Kinh Đời
Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Trung Quốc và Hoa Kỳ nghĩ gì về nhau
Họ rất thích học đại học ở Hoa Kỳ, họ xem phim từ Hollywood và nghe nhạc từ New York, họ theo dõi các cầu thủ NBA trên truyền hình, và họ uống latte macchiatos đắt tiền trong một của những quán cà phê Starbucks mà hiện nay có tại gần như mỗi một ngã tư trong các thành phố lớnTrung Quốc. Nhìn sự hâm mộ của người Trung Quốc đối với văn hóa và tiểu văn hóa Mỹ, người ta có thể cho rằng người Trung Quốc có một mối quan hệ thoải mái với người Mỹ.
Thế nhưng mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ là một mối quan hệ mâu thuẫn. Nó là một tình yêu-căm thù. Một mặt, nhiều người Trung Quốc ngưỡng mộ tính sáng tạo và lực cải mới – tuy là đang giảm dần – của người Mỹ, mặt khác, Hoa Kỳ đối với họ là địch thủ lớn tầm chiến lược, người mà theo ý họ đang tìm mọi cách để không cho Trung Quốc trở nên hùng cường. Vì vậy mà trong truyền thông nhà nước, nhưng cả trên nhiều trang mạng cá nhân, Hoa Kỳ được xem như là một mối đe dọa.
“Sự ngờ vực tầm mang tính chiến lược của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ có cội rễ rất sâu xa và trong những năm vừa qua dường như còn sâu thêm nữa”, hai nhà chính trị học Kenneth Lieberthal (Hoa Kỳ) và Vương Tập Tư (Trung Quốc) viết chung trong một bài báo.
Nó tất nhiên là một sự ngờ vực lẫn nhau. Cả người Mỹ cũng có khó khăn với người Trung Quốc và trước hết là quy cho họ tất cả mọi điều xấu có thể nghĩ ra được: người Trung Quốc cướp việc làm của họ, đánh cắp công nghệ của họ và dự định tiến hành một cuộc chiến tranh mạng chống lại họ. Tất cả những nỗi lo sợ không rõ nét này đã nổi lên trong lần tranh cử của năm vừa rồi, khi cả Mitt Romney lẫn Barack Obama luôn với tới công cụ China-Bashing [Đánh Trung Quốc].
Cũng như ở Trung Quốc, mối quan hệ với Trung Quốc ở Hoa Kỳ cũng mâu thuẫn. Một mặt, người ta nhìn những thành công hết sức nhanh chóng của Trung Quốc về mặt kinh tế với một sự ngưỡng mộ nào đó, mặt khác, người ta khinh thường hệ thống chính trị độc tài. Đặc biệt giới tinh hoa Mỷ rất chia rẽ trong câu hỏi đất nước của họ phải đối xử như thế nào với Trung Quốc phi dân chủ đang hùng mạnh lên. Hố chia cắt sâu nhất là trong giới trí thức Mỹ, nơi có hai phái đứng đối diện với nhau mà không thể hòa giải được – dragon slayer và panda hugger – hay theo một cách phân chia phổ biến khác – blue team chống red team.
Thuộc đội đỏ, những người hiểu Trung Quốc, ngoài những người khác là cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Henry Kissinger, hai nhà trí thức Kenneth Lieberthal và John Thornton của Brookings, Charles Freeman (Center for Strategic and International Studies, CSIS) và các đại diện của U.S.-China Bunisess Council. Đứng trong đội xanh đối nghịch là cựu sếp Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz, nhà báo Bill Gertz của Washington Times cũng như giáo sư kinh tế và tác giả (Death by China) Peter Navarro.
Hai phái tiến hành những cuộc tranh luận gay gắt. Đó một phần là những cuộc thảo luận mang nhiều xúc cảm. Nhưng cuối cùng thì cũng là việc hết sức quan trọng. Đó là câu hỏi liệu Hoa Kỳ có vẫn còn là nhà hoạt động toàn cầu quyết định tất cả mọi việc hay sẽ mất vai trò dẫn đầu về tay Trung Quốc.
Khán giả Mỹ theo dõi cuộc đấu tay đôi này như thế nào, thiện cảm của họ nằm ở đâu? Dường như đa số họ ủng hộ cho đội xanh. Vì theo một khảo sát của Gallup, Trung Quốc được xem như là kẻ thù lớn thứ nhì của đất nước. Chỉ về Bắc Triều Tiên là người Mỹ có một ý kiến xấu hơn vậy.
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Trung Quốc và Hoa Kỳ nghĩ gì về nhau
Họ rất thích học đại học ở Hoa Kỳ, họ xem phim từ Hollywood và nghe nhạc từ New York, họ theo dõi các cầu thủ NBA trên truyền hình, và họ uống latte macchiatos đắt tiền trong một của những quán cà phê Starbucks mà hiện nay có tại gần như mỗi một ngã tư trong các thành phố lớnTrung Quốc. Nhìn sự hâm mộ của người Trung Quốc đối với văn hóa và tiểu văn hóa Mỹ, người ta có thể cho rằng người Trung Quốc có một mối quan hệ thoải mái với người Mỹ.
Thế nhưng mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ là một mối quan hệ mâu thuẫn. Nó là một tình yêu-căm thù. Một mặt, nhiều người Trung Quốc ngưỡng mộ tính sáng tạo và lực cải mới – tuy là đang giảm dần – của người Mỹ, mặt khác, Hoa Kỳ đối với họ là địch thủ lớn tầm chiến lược, người mà theo ý họ đang tìm mọi cách để không cho Trung Quốc trở nên hùng cường. Vì vậy mà trong truyền thông nhà nước, nhưng cả trên nhiều trang mạng cá nhân, Hoa Kỳ được xem như là một mối đe dọa.
“Sự ngờ vực tầm mang tính chiến lược của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ có cội rễ rất sâu xa và trong những năm vừa qua dường như còn sâu thêm nữa”, hai nhà chính trị học Kenneth Lieberthal (Hoa Kỳ) và Vương Tập Tư (Trung Quốc) viết chung trong một bài báo.
Nó tất nhiên là một sự ngờ vực lẫn nhau. Cả người Mỹ cũng có khó khăn với người Trung Quốc và trước hết là quy cho họ tất cả mọi điều xấu có thể nghĩ ra được: người Trung Quốc cướp việc làm của họ, đánh cắp công nghệ của họ và dự định tiến hành một cuộc chiến tranh mạng chống lại họ. Tất cả những nỗi lo sợ không rõ nét này đã nổi lên trong lần tranh cử của năm vừa rồi, khi cả Mitt Romney lẫn Barack Obama luôn với tới công cụ China-Bashing [Đánh Trung Quốc].
Cũng như ở Trung Quốc, mối quan hệ với Trung Quốc ở Hoa Kỳ cũng mâu thuẫn. Một mặt, người ta nhìn những thành công hết sức nhanh chóng của Trung Quốc về mặt kinh tế với một sự ngưỡng mộ nào đó, mặt khác, người ta khinh thường hệ thống chính trị độc tài. Đặc biệt giới tinh hoa Mỷ rất chia rẽ trong câu hỏi đất nước của họ phải đối xử như thế nào với Trung Quốc phi dân chủ đang hùng mạnh lên. Hố chia cắt sâu nhất là trong giới trí thức Mỹ, nơi có hai phái đứng đối diện với nhau mà không thể hòa giải được – dragon slayer và panda hugger – hay theo một cách phân chia phổ biến khác – blue team chống red team.
Thuộc đội đỏ, những người hiểu Trung Quốc, ngoài những người khác là cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Henry Kissinger, hai nhà trí thức Kenneth Lieberthal và John Thornton của Brookings, Charles Freeman (Center for Strategic and International Studies, CSIS) và các đại diện của U.S.-China Bunisess Council. Đứng trong đội xanh đối nghịch là cựu sếp Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz, nhà báo Bill Gertz của Washington Times cũng như giáo sư kinh tế và tác giả (Death by China) Peter Navarro.
Hai phái tiến hành những cuộc tranh luận gay gắt. Đó một phần là những cuộc thảo luận mang nhiều xúc cảm. Nhưng cuối cùng thì cũng là việc hết sức quan trọng. Đó là câu hỏi liệu Hoa Kỳ có vẫn còn là nhà hoạt động toàn cầu quyết định tất cả mọi việc hay sẽ mất vai trò dẫn đầu về tay Trung Quốc.
Khán giả Mỹ theo dõi cuộc đấu tay đôi này như thế nào, thiện cảm của họ nằm ở đâu? Dường như đa số họ ủng hộ cho đội xanh. Vì theo một khảo sát của Gallup, Trung Quốc được xem như là kẻ thù lớn thứ nhì của đất nước. Chỉ về Bắc Triều Tiên là người Mỹ có một ý kiến xấu hơn vậy.
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]