Tham Khảo
Cuba - Mỹ: Bình thường hóa…có bình thường?
Một trong những sự kiện nổi bật nhất của quan hệ quốc tế thế giới năm 2014 là sự kiện Tổng thống Obama tuyên bố lộ trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba, bao gồm cả việc thuyết phục Quốc hội Mỹ từng bước dỡ bỏ cấm vận kinh tế. 53 năm sau sự kiện Vịnh Con Lợn, có vẻ như tàn dư cuối cùng của chiến tranh lạnh trong chính sách ngoại giao của Mỹ đang dần biến mất và Cuba đang đứng trước cơ hội lớn để hội nhập trở lại với thế giới. Nhưng lý do tại sao?
Truyền thông quốc tế nói rằng đây là kết quả của 18 tháng đàm phán bí mật, với sự tham gia của nhiều bên, bao gồm cả Giáo hoàng Francis, tại nhiều địa điểm khác nhau. Đây cũng là một hành trình thú vị, bao gồm cả những sự kiện lạ lùng như việc dàn xếp để cho cô Adriana Perez - vợ điệp viên người Cuba có tên Gerardo Hernandez (bị bắt và chịu án tù chung thân ở Mỹ) có bầu hồi giữa năm 2014. Bộ Tư pháp Mỹ khi đó đã cho phép vận chuyển tinh trùng của Gerardo về để Adriana có thể thực hiện một cuộc thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả là khi hai nước thực hiện cú trao đổi tù binh lịch sử mấy ngày trước, Gerardo đã đoàn tụ với Adriana đang mang bầu tại Havana.
Tại sao Mỹ muốn bình thường hóa quan hệ?
Theo ông Obama, bình thường hóa quan hệ với Cuba là cách tốt nhất để Mỹ gây ảnh hưởng lên nước này. Nhìn lại 53 năm kể từ sau sự kiện Vịnh Con Lợn (vụ đảo chính bất thành vào tháng 4 năm 1961 của lực lượng tị nạn người Cuba do Mỹ đào tạo và yểm trợ), chính sách bao vây cấm vận của Mỹ không làm cho chế độ cầm quyền ở Cuba sụp đổ, vì vậy, ông Obama có lý do tốt để biện minh cho quyết định lịch sử của mình rằng phương pháp mới sẽ hiệu quả hơn phương pháp mà các vị tiền nhiệm của ông sử dụng.
Tuy nhiên, có một số ẩn ý khác từ phía Mỹ. Theo Bill Gertz, chuyên gia an ninh của báo Washington Times, một sự kiện khác có thể có tác động quan trọng đến việc Mỹ chấp nhận thỏa thuận này với Cuba. Vào ngày 16 tháng 5, 2014, Nga và Cuba đã ký một thỏa thuận thành lập nhóm làm việc chung giữa Hội đồng An ninh Nga và Ủy ban An ninh Quốc gia Cuba. Nga gần đây cũng tăng cường đàm phán với cả Cuba và Venezuela về việc sử dụng các sân bay quân sự của 2 nước này để điều chuyển máy bay TU-160 (máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang tên lửa có đầu đạn hạt nhân).
Cũng theo Bill Gertz, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi giữa tháng 11 vừa rồi cũng cho biết nước này sẽ đưa máy bay ném bom tầm xa tới vùng vịnh Mexico, vì theo ông “chúng ta phải duy trì sự hiện diện quân sự tại phía tây của Đại Tây Dương, phía đông của Thái Bình Dương, cũng như Vịnh Mexico” và lưu ý rằng máy bay ném bom chiến lược sẽ được điều đến vùng này để “diễn tập”.
Dĩ nhiên Mỹ không muốn máy bay mang tên lửa có đầu đạn hạt nhân của Nga bay trên Vịnh Mexico, và nếu như có thể “deal” được với Cuba để điều này không xảy ra thì Mỹ nên làm. Theo Adrian Salbuchi, một chuyên gia chính trị học của Agentia, phát biểu trên Russia Times, Mỹ đang cố gắng tách các đồng minh truyền thống của Nga khỏi nước này, và Cuba không phải là một ngoại lệ. Điều này có vẻ đúng, và thực ra với sức mạnh kinh tế của Nga đang tụt dốc không phanh do khủng hoảng kinh tế, đây là thời điểm vàng để Mỹ đi nước cờ quyết định.
Cuba đang đói đầu tư và thị trường xuất khẩu
Thế nhưng từ phía Cuba thì sao? Cuba cũng có lý do mạnh không kém Mỹ trong việc bình thường hóa quan hệ với quốc gia 53 năm là thù địch này. Từ năm 2011, Cuba bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách kinh tế từng bước, với những giải pháp thận trọng để mở cửa một phần nền kinh tế. Trên nguyên tắc, Cuba chỉ bị Mỹ cấm vận và vẫn làm ăn với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, tốc độ đổi mới chậm chạp của Cuba và việc bị Mỹ cấm vận khiến cho đến nay Cuba vẫn đang gặp phải những vấn đề vô cùng lớn không thể tháo gỡ được nếu không có một bước đi đột phá.
Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu Brookings được phổ biến hồi năm 2012, Cuba có dân số 11,2 triệu người và GDP khoảng 64 tỷ USD, đồng nghĩa với GDP trên đầu người khoảng 5.715 USD/người, cao gấp nhiều lần Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo này cho rằng con số này sẽ thấp hơn rất nhiều nếu tỷ giá của Cuba được tính đúng với thị trường.
Điều đáng nói là Cuba đang đối mặt với một số vấn đề rất nghiêm trọng về kinh tế. Sản xuất công nghiệp của nước này chỉ bằng 50% so với hồi trước năm 1989. Sản xuất nông nghiệp cũng hết sức tệ hại và Cuba phải tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ để nhập khẩu lương thực. Trong khi đó, xuất khẩu của Cuba hồi năm 2010 chỉ vào khoảng 4,6 tỷ USD (thấp hơn 10% GDP cùng kỳ), vì thế Cuba lệ thuộc rất nhiều vào tài trợ của nước ngoài, đặc biệt là Venezuela và Nga. Venezuela trước đây thường hỗ trợ Cuba về xăng dầu (nguồn năng lượng mà nước này rất thiếu) để đổi lấy dịch vụ chăm sóc y tế, một cuộc đổi chác mà theo Brookings là “đặc biệt có lợi cho Cuba”. Tỷ lệ tích lũy và đầu tư quốc dân trên tổng GDP của Cuba cũng thấp một cách tệ hại (chỉ vào khoảng 10%) và điều này làm cho Cuba bị mắc kẹt trong bẫy tăng trưởng thấp.
Cuba cũng lệ thuộc quá nhiều vào Venezuela, với 40% tổng kim ngạch mậu dịch và 60% nguồn xăng dầu, theo giáo sư Pavel Vindal (một cựu quan chức của Ngân hàng Trung ương Cuba và hiện nay là giáo sư tại Universidad Javeriana in Cali tại Colombia). Theo NBC News, với một nền kinh tế Venezuela bất ổn, Cuba có thể trở thành “người thua cuộc nhiều nhất” vì sự lệ thuộc này. NBC News dẫn lời Jorge R. Piñon, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Quốc tế và Môi trường của Đại học Tổng hợp Texas, cho rằng tại thời điểm này, kinh tế Cuba tệ hại hơn hồi cuối thập kỷ 80 để thực hiện một cuộc điều chỉnh nếu nó phải trải qua một cú shock tương tự, chính phủ nước này sẽ khó quản lý cú shock đó hơn rất nhiều so với trước. Ông Piñon cho rằng “Nó sẽ là một thảm họa kinh tế. Cuba giờ đây đã bỏ hết trứng vào một giỏ. Trước đây là Liên Xô, còn bây giờ là Venezuela”.
Một báo cáo mới đây của Bộ Thương mại và Đầu tư Cuba được công bố hồi tháng 11, 2014 có tên “Danh mục các Cơ hội cho Đầu tư Nước ngoài” (Portfolio of Opportunities for Foreign Investment) đem lại nhiều ẩn ý quan trọng về thực trạng kinh tế nước này. Với ngôn ngữ khá thẳng thắn, báo cáo này nhìn nhận “ tăng trưởng GDP của Cuba từ trước đến nay vẫn ở mức thấp và vừa, thấp hơn mức trung bình của khu vực. Để thay đổi xu hướng này, tỷ lệ tích lũy cần phải cao hơn 20% GDP để GDP có thể tăng từ 5% đến 7%”. Vì tỷ lệ tích lũy và đầu tư ở Cuba chỉ có xấp xỉ 10%, báo cáo này của chính phủ Cuba rõ ràng nhìn nhận nếu thiếu đầu tư nước ngoài, Cuba không thể tự giải được ván cờ khó của mình.”
Các lĩnh vực mà nước này kêu gọi đầu tư cũng gợi mở nhiều vấn đề. Trong số danh mục 221 dự án được nêu (ngoài các dự án trong khu thương mại tự do Mariel), có đến 99 dự án trong ngành năng lượng (86 dự án về dầu lửa và 13 dự án về năng lượng tái tạo được), 56 dự án trong ngành du lịch - nghỉ dưỡng, và 32 dự án trong ngành nông nghiệp - thực phẩm. Sự ưu tiên của nhà nước Cuba về 3 lĩnh vực này là hoàn toàn có thể hiểu được:
Thứ nhất, Cuba phụ thuộc năng lượng vào Venezuela đến mức nguy hiểm (60% tổng mức tiêu thụ của nước này).Với việc Venezuela thời kỳ hậu Chavez trở nên bất ổn hơn và vì thế ít quan tâm đến đồng minh của mình hơn, Cuba phải tính đến chuyện tự chủ về mặt năng lượng. Vì thế, họ cần đầu tư nước ngoài tham gia sâu vào ngành năng lượng của nước này, bao gồm cả dầu khí và điện.
Thứ hai, Cuba đang rất cần nguồn ngoại tệ mạnh để tài trợ nhập khẩu. Hai đồng minh lớn cung cấp ngoại tệ cho Cuba là Venezuela và Nga đều đang phải vật lộn tự lo cho mình, và vì thế Cuba phải tự lực cánh sinh. Cách nhanh nhất, và tự nhiên nhất, của nước này để thu ngoại tệ là phát triển du lịch. Cuba vừa thiếu tiền để xây các resorts, khách sạn, sân gôn, vừa thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành các cơ sở này, do đó trong danh mục kêu gọi đầu tư của Cuba hiện nay có rất nhiều các dự án chào mời đầu tư nước ngoài và các dự án kêu gọi các doanh nghiệp chuyên nghiệp của ngành này trên thế giới tham gia dưới dạng hợp đồng quản lý (management contract).
Thứ ba, Cuba đang “đói” lương thực. Theo báo cáo kêu gọi đầu tư này, Cuba có 6,3 triệu ha đất nông nghiệp nhưng chỉ có 2,6 triệu ha được khai thác. Đây là kết quả của việc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp (tập trung ở 3 tập đoàn lớn là GEIA, Cubaron và Coralsa) mà không giao đất cho tư nhân để làm. Đất giao cho nông dân ở nước này chỉ chiếm 15%, giao hợp tác xã 7%, còn lại đều nằm trong tay 3 tập đoàn nhà nước nêu trên.
Đó là chưa kể tình trạng phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng đang rất tệ hại ở nước này. Cuba mở ra khu thương mại tự do Mariel (Mariel Free Trade Zone) từ nhiều năm nay ở phía tây Havana nhưng hiện giờ vẫn không có bất cứ doanh nghiệp nước ngoài nào đến đầu tư vì lý do giá nhân công (do nhà nước sắp đặt) quá cao, và quan trọng hơn là các thị trường xuất khẩu chính (chủ yếu là Mỹ) vẫn bị đóng do chính sách cấm vận của Mỹ.
Bình thường hóa có lợi cho cả hai bên
Rõ ràng, Cuba đang rất cần bình thường hóa quan hệ với Mỹ, không phải với mục đích chính trị, mà với mục đích kinh tế. Cuba cần trước mắt là tự cứu mình khỏi nguy cơ thảm họa kinh tế khi các đồng minh tài trợ kinh tế của mình đang mất tập trung với việc riêng của họ và không thể bao bọc đất nước này như trước. Về trung và dài hạn, Cuba cần vực dậy nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, bằng sức mình chứ không thể dựa vào viện trợ và vay mượn từ đồng minh (mô hình này cũng chứng minh không thành công trong nhiều thập kỷ qua).
Về phía Mỹ, chính sách cấm vận nhằm mong chờ sự ra đi của thể chế cầm quyền ở Cuba trong nhiều thập kỷ qua cũng không thực sự hiệu quả. Vì thế việc thay đổi cách tiếp cận xem ra cũng hợp lý. Đó là chưa kể đây là thời điểm vàng để Mỹ dần dần tách Cuba khỏi ảnh hưởng của Nga, đồng minh thân cận của nước này, nhất là khi Nga đang ngày càng tỏ ra là một ẩn số trên bàn cờ chính trị thế giới với một nhà lãnh đạo cứng rắn theo chủ nghĩa dân tộc như Putin.
Như thế, việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước có vẻ như không có gì là bất bình thường tại thời điểm này, mặc dù vẫn tạo bất ngờ đối với thế giới. Đương nhiên, từ bình thường hóa về mặt ngoại giao tới bình thường hóa về mặt kinh tế còn là một lộ trình rất dài. Từ phía Cuba, sự thận trọng của lãnh đạo nước này cũng đồng nghĩa với con đường cải cách sẽ không thể rút ngắn.Từ phía Mỹ, trước hết Quốc hội Mỹ cần phải thông qua việc dỡ bỏ cấm vận, dù là từng phần, đối với Cuba. Việc này xem ra khó, nhất là trong điều kiện Đảng Cộng Hòa đang nắm quyền kiểm soát lưỡng viện tại chính trường Mỹ như hiện nay.
*Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cuba - Mỹ: Bình thường hóa…có bình thường?
Một trong những sự kiện nổi bật nhất của quan hệ quốc tế thế giới năm 2014 là sự kiện Tổng thống Obama tuyên bố lộ trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba, bao gồm cả việc thuyết phục Quốc hội Mỹ từng bước dỡ bỏ cấm vận kinh tế. 53 năm sau sự kiện Vịnh Con Lợn, có vẻ như tàn dư cuối cùng của chiến tranh lạnh trong chính sách ngoại giao của Mỹ đang dần biến mất và Cuba đang đứng trước cơ hội lớn để hội nhập trở lại với thế giới. Nhưng lý do tại sao?
Truyền thông quốc tế nói rằng đây là kết quả của 18 tháng đàm phán bí mật, với sự tham gia của nhiều bên, bao gồm cả Giáo hoàng Francis, tại nhiều địa điểm khác nhau. Đây cũng là một hành trình thú vị, bao gồm cả những sự kiện lạ lùng như việc dàn xếp để cho cô Adriana Perez - vợ điệp viên người Cuba có tên Gerardo Hernandez (bị bắt và chịu án tù chung thân ở Mỹ) có bầu hồi giữa năm 2014. Bộ Tư pháp Mỹ khi đó đã cho phép vận chuyển tinh trùng của Gerardo về để Adriana có thể thực hiện một cuộc thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả là khi hai nước thực hiện cú trao đổi tù binh lịch sử mấy ngày trước, Gerardo đã đoàn tụ với Adriana đang mang bầu tại Havana.
Tại sao Mỹ muốn bình thường hóa quan hệ?
Theo ông Obama, bình thường hóa quan hệ với Cuba là cách tốt nhất để Mỹ gây ảnh hưởng lên nước này. Nhìn lại 53 năm kể từ sau sự kiện Vịnh Con Lợn (vụ đảo chính bất thành vào tháng 4 năm 1961 của lực lượng tị nạn người Cuba do Mỹ đào tạo và yểm trợ), chính sách bao vây cấm vận của Mỹ không làm cho chế độ cầm quyền ở Cuba sụp đổ, vì vậy, ông Obama có lý do tốt để biện minh cho quyết định lịch sử của mình rằng phương pháp mới sẽ hiệu quả hơn phương pháp mà các vị tiền nhiệm của ông sử dụng.
Tuy nhiên, có một số ẩn ý khác từ phía Mỹ. Theo Bill Gertz, chuyên gia an ninh của báo Washington Times, một sự kiện khác có thể có tác động quan trọng đến việc Mỹ chấp nhận thỏa thuận này với Cuba. Vào ngày 16 tháng 5, 2014, Nga và Cuba đã ký một thỏa thuận thành lập nhóm làm việc chung giữa Hội đồng An ninh Nga và Ủy ban An ninh Quốc gia Cuba. Nga gần đây cũng tăng cường đàm phán với cả Cuba và Venezuela về việc sử dụng các sân bay quân sự của 2 nước này để điều chuyển máy bay TU-160 (máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang tên lửa có đầu đạn hạt nhân).
Cũng theo Bill Gertz, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi giữa tháng 11 vừa rồi cũng cho biết nước này sẽ đưa máy bay ném bom tầm xa tới vùng vịnh Mexico, vì theo ông “chúng ta phải duy trì sự hiện diện quân sự tại phía tây của Đại Tây Dương, phía đông của Thái Bình Dương, cũng như Vịnh Mexico” và lưu ý rằng máy bay ném bom chiến lược sẽ được điều đến vùng này để “diễn tập”.
Dĩ nhiên Mỹ không muốn máy bay mang tên lửa có đầu đạn hạt nhân của Nga bay trên Vịnh Mexico, và nếu như có thể “deal” được với Cuba để điều này không xảy ra thì Mỹ nên làm. Theo Adrian Salbuchi, một chuyên gia chính trị học của Agentia, phát biểu trên Russia Times, Mỹ đang cố gắng tách các đồng minh truyền thống của Nga khỏi nước này, và Cuba không phải là một ngoại lệ. Điều này có vẻ đúng, và thực ra với sức mạnh kinh tế của Nga đang tụt dốc không phanh do khủng hoảng kinh tế, đây là thời điểm vàng để Mỹ đi nước cờ quyết định.
Cuba đang đói đầu tư và thị trường xuất khẩu
Thế nhưng từ phía Cuba thì sao? Cuba cũng có lý do mạnh không kém Mỹ trong việc bình thường hóa quan hệ với quốc gia 53 năm là thù địch này. Từ năm 2011, Cuba bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách kinh tế từng bước, với những giải pháp thận trọng để mở cửa một phần nền kinh tế. Trên nguyên tắc, Cuba chỉ bị Mỹ cấm vận và vẫn làm ăn với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, tốc độ đổi mới chậm chạp của Cuba và việc bị Mỹ cấm vận khiến cho đến nay Cuba vẫn đang gặp phải những vấn đề vô cùng lớn không thể tháo gỡ được nếu không có một bước đi đột phá.
Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu Brookings được phổ biến hồi năm 2012, Cuba có dân số 11,2 triệu người và GDP khoảng 64 tỷ USD, đồng nghĩa với GDP trên đầu người khoảng 5.715 USD/người, cao gấp nhiều lần Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo này cho rằng con số này sẽ thấp hơn rất nhiều nếu tỷ giá của Cuba được tính đúng với thị trường.
Điều đáng nói là Cuba đang đối mặt với một số vấn đề rất nghiêm trọng về kinh tế. Sản xuất công nghiệp của nước này chỉ bằng 50% so với hồi trước năm 1989. Sản xuất nông nghiệp cũng hết sức tệ hại và Cuba phải tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ để nhập khẩu lương thực. Trong khi đó, xuất khẩu của Cuba hồi năm 2010 chỉ vào khoảng 4,6 tỷ USD (thấp hơn 10% GDP cùng kỳ), vì thế Cuba lệ thuộc rất nhiều vào tài trợ của nước ngoài, đặc biệt là Venezuela và Nga. Venezuela trước đây thường hỗ trợ Cuba về xăng dầu (nguồn năng lượng mà nước này rất thiếu) để đổi lấy dịch vụ chăm sóc y tế, một cuộc đổi chác mà theo Brookings là “đặc biệt có lợi cho Cuba”. Tỷ lệ tích lũy và đầu tư quốc dân trên tổng GDP của Cuba cũng thấp một cách tệ hại (chỉ vào khoảng 10%) và điều này làm cho Cuba bị mắc kẹt trong bẫy tăng trưởng thấp.
Cuba cũng lệ thuộc quá nhiều vào Venezuela, với 40% tổng kim ngạch mậu dịch và 60% nguồn xăng dầu, theo giáo sư Pavel Vindal (một cựu quan chức của Ngân hàng Trung ương Cuba và hiện nay là giáo sư tại Universidad Javeriana in Cali tại Colombia). Theo NBC News, với một nền kinh tế Venezuela bất ổn, Cuba có thể trở thành “người thua cuộc nhiều nhất” vì sự lệ thuộc này. NBC News dẫn lời Jorge R. Piñon, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Quốc tế và Môi trường của Đại học Tổng hợp Texas, cho rằng tại thời điểm này, kinh tế Cuba tệ hại hơn hồi cuối thập kỷ 80 để thực hiện một cuộc điều chỉnh nếu nó phải trải qua một cú shock tương tự, chính phủ nước này sẽ khó quản lý cú shock đó hơn rất nhiều so với trước. Ông Piñon cho rằng “Nó sẽ là một thảm họa kinh tế. Cuba giờ đây đã bỏ hết trứng vào một giỏ. Trước đây là Liên Xô, còn bây giờ là Venezuela”.
Một báo cáo mới đây của Bộ Thương mại và Đầu tư Cuba được công bố hồi tháng 11, 2014 có tên “Danh mục các Cơ hội cho Đầu tư Nước ngoài” (Portfolio of Opportunities for Foreign Investment) đem lại nhiều ẩn ý quan trọng về thực trạng kinh tế nước này. Với ngôn ngữ khá thẳng thắn, báo cáo này nhìn nhận “ tăng trưởng GDP của Cuba từ trước đến nay vẫn ở mức thấp và vừa, thấp hơn mức trung bình của khu vực. Để thay đổi xu hướng này, tỷ lệ tích lũy cần phải cao hơn 20% GDP để GDP có thể tăng từ 5% đến 7%”. Vì tỷ lệ tích lũy và đầu tư ở Cuba chỉ có xấp xỉ 10%, báo cáo này của chính phủ Cuba rõ ràng nhìn nhận nếu thiếu đầu tư nước ngoài, Cuba không thể tự giải được ván cờ khó của mình.”
Các lĩnh vực mà nước này kêu gọi đầu tư cũng gợi mở nhiều vấn đề. Trong số danh mục 221 dự án được nêu (ngoài các dự án trong khu thương mại tự do Mariel), có đến 99 dự án trong ngành năng lượng (86 dự án về dầu lửa và 13 dự án về năng lượng tái tạo được), 56 dự án trong ngành du lịch - nghỉ dưỡng, và 32 dự án trong ngành nông nghiệp - thực phẩm. Sự ưu tiên của nhà nước Cuba về 3 lĩnh vực này là hoàn toàn có thể hiểu được:
Thứ nhất, Cuba phụ thuộc năng lượng vào Venezuela đến mức nguy hiểm (60% tổng mức tiêu thụ của nước này).Với việc Venezuela thời kỳ hậu Chavez trở nên bất ổn hơn và vì thế ít quan tâm đến đồng minh của mình hơn, Cuba phải tính đến chuyện tự chủ về mặt năng lượng. Vì thế, họ cần đầu tư nước ngoài tham gia sâu vào ngành năng lượng của nước này, bao gồm cả dầu khí và điện.
Thứ hai, Cuba đang rất cần nguồn ngoại tệ mạnh để tài trợ nhập khẩu. Hai đồng minh lớn cung cấp ngoại tệ cho Cuba là Venezuela và Nga đều đang phải vật lộn tự lo cho mình, và vì thế Cuba phải tự lực cánh sinh. Cách nhanh nhất, và tự nhiên nhất, của nước này để thu ngoại tệ là phát triển du lịch. Cuba vừa thiếu tiền để xây các resorts, khách sạn, sân gôn, vừa thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành các cơ sở này, do đó trong danh mục kêu gọi đầu tư của Cuba hiện nay có rất nhiều các dự án chào mời đầu tư nước ngoài và các dự án kêu gọi các doanh nghiệp chuyên nghiệp của ngành này trên thế giới tham gia dưới dạng hợp đồng quản lý (management contract).
Thứ ba, Cuba đang “đói” lương thực. Theo báo cáo kêu gọi đầu tư này, Cuba có 6,3 triệu ha đất nông nghiệp nhưng chỉ có 2,6 triệu ha được khai thác. Đây là kết quả của việc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp (tập trung ở 3 tập đoàn lớn là GEIA, Cubaron và Coralsa) mà không giao đất cho tư nhân để làm. Đất giao cho nông dân ở nước này chỉ chiếm 15%, giao hợp tác xã 7%, còn lại đều nằm trong tay 3 tập đoàn nhà nước nêu trên.
Đó là chưa kể tình trạng phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng đang rất tệ hại ở nước này. Cuba mở ra khu thương mại tự do Mariel (Mariel Free Trade Zone) từ nhiều năm nay ở phía tây Havana nhưng hiện giờ vẫn không có bất cứ doanh nghiệp nước ngoài nào đến đầu tư vì lý do giá nhân công (do nhà nước sắp đặt) quá cao, và quan trọng hơn là các thị trường xuất khẩu chính (chủ yếu là Mỹ) vẫn bị đóng do chính sách cấm vận của Mỹ.
Bình thường hóa có lợi cho cả hai bên
Rõ ràng, Cuba đang rất cần bình thường hóa quan hệ với Mỹ, không phải với mục đích chính trị, mà với mục đích kinh tế. Cuba cần trước mắt là tự cứu mình khỏi nguy cơ thảm họa kinh tế khi các đồng minh tài trợ kinh tế của mình đang mất tập trung với việc riêng của họ và không thể bao bọc đất nước này như trước. Về trung và dài hạn, Cuba cần vực dậy nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, bằng sức mình chứ không thể dựa vào viện trợ và vay mượn từ đồng minh (mô hình này cũng chứng minh không thành công trong nhiều thập kỷ qua).
Về phía Mỹ, chính sách cấm vận nhằm mong chờ sự ra đi của thể chế cầm quyền ở Cuba trong nhiều thập kỷ qua cũng không thực sự hiệu quả. Vì thế việc thay đổi cách tiếp cận xem ra cũng hợp lý. Đó là chưa kể đây là thời điểm vàng để Mỹ dần dần tách Cuba khỏi ảnh hưởng của Nga, đồng minh thân cận của nước này, nhất là khi Nga đang ngày càng tỏ ra là một ẩn số trên bàn cờ chính trị thế giới với một nhà lãnh đạo cứng rắn theo chủ nghĩa dân tộc như Putin.
Như thế, việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước có vẻ như không có gì là bất bình thường tại thời điểm này, mặc dù vẫn tạo bất ngờ đối với thế giới. Đương nhiên, từ bình thường hóa về mặt ngoại giao tới bình thường hóa về mặt kinh tế còn là một lộ trình rất dài. Từ phía Cuba, sự thận trọng của lãnh đạo nước này cũng đồng nghĩa với con đường cải cách sẽ không thể rút ngắn.Từ phía Mỹ, trước hết Quốc hội Mỹ cần phải thông qua việc dỡ bỏ cấm vận, dù là từng phần, đối với Cuba. Việc này xem ra khó, nhất là trong điều kiện Đảng Cộng Hòa đang nắm quyền kiểm soát lưỡng viện tại chính trường Mỹ như hiện nay.
*Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.