Kinh Đời

Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (1.2,3)

"Một Nhà nước toàn trị sẽ chết đi như thế nào ? Cho đến nay, thế giới đã biết đến nhiều kịch bản cho sự kết thúc này...Nếu tin vào các phóng sự về Việt Nam đăng trên báo Granma, h
"Một Nhà nước toàn trị sẽ chết đi như thế nào ? Cho đến nay, thế giới đã biết đến nhiều kịch bản cho sự kết thúc này...Nếu tin vào các phóng sự về Việt Nam đăng trên báo Granma, hay chuyến đi châu Á gần đây của một nhóm các nhà kinh tế Cuba, đặc biệt là tại Việt Nam và Lào ; thì hiển nhiên là Cuba đã chọn lựa mô hình Trung Quốc : cải cách kinh tế và đóng băng vô hạn định tất cả các cải cách chính trị."

 
Trên một đường phố thủ đô La Habana (Vui lòng bấm vào ảnh để phóng to)
Đấu tranh ý thức hệ

Nhưng điều làm cho tôi sững sờ, là khi biết được nhiều bậc phụ huynh chi tiền học cho con cái đi học thêm môn toán và khoa học. Một điều mà tôi xin nhắc lại là không chỉ khó tưởng tượng nổi, mà nhất là vô ích, vào cái thời Nhà nước dành đến 15% tổng thu nhập quốc dân cho giáo dục. Một bà bạn có con gái vừa học xong trung học cũng ở trường cũ của tôi, một ngôi trường cho đến nay vẫn uy tín nhất Cuba, thổ lộ: “Nếu không làm vậy thì con bé khó thể chuẩn bị tốt cho kỳ thi đại học”. Bà bạn còn cho tôi biết thêm nhiều chuyện khác về trường, nhất là các vụ ăn cắp các tấm nệm ở ký túc xá và dụng cụ học tập đã tăng vọt.

Trong nhiều năm dài, chính quyền cấm các tác giả Cuba xuất bản tác phẩm bên ngoài đảo quốc, và một số - trong đó có Reinaldo Arenas, hiện nay được đọc rất nhiều - đã gặp phải những rắc rối lớn khi vi phạm quy định này, nếu không bị ngồi tù. Sự sụp đổ của lãnh vực xuất bản đã thay đổi hẳn tình hình trong thập niên 90, và mọi người đều ra nước ngoài để in sách. Đương nhiên là các tác phẩm in ấn ở ngoài Cuba, trong đó có các sách của tôi, đều không được lưu hành trong nước.

Ít nhất là tình hình đã được cải thiện đôi chút. Qua lời mời của Reina María Rodríguez, tôi đã đọc một chương trong cuốn tiểu thuyết mới nhất của tôi, tại một trong những không gian văn hóa hiếm hoi. Người nữ thi sĩ danh tiếng của Cuba đã phải rất kiên trì và khôn khéo mới có thể gầy dựng được địa điểm này, mà bản thân câu lạc bộ đã là một phép lạ nho nhỏ, xứng đáng được vinh danh.

 
Một quầy sách báo

Trên đường đi, tôi bước vào một trong số những nhà sách đang hoạt động nằm tại đường Obispo, con đường du lịch nổi tiếng của thủ đô. Ở đây chỉ có những cuốn sách của các nhà xuất bản quốc doanh, không có cuốn nào được nhập từ nước ngoài, và không có bất kỳ một tác phẩm nào chỉ trích hay phản kháng cách mạng – một điều không làm ai ngạc nhiên cả.

Nếu có một lãnh vực mà Nhà nước không hề muốn nhượng bộ, thì đó chính là cuộc đấu tranh ý thức hệ. Trong những năm dài cách mạng Cuba, những cuốn sách tư nhân được xuất bản « mới » nhất, đã ra đời vào lúc cách mạng vừa mới khởi đầu, và đã bị cấm vì kêu gọi lật đổ (tất nhiên là  những cuốn này mang tính nổi loạn).

Đó là trường hợp cuốn Nông trại súc vật của George Orwell, tác phẩm mà nhà xuất bản ở tận ngoại quốc xa xôi muốn tố cáo những nguy hiểm của một Nhà nước toàn trị nắm hết mọi quyền hành sẽ xuất đầu lộ diện. Chính là cái Nhà nước đó ngày nay bắt đầu tự tháo gỡ một cách kiên nhẫn và thận trọng, vì sợ sẽ bị nổ tung ngay trong tay mình.

 
Chủ tịch Cuba Rául Castro và Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng, ngày 8/7/12 tại Hà Nội.

Điều này dẫn đến một câu hỏi đã ám ảnh tôi từ lâu : Một Nhà nước toàn trị sẽ chết đi như thế nào ? Làm sao để chấm dứt một chế độ độc tài ? Cho đến nay, thế giới đã biết đến nhiều kịch bản cho sự kết thúc này : thất bại quân sự, cải cách chính trị đi trước cải cách kinh tế, hiện đại hóa nền kinh tế kèm theo việc đóng băng chính trị. Nước Đức quốc xã năm 1945, Liên Xô năm 1991 và Trung Quốc năm 1978 là các minh họa cho mỗi kịch bản nêu trên.

Nếu tin vào các phóng sự về Việt Nam đăng trên báo Granma, hay chuyến đi châu Á gần đây của một nhóm các nhà kinh tế Cuba, đặc biệt là tại Việt Nam và Lào ; thì hiển nhiên là Cuba đã chọn lựa mô hình Trung Quốc : cải cách kinh tế và đóng băng vô hạn định tất cả các cải cách chính trị.

 
Một người dân đang đọc Granma, tờ báo chính thức của ĐCS Cuba.

Kịch bản của hồi kết

Nhưng có lẽ thực tế hơn thì nên nói về mô hình Cuba. Tôi xin giải thích : Cho đến năm 1968, Cuba sống trong một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó Nhà nước để ngoài vòng kiểm soát ít nhất là 60.000 doanh nghiệp nhỏ, giúp cho đời sống hàng ngày của người dân dễ thở hơn một chút, nhờ đáp ứng một số nhu cầu của họ (như cửa hàng sửa chữa giày dép, tiệm tạp hóa v.v…). Chính Fidel Castro trong một chiến dịch được đặt tên là « Phản công cách mạng » đã chấm dứt tình hình trên.

Fidel tố cáo trong một trong những bài diễn văn tràng giang đại hải của ông : « Hiện vẫn còn một tầng lớp ưu đãi thực sự, làm giàu trên công sức  của người khác và sống thoải mái hơn rất nhiều trong khi bao nhiêu người khác lao động. Những kẻ lười biếng sức dài vai rộng, đã mở những quán ăn, những cửa hàng nào đó, mang lại cho họ mỗi ngày 50 peso, vi phạm luật pháp, vi phạm các quy định vệ sinh, vi phạm hết thảy mọi thứ (…). Nếu một số người tự hỏi sau 9 năm mà cách mạng còn dung thứ hạng người ăn bám như vậy, thì họ hoàn toàn có lý (…). Chúng ta muốn gì đây, chủ nghĩa xã hội hay các quầy hàng ăn uống ? Thưa các vị, chúng ta không làm nên cuộc cách mạng tại đây để thiết lập ra quyền thương mại ! »

Những tàn tích cuối cùng của sở hữu tư nhân đã biến mất vào ngày hôm đó !

 
Một quầy rau quả
Trong số vô số thứ bắt đầu thấy thiếu thốn, có bữa ăn xế, bị hủy bỏ ở trường học khi tôi học primer grado (tương đương lớp 1), mà ở nhà tôi được cho 20 centavos ( !) để trả. Lạm phát leo thang kinh khủng : đó là một trong những kỷ niệm « chính trị » thời thơ ấu của tôi. Giá cả mọi thứ đều đắt như vàng, và chiếc khăn quàng nhập khẩu xinh đẹp mẹ tôi phải trả đến gần một tháng lương, 80 peso, đã bị giật mất trong một buổi tối lễ hội.

Đối với một số người, kịch bản của hồi kết đã được báo trước là sự chuyển đổi kinh tế, thật đáng chán vì nó không cho phép lên án thẳng thừng những lạm dụng của cách mạng, cuộc huy động tổng lực được cho là bạo lực này, việc tiến hành Nhà nước toàn trị. Họ đảm bảo rằng (không phải là không có lý), có một mối đe dọa bền bỉ bên trong, những thiệt hại về đạo đức khắc sâu và lâu dài lên tương lai Cuba.


Giờ thì phải chờ xem Nhà nước Cuba sẽ xử sự như thế nào với vai trò được thu gọn, khi hàng triệu cá nhân làm việc cho người khác chứ không phải cho Nhà nước, và không phải cống nộp gì cho Nhà nước nữa. Tôi hình dung ra việc ngựa quen đường cũ, các phản ứng do lòng kiêu hãnh bị đụng chạm, sự lúng túng trước vai trò mới này, thậm chí – ai mà biết được – một sự quay lại với các thói xấu vĩnh cửu, một khi cho là đã vượt qua được trận bão kinh tế, hay khi (do phép lạ !) tìm được một mạnh thường quân mới chịu tài trợ một cách hào phóng.

Nếu bối cảnh hiện nay có khác đi, thì không phải là lần đầu tiên mà sau một giai đoạn « tư nhân hóa » hay « cải cách » thì Nhà nước lại quay lui, thay đổi chính sách. Nhưng thành thật mà nói, tôi tin rằng thời thế không còn như trước nữa. Nếu chuyến đi La Habana lần này có đôi phần hữu ích cho tôi, thì đó là việc có thể lại ra đi với cái cảm giác lần này sẽ không có việc quay lại với thời bao cấp độc đoán trước đây.

Không phải vì chế độ không muốn thế, mà họ không thể ! Ngay cả trong kịch bản mới này, Nhà nước Cuba đã thu gọn vẫn còn giữ một tầm vóc đáng kể so với tất cả các nước khác trong khu vực. Cần nhiều năm mới thay đổi được việc này, nhưng quan trọng nhất là đời sống của người công dân bình thường, cuộc sống của đường phố, cảm nhận được các tác động.

Nguồn dự trữ tuyệt vời

 
Một khách du lịch đang dạo phố.
Chính là tại New York, trước khi lên đường, mà tôi đã có được địa chỉ của “casa particular” hiện nay. Đó là các nhà trọ tư nhân, được Nhà nước duyệt cho phép đón tiếp các du khách, một sáng tạo trong thời kỳ khủng hoảng của thập niên 90 khi năng lực của các khách sạn quốc doanh không đủ đáp ứng. Nhà trọ tôi ở nằm tại khu vực hồi xưa thuộc loại sang trọng của tầng lớp trung lưu, cách Cơ quan đại diện cho các lợi ích Mỹ (được xem như đại sứ quán Hoa Kỳ kể từ khi cắt đứt quan hệ ngoại giao năm 1961) chỉ có hai dãy nhà.

Khu phố này không thực sự là khu du lịch, buổi tối khó tìm ra được một tiệm ăn nào còn mở cửa. Có một đêm trở về nhà trọ mà chưa ăn tối, tôi nhận ra một tấm bảng đề mấy chữ « Se vende comida » (Bán thức ăn), không có chi tiết gì thêm.

Tôi bước vào một ngõ hẹp giữa hai căn nhà. Một gia đình đang tụ họp xem một telenovela (phim truyện dài nhiều tập nói tiếng Tây Ban Nha) mới  nhất của Brazil. Và sau cửa sổ, trong một căn phòng được sửa sang lại làm gian bếp, một phụ nữ trẻ chiên các miếng thịt bít-tết bằng cách thẩy vào dầu nóng trong chiếc chảo ám khói đen.

Bữa ăn đặc thù Cuba, với cơm, đậu đen và khoai mì luộc, có cái giá 20 peso, tức chỉ khoảng 70 xu euro. Như thường lệ ở Cuba, bữa tối được dọn lên trong một chiếc hộp các-tông nhỏ. Người phụ nữ khi dọn bữa cho tôi đã nói mấy từ khiến tôi ngạc nhiên : « Coi chừng, cực nóng đấy ! ». Cô không nói « rất nóng » mà là « cực» nóng.

Tôi không biết vì sao từ này lại gây ấn tượng cho tôi đến thế, nhưng chừng như đây là biểu tượng cho nguồn dự trữ tuyệt vời của một dân tộc, đang chờ đợi người ta để cho mình sống một cuộc sống của người trưởng thành. Nhà nước bao cấp ngày nay đang thu mình lại, đã từng nuôi dưỡng và giáo huấn họ, nhưng cũng đã làm cho họ tê liệt, đã triệt sản họ, làm cho cả một dân tộc phải sống trong thời thơ ấu kéo dài. Bây giờ đã đến lúc để cho dân tộc Cuba được lớn lên.

José Manuel Prieto

(Tác giả José Manuel Prieto sinh tại La Habana năm 1962, là nhà văn và dịch giả tiếng Nga-Tây Ban Nha, đã sống 12 năm tại Nga, dạy học ở Mehico và nay sinh sống ở New York).


(Blog Thuy My)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (1.2,3)

"Một Nhà nước toàn trị sẽ chết đi như thế nào ? Cho đến nay, thế giới đã biết đến nhiều kịch bản cho sự kết thúc này...Nếu tin vào các phóng sự về Việt Nam đăng trên báo Granma, h
"Một Nhà nước toàn trị sẽ chết đi như thế nào ? Cho đến nay, thế giới đã biết đến nhiều kịch bản cho sự kết thúc này...Nếu tin vào các phóng sự về Việt Nam đăng trên báo Granma, hay chuyến đi châu Á gần đây của một nhóm các nhà kinh tế Cuba, đặc biệt là tại Việt Nam và Lào ; thì hiển nhiên là Cuba đã chọn lựa mô hình Trung Quốc : cải cách kinh tế và đóng băng vô hạn định tất cả các cải cách chính trị."

 
Trên một đường phố thủ đô La Habana (Vui lòng bấm vào ảnh để phóng to)
Đấu tranh ý thức hệ

Nhưng điều làm cho tôi sững sờ, là khi biết được nhiều bậc phụ huynh chi tiền học cho con cái đi học thêm môn toán và khoa học. Một điều mà tôi xin nhắc lại là không chỉ khó tưởng tượng nổi, mà nhất là vô ích, vào cái thời Nhà nước dành đến 15% tổng thu nhập quốc dân cho giáo dục. Một bà bạn có con gái vừa học xong trung học cũng ở trường cũ của tôi, một ngôi trường cho đến nay vẫn uy tín nhất Cuba, thổ lộ: “Nếu không làm vậy thì con bé khó thể chuẩn bị tốt cho kỳ thi đại học”. Bà bạn còn cho tôi biết thêm nhiều chuyện khác về trường, nhất là các vụ ăn cắp các tấm nệm ở ký túc xá và dụng cụ học tập đã tăng vọt.

Trong nhiều năm dài, chính quyền cấm các tác giả Cuba xuất bản tác phẩm bên ngoài đảo quốc, và một số - trong đó có Reinaldo Arenas, hiện nay được đọc rất nhiều - đã gặp phải những rắc rối lớn khi vi phạm quy định này, nếu không bị ngồi tù. Sự sụp đổ của lãnh vực xuất bản đã thay đổi hẳn tình hình trong thập niên 90, và mọi người đều ra nước ngoài để in sách. Đương nhiên là các tác phẩm in ấn ở ngoài Cuba, trong đó có các sách của tôi, đều không được lưu hành trong nước.

Ít nhất là tình hình đã được cải thiện đôi chút. Qua lời mời của Reina María Rodríguez, tôi đã đọc một chương trong cuốn tiểu thuyết mới nhất của tôi, tại một trong những không gian văn hóa hiếm hoi. Người nữ thi sĩ danh tiếng của Cuba đã phải rất kiên trì và khôn khéo mới có thể gầy dựng được địa điểm này, mà bản thân câu lạc bộ đã là một phép lạ nho nhỏ, xứng đáng được vinh danh.

 
Một quầy sách báo

Trên đường đi, tôi bước vào một trong số những nhà sách đang hoạt động nằm tại đường Obispo, con đường du lịch nổi tiếng của thủ đô. Ở đây chỉ có những cuốn sách của các nhà xuất bản quốc doanh, không có cuốn nào được nhập từ nước ngoài, và không có bất kỳ một tác phẩm nào chỉ trích hay phản kháng cách mạng – một điều không làm ai ngạc nhiên cả.

Nếu có một lãnh vực mà Nhà nước không hề muốn nhượng bộ, thì đó chính là cuộc đấu tranh ý thức hệ. Trong những năm dài cách mạng Cuba, những cuốn sách tư nhân được xuất bản « mới » nhất, đã ra đời vào lúc cách mạng vừa mới khởi đầu, và đã bị cấm vì kêu gọi lật đổ (tất nhiên là  những cuốn này mang tính nổi loạn).

Đó là trường hợp cuốn Nông trại súc vật của George Orwell, tác phẩm mà nhà xuất bản ở tận ngoại quốc xa xôi muốn tố cáo những nguy hiểm của một Nhà nước toàn trị nắm hết mọi quyền hành sẽ xuất đầu lộ diện. Chính là cái Nhà nước đó ngày nay bắt đầu tự tháo gỡ một cách kiên nhẫn và thận trọng, vì sợ sẽ bị nổ tung ngay trong tay mình.

 
Chủ tịch Cuba Rául Castro và Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng, ngày 8/7/12 tại Hà Nội.

Điều này dẫn đến một câu hỏi đã ám ảnh tôi từ lâu : Một Nhà nước toàn trị sẽ chết đi như thế nào ? Làm sao để chấm dứt một chế độ độc tài ? Cho đến nay, thế giới đã biết đến nhiều kịch bản cho sự kết thúc này : thất bại quân sự, cải cách chính trị đi trước cải cách kinh tế, hiện đại hóa nền kinh tế kèm theo việc đóng băng chính trị. Nước Đức quốc xã năm 1945, Liên Xô năm 1991 và Trung Quốc năm 1978 là các minh họa cho mỗi kịch bản nêu trên.

Nếu tin vào các phóng sự về Việt Nam đăng trên báo Granma, hay chuyến đi châu Á gần đây của một nhóm các nhà kinh tế Cuba, đặc biệt là tại Việt Nam và Lào ; thì hiển nhiên là Cuba đã chọn lựa mô hình Trung Quốc : cải cách kinh tế và đóng băng vô hạn định tất cả các cải cách chính trị.

 
Một người dân đang đọc Granma, tờ báo chính thức của ĐCS Cuba.

Kịch bản của hồi kết

Nhưng có lẽ thực tế hơn thì nên nói về mô hình Cuba. Tôi xin giải thích : Cho đến năm 1968, Cuba sống trong một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó Nhà nước để ngoài vòng kiểm soát ít nhất là 60.000 doanh nghiệp nhỏ, giúp cho đời sống hàng ngày của người dân dễ thở hơn một chút, nhờ đáp ứng một số nhu cầu của họ (như cửa hàng sửa chữa giày dép, tiệm tạp hóa v.v…). Chính Fidel Castro trong một chiến dịch được đặt tên là « Phản công cách mạng » đã chấm dứt tình hình trên.

Fidel tố cáo trong một trong những bài diễn văn tràng giang đại hải của ông : « Hiện vẫn còn một tầng lớp ưu đãi thực sự, làm giàu trên công sức  của người khác và sống thoải mái hơn rất nhiều trong khi bao nhiêu người khác lao động. Những kẻ lười biếng sức dài vai rộng, đã mở những quán ăn, những cửa hàng nào đó, mang lại cho họ mỗi ngày 50 peso, vi phạm luật pháp, vi phạm các quy định vệ sinh, vi phạm hết thảy mọi thứ (…). Nếu một số người tự hỏi sau 9 năm mà cách mạng còn dung thứ hạng người ăn bám như vậy, thì họ hoàn toàn có lý (…). Chúng ta muốn gì đây, chủ nghĩa xã hội hay các quầy hàng ăn uống ? Thưa các vị, chúng ta không làm nên cuộc cách mạng tại đây để thiết lập ra quyền thương mại ! »

Những tàn tích cuối cùng của sở hữu tư nhân đã biến mất vào ngày hôm đó !

 
Một quầy rau quả
Trong số vô số thứ bắt đầu thấy thiếu thốn, có bữa ăn xế, bị hủy bỏ ở trường học khi tôi học primer grado (tương đương lớp 1), mà ở nhà tôi được cho 20 centavos ( !) để trả. Lạm phát leo thang kinh khủng : đó là một trong những kỷ niệm « chính trị » thời thơ ấu của tôi. Giá cả mọi thứ đều đắt như vàng, và chiếc khăn quàng nhập khẩu xinh đẹp mẹ tôi phải trả đến gần một tháng lương, 80 peso, đã bị giật mất trong một buổi tối lễ hội.

Đối với một số người, kịch bản của hồi kết đã được báo trước là sự chuyển đổi kinh tế, thật đáng chán vì nó không cho phép lên án thẳng thừng những lạm dụng của cách mạng, cuộc huy động tổng lực được cho là bạo lực này, việc tiến hành Nhà nước toàn trị. Họ đảm bảo rằng (không phải là không có lý), có một mối đe dọa bền bỉ bên trong, những thiệt hại về đạo đức khắc sâu và lâu dài lên tương lai Cuba.


Giờ thì phải chờ xem Nhà nước Cuba sẽ xử sự như thế nào với vai trò được thu gọn, khi hàng triệu cá nhân làm việc cho người khác chứ không phải cho Nhà nước, và không phải cống nộp gì cho Nhà nước nữa. Tôi hình dung ra việc ngựa quen đường cũ, các phản ứng do lòng kiêu hãnh bị đụng chạm, sự lúng túng trước vai trò mới này, thậm chí – ai mà biết được – một sự quay lại với các thói xấu vĩnh cửu, một khi cho là đã vượt qua được trận bão kinh tế, hay khi (do phép lạ !) tìm được một mạnh thường quân mới chịu tài trợ một cách hào phóng.

Nếu bối cảnh hiện nay có khác đi, thì không phải là lần đầu tiên mà sau một giai đoạn « tư nhân hóa » hay « cải cách » thì Nhà nước lại quay lui, thay đổi chính sách. Nhưng thành thật mà nói, tôi tin rằng thời thế không còn như trước nữa. Nếu chuyến đi La Habana lần này có đôi phần hữu ích cho tôi, thì đó là việc có thể lại ra đi với cái cảm giác lần này sẽ không có việc quay lại với thời bao cấp độc đoán trước đây.

Không phải vì chế độ không muốn thế, mà họ không thể ! Ngay cả trong kịch bản mới này, Nhà nước Cuba đã thu gọn vẫn còn giữ một tầm vóc đáng kể so với tất cả các nước khác trong khu vực. Cần nhiều năm mới thay đổi được việc này, nhưng quan trọng nhất là đời sống của người công dân bình thường, cuộc sống của đường phố, cảm nhận được các tác động.

Nguồn dự trữ tuyệt vời

 
Một khách du lịch đang dạo phố.
Chính là tại New York, trước khi lên đường, mà tôi đã có được địa chỉ của “casa particular” hiện nay. Đó là các nhà trọ tư nhân, được Nhà nước duyệt cho phép đón tiếp các du khách, một sáng tạo trong thời kỳ khủng hoảng của thập niên 90 khi năng lực của các khách sạn quốc doanh không đủ đáp ứng. Nhà trọ tôi ở nằm tại khu vực hồi xưa thuộc loại sang trọng của tầng lớp trung lưu, cách Cơ quan đại diện cho các lợi ích Mỹ (được xem như đại sứ quán Hoa Kỳ kể từ khi cắt đứt quan hệ ngoại giao năm 1961) chỉ có hai dãy nhà.

Khu phố này không thực sự là khu du lịch, buổi tối khó tìm ra được một tiệm ăn nào còn mở cửa. Có một đêm trở về nhà trọ mà chưa ăn tối, tôi nhận ra một tấm bảng đề mấy chữ « Se vende comida » (Bán thức ăn), không có chi tiết gì thêm.

Tôi bước vào một ngõ hẹp giữa hai căn nhà. Một gia đình đang tụ họp xem một telenovela (phim truyện dài nhiều tập nói tiếng Tây Ban Nha) mới  nhất của Brazil. Và sau cửa sổ, trong một căn phòng được sửa sang lại làm gian bếp, một phụ nữ trẻ chiên các miếng thịt bít-tết bằng cách thẩy vào dầu nóng trong chiếc chảo ám khói đen.

Bữa ăn đặc thù Cuba, với cơm, đậu đen và khoai mì luộc, có cái giá 20 peso, tức chỉ khoảng 70 xu euro. Như thường lệ ở Cuba, bữa tối được dọn lên trong một chiếc hộp các-tông nhỏ. Người phụ nữ khi dọn bữa cho tôi đã nói mấy từ khiến tôi ngạc nhiên : « Coi chừng, cực nóng đấy ! ». Cô không nói « rất nóng » mà là « cực» nóng.

Tôi không biết vì sao từ này lại gây ấn tượng cho tôi đến thế, nhưng chừng như đây là biểu tượng cho nguồn dự trữ tuyệt vời của một dân tộc, đang chờ đợi người ta để cho mình sống một cuộc sống của người trưởng thành. Nhà nước bao cấp ngày nay đang thu mình lại, đã từng nuôi dưỡng và giáo huấn họ, nhưng cũng đã làm cho họ tê liệt, đã triệt sản họ, làm cho cả một dân tộc phải sống trong thời thơ ấu kéo dài. Bây giờ đã đến lúc để cho dân tộc Cuba được lớn lên.

José Manuel Prieto

(Tác giả José Manuel Prieto sinh tại La Habana năm 1962, là nhà văn và dịch giả tiếng Nga-Tây Ban Nha, đã sống 12 năm tại Nga, dạy học ở Mehico và nay sinh sống ở New York).


(Blog Thuy My)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm