Hình Ảnh & Sự Kiện

Cung điện Potala – Kỳ quan tôn giáo cao nhất thế giới của Tây Tạng

Nằm trên đỉnh Hồng Đồi hướng ra thung lũng Lhasa, Cung điện Potala cao 170m này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Tọa lạc ở độ cao 3.600 mét so với mực nước biển.


Cung điện Potala là cung điện cao nhất thế giới, nằm ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Cung điện này được coi là biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng.

Potala từng được sử dụng như là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như là nơi đặt chính phủ Tây Tạng. Đây là một công trình biểu tượng cho quyền lực gắn liền với các đời Đạt Lai Lạt Ma và Tạng Vương, đóng vai trò gìn giữ, truyền bá văn hóa truyền thống của Tây Tạng.

(Ảnh: China-advocates.com)

Vị trí tọa lạc cao đến “nghẹt thở”

Nằm trên đỉnh Hồng Đồi hướng ra thung lũng Lhasa, Cung điện Potala cao 170m này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Tọa lạc ở độ cao 3.600 mét so với mực nước biển.

Cung điện Potala sừng sững uy nghiêm. (Ảnh: orangesmile.com)

Những người sùng kính sau một hành trình dài sẽ phải tiếp tục leo lên 300 bậc thềm để chiêm bái Potala. Ở độ cao như vậy nên không khí nơi đây loãng và thiếu ôxy.

Theo truyền thuyết, trong ngọn đồi này có một hang động vô cùng linh thiêng, và từng là nơi ở của một vị Bồ Tát Quán Âm (còn được gọi là ‘Chenrezi’ trong tiếng Tây Tạng), một vị Bồ tát là hiện thân của lòng từ bi của các chư Phật.

Tia chớp ngang cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng (Ảnh: Wiki)

Đức vua Songtsen Gampo (Tùng Tán Cán Bố) đã từng sử dụng hang động này như một nơi nghỉ ngơi để tọa thiền. Vào thế kỷ thứ 7, năm 637, thời đức vua Songtsen Gampo còn đang tại vị, ngài đã cho xây dựng cung điện này trên Marpo Ri. Tương truyền rằng Potala được xây dựng để ngài chào đón vị hôn thê của mình, công chúa Văn Thành của nhà Đường, Trung Quốc, vị công chúa này cũng là một đệ tử Phật giáo.

Tam Thánh Mật Tông - Tùng Tán Cán Bố (giữa) cùng 2 người vợ - công chúa Xích Tôn (trái) và công chúa Văn Thành (phải), những người có công rất lớn cho việc phát triển Mật Tông. (Ảnh: Wiki)
Tam Thánh Mật Tông – Tùng Tán Cán Bố (giữa) cùng 2 người vợ – công chúa Xích Tôn (trái) và công chúa Văn Thành (phải), những người có công rất lớn cho việc phát triển Mật Tông. (Ảnh: Wiki)

Nơi ở mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Mặc dù được xây dựng từ thời vua Tùng Tán Cán Bố, nhưng đến thế kỷ 17 cung điện này mới được Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso, tu tạo để có được cấu trúc như hiện nay.

Năm 1645, việc xây dựng cung điện bắt đầu được Đức Đạt Lai Lạt Ma triển khai. Ba năm sau, Bạch Cung được sử dụng như là khu nhà ở mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được hoàn thành.

Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso (Ảnh: Wiki)

Tuy nhiên, toàn bộ công trình kiến trúc này phải mất nhiều thập kỷ để hoàn thành trọn vẹn. Ví dụ, Hồng Cung – nơi dành cho việc nghiên cứu Phật giáo và cầu nguyện – chỉ được hoàn thành trong khoảng thời gian từ 1690 đến 1694. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã không kịp thấy được cung điện hoàn thành, ngài đã viên tịch năm 1682.

Có nhiều tăng nhân sợ rằng cái chết của ngài sẽ khiến dự án bị bỏ dở, nên họ quyết định giữ bí mật về cái chết của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong suốt 10 năm cho đến khi Hồng Cung được hoàn thành. Trong thời gian chờ đợi cung điện hoàn thành, một vị sư trông gần giống ngài đã cải trang ngài Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch để tránh lòng người hoang mang.

Quang cảnh Cung điện Potala.

Trung Quốc chiếm đóng

Năm 1959, cuộc nổi dậy của Tây Tạng chống lại các chính sách kinh tế và tôn giáo khắc nghiệt của ĐCSTQ đã nổ ra. Cuộc nổi dậy không thành công, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso đã tị nạn sang Ấn Độ. Do đó, cung điện Potala không còn là nơi cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trong những năm 1960 và 1970, nhiều kiến trúc tôn giáo Tây Tạng đã trở thành nạn nhân của Hồng quân trong Cách mạng Văn hoá. Hồng Vệ Binh đã phá hủy hàng ngàn tu viện Tây Tạng, chỉ có rất ít tu viện là còn tồn tại. Ngày nay, ĐCSTQ vẫn đàn áp Phật giáo Tây Tạng và thực thi các chính sách phân biệt đối xử với người dân và văn hoá Tây Tạng.

Cung điện Potala năm 1959 khi Tây Tạng nổi dậy. (Ảnh: Hiddenarchitecture.net)

Tuy nhiên, cung điện Potala đã không bị phá hủy nhờ chính tính biểu tượng của nó, và nó được quân đội của chính Thủ tướng Chu Ân Lai giữ lại. Chính quyền Trung Quốc đã chuyển đổi Cung điện Potala thành viện bảo tàng của nhà nước, và ngày nay vẫn là một địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng, cũng như được công nhận ra Di sản Thế giới của UNESCO năm 1994.

Cung điện Potala ngày nay. (Ảnh: gadventures.com)

Một công trình kiến trúc tráng lệ

Kế hoạch xây dựng cung điện Potala thế kỷ 17. (Ảnh: Wiki)

Cung điện cũng chứa nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá. Bao gồm các pho tượng Phật, đồ cổ, cũng như các bức tranh tường… Trong số đó, tranh vẽ trên các bức tường của Cung điện Potala mô tả các sự kiện quan trọng trong lịch sử Tây Tạng, cũng như các câu chuyện về cuộc đời của các vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây.

Tranh trên tường ở Cung điện Potala. (Ảnh: vtibet.com)

Cuối cùng, Cung điện Potala được cho là càng linh thiêng hơn vì nó là nơi chôn cất của các vị Đạt Lai Lạt Ma.

Phòng đại triều của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, đây là phòng rộng nhất trong Cung điện. (Ảnh: hiddenarchitecture.net)

Hiện tại, cung điện Potala gồm 13 tầng lầu, với 1.000 phòng ốc, hơn 10.000 bàn thờ các chư Phật, 20.000 tượng tạc khắc đủ kiểu dạng… Cung điện gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi.

Khu cung thành có 3 cửa, cửa Đông, cửa Nam, và Tây cùng 2 gác lầu, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung thành, như viện in kinh sách, nơi ở của các quan viên, tăng ni.

Leo hết con đường bằng đá là tới khu cung thất, nơi này gồm Bạch Cung và Hồng Cung. Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo. Lăng mộ của tám vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây được đặt trong Hồng Cung.

Hồng Cung có tường đắp màu son đỏ, theo văn hoá người Tạng đó là biểu trưng quyền lực, là nơi đặt kim tháp (mộ táng của các Đạt Lai Lạt Ma được làm bằng vàng). Xác ướp của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 được cất giữ trong một tòa tháp (một cấu trúc vòm hình vòm) ở phía tây Hồng Cung. Tháp này cao 5 tầng, được bao phủ bởi 4 tấn vàng, và được bao bọc bởi một lượng lớn đá bán quý. Nơi đây cũng là nơi ngự trị quyền lực chính trị và tôn giáo cao nhất của Tây Tạng trong quá khứ.

Hồng Cung (Ảnh: gadventures.com)

Bạch Cung là cung thất nằm phía Đông của khu kiến trúc với tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, là nơi các Lạt Ma sinh hoạt khi còn tại vị. Cách bài trí ở đây đều rất lộng lẫy và trang nghiêm. Các cửa sổ được thiết kế dạng ô hướng ra ngoài, rất hiệu quả trong việc lấy ánh sáng và gió.

Bạch Cung (Ảnh: Flirk)

Tòa nhà Cuokin lớn nhất Bạch Cung là nơi các vị Đạt Lai Lạt Ma cử hành các nghi thức tôn giáo, chính trị quan trọng. Trong Bạch Cung có các điện thờ Phật, thư viện lưu trữ các kinh sách và cả phòng in kinh sách.

Phòng đại triều dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 6. (Ảnh: hiddenarchitecture.net)

Bất chấp sự phát triển của thành phố Lhasa trong những thập niên gần đây, cung điện Potala vẫn nổi bật giữa cảnh quan thành phố với dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm.

Minh Phương

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cung điện Potala – Kỳ quan tôn giáo cao nhất thế giới của Tây Tạng

Nằm trên đỉnh Hồng Đồi hướng ra thung lũng Lhasa, Cung điện Potala cao 170m này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Tọa lạc ở độ cao 3.600 mét so với mực nước biển.


Cung điện Potala là cung điện cao nhất thế giới, nằm ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Cung điện này được coi là biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng.

Potala từng được sử dụng như là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như là nơi đặt chính phủ Tây Tạng. Đây là một công trình biểu tượng cho quyền lực gắn liền với các đời Đạt Lai Lạt Ma và Tạng Vương, đóng vai trò gìn giữ, truyền bá văn hóa truyền thống của Tây Tạng.

(Ảnh: China-advocates.com)

Vị trí tọa lạc cao đến “nghẹt thở”

Nằm trên đỉnh Hồng Đồi hướng ra thung lũng Lhasa, Cung điện Potala cao 170m này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Tọa lạc ở độ cao 3.600 mét so với mực nước biển.

Cung điện Potala sừng sững uy nghiêm. (Ảnh: orangesmile.com)

Những người sùng kính sau một hành trình dài sẽ phải tiếp tục leo lên 300 bậc thềm để chiêm bái Potala. Ở độ cao như vậy nên không khí nơi đây loãng và thiếu ôxy.

Theo truyền thuyết, trong ngọn đồi này có một hang động vô cùng linh thiêng, và từng là nơi ở của một vị Bồ Tát Quán Âm (còn được gọi là ‘Chenrezi’ trong tiếng Tây Tạng), một vị Bồ tát là hiện thân của lòng từ bi của các chư Phật.

Tia chớp ngang cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng (Ảnh: Wiki)

Đức vua Songtsen Gampo (Tùng Tán Cán Bố) đã từng sử dụng hang động này như một nơi nghỉ ngơi để tọa thiền. Vào thế kỷ thứ 7, năm 637, thời đức vua Songtsen Gampo còn đang tại vị, ngài đã cho xây dựng cung điện này trên Marpo Ri. Tương truyền rằng Potala được xây dựng để ngài chào đón vị hôn thê của mình, công chúa Văn Thành của nhà Đường, Trung Quốc, vị công chúa này cũng là một đệ tử Phật giáo.

Tam Thánh Mật Tông - Tùng Tán Cán Bố (giữa) cùng 2 người vợ - công chúa Xích Tôn (trái) và công chúa Văn Thành (phải), những người có công rất lớn cho việc phát triển Mật Tông. (Ảnh: Wiki)
Tam Thánh Mật Tông – Tùng Tán Cán Bố (giữa) cùng 2 người vợ – công chúa Xích Tôn (trái) và công chúa Văn Thành (phải), những người có công rất lớn cho việc phát triển Mật Tông. (Ảnh: Wiki)

Nơi ở mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Mặc dù được xây dựng từ thời vua Tùng Tán Cán Bố, nhưng đến thế kỷ 17 cung điện này mới được Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso, tu tạo để có được cấu trúc như hiện nay.

Năm 1645, việc xây dựng cung điện bắt đầu được Đức Đạt Lai Lạt Ma triển khai. Ba năm sau, Bạch Cung được sử dụng như là khu nhà ở mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được hoàn thành.

Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso (Ảnh: Wiki)

Tuy nhiên, toàn bộ công trình kiến trúc này phải mất nhiều thập kỷ để hoàn thành trọn vẹn. Ví dụ, Hồng Cung – nơi dành cho việc nghiên cứu Phật giáo và cầu nguyện – chỉ được hoàn thành trong khoảng thời gian từ 1690 đến 1694. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã không kịp thấy được cung điện hoàn thành, ngài đã viên tịch năm 1682.

Có nhiều tăng nhân sợ rằng cái chết của ngài sẽ khiến dự án bị bỏ dở, nên họ quyết định giữ bí mật về cái chết của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong suốt 10 năm cho đến khi Hồng Cung được hoàn thành. Trong thời gian chờ đợi cung điện hoàn thành, một vị sư trông gần giống ngài đã cải trang ngài Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch để tránh lòng người hoang mang.

Quang cảnh Cung điện Potala.

Trung Quốc chiếm đóng

Năm 1959, cuộc nổi dậy của Tây Tạng chống lại các chính sách kinh tế và tôn giáo khắc nghiệt của ĐCSTQ đã nổ ra. Cuộc nổi dậy không thành công, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso đã tị nạn sang Ấn Độ. Do đó, cung điện Potala không còn là nơi cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trong những năm 1960 và 1970, nhiều kiến trúc tôn giáo Tây Tạng đã trở thành nạn nhân của Hồng quân trong Cách mạng Văn hoá. Hồng Vệ Binh đã phá hủy hàng ngàn tu viện Tây Tạng, chỉ có rất ít tu viện là còn tồn tại. Ngày nay, ĐCSTQ vẫn đàn áp Phật giáo Tây Tạng và thực thi các chính sách phân biệt đối xử với người dân và văn hoá Tây Tạng.

Cung điện Potala năm 1959 khi Tây Tạng nổi dậy. (Ảnh: Hiddenarchitecture.net)

Tuy nhiên, cung điện Potala đã không bị phá hủy nhờ chính tính biểu tượng của nó, và nó được quân đội của chính Thủ tướng Chu Ân Lai giữ lại. Chính quyền Trung Quốc đã chuyển đổi Cung điện Potala thành viện bảo tàng của nhà nước, và ngày nay vẫn là một địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng, cũng như được công nhận ra Di sản Thế giới của UNESCO năm 1994.

Cung điện Potala ngày nay. (Ảnh: gadventures.com)

Một công trình kiến trúc tráng lệ

Kế hoạch xây dựng cung điện Potala thế kỷ 17. (Ảnh: Wiki)

Cung điện cũng chứa nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá. Bao gồm các pho tượng Phật, đồ cổ, cũng như các bức tranh tường… Trong số đó, tranh vẽ trên các bức tường của Cung điện Potala mô tả các sự kiện quan trọng trong lịch sử Tây Tạng, cũng như các câu chuyện về cuộc đời của các vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây.

Tranh trên tường ở Cung điện Potala. (Ảnh: vtibet.com)

Cuối cùng, Cung điện Potala được cho là càng linh thiêng hơn vì nó là nơi chôn cất của các vị Đạt Lai Lạt Ma.

Phòng đại triều của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, đây là phòng rộng nhất trong Cung điện. (Ảnh: hiddenarchitecture.net)

Hiện tại, cung điện Potala gồm 13 tầng lầu, với 1.000 phòng ốc, hơn 10.000 bàn thờ các chư Phật, 20.000 tượng tạc khắc đủ kiểu dạng… Cung điện gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi.

Khu cung thành có 3 cửa, cửa Đông, cửa Nam, và Tây cùng 2 gác lầu, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung thành, như viện in kinh sách, nơi ở của các quan viên, tăng ni.

Leo hết con đường bằng đá là tới khu cung thất, nơi này gồm Bạch Cung và Hồng Cung. Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo. Lăng mộ của tám vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây được đặt trong Hồng Cung.

Hồng Cung có tường đắp màu son đỏ, theo văn hoá người Tạng đó là biểu trưng quyền lực, là nơi đặt kim tháp (mộ táng của các Đạt Lai Lạt Ma được làm bằng vàng). Xác ướp của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 được cất giữ trong một tòa tháp (một cấu trúc vòm hình vòm) ở phía tây Hồng Cung. Tháp này cao 5 tầng, được bao phủ bởi 4 tấn vàng, và được bao bọc bởi một lượng lớn đá bán quý. Nơi đây cũng là nơi ngự trị quyền lực chính trị và tôn giáo cao nhất của Tây Tạng trong quá khứ.

Hồng Cung (Ảnh: gadventures.com)

Bạch Cung là cung thất nằm phía Đông của khu kiến trúc với tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, là nơi các Lạt Ma sinh hoạt khi còn tại vị. Cách bài trí ở đây đều rất lộng lẫy và trang nghiêm. Các cửa sổ được thiết kế dạng ô hướng ra ngoài, rất hiệu quả trong việc lấy ánh sáng và gió.

Bạch Cung (Ảnh: Flirk)

Tòa nhà Cuokin lớn nhất Bạch Cung là nơi các vị Đạt Lai Lạt Ma cử hành các nghi thức tôn giáo, chính trị quan trọng. Trong Bạch Cung có các điện thờ Phật, thư viện lưu trữ các kinh sách và cả phòng in kinh sách.

Phòng đại triều dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 6. (Ảnh: hiddenarchitecture.net)

Bất chấp sự phát triển của thành phố Lhasa trong những thập niên gần đây, cung điện Potala vẫn nổi bật giữa cảnh quan thành phố với dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm.

Minh Phương

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm