Tham Khảo
Cộng sản" vẫn là một từ bẩn thỉu trong khu người Việt nhập cư
Có thể cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng ký ức về thời gian ấy vẫn mạnh mẽ và dai dẳng trong cộng đồng người Việt tại tiểu bang Washington
Kirk Johnson/The New York Times
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
OLYMPIA, Washington - Có thể cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng ký ức về thời gian ấy vẫn mạnh mẽ và dai dẳng trong cộng đồng người Việt tại tiểu bang Washington
Đức Tân cho biết, ông tin rằng những lời buộc tội ông có thiện cảm với cộng sản bắt nguồn từ một tranh chấp về một nhóm công dân.
Những người tị nạn có tuổi từng sống qua thời chiến tranh Việt Nam và cuộc sụp đổ của Sài Gòn vào năm 1975, đa số bị ám ảnh bởi kinh nghiệmkhó quên và không thể dung thứ. Ngay cả bây giờ, một lời buộc tội là có cảm tình với chính quyền cộng sản - dù là sự thực hay chỉ tưởng tượng - có thể làm tan nát một uy tín.
Hoặc có thể trả được một mối hận trong quá khứ.
Đó là những gì rõ ràng đã xảy ra trong vụ kiện giữa ông Tân Đức và Norman Lê cùng những người cộng sự, theo Tòa án tối cao Washington, trong một vụ kiện về phỉ báng dân sự đã mang đến một cái nhìn hiếm hoi vào cuộc sống tình cảm nội tâm của người Mỹ gốc Việt.
Trong những ngày gần đây, căng thẳng và lo lắng về tự do ngôn luận đã gia tăng mạnh trên khắp nước trong bối cảnh cuộc tranh cãi về sự giám sát điện thoại và Internet của liên bang vì an ninh quốc gia. Và rất nhiều những lo lắng này đã gia tăng trong cộng đồng di dân, đặc biệt là những cộng đồng từ Trung Đông, nơi mà các thuật ngữ của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan có thể gây ra những nghi ngại.
Tại đây, ở Olympia, tranh chấp với nhau là những người đàn ông gầy ốm với mái tóc đã thưa.Một người bị cáo buộc là cộng sản, người kia là kẻ chụp mũ. Cả hai đều từng làm việc cho chính phủ hoặc quân đội miền Nam Việt Nam. Cả hai đã trở thành những nhà lãnh đạo trong các hội nhóm phấn đấu để giữ gìn tiếng Việt và truyền thống Việt Nam tại địa phương ở phia Tây Washington.
Nhưng, bắt đầu khoảng một thập kỷ trước, ông Lê, 78 tuổi, cho biết ông đã tin rằng ông Tân, 69 tuổi, là một cảm tình viên bí mật với Cộng sản ở quê nhà. Cuối cùng, ông đã đưa ra công chúng sự khẳng định ấy của mình, công bố trên các báo chí Việt Nam và lây lan qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Đối với người ngoại cuộc, một số bằng chứng mà Ông Lê viện dẫn có vẻ hài hước. Chẳng hạn như, một cái tạp dề nấu ăn sử dụng tại một hội chợ cộng đồng, được trưng ra tại tòa cho thấy một con người đội mũ, vui vẻ, mà ông Lê cho biết là một tiêu biểu rõ ràng của nhà lãnh đạo Công sản Hồ Chí Minh, nhưng Ông Tân cho biết là thực ra không ai khác hơn là ông già Noel.
Một nhạc sĩ được Ông Tân mang đến toà, người có trách nhiệm bắt nhịp trường canh đầu tiên của bản quốc ca hiện đại Việt Nam, đã lúng túng dừng lại rồi mới tiếp tục những gì mọi người chờ nghe: bản quốc ca miền Nam Việt Nam, bài hát của một quốc gia không còn tồn tại. Ông Lê cho là một âm mưu cố ý, ông Tân bảo chỉ là sự cố không mong muốn.
Cuối cùng, ông Tân bị kiện tội phỉ báng vào năm 2004, vốn là một vụ kiện hiếm khi xảy ra trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nơi các tranh chấp thường được đưa ra trong nội bộ. Một bồi thẩm đoàn dân sự đã tìm thấy Ông Lê và những người cùng phỉ báng phải chịu trách nhiệm.
Phiên tòa phúc thẩm lật ngược lại phán quyết ấy nhưng sau đó vào tháng trước tòa án tối cao Washington đã khôi phục phán quyết ban đầu của bồi thẩm đoàn, đền bù $310,000 cho ông Tân và Cộng Đồng Người Việt quận Thurston. Các luật sư của ông Lê đã yêu cầu tòa án xem xét lại.
Nhưng những cư dân địa phương cho biết, cuộc đấu tranh tiêu diệt nhau này đã làm thay đổi cộng đồng.
Một trường dạy tiếng Việt, nơi ông Tân từng là hiệu trưởng, đã sụt giảm vì hậu quả của cuộc tranh cãi: từ 120 học sinh một thập kỷ trước giờ còn khoảng 60 em, vị hiệu trưởng hiện tại nói. Các cuộc tụ tập đông người cho các dịp lễ kỷ niệm văn hóa trong khu vực Olympia, như tết năm mới, đã phai nhạt hoặc hoàn toàn ngưng lại trong vài năm qua.
"Chúng tôi đang cố gắng để tránh các gán ghép hoặc xung đột thêm," Hiệp Trần, 50 tuổi, một chuyên viên giao thông vận tải của chính phủ đã nói.
Bà Mai Vũ, 55 tuổi, cho biết sau một vài năm ở Mỹ, trong những năm 1970, bà đã tin rằng các cuộc biểu tình là vô ích trong việc xua đuổi Công Sản khỏi Việt Nam. Nhưng bây giờ, bà cho biết mình cảm thấy lo lắng vì việc không được xem là chống cộng đủ cũng có thể khiến bị tấn công.
"Khi chúng tôi không bước xuống phố tố cáo và hô "Đả đảo Cộng Sản" thì chúng tôi là có cảm tình với cộng sản", bà nói. "Đó là vấn đề tôi thấy và tôi không đồng tình với điều đó."
Trong cuộc phỏng vấn gần đây tại văn phòng luật sư của mình, (nơi ông Trần và bà Vũ cũng từng được ông Tân mời đến để nói về công đồng), ông Tân cho biết rằng ông không phải là Cộng sản, và chính bản thân ý tưởng ấy rất là xúc phạm. Phát biểu qua một thông dịch viên, ông tin rằng những cáo buộc của ông Lê xuất phát từ các tranh chấp cá nhân về vai trò lãnh đạo một ủy ban dân sự.
"Tôi tin rằng đó là một chuyện bất đồng cá nhân và trả thù cá nhân", ông Tân cho biết.
Ông Lê, trong một cuộc phỏng vấn tại tư gia gần Lacey của con gái, cũng vẫn kiên quyết. Ông cho rằng mình đã nói lên sự thật và không có gì hối tiếc.
"Chúng tôi cần phải lên tiếng, bởi vì những gì mang lại cho chúng tôi ở đây là tự do ngôn luận", ngồi trong một phòng khách có cờ sọc vàng đỏ của miền Nam Việt Nam đong đưa cạnh lá cờ Mỹ tại lối vào, gần một chân dung của Tổng thống Ronald Reagan, ông Lê đã nói như thế.
Bị kết án là cảm tình hay có hợp tác với Cộng sản - đôi khi còn đi kèm với bạo lực và thậm chí cả dọa giết người - đã xé nát nhiều cộng đồng người Việt ở Mỹ trong những năm sau chiến tranh. Và những lựa chọn khó khăn, có tính cá nhân của một giai đoạn vẫn còn ảnh hưởng, theo hồ sơ tại tòa án, ông Tân, từng ký một lời tuyên thệ trung thành với chính quyền cộng sản để được thả ra khỏi trại cải tạo trước khi trốn khỏi đất nước vào năm 1978.
Nhưng cảm xúc về chính trị của thế hệ trong chiến tranh không còn chi phối như trước, ông Jeffrey Brody, giáo sư về truyền thông tại California State University, Fullerton, người từng nghiên cứu và làm việc trong cộng đồng Việt Nam trong nhiều năm cho biết. Ông nói, đối với đa số con em của những người tị nạn, việc chấp nhận quyền tồn tại của chính phủ Việt Nam hiện nay, mặc dù hiếm khi được tán thưởng, ít nhất đã trở thành một quan điểm tranh luận hợp pháp.
"Thế hệ trẻ thì khoan dung chính trị hơn về tự do ngôn luận", ông nói.
Ông Lê, người đã trải qua hơn chín năm trong một trại lao cải của cộng sản sau chiến tranh, đã làm chứng tại phiên tòa rằng những người sống sót được sau cuộc tiếp quản có "một quan điểm khác nhau" về chủ nghĩa cộng sản, và một sự hiểu biết về các phương pháp của cộng sản mà các tòa án và bồi thẩm đoàn Mỹ có thể có lẽ không bao giờ thực sự hiểu được.
James M. Johnson, một thẩm phán Tòa án tối cao đã đồng ý như thế. Trong một ý kiến bày tỏ bằng những lời bất đồng mạnh mẽ, ông gọi phán quyết của đa số là một "án phạt oan ức cho ông Lê và tất cả những người đã từng mạo hiểm tất cả mọi thứ để được hưởng sự bảo vệ của Hiến pháp Hoa Kỳ" Ông nói thêm: "Các kinh nghiệm của những người từng đáp trả với chủ nghĩa cộng sản là chắc chắn phù hợp nhất với phân tích này ".
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn, ông Lê đã chế giễu ý tưởng cho rằng Cộng sản Việt Nam đang xuất hiện để tiếp quản hoặc làm suy yếu nước Mỹ. Ông nói, tất cả nỗ lực của họ là về tạo nên hình ảnh và sự kiểm soát, nuôi dưỡng những ý kiến tốt về chính phủ trong cộng đồng người lưu vong giữa nhưng người tị nan và con cái của họ.
Nguồn: The New York Times
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cộng sản" vẫn là một từ bẩn thỉu trong khu người Việt nhập cư
Có thể cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng ký ức về thời gian ấy vẫn mạnh mẽ và dai dẳng trong cộng đồng người Việt tại tiểu bang Washington
Kirk Johnson/The New York Times
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
OLYMPIA, Washington - Có thể cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng ký ức về thời gian ấy vẫn mạnh mẽ và dai dẳng trong cộng đồng người Việt tại tiểu bang Washington
Đức Tân cho biết, ông tin rằng những lời buộc tội ông có thiện cảm với cộng sản bắt nguồn từ một tranh chấp về một nhóm công dân.
Những người tị nạn có tuổi từng sống qua thời chiến tranh Việt Nam và cuộc sụp đổ của Sài Gòn vào năm 1975, đa số bị ám ảnh bởi kinh nghiệmkhó quên và không thể dung thứ. Ngay cả bây giờ, một lời buộc tội là có cảm tình với chính quyền cộng sản - dù là sự thực hay chỉ tưởng tượng - có thể làm tan nát một uy tín.
Hoặc có thể trả được một mối hận trong quá khứ.
Đó là những gì rõ ràng đã xảy ra trong vụ kiện giữa ông Tân Đức và Norman Lê cùng những người cộng sự, theo Tòa án tối cao Washington, trong một vụ kiện về phỉ báng dân sự đã mang đến một cái nhìn hiếm hoi vào cuộc sống tình cảm nội tâm của người Mỹ gốc Việt.
Trong những ngày gần đây, căng thẳng và lo lắng về tự do ngôn luận đã gia tăng mạnh trên khắp nước trong bối cảnh cuộc tranh cãi về sự giám sát điện thoại và Internet của liên bang vì an ninh quốc gia. Và rất nhiều những lo lắng này đã gia tăng trong cộng đồng di dân, đặc biệt là những cộng đồng từ Trung Đông, nơi mà các thuật ngữ của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan có thể gây ra những nghi ngại.
Tại đây, ở Olympia, tranh chấp với nhau là những người đàn ông gầy ốm với mái tóc đã thưa.Một người bị cáo buộc là cộng sản, người kia là kẻ chụp mũ. Cả hai đều từng làm việc cho chính phủ hoặc quân đội miền Nam Việt Nam. Cả hai đã trở thành những nhà lãnh đạo trong các hội nhóm phấn đấu để giữ gìn tiếng Việt và truyền thống Việt Nam tại địa phương ở phia Tây Washington.
Nhưng, bắt đầu khoảng một thập kỷ trước, ông Lê, 78 tuổi, cho biết ông đã tin rằng ông Tân, 69 tuổi, là một cảm tình viên bí mật với Cộng sản ở quê nhà. Cuối cùng, ông đã đưa ra công chúng sự khẳng định ấy của mình, công bố trên các báo chí Việt Nam và lây lan qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Đối với người ngoại cuộc, một số bằng chứng mà Ông Lê viện dẫn có vẻ hài hước. Chẳng hạn như, một cái tạp dề nấu ăn sử dụng tại một hội chợ cộng đồng, được trưng ra tại tòa cho thấy một con người đội mũ, vui vẻ, mà ông Lê cho biết là một tiêu biểu rõ ràng của nhà lãnh đạo Công sản Hồ Chí Minh, nhưng Ông Tân cho biết là thực ra không ai khác hơn là ông già Noel.
Một nhạc sĩ được Ông Tân mang đến toà, người có trách nhiệm bắt nhịp trường canh đầu tiên của bản quốc ca hiện đại Việt Nam, đã lúng túng dừng lại rồi mới tiếp tục những gì mọi người chờ nghe: bản quốc ca miền Nam Việt Nam, bài hát của một quốc gia không còn tồn tại. Ông Lê cho là một âm mưu cố ý, ông Tân bảo chỉ là sự cố không mong muốn.
Cuối cùng, ông Tân bị kiện tội phỉ báng vào năm 2004, vốn là một vụ kiện hiếm khi xảy ra trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nơi các tranh chấp thường được đưa ra trong nội bộ. Một bồi thẩm đoàn dân sự đã tìm thấy Ông Lê và những người cùng phỉ báng phải chịu trách nhiệm.
Phiên tòa phúc thẩm lật ngược lại phán quyết ấy nhưng sau đó vào tháng trước tòa án tối cao Washington đã khôi phục phán quyết ban đầu của bồi thẩm đoàn, đền bù $310,000 cho ông Tân và Cộng Đồng Người Việt quận Thurston. Các luật sư của ông Lê đã yêu cầu tòa án xem xét lại.
Nhưng những cư dân địa phương cho biết, cuộc đấu tranh tiêu diệt nhau này đã làm thay đổi cộng đồng.
Một trường dạy tiếng Việt, nơi ông Tân từng là hiệu trưởng, đã sụt giảm vì hậu quả của cuộc tranh cãi: từ 120 học sinh một thập kỷ trước giờ còn khoảng 60 em, vị hiệu trưởng hiện tại nói. Các cuộc tụ tập đông người cho các dịp lễ kỷ niệm văn hóa trong khu vực Olympia, như tết năm mới, đã phai nhạt hoặc hoàn toàn ngưng lại trong vài năm qua.
"Chúng tôi đang cố gắng để tránh các gán ghép hoặc xung đột thêm," Hiệp Trần, 50 tuổi, một chuyên viên giao thông vận tải của chính phủ đã nói.
Bà Mai Vũ, 55 tuổi, cho biết sau một vài năm ở Mỹ, trong những năm 1970, bà đã tin rằng các cuộc biểu tình là vô ích trong việc xua đuổi Công Sản khỏi Việt Nam. Nhưng bây giờ, bà cho biết mình cảm thấy lo lắng vì việc không được xem là chống cộng đủ cũng có thể khiến bị tấn công.
"Khi chúng tôi không bước xuống phố tố cáo và hô "Đả đảo Cộng Sản" thì chúng tôi là có cảm tình với cộng sản", bà nói. "Đó là vấn đề tôi thấy và tôi không đồng tình với điều đó."
Trong cuộc phỏng vấn gần đây tại văn phòng luật sư của mình, (nơi ông Trần và bà Vũ cũng từng được ông Tân mời đến để nói về công đồng), ông Tân cho biết rằng ông không phải là Cộng sản, và chính bản thân ý tưởng ấy rất là xúc phạm. Phát biểu qua một thông dịch viên, ông tin rằng những cáo buộc của ông Lê xuất phát từ các tranh chấp cá nhân về vai trò lãnh đạo một ủy ban dân sự.
"Tôi tin rằng đó là một chuyện bất đồng cá nhân và trả thù cá nhân", ông Tân cho biết.
Ông Lê, trong một cuộc phỏng vấn tại tư gia gần Lacey của con gái, cũng vẫn kiên quyết. Ông cho rằng mình đã nói lên sự thật và không có gì hối tiếc.
"Chúng tôi cần phải lên tiếng, bởi vì những gì mang lại cho chúng tôi ở đây là tự do ngôn luận", ngồi trong một phòng khách có cờ sọc vàng đỏ của miền Nam Việt Nam đong đưa cạnh lá cờ Mỹ tại lối vào, gần một chân dung của Tổng thống Ronald Reagan, ông Lê đã nói như thế.
Bị kết án là cảm tình hay có hợp tác với Cộng sản - đôi khi còn đi kèm với bạo lực và thậm chí cả dọa giết người - đã xé nát nhiều cộng đồng người Việt ở Mỹ trong những năm sau chiến tranh. Và những lựa chọn khó khăn, có tính cá nhân của một giai đoạn vẫn còn ảnh hưởng, theo hồ sơ tại tòa án, ông Tân, từng ký một lời tuyên thệ trung thành với chính quyền cộng sản để được thả ra khỏi trại cải tạo trước khi trốn khỏi đất nước vào năm 1978.
Nhưng cảm xúc về chính trị của thế hệ trong chiến tranh không còn chi phối như trước, ông Jeffrey Brody, giáo sư về truyền thông tại California State University, Fullerton, người từng nghiên cứu và làm việc trong cộng đồng Việt Nam trong nhiều năm cho biết. Ông nói, đối với đa số con em của những người tị nạn, việc chấp nhận quyền tồn tại của chính phủ Việt Nam hiện nay, mặc dù hiếm khi được tán thưởng, ít nhất đã trở thành một quan điểm tranh luận hợp pháp.
"Thế hệ trẻ thì khoan dung chính trị hơn về tự do ngôn luận", ông nói.
Ông Lê, người đã trải qua hơn chín năm trong một trại lao cải của cộng sản sau chiến tranh, đã làm chứng tại phiên tòa rằng những người sống sót được sau cuộc tiếp quản có "một quan điểm khác nhau" về chủ nghĩa cộng sản, và một sự hiểu biết về các phương pháp của cộng sản mà các tòa án và bồi thẩm đoàn Mỹ có thể có lẽ không bao giờ thực sự hiểu được.
James M. Johnson, một thẩm phán Tòa án tối cao đã đồng ý như thế. Trong một ý kiến bày tỏ bằng những lời bất đồng mạnh mẽ, ông gọi phán quyết của đa số là một "án phạt oan ức cho ông Lê và tất cả những người đã từng mạo hiểm tất cả mọi thứ để được hưởng sự bảo vệ của Hiến pháp Hoa Kỳ" Ông nói thêm: "Các kinh nghiệm của những người từng đáp trả với chủ nghĩa cộng sản là chắc chắn phù hợp nhất với phân tích này ".
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn, ông Lê đã chế giễu ý tưởng cho rằng Cộng sản Việt Nam đang xuất hiện để tiếp quản hoặc làm suy yếu nước Mỹ. Ông nói, tất cả nỗ lực của họ là về tạo nên hình ảnh và sự kiểm soát, nuôi dưỡng những ý kiến tốt về chính phủ trong cộng đồng người lưu vong giữa nhưng người tị nan và con cái của họ.
Nguồn: The New York Times