Tham Khảo
Cuba: Bước đột phá của Obama
Các nhà lãnh đạo thường xuyên trở thành con tin, chứ không phải người chi phối, của môi trường chính trị xã hội của họ.
Các nhà lãnh đạo thường xuyên trở thành con tin, chứ không phải người chi phối, của môi trường chính trị xã hội của họ. Thế giới lại hiếm khi được chứng kiến những bước chuyển lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon năm 1972 hay chuyến thăm Jerusalem của Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat năm 1977.
Đó là lí do các cuộc xung đột như giữa Cuba và Hoa Kỳ kéo dài quá lâu. Trong hơn một nửa thế kỷ, không một Tổng thống Mỹ nào sẵn sàng trả giá chính trị cho việc thừa nhận thất bại và nối lại quan hệ với đảo quốc này. Nhưng khi nhiệm kỳ của Barack Obama bước vào giai đoạn cuối, dường như ông đã được giải thoát khỏi những ràng buộc như vậy.
Một Tổng thống Mỹ chỉ có thể thách thức được các ràng buộc chính trị bằng cách đương đầu với những nhóm vận động hành lang hùng mạnh. Việc Tổng thống Jimmy Carter thành công trong việc làm trung gian cho dàn xếp hòa bình Israel-Ai Cập và dũng cảm kêu gọi thành lập một “quê hương của người Palestine” (khiến ông trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên làm như vậy) là nhờ ông không nghe theo những tiếng nói và tổ chức của người Do Thái. Tương tự, Tổng thống George H.W. Bush sẽ không thể kéo Thủ tướng Israel Yitzhak Shamir tới Hội nghị Hòa bình Madrid hồi tháng 10 năm 1991 nếu ông không sẵn sàng đương đầu với cái mà ông miêu tả là “một số lực lượng chính trị hùng mạnh” tạo nên từ “một ngàn chuyên gia vận động hành lang ở Quốc hội.”
Obama chẳng lạ gì với áp lực – và sự chống đối – từ các nhóm lợi ích. Thế nhưng với nhiệm kỳ tổng thống sắp kết thúc, cuối cùng ông cũng nhận ra việc bảo vệ di sản của mình đòi hỏi phải vượt qua không chỉ các nhóm lợi ích, mà còn cả cấu trúc chính trị dựa trên nhóm lợi ích ở Mỹ. Giờ đây ông đang bất hòa với Đảng Cộng hòa chiếm đa số Quốc hội xoay quanh thỏa thuận chống biến đổi khí hậu quan trọng với Trung Quốc và kế hoạch ân xá những người nhập cư bất hợp pháp gây tranh cãi của ông.
Tương tự, nếu Obama vẫn hi vọng sẽ được nhớ đến như người cứu rỗi giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine, tiếp theo ông sẽ phải đương đầu với Ủy ban Công vụ về Israel tại Hoa Kỳ (AIPAC – một nhóm lợi ích ủng hộ Israel – NBT). Điều này sẽ thể hiện một sự chuyển hướng chính sách so với đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông, khi dù nỗ lực làm trung gian cho một giải pháp nhưng ông lại không dám đối đầu với AIPAC. Có lẽ nỗ lực thay đổi chính sách của Mỹ đối với Cuba – điều có nghĩa là phải thách thức nhóm vận động hành lang có kỷ luật cao chống chế độ cầm quyền của Fidel Castro và em trai Raúl – sẽ là ví dụ mở đường.
Trong khi đó, bình thường hóa quan hệ với Cuba sẽ có thể có nhiều lợi ích sâu rộng. Trên khắp châu Mỹ-Latinh, những oán giận đối với Mỹ có từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh có khả năng sẽ giảm bớt, và vị thế của Mỹ có thể được cải thiện ở các nước như Bolivia, Ecuador, Nicaragua, và đặc biệt là Venezuela, một vệ tinh về ý thức hệ của Cuba và phao cứu sinh kinh tế lớn của chế độ Castro. Quả thật, Venezuela, gần như đã phá sản do giá dầu giảm, sẽ không thể tiếp tục đường lối bài Mỹ, trong khi chính anh em nhà Castro đã hòa giải với người Mỹ (gringos).
Dễ thấy, nhóm nổi dậy Mác-xít cuối cùng của Mỹ Latinh, Các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Columbia (FARC), đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi có thông báo rằng Mỹ và Cuba sẽ khôi phục quan hệ ngoại giao. Trong hai năm qua, Cuba đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa FARC và Chính phủ Colombia, với sự ủng hộ hết sức từ Mỹ. Là nơi tiêu thụ lớn nhất thế giới các loại ma túy bất hợp pháp do các nhà sản xuất Colombia cung cấp, Mỹ có lợi ích thiết yếu trong việc đạt được một thỏa thuận hòa bình để có thể giúp giảm bớt nếu không nói là chấm dứt hoạt động buôn bán này.
Chắc chắn, dù chính sách của Mỹ đối với Cuba là một trong những di tích cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, động thái của Obama không phải là một sự đổi hướng trong cuộc cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc và Nga trong việc hình thành một trật tự thế giới mới. Nhưng chắc chắn nó làm tăng uy tín quốc tế của Obama và cải thiện triển vọng răn đe các đối thủ khác trên toàn cầu của ông. Đột nhiên, chính sách cứng rắn của ông về vấn đề Iran và Nga nghe có vẻ đáng tin cậy hơn.
Cuba cũng mang đến một cơ hội mở rộng tầm với của các giá trị tự do phương Tây. Bằng cách duy trì trợ cấp tài chính thời Chiến tranh Lạnh cho Cuba, Nga đã cố gắng đảm bảo rằng hòn đảo này vẫn là một điểm nóng địa chính trị, như nó đã từng đối với Liên Xô. Đây không còn là một lựa chọn. Trên thực tế, ngay cả khi Mỹ không cố gắng bình thường hóa quan hệ, cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay của Nga có thể sẽ chấm dứt – và thực tế đã làm giảm mạnh – sự hỗ trợ từ lâu của Nga cho chính quyền Castro.
Bình thường hóa quan hệ với Mỹ là chìa khóa cho sự tự do hóa ở Cuba. Rốt cuộc, những thay đổi như vậy được thực hiện tốt nhất không phải bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt mạnh tay, hoặc thông qua chiến thuật quân sự “sốc và kinh hoàng” như ở Iraq, mà là bằng sự cải thiện về kinh tế xã hội và sự can dự ngoại giao của các cường quốc bên ngoài.
Thật vậy, những dự đoán rằng Cuba có thể chuyển hướng sang một mô hình chế độ chuyên chế chính trị và mở cửa kinh tế kiểu Trung Quốc có thể trở thành sự thực trong ngắn hạn. Trong dài hạn, dấu chấm hết cho kỷ nguyên Castro cùng việc cải thiện quan hệ với Mỹ có khả năng mang lại một sự tái diễn quá trình chuyển đổi hướng tới dân chủ tự do đầy đủ của Tây Ban Nha sau sự ra đi của Francisco Franco.
Ở Cuba, Obama cho thấy để vượt qua sự đối đầu chính trị và trừng phạt đòi hỏi cần có các sáng kiến ngoại giao. Vẫn chưa quá muộn để ông có thể giải quyết những căng thẳng đã có từ lâu khác, chẳng hạn như với Iran và Bắc Triều Tiên – chưa kể các cuộc xung đột nhức nhối giữa Israel và Palestine – với sự táo bạo tương tự. Và tất nhiên, ông cũng nên cố gắng để giảm thiểu nguy cơ Nga sẽ tạo ra một khu vực căng thẳng quân sự thường xuyên dọc biên giới của nó với NATO.
Rốt cuộc, hòa bình thế giới đang nằm trong tay các nhà lãnh đạo. Lịch sử vinh danh những người dám thách thức nền chính trị của sự trì trệ bằng cách mở những con đường tiến bộ mới thông qua ngoại giao sáng tạo.
Nguồn: Shlomo Ben-Ami. “Obama’s Cuban Breakthrough,” Project Syndicate, Jan. 5, 2015.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Shlomo Ben-Ami, nguyên ngoại trưởng Israel, là Phó Chủ tịch Trung tâm Quốc tế Toledo về Hòa bình. Ông là tác giả cuốn sách Scars of War, Wounds of Peace: The Israeli-Arab Tragedy.
(Nghiên Cứu Quốc Tế)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cuba: Bước đột phá của Obama
Các nhà lãnh đạo thường xuyên trở thành con tin, chứ không phải người chi phối, của môi trường chính trị xã hội của họ.
Các nhà lãnh đạo thường xuyên trở thành con tin, chứ không phải người chi phối, của môi trường chính trị xã hội của họ. Thế giới lại hiếm khi được chứng kiến những bước chuyển lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon năm 1972 hay chuyến thăm Jerusalem của Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat năm 1977.
Đó là lí do các cuộc xung đột như giữa Cuba và Hoa Kỳ kéo dài quá lâu. Trong hơn một nửa thế kỷ, không một Tổng thống Mỹ nào sẵn sàng trả giá chính trị cho việc thừa nhận thất bại và nối lại quan hệ với đảo quốc này. Nhưng khi nhiệm kỳ của Barack Obama bước vào giai đoạn cuối, dường như ông đã được giải thoát khỏi những ràng buộc như vậy.
Một Tổng thống Mỹ chỉ có thể thách thức được các ràng buộc chính trị bằng cách đương đầu với những nhóm vận động hành lang hùng mạnh. Việc Tổng thống Jimmy Carter thành công trong việc làm trung gian cho dàn xếp hòa bình Israel-Ai Cập và dũng cảm kêu gọi thành lập một “quê hương của người Palestine” (khiến ông trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên làm như vậy) là nhờ ông không nghe theo những tiếng nói và tổ chức của người Do Thái. Tương tự, Tổng thống George H.W. Bush sẽ không thể kéo Thủ tướng Israel Yitzhak Shamir tới Hội nghị Hòa bình Madrid hồi tháng 10 năm 1991 nếu ông không sẵn sàng đương đầu với cái mà ông miêu tả là “một số lực lượng chính trị hùng mạnh” tạo nên từ “một ngàn chuyên gia vận động hành lang ở Quốc hội.”
Obama chẳng lạ gì với áp lực – và sự chống đối – từ các nhóm lợi ích. Thế nhưng với nhiệm kỳ tổng thống sắp kết thúc, cuối cùng ông cũng nhận ra việc bảo vệ di sản của mình đòi hỏi phải vượt qua không chỉ các nhóm lợi ích, mà còn cả cấu trúc chính trị dựa trên nhóm lợi ích ở Mỹ. Giờ đây ông đang bất hòa với Đảng Cộng hòa chiếm đa số Quốc hội xoay quanh thỏa thuận chống biến đổi khí hậu quan trọng với Trung Quốc và kế hoạch ân xá những người nhập cư bất hợp pháp gây tranh cãi của ông.
Tương tự, nếu Obama vẫn hi vọng sẽ được nhớ đến như người cứu rỗi giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine, tiếp theo ông sẽ phải đương đầu với Ủy ban Công vụ về Israel tại Hoa Kỳ (AIPAC – một nhóm lợi ích ủng hộ Israel – NBT). Điều này sẽ thể hiện một sự chuyển hướng chính sách so với đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông, khi dù nỗ lực làm trung gian cho một giải pháp nhưng ông lại không dám đối đầu với AIPAC. Có lẽ nỗ lực thay đổi chính sách của Mỹ đối với Cuba – điều có nghĩa là phải thách thức nhóm vận động hành lang có kỷ luật cao chống chế độ cầm quyền của Fidel Castro và em trai Raúl – sẽ là ví dụ mở đường.
Trong khi đó, bình thường hóa quan hệ với Cuba sẽ có thể có nhiều lợi ích sâu rộng. Trên khắp châu Mỹ-Latinh, những oán giận đối với Mỹ có từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh có khả năng sẽ giảm bớt, và vị thế của Mỹ có thể được cải thiện ở các nước như Bolivia, Ecuador, Nicaragua, và đặc biệt là Venezuela, một vệ tinh về ý thức hệ của Cuba và phao cứu sinh kinh tế lớn của chế độ Castro. Quả thật, Venezuela, gần như đã phá sản do giá dầu giảm, sẽ không thể tiếp tục đường lối bài Mỹ, trong khi chính anh em nhà Castro đã hòa giải với người Mỹ (gringos).
Dễ thấy, nhóm nổi dậy Mác-xít cuối cùng của Mỹ Latinh, Các Lực lượng Vũ trang Cách mạng Columbia (FARC), đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi có thông báo rằng Mỹ và Cuba sẽ khôi phục quan hệ ngoại giao. Trong hai năm qua, Cuba đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa FARC và Chính phủ Colombia, với sự ủng hộ hết sức từ Mỹ. Là nơi tiêu thụ lớn nhất thế giới các loại ma túy bất hợp pháp do các nhà sản xuất Colombia cung cấp, Mỹ có lợi ích thiết yếu trong việc đạt được một thỏa thuận hòa bình để có thể giúp giảm bớt nếu không nói là chấm dứt hoạt động buôn bán này.
Chắc chắn, dù chính sách của Mỹ đối với Cuba là một trong những di tích cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, động thái của Obama không phải là một sự đổi hướng trong cuộc cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc và Nga trong việc hình thành một trật tự thế giới mới. Nhưng chắc chắn nó làm tăng uy tín quốc tế của Obama và cải thiện triển vọng răn đe các đối thủ khác trên toàn cầu của ông. Đột nhiên, chính sách cứng rắn của ông về vấn đề Iran và Nga nghe có vẻ đáng tin cậy hơn.
Cuba cũng mang đến một cơ hội mở rộng tầm với của các giá trị tự do phương Tây. Bằng cách duy trì trợ cấp tài chính thời Chiến tranh Lạnh cho Cuba, Nga đã cố gắng đảm bảo rằng hòn đảo này vẫn là một điểm nóng địa chính trị, như nó đã từng đối với Liên Xô. Đây không còn là một lựa chọn. Trên thực tế, ngay cả khi Mỹ không cố gắng bình thường hóa quan hệ, cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay của Nga có thể sẽ chấm dứt – và thực tế đã làm giảm mạnh – sự hỗ trợ từ lâu của Nga cho chính quyền Castro.
Bình thường hóa quan hệ với Mỹ là chìa khóa cho sự tự do hóa ở Cuba. Rốt cuộc, những thay đổi như vậy được thực hiện tốt nhất không phải bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt mạnh tay, hoặc thông qua chiến thuật quân sự “sốc và kinh hoàng” như ở Iraq, mà là bằng sự cải thiện về kinh tế xã hội và sự can dự ngoại giao của các cường quốc bên ngoài.
Thật vậy, những dự đoán rằng Cuba có thể chuyển hướng sang một mô hình chế độ chuyên chế chính trị và mở cửa kinh tế kiểu Trung Quốc có thể trở thành sự thực trong ngắn hạn. Trong dài hạn, dấu chấm hết cho kỷ nguyên Castro cùng việc cải thiện quan hệ với Mỹ có khả năng mang lại một sự tái diễn quá trình chuyển đổi hướng tới dân chủ tự do đầy đủ của Tây Ban Nha sau sự ra đi của Francisco Franco.
Ở Cuba, Obama cho thấy để vượt qua sự đối đầu chính trị và trừng phạt đòi hỏi cần có các sáng kiến ngoại giao. Vẫn chưa quá muộn để ông có thể giải quyết những căng thẳng đã có từ lâu khác, chẳng hạn như với Iran và Bắc Triều Tiên – chưa kể các cuộc xung đột nhức nhối giữa Israel và Palestine – với sự táo bạo tương tự. Và tất nhiên, ông cũng nên cố gắng để giảm thiểu nguy cơ Nga sẽ tạo ra một khu vực căng thẳng quân sự thường xuyên dọc biên giới của nó với NATO.
Rốt cuộc, hòa bình thế giới đang nằm trong tay các nhà lãnh đạo. Lịch sử vinh danh những người dám thách thức nền chính trị của sự trì trệ bằng cách mở những con đường tiến bộ mới thông qua ngoại giao sáng tạo.
Nguồn: Shlomo Ben-Ami. “Obama’s Cuban Breakthrough,” Project Syndicate, Jan. 5, 2015.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Shlomo Ben-Ami, nguyên ngoại trưởng Israel, là Phó Chủ tịch Trung tâm Quốc tế Toledo về Hòa bình. Ông là tác giả cuốn sách Scars of War, Wounds of Peace: The Israeli-Arab Tragedy.
(Nghiên Cứu Quốc Tế)