Văn Học & Nghệ Thuật

"Của chuột và người"

Lần đầu tiên tôi đọc cuốn truyện này là vào trước năm 1975, không rõ là năm nào. Lúc ấy, tôi còn đang học cấp 2, đâu khoảng 13, 14 tuổi gì đó, và không thực sự

 

"Của chuột và người" là một cuốn truyện vừa của John Steinbeck, nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel văn học năm 1962.

Lần đầu tiên tôi đọc cuốn truyện này là vào trước năm 1975, không rõ là năm nào. Lúc ấy, tôi còn đang học cấp 2, đâu khoảng 13, 14 tuổi gì đó, và không thực sự hiểu câu truyện này lắm. Tôi chỉ nhớ ấn tượng rõ nét nhất của tôi về cuốn sách này là nhân vật Lennie to con nhưng ngốc nghếch, một thằng khờ đúng nghĩa nhưng rất dễ thương, rất thích chơi với những con vật nho nhỏ, mềm mềm như thỏ, chuột, và hầu như lúc nào cũng dấu trong người một con chuột (thường là đã chết) để vuốt ve thỏa thích. Chỉ có vậy thôi, còn toàn bộ câu truyện thì tôi không ấn tượng gì lắm, và dường như tôi đã bỏ dở không đọc đoạn chót.

Sau này, khi trưởng thành vào học tại ĐH Tổng hợp TP HCM Khoa Ngữ văn nước ngoài (ngành Anh văn) sau năm 1975 (tôi vào đại học năm 1978) thì tác giả John Steinbeck với các tác phẩm của ông lại nằm trong danh sách các tác giả mà bọn tôi được học.  Chính vào lúc ấy - ở tuổi 20 - tôi đã đọc lại đầy đủ và kỹ lưỡng cuốn tiểu thuyết này, hiểu nó một cách sâu sắc, và nhận ra rằng cuốn truyện không dài của John Steinbeck về một thằng khờ có tên Lennie và người bạn thân thiết (đồng thời cũng là người bảo vệ, che chở) của cậu ta là một lời tố cáo rất sâu sắc những bất công, sự tàn bạo và bất nhân tồn tại trong xã hội Mỹ vào thời ấy.

Cuốn tiểu thuyết này được dịch ra tiếng Việt lần đầu tiên là vào năm 1967, 30 năm sau khi tác phẩm ra đời, bởi hai dịch giả ở miền Nam là Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu Tập. Chính các dịch giả này đã là "thủ phạm" đã dịch cái tựa "of mice and men" ra thành "của chuột và người", mà có người cho là chưa chính xác. Chưa chính xác, bởi vì giới từ "of" trong cái tựa dường như không hề có nghĩa sở hữu (của), mà có nghĩa là "liên quan đến" hoặc "về". Thì rõ ràng cuốn tiểu thuyết ấy là nói về những con chuột và những người đàn ông mà lại. Cho nên những dịch giả sau này có sửa cái tựa lại thành "Về chuột và người".

Đúng hay sai chưa bàn đến vội, nhưng vì cái tựa đã được các dịch giả đầu tiên dịch ra thành "của chuột và người" rồi nên cách dịch này đã được mọi người quen và chấp nhận, thậm chí lại thấy hay (chính tôi trước đây cũng nghĩ "của" là sai, nhưng vẫn thích vì thấy nó ... hay hay vì có gì đó có vẻ bí hiểm). Mãi cho đến sau này tôi mới biết từ "của" ở đây không hề sai mà còn rất đắt, vì cái tựa đã được đặt theo một câu thơ mà bạn sẽ được đọc trong những phần giới thiệu cuốn sách dưới đây, mà các bạn nào chưa đọc và không biết nhiều về cuốn tiểu thuyết này có thể đọc tạm để hiểu:

http://vietsciences.free.fr/biographie/artists/writers/steinbeck.htm

Năm 1937, John Steinbeck cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Về Chuột và Người” (Of Mice and Men). Đây là câu chuyện bi thương giữa hai công nhân di cư gắn bó với nhau. Cuốn tiểu thuyết này đã được Câu Lạc Bộ Sách Trong Tháng (Book-of-the-Month Club) chọn lựa và tác giả John Steinbeck được Hội Văn Học (The Best Literary Society) ca ngợi tại thành phố New York. Sau đó nhà văn tới sống tại Hạt Bucks (Bucks county) thuộc tiểu bang Pennsylvania để cộng tác với George Kaufman trong việc đưa tác phẩm lên sân khấu, với kết quả là tác phẩm “Về Chuột và Người” đã thành công theo kịch nghệ hơn là về mặt tiểu thuyết, đã giật được Giải Thưởng Phê Bình Kịch New York (the New York Drama Critic Circle ‘s Award) ngay từ vòng bỏ phiếu đầu tiên rồi sau đó kịch bản này được chuyển thành một cuốn phim hấp dẫn.

Để viết ra các cuốn tiểu thuyết, John Steinbeck thường phải sống, làm việc và hiểu rõ về loại người mà nhà văn muốn mô tả. Vì vậy ông đã đi tới tiểu bang Oklahoma trong khi vở kịch “Về Chuột và Người” đang được trình diễn trên sân khấu Broadway. John Steinbeck tham gia cùng các di dân trên con đường hướng về California, cư ngụ với họ tại Hoovervilles, xin việc làm giống như họ, hòa đồng vào loại người trôi dạt này để hiểu rõ các đặc tính của họ. John Steinbeck đã thăm viếng nhiều trại di dân, quan sát hoàn cảnh làm việc của họ và mô tả các cảnh ngộ của những người thiếu may mắn này.

http://www.tinhte.vn/threads/moi-ngay-mot-quyen-sach-hay.1180028/page-9

“Của chuột và người”, viết vào khoảng năm 1933. John Steinbeck, muốn nêu lên cảnh trớ trêu của những số phận trong xã hội đương thời là:

Từ ước muốn đến hiện thực người ta đều vấp phải những hoàn cảnh, những trở ngại cay đắng của đời thường, không thể nào thực hiện được. Những nhân vật trong cuốn “Của chuột và người” này đều là nhân chứng của câu thơ của Robert Burns mà John Steinbeck lấy làm chủ đề tư tưởng: “Những dự tính hoàn hảo của chuột và người thường không thực hiện được”

But Mousie, thou art no thy lane
In proving foresight may be vain:
The best laid Schemes o’mice an’ men.
Gang aft a-gley
An’ lea’e us nought but grief an’ pain
For promised joy

Ai đã đọc “Chùm nho phẫn nộ” hẳn cần phải đọc thêm “Của chuột và người” để thấy được sự bi thống, thảm thiết của lớp người nông dân nô lệ, những con người đầy những đặc tính bản chất tốt đẹp bị đẩy vào những bước đường cùng. Làm sao họ có thể có được một trang trại nhỏ? Làm sao họ có thể chung sống êm ấm với nhau, với sự yêu thương thật sự trong khi họ là kiếp làm thuê? Kiếp người trôi nổi theo sự nghèo khó.

Có một giai thoại xảy ra xung quanh tác phẩm này. Sau lần xuất bản đầu tiên (1937), “Của chuột và người” đã có tiếng vang lớn. Sau đó tác phẩm được chuyển thể thành kịch và được diễn rất lâu đến mức kỷ lục trên sân khấu và được khán giả yêu thích đòi hỏi diễn lại trong nhiều năm, thì cũng là lúc bản thảo gốc của nó, bị con chó Roby vốn được Steinbeck rất chiều chuộng nhai nát nhừ.

Steinbeck đã đùa, nói hóm hỉnh tâm sự với một người bạn: “Con Toby của tôi quả là nhà phê bình sâu sắc nhất về tác phẩm này!”. Nhưng các nhà nghiên cứu văn học Mỹ lại đánh giá “Của chuột và người” là “Khuôn mẫu kỳ diệu nhất của tiểu thuyết Hoa kỳ trong thập niên 1930-1939”.
Nếu đến đây các bạn cảm thấy thích thú với cuốn tiểu thuyết và muốn đọc trọn cả cuốn thì xin tìm đọc bản dịch đầu tiên ở đây: http://vietmessenger.com/books/?title=cuachuotvanguoi. Ngoài ra, các bạn cũng có thể đọc thêm bản dịch của Đào Văn Bình, dịch vào năm 2010 (?), và thử so sánh chất lượng của hai bản dịch, tại đây: http://www.cattien.us/ebook.aspx?sel=49. Có thể sẽ phát hiện ra những khác biệt thú vị.

"Của chuột và người" ... Tại sao hôm nay tôi lại nhớ đến tác phẩm này nhỉ? Tôi không rõ. Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể hiểu được, tôi nhớ ai đó đã để lại một câu danh ngôn như vậy. Trái tim tôi đêm nay không ngủ yên, và tôi cũng cùng thức với nó. Chỉ còn vài tiếng nữa là phiên tòa xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ diễn ra. Không hiểu nó sẽ diễn ra như thế nào, và kết cục ra sao. Tôi nghĩ không ai muốn - kể cả những người sẽ ngồi ở ghế xét xử - kết cục của phiên tòa giống như kết cục của cuốn tiểu thuyết "của chuột và người": tất yếu vì dường như không còn cách nào khác, nhưng sẽ làm cho trái tim của độc giả đau thắt. Tôi nhớ đến một câu nói mà tôi đã đọc được trên facebook về vụ việc này: Chỗ của các em sinh viên với khuôn mặt trong sáng như thế không phải là ở trong tù.

Vâng, chỗ của các em (bằng lứa tuổi con cái của tôi) phải là ở trên giảng đường, và những gương mặt trong sáng, tự tin và lạc quan với tấm lòng yêu nước sôi sục dường ấy - dù không đúng theo ý của Đảng CSVN và Nhà nước VN -  lẽ ra phải những gương mặt đại diện cho đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay, mới thực xứng đáng.

Tôi hoàn toàn không muốn khi biết kết quả của phiên tòa ngày mai, tôi và mọi người VN khác sẽ phải đau đớn kêu lên: tại sao, tại sao - như tôi đã kêu thầm sau khi đọc xong cuốn "Của chuột và người" năm tôi 20 tuổi - tuổi của các em Phương Uyên, Nguyên Kha sắp ra trước vành móng ngựa hôm nay, để trả lời về tội yêu nước không theo đúng định hướng của Đảng và NN.

Ôi, "những toan tính hoàn hảo nhất của chuột và người" ...
http://bloganhvu.blogspot.com/2013/05/oc-lai-cua-chuot-va-nguoi-cua-john.html

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

"Của chuột và người"

Lần đầu tiên tôi đọc cuốn truyện này là vào trước năm 1975, không rõ là năm nào. Lúc ấy, tôi còn đang học cấp 2, đâu khoảng 13, 14 tuổi gì đó, và không thực sự

 

"Của chuột và người" là một cuốn truyện vừa của John Steinbeck, nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel văn học năm 1962.

Lần đầu tiên tôi đọc cuốn truyện này là vào trước năm 1975, không rõ là năm nào. Lúc ấy, tôi còn đang học cấp 2, đâu khoảng 13, 14 tuổi gì đó, và không thực sự hiểu câu truyện này lắm. Tôi chỉ nhớ ấn tượng rõ nét nhất của tôi về cuốn sách này là nhân vật Lennie to con nhưng ngốc nghếch, một thằng khờ đúng nghĩa nhưng rất dễ thương, rất thích chơi với những con vật nho nhỏ, mềm mềm như thỏ, chuột, và hầu như lúc nào cũng dấu trong người một con chuột (thường là đã chết) để vuốt ve thỏa thích. Chỉ có vậy thôi, còn toàn bộ câu truyện thì tôi không ấn tượng gì lắm, và dường như tôi đã bỏ dở không đọc đoạn chót.

Sau này, khi trưởng thành vào học tại ĐH Tổng hợp TP HCM Khoa Ngữ văn nước ngoài (ngành Anh văn) sau năm 1975 (tôi vào đại học năm 1978) thì tác giả John Steinbeck với các tác phẩm của ông lại nằm trong danh sách các tác giả mà bọn tôi được học.  Chính vào lúc ấy - ở tuổi 20 - tôi đã đọc lại đầy đủ và kỹ lưỡng cuốn tiểu thuyết này, hiểu nó một cách sâu sắc, và nhận ra rằng cuốn truyện không dài của John Steinbeck về một thằng khờ có tên Lennie và người bạn thân thiết (đồng thời cũng là người bảo vệ, che chở) của cậu ta là một lời tố cáo rất sâu sắc những bất công, sự tàn bạo và bất nhân tồn tại trong xã hội Mỹ vào thời ấy.

Cuốn tiểu thuyết này được dịch ra tiếng Việt lần đầu tiên là vào năm 1967, 30 năm sau khi tác phẩm ra đời, bởi hai dịch giả ở miền Nam là Hoàng Ngọc Khôi và Nguyễn Phúc Bửu Tập. Chính các dịch giả này đã là "thủ phạm" đã dịch cái tựa "of mice and men" ra thành "của chuột và người", mà có người cho là chưa chính xác. Chưa chính xác, bởi vì giới từ "of" trong cái tựa dường như không hề có nghĩa sở hữu (của), mà có nghĩa là "liên quan đến" hoặc "về". Thì rõ ràng cuốn tiểu thuyết ấy là nói về những con chuột và những người đàn ông mà lại. Cho nên những dịch giả sau này có sửa cái tựa lại thành "Về chuột và người".

Đúng hay sai chưa bàn đến vội, nhưng vì cái tựa đã được các dịch giả đầu tiên dịch ra thành "của chuột và người" rồi nên cách dịch này đã được mọi người quen và chấp nhận, thậm chí lại thấy hay (chính tôi trước đây cũng nghĩ "của" là sai, nhưng vẫn thích vì thấy nó ... hay hay vì có gì đó có vẻ bí hiểm). Mãi cho đến sau này tôi mới biết từ "của" ở đây không hề sai mà còn rất đắt, vì cái tựa đã được đặt theo một câu thơ mà bạn sẽ được đọc trong những phần giới thiệu cuốn sách dưới đây, mà các bạn nào chưa đọc và không biết nhiều về cuốn tiểu thuyết này có thể đọc tạm để hiểu:

http://vietsciences.free.fr/biographie/artists/writers/steinbeck.htm

Năm 1937, John Steinbeck cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Về Chuột và Người” (Of Mice and Men). Đây là câu chuyện bi thương giữa hai công nhân di cư gắn bó với nhau. Cuốn tiểu thuyết này đã được Câu Lạc Bộ Sách Trong Tháng (Book-of-the-Month Club) chọn lựa và tác giả John Steinbeck được Hội Văn Học (The Best Literary Society) ca ngợi tại thành phố New York. Sau đó nhà văn tới sống tại Hạt Bucks (Bucks county) thuộc tiểu bang Pennsylvania để cộng tác với George Kaufman trong việc đưa tác phẩm lên sân khấu, với kết quả là tác phẩm “Về Chuột và Người” đã thành công theo kịch nghệ hơn là về mặt tiểu thuyết, đã giật được Giải Thưởng Phê Bình Kịch New York (the New York Drama Critic Circle ‘s Award) ngay từ vòng bỏ phiếu đầu tiên rồi sau đó kịch bản này được chuyển thành một cuốn phim hấp dẫn.

Để viết ra các cuốn tiểu thuyết, John Steinbeck thường phải sống, làm việc và hiểu rõ về loại người mà nhà văn muốn mô tả. Vì vậy ông đã đi tới tiểu bang Oklahoma trong khi vở kịch “Về Chuột và Người” đang được trình diễn trên sân khấu Broadway. John Steinbeck tham gia cùng các di dân trên con đường hướng về California, cư ngụ với họ tại Hoovervilles, xin việc làm giống như họ, hòa đồng vào loại người trôi dạt này để hiểu rõ các đặc tính của họ. John Steinbeck đã thăm viếng nhiều trại di dân, quan sát hoàn cảnh làm việc của họ và mô tả các cảnh ngộ của những người thiếu may mắn này.

http://www.tinhte.vn/threads/moi-ngay-mot-quyen-sach-hay.1180028/page-9

“Của chuột và người”, viết vào khoảng năm 1933. John Steinbeck, muốn nêu lên cảnh trớ trêu của những số phận trong xã hội đương thời là:

Từ ước muốn đến hiện thực người ta đều vấp phải những hoàn cảnh, những trở ngại cay đắng của đời thường, không thể nào thực hiện được. Những nhân vật trong cuốn “Của chuột và người” này đều là nhân chứng của câu thơ của Robert Burns mà John Steinbeck lấy làm chủ đề tư tưởng: “Những dự tính hoàn hảo của chuột và người thường không thực hiện được”

But Mousie, thou art no thy lane
In proving foresight may be vain:
The best laid Schemes o’mice an’ men.
Gang aft a-gley
An’ lea’e us nought but grief an’ pain
For promised joy

Ai đã đọc “Chùm nho phẫn nộ” hẳn cần phải đọc thêm “Của chuột và người” để thấy được sự bi thống, thảm thiết của lớp người nông dân nô lệ, những con người đầy những đặc tính bản chất tốt đẹp bị đẩy vào những bước đường cùng. Làm sao họ có thể có được một trang trại nhỏ? Làm sao họ có thể chung sống êm ấm với nhau, với sự yêu thương thật sự trong khi họ là kiếp làm thuê? Kiếp người trôi nổi theo sự nghèo khó.

Có một giai thoại xảy ra xung quanh tác phẩm này. Sau lần xuất bản đầu tiên (1937), “Của chuột và người” đã có tiếng vang lớn. Sau đó tác phẩm được chuyển thể thành kịch và được diễn rất lâu đến mức kỷ lục trên sân khấu và được khán giả yêu thích đòi hỏi diễn lại trong nhiều năm, thì cũng là lúc bản thảo gốc của nó, bị con chó Roby vốn được Steinbeck rất chiều chuộng nhai nát nhừ.

Steinbeck đã đùa, nói hóm hỉnh tâm sự với một người bạn: “Con Toby của tôi quả là nhà phê bình sâu sắc nhất về tác phẩm này!”. Nhưng các nhà nghiên cứu văn học Mỹ lại đánh giá “Của chuột và người” là “Khuôn mẫu kỳ diệu nhất của tiểu thuyết Hoa kỳ trong thập niên 1930-1939”.
Nếu đến đây các bạn cảm thấy thích thú với cuốn tiểu thuyết và muốn đọc trọn cả cuốn thì xin tìm đọc bản dịch đầu tiên ở đây: http://vietmessenger.com/books/?title=cuachuotvanguoi. Ngoài ra, các bạn cũng có thể đọc thêm bản dịch của Đào Văn Bình, dịch vào năm 2010 (?), và thử so sánh chất lượng của hai bản dịch, tại đây: http://www.cattien.us/ebook.aspx?sel=49. Có thể sẽ phát hiện ra những khác biệt thú vị.

"Của chuột và người" ... Tại sao hôm nay tôi lại nhớ đến tác phẩm này nhỉ? Tôi không rõ. Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể hiểu được, tôi nhớ ai đó đã để lại một câu danh ngôn như vậy. Trái tim tôi đêm nay không ngủ yên, và tôi cũng cùng thức với nó. Chỉ còn vài tiếng nữa là phiên tòa xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ diễn ra. Không hiểu nó sẽ diễn ra như thế nào, và kết cục ra sao. Tôi nghĩ không ai muốn - kể cả những người sẽ ngồi ở ghế xét xử - kết cục của phiên tòa giống như kết cục của cuốn tiểu thuyết "của chuột và người": tất yếu vì dường như không còn cách nào khác, nhưng sẽ làm cho trái tim của độc giả đau thắt. Tôi nhớ đến một câu nói mà tôi đã đọc được trên facebook về vụ việc này: Chỗ của các em sinh viên với khuôn mặt trong sáng như thế không phải là ở trong tù.

Vâng, chỗ của các em (bằng lứa tuổi con cái của tôi) phải là ở trên giảng đường, và những gương mặt trong sáng, tự tin và lạc quan với tấm lòng yêu nước sôi sục dường ấy - dù không đúng theo ý của Đảng CSVN và Nhà nước VN -  lẽ ra phải những gương mặt đại diện cho đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay, mới thực xứng đáng.

Tôi hoàn toàn không muốn khi biết kết quả của phiên tòa ngày mai, tôi và mọi người VN khác sẽ phải đau đớn kêu lên: tại sao, tại sao - như tôi đã kêu thầm sau khi đọc xong cuốn "Của chuột và người" năm tôi 20 tuổi - tuổi của các em Phương Uyên, Nguyên Kha sắp ra trước vành móng ngựa hôm nay, để trả lời về tội yêu nước không theo đúng định hướng của Đảng và NN.

Ôi, "những toan tính hoàn hảo nhất của chuột và người" ...
http://bloganhvu.blogspot.com/2013/05/oc-lai-cua-chuot-va-nguoi-cua-john.html

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm