Kinh Đời
Cử tri Hoa Kỳ đòi hỏi sự thay đổi
“Change we need” (Sự thay đổi chúng ta cần) không còn là khẩu hiệu của Barack Obama mà bây giờ là của cử tri Mỹ! U
Mạnh Kim/ Fb Mạnh Kim
“Change we need” (Sự thay đổi chúng ta cần) không còn là
khẩu hiệu của Barack Obama mà bây giờ là của cử tri Mỹ! Uy tín sút giảm
nghiêm trọng của Obama đã không chỉ gây mất niềm tin đối với cá nhân ông
mà còn ảnh hưởng đến đảng Dân chủ. Điều đó đã thể hiện ở cuộc bầu cử
giữa kỳ với kết quả thành viên Dân chủ lần lượt bị hạ bởi Cộng hòa (bầu
Thượng viện, Hạ viện lẫn Thống đốc).
Bầu cử giữa kỳ thường mang đến thay
đổi cán cân quyền lực trong Quốc hội nhưng kết quả lần này là thất bại
lớn đối với Dân chủ. Chưa lần nào kể từ 1980 mà phe Cộng hòa hạ gục hai
thượng nghị sĩ Dân chủ đương nhiệm nhưng trong cuộc bầu cử 4-11-2014 họ
đã đánh văng ít nhất ba người! Tại Hạ viện, Cộng hòa cũng một lần nữa
giành chiến thắng và mở rộng cách biệt số ghế với tỉ lệ lớn nhất kể từ
năm 1946! Cần nhắc lại, trong nhiệm kỳ một Obama, Dân chủ chiếm cả
Thượng lẫn Hạ viện. Năm 2010, Dân chủ bắt đầu mất Hạ viện. Bây giờ, sau 8
năm, lần đầu tiên Cộng hòa kiểm soát hai viện.
Barack Obama vẫn ngồi trong Phòng bầu dục nhưng ông sẽ bị trói tay,
một tổng thống “lame duck”. Tổng thống Mỹ vốn bị khống chế quyền lực bởi
Quốc hội và sẽ càng mất uy thế khi Quốc hội nằm dưới quyền kiểm soát
tuyệt đối của đảng đối thủ. Nhiều nghị trình của tổng thống phải điều
chỉnh bởi sự thay đổi quyền lực sau cuộc bầu cử giữa kỳ. George W. Bush
đã phải thay (Bộ trưởng quốc phòng) Donald Rumsfeld sau khi phe Cộng hòa
của ông mất quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ 2006 trong
bối cảnh cử tri Mỹ bất đồng cuộc chiến Iraq. Tổng thống Cộng hòa Ronald
Reagan cũng thay nhiều viên chức cấp cao sau khi Dân chủ chiếm Thượng
viện năm 1986 (Wall Street Journal).
Với Obama, kết quả bầu cử 4-11-2014 đã khiến ông mất một trong những
đồng minh quan trọng nhất Thượng viện, người luôn ủng hộ nhiều chính
sách của Nhà trắng: Harry Reid, khi vị này được thay bằng thượng nghị sĩ
Cộng hòa Mitch McConnell ở vị trí thủ lĩnh phe đa số Thượng viện. Cách
duy nhất mà các tổng thống lâm vào tình trạng tứ bề thọ địch như Obama
là thỏa hiệp, đặc biệt các vấn đề đối nội. Có một phỏng đoán mang tính
tích cực từ cuộc bầu cử 4-11-2014: chính sách đối ngoại của Obama có thể
buộc phải thay đổi, từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Phe Cộng
hòa đã chẳng liên tục chỉ trích chính sách ngoại giao “mềm mỏng” của
giáo sư luật Barack Obama là gì!
Chủ nhật 9-11, Obama thực hiện chuyến công du 8 ngày đến Trung Quốc, Myanmar và Úc. Những chi tiết kịch bản cho chuyến đi được sắp lịch này có khả năng thay đổi vào giờ chót không, bởi ảnh hưởng từ cuộc bầu cử 4-11-2014? Gần như chắc chắn là không, nhưng hai năm tiếp theo là giai đoạn mà Obama có thể chạy nước rút, nếu ông không muốn bị mang tiếng để lại một di sản ngoại giao đầy tiêu cực cho nước Mỹ.
Chủ nhật 9-11, Obama thực hiện chuyến công du 8 ngày đến Trung Quốc, Myanmar và Úc. Những chi tiết kịch bản cho chuyến đi được sắp lịch này có khả năng thay đổi vào giờ chót không, bởi ảnh hưởng từ cuộc bầu cử 4-11-2014? Gần như chắc chắn là không, nhưng hai năm tiếp theo là giai đoạn mà Obama có thể chạy nước rút, nếu ông không muốn bị mang tiếng để lại một di sản ngoại giao đầy tiêu cực cho nước Mỹ.
Bàn ra tán vào (1)
Chau Nguyen
Anh lai den nay la TT te hai nhat, do sai lam cua dan My vi nghe anh ta noi khoac da lo tai qua chu anh ta co tai can, kinh nghiem gi ma lam TT, chua ke dau oc cuc ta, ky thi da trang, tu kieu, khong nghe loi cac co van. Mot that bai dau don tuy nhien Obama van con ngang buong, noi chuyen xac xuoc lam.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cử tri Hoa Kỳ đòi hỏi sự thay đổi
“Change we need” (Sự thay đổi chúng ta cần) không còn là khẩu hiệu của Barack Obama mà bây giờ là của cử tri Mỹ! U
Mạnh Kim/ Fb Mạnh Kim
“Change we need” (Sự thay đổi chúng ta cần) không còn là
khẩu hiệu của Barack Obama mà bây giờ là của cử tri Mỹ! Uy tín sút giảm
nghiêm trọng của Obama đã không chỉ gây mất niềm tin đối với cá nhân ông
mà còn ảnh hưởng đến đảng Dân chủ. Điều đó đã thể hiện ở cuộc bầu cử
giữa kỳ với kết quả thành viên Dân chủ lần lượt bị hạ bởi Cộng hòa (bầu
Thượng viện, Hạ viện lẫn Thống đốc).
Bầu cử giữa kỳ thường mang đến thay
đổi cán cân quyền lực trong Quốc hội nhưng kết quả lần này là thất bại
lớn đối với Dân chủ. Chưa lần nào kể từ 1980 mà phe Cộng hòa hạ gục hai
thượng nghị sĩ Dân chủ đương nhiệm nhưng trong cuộc bầu cử 4-11-2014 họ
đã đánh văng ít nhất ba người! Tại Hạ viện, Cộng hòa cũng một lần nữa
giành chiến thắng và mở rộng cách biệt số ghế với tỉ lệ lớn nhất kể từ
năm 1946! Cần nhắc lại, trong nhiệm kỳ một Obama, Dân chủ chiếm cả
Thượng lẫn Hạ viện. Năm 2010, Dân chủ bắt đầu mất Hạ viện. Bây giờ, sau 8
năm, lần đầu tiên Cộng hòa kiểm soát hai viện.
Barack Obama vẫn ngồi trong Phòng bầu dục nhưng ông sẽ bị trói tay,
một tổng thống “lame duck”. Tổng thống Mỹ vốn bị khống chế quyền lực bởi
Quốc hội và sẽ càng mất uy thế khi Quốc hội nằm dưới quyền kiểm soát
tuyệt đối của đảng đối thủ. Nhiều nghị trình của tổng thống phải điều
chỉnh bởi sự thay đổi quyền lực sau cuộc bầu cử giữa kỳ. George W. Bush
đã phải thay (Bộ trưởng quốc phòng) Donald Rumsfeld sau khi phe Cộng hòa
của ông mất quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ 2006 trong
bối cảnh cử tri Mỹ bất đồng cuộc chiến Iraq. Tổng thống Cộng hòa Ronald
Reagan cũng thay nhiều viên chức cấp cao sau khi Dân chủ chiếm Thượng
viện năm 1986 (Wall Street Journal).
Với Obama, kết quả bầu cử 4-11-2014 đã khiến ông mất một trong những
đồng minh quan trọng nhất Thượng viện, người luôn ủng hộ nhiều chính
sách của Nhà trắng: Harry Reid, khi vị này được thay bằng thượng nghị sĩ
Cộng hòa Mitch McConnell ở vị trí thủ lĩnh phe đa số Thượng viện. Cách
duy nhất mà các tổng thống lâm vào tình trạng tứ bề thọ địch như Obama
là thỏa hiệp, đặc biệt các vấn đề đối nội. Có một phỏng đoán mang tính
tích cực từ cuộc bầu cử 4-11-2014: chính sách đối ngoại của Obama có thể
buộc phải thay đổi, từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Phe Cộng
hòa đã chẳng liên tục chỉ trích chính sách ngoại giao “mềm mỏng” của
giáo sư luật Barack Obama là gì!
Chủ nhật 9-11, Obama thực hiện chuyến công du 8 ngày đến Trung Quốc, Myanmar và Úc. Những chi tiết kịch bản cho chuyến đi được sắp lịch này có khả năng thay đổi vào giờ chót không, bởi ảnh hưởng từ cuộc bầu cử 4-11-2014? Gần như chắc chắn là không, nhưng hai năm tiếp theo là giai đoạn mà Obama có thể chạy nước rút, nếu ông không muốn bị mang tiếng để lại một di sản ngoại giao đầy tiêu cực cho nước Mỹ.
Chủ nhật 9-11, Obama thực hiện chuyến công du 8 ngày đến Trung Quốc, Myanmar và Úc. Những chi tiết kịch bản cho chuyến đi được sắp lịch này có khả năng thay đổi vào giờ chót không, bởi ảnh hưởng từ cuộc bầu cử 4-11-2014? Gần như chắc chắn là không, nhưng hai năm tiếp theo là giai đoạn mà Obama có thể chạy nước rút, nếu ông không muốn bị mang tiếng để lại một di sản ngoại giao đầy tiêu cực cho nước Mỹ.