Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Công nghiệp gây ô nhiễm: Cứ đà này, Việt Nam sớm vượt Trung Quốc
Hiện nay, Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đã rất nghiêm trọng. Nếu với đà tăng ô nhiễm như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm
21/11/2016 Hiện nay, Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đã rất nghiêm trọng. Nếu với đà tăng ô nhiễm như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm. Phần lớn các DN FDI đầu tư vào Việt Nam đều coi việc quản lý, giám sát môi trường lỏng lẻo cũng như các tiêu chuẩn môi trường thấp là một trong các yếu tố để quyết định đầu tư.
“Một sự cố như Formosa là đã quá đủ rồi”
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về dự án thép Cà Ná 10 tỷ USD, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh rằng: “không đánh đổi môi trường lấy các dự án công nghiệp bằng mọi giá”.
Cùng lúc đó, Bộ Công Thương phát đi thông tin về quy hoạch thép, cảnh báo Việt Nam sẽ thiếu 15 triệu tấn thép thô và sẽ còn tăng lên. Khi ấy nhập siêu thép sẽ phải tăng lên. Bộ Công Thương cũng đưa ra nhiều dẫn chứng theo hướng cho thấy cần thiết phát triển các dự án thép lớn.
Phát biểu tại hội thảo kinh tế Việt Nam trong trung hạn gắn với vấn đề môi trường ngày 18/11, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhấn mạnh: "Chừng nào tôi còn được phát biểu, chừng đó tôi kịch liệt phản đối các dự án sắt thép. Chúng ta phải thay đổi tư duy phát triển, một sự cố đã gặp như Formosa là đã quá đủ rồi".
GS Nguyễn Mại thẳng thắn: "Quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào vẫn tăng trưởng nhưng bảo vệ được môi trường. Tôi phản đối tiếp tục xây dựng các dự án thép, xi măng, lọc dầu và hóa chất,... ".
Lo ngại của GS Nguyễn Mại là có cơ sở khi diễn biến ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã phải gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Trong bài viết gửi đến hội thảo, PGS.TS Đinh Đức Trường, Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế môi trường (Đại học Kinh tế quốc dân) cảnh báo: “Hiện nay, Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đã rất nghiêm trọng. Mỗi năm Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP. Còn con số này của Trung Quốc là 10%. Nếu với đà tăng ô nhiễm như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm”.
Điều tra 80 DN có vốn đầu tư nước ngoài về nhận thức bảo vệ môi trường, nghiên cứu của PGS Đinh Đức Trường phát hiện: Phần lớn các DN FDI đầu tư vào Việt Nam đều coi việc quản lý, giám sát môi trường lỏng lẻo cũng như các tiêu chuẩn môi trường thấp là một trong các yếu tố để quyết định đầu tư.
Khi đánh giá tình hình môi trường Việt Nam sau sự cố Formosa, báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ thẳng: DN đầu tư nước ngoài có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường như luyện kim, sửa chữa tàu biển, dệt may, da giày, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm…
Tuồn công nghệ lạc hậu, ô nhiễm vào Việt Nam
Mới đây, khi bị truy vấn về khả năng nhà máy giấy bức tử sông Hậu do công nghệ lạc hậu, ông Patrick Chung, Tổng giám đốc điều hành Công ty sản xuất giấy Lee & Man Việt Nam biện minh rằng: “Họ hiểu nhầm chúng tôi nhập thiết bị cũ gây nguy hại cho môi trường”.
Nhưng khi báo chí truy vấn đến lần thứ 3, liệu có phải máy móc thiết bị Trung Quốc hay không, ông Patrick Chung vẫn không tiết lộ nguồn gốc máy móc thiết bị sử dụng cho nhà máy.
Ông này tự tin: “Tôi thoải mái công bố nhà máy của chúng tôi tuyệt đối an toàn với môi trường”.
Nhưng dự án của Lee&Man chính là một trong các dự án bị Bộ Tài nguyên và Môi trường điểm mặt về khả năng gây ô nhiễm dù chưa đi vào hoạt động.
Bộ này cho rằng, Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác trong quá trình thu hút nguồn vốn này. Chính vì vậy, FDI đã gây nên những tác hại rất lớn đối với môi trường, ví dụ: xả thải của công ty Vedan, Miwon, sự cố biển do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung, khói bụi ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nhà máy giấy gây ô nhiễm ở Hậu Giang...
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng những hạn chế của Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật để tuồn những công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng năng lượng và lao động nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Ban phân tích và Dự báo, Trung tâm thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) nhận định: Mặc dù Việt Nam không phải quốc gia gây tác động nghiêm trọng tới quá trình nóng lên toàn cầu nhưng lại nằm trong nhóm 25 quốc gia thu nhập thấp, trung bình dẫn đầu về phát thải khí nhà kính hàng năm. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn.
TS Đặng Đức Anh, Trưởng ban Phân tích và dự báo (NCIF) cho rằng: Trong giai đoạn 2016-2020, nếu tình trạng ô nhiễm môi trường và thiệt hại do thiên tai không được hạn chế thì tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm sẽ giảm khoảng 0,6% GDP (bao gồm cả tác động trực tiếp và gián tiếp).
Lương Bằng
21/11/2016 Hiện nay, Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đã rất nghiêm trọng. Nếu với đà tăng ô nhiễm như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm. Phần lớn các DN FDI đầu tư vào Việt Nam đều coi việc quản lý, giám sát môi trường lỏng lẻo cũng như các tiêu chuẩn môi trường thấp là một trong các yếu tố để quyết định đầu tư.
“Một sự cố như Formosa là đã quá đủ rồi”
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về dự án thép Cà Ná 10 tỷ USD, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh rằng: “không đánh đổi môi trường lấy các dự án công nghiệp bằng mọi giá”.
Cùng lúc đó, Bộ Công Thương phát đi thông tin về quy hoạch thép, cảnh báo Việt Nam sẽ thiếu 15 triệu tấn thép thô và sẽ còn tăng lên. Khi ấy nhập siêu thép sẽ phải tăng lên. Bộ Công Thương cũng đưa ra nhiều dẫn chứng theo hướng cho thấy cần thiết phát triển các dự án thép lớn.
Phát biểu tại hội thảo kinh tế Việt Nam trong trung hạn gắn với vấn đề môi trường ngày 18/11, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhấn mạnh: "Chừng nào tôi còn được phát biểu, chừng đó tôi kịch liệt phản đối các dự án sắt thép. Chúng ta phải thay đổi tư duy phát triển, một sự cố đã gặp như Formosa là đã quá đủ rồi".
GS Nguyễn Mại thẳng thắn: "Quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào vẫn tăng trưởng nhưng bảo vệ được môi trường. Tôi phản đối tiếp tục xây dựng các dự án thép, xi măng, lọc dầu và hóa chất,... ".
Lo ngại của GS Nguyễn Mại là có cơ sở khi diễn biến ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã phải gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Trong bài viết gửi đến hội thảo, PGS.TS Đinh Đức Trường, Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế môi trường (Đại học Kinh tế quốc dân) cảnh báo: “Hiện nay, Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đã rất nghiêm trọng. Mỗi năm Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP. Còn con số này của Trung Quốc là 10%. Nếu với đà tăng ô nhiễm như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm”.
Điều tra 80 DN có vốn đầu tư nước ngoài về nhận thức bảo vệ môi trường, nghiên cứu của PGS Đinh Đức Trường phát hiện: Phần lớn các DN FDI đầu tư vào Việt Nam đều coi việc quản lý, giám sát môi trường lỏng lẻo cũng như các tiêu chuẩn môi trường thấp là một trong các yếu tố để quyết định đầu tư.
Khi đánh giá tình hình môi trường Việt Nam sau sự cố Formosa, báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ thẳng: DN đầu tư nước ngoài có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường như luyện kim, sửa chữa tàu biển, dệt may, da giày, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm…
Tuồn công nghệ lạc hậu, ô nhiễm vào Việt Nam
Mới đây, khi bị truy vấn về khả năng nhà máy giấy bức tử sông Hậu do công nghệ lạc hậu, ông Patrick Chung, Tổng giám đốc điều hành Công ty sản xuất giấy Lee & Man Việt Nam biện minh rằng: “Họ hiểu nhầm chúng tôi nhập thiết bị cũ gây nguy hại cho môi trường”.
Nhưng khi báo chí truy vấn đến lần thứ 3, liệu có phải máy móc thiết bị Trung Quốc hay không, ông Patrick Chung vẫn không tiết lộ nguồn gốc máy móc thiết bị sử dụng cho nhà máy.
Ông này tự tin: “Tôi thoải mái công bố nhà máy của chúng tôi tuyệt đối an toàn với môi trường”.
Nhưng dự án của Lee&Man chính là một trong các dự án bị Bộ Tài nguyên và Môi trường điểm mặt về khả năng gây ô nhiễm dù chưa đi vào hoạt động.
Bộ này cho rằng, Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác trong quá trình thu hút nguồn vốn này. Chính vì vậy, FDI đã gây nên những tác hại rất lớn đối với môi trường, ví dụ: xả thải của công ty Vedan, Miwon, sự cố biển do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung, khói bụi ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nhà máy giấy gây ô nhiễm ở Hậu Giang...
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng những hạn chế của Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật để tuồn những công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng năng lượng và lao động nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Ban phân tích và Dự báo, Trung tâm thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) nhận định: Mặc dù Việt Nam không phải quốc gia gây tác động nghiêm trọng tới quá trình nóng lên toàn cầu nhưng lại nằm trong nhóm 25 quốc gia thu nhập thấp, trung bình dẫn đầu về phát thải khí nhà kính hàng năm. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn.
TS Đặng Đức Anh, Trưởng ban Phân tích và dự báo (NCIF) cho rằng: Trong giai đoạn 2016-2020, nếu tình trạng ô nhiễm môi trường và thiệt hại do thiên tai không được hạn chế thì tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm sẽ giảm khoảng 0,6% GDP (bao gồm cả tác động trực tiếp và gián tiếp).
Lương Bằng
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/cong-nghiep-gay-o-nhiem-cu-da-nay-viet-nam-som-vuot-trung-quoc-340867.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Công nghiệp gây ô nhiễm: Cứ đà này, Việt Nam sớm vượt Trung Quốc
Hiện nay, Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đã rất nghiêm trọng. Nếu với đà tăng ô nhiễm như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm
21/11/2016
Hiện nay, Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề ô nhiễm môi
trường đã rất nghiêm trọng. Nếu với đà tăng ô nhiễm như hiện nay, Việt
Nam sẽ sớm vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm. Phần
lớn các DN FDI đầu tư vào Việt Nam đều coi việc quản lý, giám sát môi
trường lỏng lẻo cũng như các tiêu chuẩn môi trường thấp là một trong các
yếu tố để quyết định đầu tư.
“Một sự cố như Formosa là đã quá đủ rồi”
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về dự án thép Cà Ná 10 tỷ USD, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh rằng: “không đánh đổi môi trường lấy các dự án công nghiệp bằng mọi giá”.
Cùng lúc đó, Bộ Công Thương phát đi thông tin về quy hoạch thép, cảnh báo Việt Nam sẽ thiếu 15 triệu tấn thép thô và sẽ còn tăng lên. Khi ấy nhập siêu thép sẽ phải tăng lên. Bộ Công Thương cũng đưa ra nhiều dẫn chứng theo hướng cho thấy cần thiết phát triển các dự án thép lớn.
Phát biểu tại hội thảo kinh tế Việt Nam trong trung hạn gắn với vấn đề môi trường ngày 18/11, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhấn mạnh: "Chừng nào tôi còn được phát biểu, chừng đó tôi kịch liệt phản đối các dự án sắt thép. Chúng ta phải thay đổi tư duy phát triển, một sự cố đã gặp như Formosa là đã quá đủ rồi".
GS Nguyễn Mại thẳng thắn: "Quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào vẫn tăng trưởng nhưng bảo vệ được môi trường. Tôi phản đối tiếp tục xây dựng các dự án thép, xi măng, lọc dầu và hóa chất,... ".
Lo ngại của GS Nguyễn Mại là có cơ sở khi diễn biến ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã phải gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Trong bài viết gửi đến hội thảo, PGS.TS Đinh Đức Trường, Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế môi trường (Đại học Kinh tế quốc dân) cảnh báo: “Hiện nay, Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đã rất nghiêm trọng. Mỗi năm Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP. Còn con số này của Trung Quốc là 10%. Nếu với đà tăng ô nhiễm như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm”.
Điều tra 80 DN có vốn đầu tư nước ngoài về nhận thức bảo vệ môi trường, nghiên cứu của PGS Đinh Đức Trường phát hiện: Phần lớn các DN FDI đầu tư vào Việt Nam đều coi việc quản lý, giám sát môi trường lỏng lẻo cũng như các tiêu chuẩn môi trường thấp là một trong các yếu tố để quyết định đầu tư.
Khi đánh giá tình hình môi trường Việt Nam sau sự cố Formosa, báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ thẳng: DN đầu tư nước ngoài có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường như luyện kim, sửa chữa tàu biển, dệt may, da giày, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm…
Tuồn công nghệ lạc hậu, ô nhiễm vào Việt Nam
Mới đây, khi bị truy vấn về khả năng nhà máy giấy bức tử sông Hậu do công nghệ lạc hậu, ông Patrick Chung, Tổng giám đốc điều hành Công ty sản xuất giấy Lee & Man Việt Nam biện minh rằng: “Họ hiểu nhầm chúng tôi nhập thiết bị cũ gây nguy hại cho môi trường”.
Nhưng khi báo chí truy vấn đến lần thứ 3, liệu có phải máy móc thiết bị Trung Quốc hay không, ông Patrick Chung vẫn không tiết lộ nguồn gốc máy móc thiết bị sử dụng cho nhà máy.
Ông này tự tin: “Tôi thoải mái công bố nhà máy của chúng tôi tuyệt đối an toàn với môi trường”.
Nhưng dự án của Lee&Man chính là một trong các dự án bị Bộ Tài nguyên và Môi trường điểm mặt về khả năng gây ô nhiễm dù chưa đi vào hoạt động.
Bộ này cho rằng, Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác trong quá trình thu hút nguồn vốn này. Chính vì vậy, FDI đã gây nên những tác hại rất lớn đối với môi trường, ví dụ: xả thải của công ty Vedan, Miwon, sự cố biển do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung, khói bụi ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nhà máy giấy gây ô nhiễm ở Hậu Giang...
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng những hạn chế của Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật để tuồn những công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng năng lượng và lao động nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Ban phân tích và Dự báo, Trung tâm thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) nhận định: Mặc dù Việt Nam không phải quốc gia gây tác động nghiêm trọng tới quá trình nóng lên toàn cầu nhưng lại nằm trong nhóm 25 quốc gia thu nhập thấp, trung bình dẫn đầu về phát thải khí nhà kính hàng năm. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn.
TS Đặng Đức Anh, Trưởng ban Phân tích và dự báo (NCIF) cho rằng: Trong giai đoạn 2016-2020, nếu tình trạng ô nhiễm môi trường và thiệt hại do thiên tai không được hạn chế thì tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm sẽ giảm khoảng 0,6% GDP (bao gồm cả tác động trực tiếp và gián tiếp).
Lương Bằng
“Một sự cố như Formosa là đã quá đủ rồi”
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về dự án thép Cà Ná 10 tỷ USD, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh rằng: “không đánh đổi môi trường lấy các dự án công nghiệp bằng mọi giá”.
Cùng lúc đó, Bộ Công Thương phát đi thông tin về quy hoạch thép, cảnh báo Việt Nam sẽ thiếu 15 triệu tấn thép thô và sẽ còn tăng lên. Khi ấy nhập siêu thép sẽ phải tăng lên. Bộ Công Thương cũng đưa ra nhiều dẫn chứng theo hướng cho thấy cần thiết phát triển các dự án thép lớn.
Phát biểu tại hội thảo kinh tế Việt Nam trong trung hạn gắn với vấn đề môi trường ngày 18/11, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhấn mạnh: "Chừng nào tôi còn được phát biểu, chừng đó tôi kịch liệt phản đối các dự án sắt thép. Chúng ta phải thay đổi tư duy phát triển, một sự cố đã gặp như Formosa là đã quá đủ rồi".
GS Nguyễn Mại thẳng thắn: "Quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào vẫn tăng trưởng nhưng bảo vệ được môi trường. Tôi phản đối tiếp tục xây dựng các dự án thép, xi măng, lọc dầu và hóa chất,... ".
Lo ngại của GS Nguyễn Mại là có cơ sở khi diễn biến ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã phải gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Trong bài viết gửi đến hội thảo, PGS.TS Đinh Đức Trường, Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế môi trường (Đại học Kinh tế quốc dân) cảnh báo: “Hiện nay, Việt Nam chưa thành nước công nghiệp nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đã rất nghiêm trọng. Mỗi năm Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương với 5% GDP. Còn con số này của Trung Quốc là 10%. Nếu với đà tăng ô nhiễm như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm”.
Điều tra 80 DN có vốn đầu tư nước ngoài về nhận thức bảo vệ môi trường, nghiên cứu của PGS Đinh Đức Trường phát hiện: Phần lớn các DN FDI đầu tư vào Việt Nam đều coi việc quản lý, giám sát môi trường lỏng lẻo cũng như các tiêu chuẩn môi trường thấp là một trong các yếu tố để quyết định đầu tư.
Khi đánh giá tình hình môi trường Việt Nam sau sự cố Formosa, báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ thẳng: DN đầu tư nước ngoài có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường như luyện kim, sửa chữa tàu biển, dệt may, da giày, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm…
Tuồn công nghệ lạc hậu, ô nhiễm vào Việt Nam
Mới đây, khi bị truy vấn về khả năng nhà máy giấy bức tử sông Hậu do công nghệ lạc hậu, ông Patrick Chung, Tổng giám đốc điều hành Công ty sản xuất giấy Lee & Man Việt Nam biện minh rằng: “Họ hiểu nhầm chúng tôi nhập thiết bị cũ gây nguy hại cho môi trường”.
Nhưng khi báo chí truy vấn đến lần thứ 3, liệu có phải máy móc thiết bị Trung Quốc hay không, ông Patrick Chung vẫn không tiết lộ nguồn gốc máy móc thiết bị sử dụng cho nhà máy.
Ông này tự tin: “Tôi thoải mái công bố nhà máy của chúng tôi tuyệt đối an toàn với môi trường”.
Nhưng dự án của Lee&Man chính là một trong các dự án bị Bộ Tài nguyên và Môi trường điểm mặt về khả năng gây ô nhiễm dù chưa đi vào hoạt động.
Bộ này cho rằng, Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác trong quá trình thu hút nguồn vốn này. Chính vì vậy, FDI đã gây nên những tác hại rất lớn đối với môi trường, ví dụ: xả thải của công ty Vedan, Miwon, sự cố biển do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung, khói bụi ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nhà máy giấy gây ô nhiễm ở Hậu Giang...
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng những hạn chế của Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật để tuồn những công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng năng lượng và lao động nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Ban phân tích và Dự báo, Trung tâm thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) nhận định: Mặc dù Việt Nam không phải quốc gia gây tác động nghiêm trọng tới quá trình nóng lên toàn cầu nhưng lại nằm trong nhóm 25 quốc gia thu nhập thấp, trung bình dẫn đầu về phát thải khí nhà kính hàng năm. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn.
TS Đặng Đức Anh, Trưởng ban Phân tích và dự báo (NCIF) cho rằng: Trong giai đoạn 2016-2020, nếu tình trạng ô nhiễm môi trường và thiệt hại do thiên tai không được hạn chế thì tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm sẽ giảm khoảng 0,6% GDP (bao gồm cả tác động trực tiếp và gián tiếp).
Lương Bằng
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/cong-nghiep-gay-o-nhiem-cu-da-nay-viet-nam-som-vuot-trung-quoc-340867.html