn hoạt động của các đảng phái và các nhóm chính trị tuyên truyền tư tưởng phát xít, phân biệt chủng tộc và gây thù hận dân tộc.

Về cơ cấu tổ chức, CIS bao gồm các cơ quan chính là Hội đồng Nguyên thủ, Hội đồng Thủ tướng, Uỷ ban Kinh tế Liên Quốc gia, Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao, Hội đồng Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang, Hội đồng Chỉ huy các Lực lượng Biên phòng, Ngân hàng Liên Quốc gia và Ban Thư kí.

Ngay từ khi mới thành lập, hoạt động của CIS đã gặp nhiều rào cản, trong đó nổi bật là mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên và việc tuân thủ các cam kết chung. Theo các thỏa thuận ban đầu, các nước cộng hòa thành viên sẽ được quyền thành lập lực lượng vũ trang riêng. Các quốc gia cũng đồng ý chọn đồng Rúp Nga làm đồng tiên chung, đồng thời thúc đẩy hợp tác và phối hợp đổi mới nhằm thiết lập các nền kinh tế thị trường tự do trong khu vực. Tuy nhiên các bất đồng đã sớm nảy sinh về các vấn đề như phân chia quyền kiểm soát Hạm đội Biển Đen, thúc đẩy cải cách kinh tế và xóa bỏ cơ chế kiểm soát giá cả, cũng như việc giải giáp các vũ khi hạt nhân từ thời Liên Xô. Cụ thể, năm 1993, Kyrgyztan đã bỏ qua các cam kết của CIS khi đưa vào lưu thông đồng quốc tệ của mình. Điều này thúc đẩy các quốc gia thành viên khác cũng nhanh chóng chuẩn bị từ bỏ đồng Rúp với tư cách là đồng tiền chung của khối để phát hành riêng rẽ đồng tiền của mình. Ngoài ra, các xung đột và thù hận dân tộc vốn được kiềm chế thành công khi Liên Xô còn tồn tại đã nhanh chóng xuất hiện trở lại dưới dạng nội chiến ở Gruzia, Moldova, Tajikistan và Bắc Capcadơ, hay dưới dạng xung đột quốc tế giữa Armnenia và Azerbaijan.

Chính vì vậy có thể nói CIS là một tổ chức khu vực lỏng lẻo và các hoạt động hợp tác giữa các nước thành viên cũng được tiến hành kém hiệu quả. Nhiều người, như Igor Ivanov, thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, đã đặt câu hỏi về tính hữu ích của tổ chức này. Trong thực tế, việc những cơ chế hợp tác khu vực khác được thành lập trong thời gian qua như Cộng đồng Kinh tế Á – Âu (Eurasian Economic Community), Tổ chức Hợp tác Trung Á (Central Asian Cooperation Organization), Liên minh Thuế quan Belarus – Nga – Kazakhstan… đã cho thấy sự rời rạc và thiếu sức sống của CIS. Chính vì vậy giờ đây nhiều người coi CIS chỉ như là một tổ chức hình thức mang ý nghĩa gợi nhớ lại mối liên kết giữa các nước cộng hòa thời kỳ Liên Xô còn tồn tại mà thôi.

Nguồn: Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, (TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm