Cà Kê Dê Ngỗng
Cuộc chiến 17-2-1979:Tại sao Trung Quốc không dám sử dụng không quân?
Cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979, Bắc Kinh có nhắm đến Hà Nội không, tại sao họ không huy động không quân và tên lửa tham chiến?
Về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979, rất nhiều bạn đã
thắc mắc rằng, ngay từ đầu Bắc Kinh có ý định đánh xuống Hà Nội hay
không? Ở miền Bắc lúc đó vẫn còn Quân đoàn 1, tại sao lại không tham
chiến?
Trước và trong cuộc chiến, Trung Quốc không có ý đồ đánh xuống Hà Nội
Cho đến thời điểm hiện tại, có thể nhận định rằng, theo kế hoạch ban đầu
và cả các bước phát triển về sau, Trung Quốc không có ý định và cũng
không thể đánh xuống Hà Nội.
Chiến tranh đã lùi xa 37 năm, Trung Quốc cũng đã công khai nhiều tài
liệu có liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược nước ta ngày 17-2-1979.
Theo những tiết lộ từ phía Trung Quốc và các chuyên gia phân tích quốc
tế, vào thời điểm đó Trung Quốc không có ý đồ đánh sâu xuống Hà Nội.
Theo lời kể của Châu Đức Lễ (Zhou Deli), nguyên Tham mưu trưởng Quân khu
Quảng Châu, ngày 23-11-1978, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc đã triệu tập
một cuộc họp xây dựng một kịch bản mới về một cuộc chiến tranh quy mô
đối với Việt Nam, được tuyên bố là cuộc chiến “phản kích tự vệ” trên
biên giới, nhằm đáp trả “các cuộc tấn công xâm lấn biên giới của Việt
Nam”.
Cuộc chiến được xác định sẽ kéo dài trong thời gian vài tuần, nhằm vào
các vị trí quân sự chính của Việt Nam và các thành phố đối diện qua biên
giới với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, cũng là 2 mặt trận chính của
cuộc chiến tranh.
Còn trong bài viết “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment” (tạm
dịch: “Nhìn lại cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979”) của Xiaoming
Zhang, vào ngày 7-12-1978, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập
một cuộc họp, ra quyết định phát động một cuộc “chiến tranh hạn chế”
trên tuyến biên giới phía nam Trung Quốc để “dạy cho Việt Nam một bài
học”.
Chỉ thị của Quân ủy Trung ương Trung Quốc nêu rõ, cuộc chiến tranh được
hạn chế nghiêm ngặt trong vòng bán kính 50km từ đường biên giới chia làm
3 giai đoạn.
Bản đồ 2 mặt trận tấn công chính là Quảng Tây và Vân Nam cùng các mũi tấn công
Giai đoạn đầu từ 17 đến 25 tháng 2. Trong thời gian này, quân đội Trung
Quốc dự tính sẽ phá vỡ tuyến phòng ngự đầu tiên của Việt Nam và đánh
chiếm các thị xã Cao Bằng và Lào Cai, các thị trấn biên giới quan trọng
là Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ ra vào Lạng Sơn.
Giai đoạn hai từ 26 tháng 2 đến 5 tháng 3, lực lượng Trung Quốc ở Quảng
Tây sẽ tập trung tấn công vào Lạng Sơn và các vùng phụ cận phía tây,
trong khi các cánh quân vu hồi ở Vân Nam sẽ giao chiến với sư đoàn quân
Việt Nam ở vùng Tây Bắc Sa Pa, và Phong Thổ.
Trong giai đoạn cuối từ 6-3 đến 16-3, quân Trung Quốc sẽ nỗ lực tiêu
diệt nốt các lực lượng còn sót lại trong quá trình phá hủy hệ thống quân
sự tại khu vực biên giới với Trung Quốc, trước khi hoàn thành việc rút
quân vào ngày 16 tháng 3.
Như vậy, ngay từ đầu Trung Quốc đã không xác định lấy thủ đô Hà Nội làm
mục tiêu chính, mặc dù kể cả Đặng Tiểu Bình và các tướng tá Trung Quốc
luôn miệng rêu rao là có thể đánh xuống Hà Nội trong vòng 1 tuần. Điều
này cũng có thể xác thực qua việc Trung Quốc triển khai các mũi tấn công
và cách đánh.
Sự thể hiện trên bản đồ giúp chúng ta rất dễ thấy đúng là Trung Quốc dàn
quân triển khai tấn công trên 2 mặt trận chính là Vân Nam, ở các tỉnh
Lai Châu, Lào Cai (lúc đó thuộc Hoàng Liên Sơn) và Quảng Tây ở 2 tỉnh
Cao Bằng và Lạng Sơn (vừa tách từ tỉnh Cao Lạng cuối năm 1978).
Trung Quốc triển khai các mũi tấn công chính đều tập trung vào các thị
xã, thị trấn lớn và các cửa khẩu quan trọng trên biên giới, các mũi tấn
công nhỏ tuy nhiều nhưng chủ yếu làm nhiệm vụ căng kéo lực lượng ta và
đánh chiếm những khu vực không quan trọng.
Nếu Trung Quốc xác định tấn công xuống Hà Nội ngay từ đầu, thì các mũi,
các hướng sẽ phải điều chỉnh lại. Lúc đó, mặt trận chính sẽ là Quảng Tây
nhưng trọng điểm sẽ là Lạng Sơn và Quảng Ninh, bởi gần Hà Nội hơn.
Ngoài ra, các thị xã, thị trấn lớn của Việt Nam sẽ không còn là mục tiêu
trọng điểm buộc phải đánh chiếm, mà Trung Quốc sẽ chỉ huy động lực
lượng vừa phải, đánh cầm chừng, kìm chân quân ta ở các điểm phòng thủ
chắc chắn, đồng thời tập trung binh lực đột phá xuống đồng bằng.
Vì sao Trung Quốc không sử dụng không quân?
Như vậy, rõ ràng là trước khi tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc
không có ý đồ đánh xuống Hà Nội, sau giai đoạn 2, Bắc Kinh lại càng
không dám bởi lúc đó đã thiệt hại quá nặng nề. Ngay cả trong trường hợp
nếu chiếm được 5 tỉnh phía bắc một cách thuận lợi, quân xâm lược cũng
không dám và không thể đánh xuống khu vực đồng bằng của ta.
Có những luồng ý kiến thắc mắc là vì sao bế tắc như vậy nhưng Trung Quốc
không huy động đến những lực lượng nòng cốt của quân đội, có khả năng
tấn công mạnh như không quân hay tên lửa; còn Việt Nam vì sao cũng không
dùng đến lực lượng không quân lúc đó đang rất mạnh?
Việc Trung Quốc không đánh xuống Hà Nội có liên quan trực tiếp đến việc
nước này không sử dụng đến lực lượng không quân, tên lửa…, trước hết
xuất phát từ tuyên bố về một cuộc chiến “phản kích tự vệ”, giới hạn cuộc
chiến trong phạm vi một cuộc xung đột biên giới.
Do chủ động tuyên bố về xung đột biên giới
Do tuyên bố về một cuộc chiến tranh mang tính chất phản kích tự vệ trên
biên giới nên Bắc Kinh không thể xua quân xuống đồng bằng nước ta, để
lòi cái đuôi xâm lược ra. Khi đó, Trung Quốc không những sẽ bị thế giới
phản đối mà cũng bị đặt trong tình trạng bị Liên Xô tấn công bất cứ lúc
nào.
Vào thời điểm cuối thập niên 70, Việt Nam có một lực lượng phòng không-không quân vào hàng mạnh nhất thế giới
Ngược dòng lịch sử, trước cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Trung Quốc
cũng đã từng chủ động gây ra 2 cuộc chiến tranh biên giới quy mô lớn
với Ấn Độ (năm 1962) và Liên Xô (năm 1969), đều với lí do được tuyên bố
là đáp trả những hành động xâm lấn của đối phương.
Trong cả 2 cuộc chiến này, cả Liên Xô, Trung Quốc và Ấn Độ đều chỉ sử
dụng các lực lượng bộ binh các quân khu, lực lượng biên phòng và dân
binh, không huy động đến không quân, tên lửa…, do tính chất ban đầu của
cuộc chiến đã được Bắc Kinh tuyên bố rõ ràng là “xung đột biên giới”.
Một thời gian dài trước các cuộc chiến tranh biên giới với Liên Xô, Ấn
Độ và cả Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng chủ động gây ra các mâu thuẫn
về biên giới với các nước láng giềng, gây dư luận về tình hình tranh
chấp chủ quyền căng thẳng giữa các nước để tạo cớ cho việc gây chiến.
Ví dụ như ở Việt Nam, từ năm 1978 đến đầu năm 1979, mức độ xâm phạm lãnh
thổ, hoạt động vũ trang mang tính khiêu khích tại biên giới Việt Nam
của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng.
Theo con số thống kê, công bố trong Bị vong lục của Bộ Ngoại giao nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 15-2-1979, số vụ xâm phạm vũ
trang của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam năm 1978 là 583 vụ, tăng đột
biến so với những năm trước đó, đồng thời, việc làn sóng người Việt gốc
Hoa về nước ùn ứ lại các cửa khẩu cũng gây ra những căng thẳng lớn
Bước sang năm 1979, tình hình tiếp tục còn căng thẳng hơn. Chỉ trong
tháng 1 và chưa đến nửa đầu đầu tháng 2, số vụ xâm phạm biên giới của
binh lính Trung Quốc đã lên tới 230 vụ, gần bằng nửa so với cả năm 1978.
Không những vậy, Trung Quốc còn cho trên 100 lượt máy bay xâm phạm vùng
trời và 481 lượt tàu thuyền hoạt động khiêu khích trên vùng biểu nước
ta. Khiến Việt Nam đã nhiều lần ra tuyên bố và gửi công hàm phản đối
hành động xâm phạm biên giới Việt Nam tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Điều này cũng cho thấy rằng, Trung Quốc đã manh nha kế hoạch xâm lược từ
rất lâu và chủ động tạo cớ cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta ngay
từ đầu năm 1978. Đây là dấu hiệu quan trọng để nhận diện những hành động
quân sự nguy hiểm của Trung Quốc ngay từ giai đoạn manh nha ý đồ.
Trở lại với các cuộc chiến Trung-Xô và Trung-Ấn, trong 2 cuộc chiến do
Trung Quốc gây ra, dù ai thắng, ai bại thì cả 3 nước đều không muốn leo
thang xung đột với các đối thủ mạnh, kể cả bên chủ động tấn công là
Trung Quốc, do đó, họ đều chỉ sử dụng các lực lượng tác chiến trên bộ.
Mục đích của cả Liên Xô, Trung Quốc và Ấn Độ đều là nhằm giới hạn phạm
vi của cuộc chiến về vấn đề tranh chấp biên giới, nó dễ dàng đình chiến
và đàm phán thỏa hiệp hơn nhiều so với một cuộc chiến tranh bị quy là
xâm lược hoặc chiến tranh quy mô lớn.
Không ngoài mục đích này, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, mặc
dù cũng đã huy động ra các sân bay tuyến 1 tới 1700 chiến đấu cơ các
loại nhưng máy bay chiến đấu của Trung Quốc không dám bay sang đánh phá
Việt Nam mà chỉ bay trợ chiến bên không phận của họ.
Tuy nhiên về bản chất, không phải là Trung Quốc không muốn đánh xuống Hà
Nội nhưng ngay từ đầu, họ xác định là không thể đánh được nên đã loại
khỏi đầu ý đồ này.
Khi đó, Trung Quốc đã huy động ra các sân bay gần biên giới khoảng 1700 máy bay
Do phòng không-không quân và chủ lực tuyến 2 của ta quá mạnh
Ngoài lí do muốn hạn chế quy mô và tính chất chiến tranh, ngay từ đầu
Trung Quốc cũng xác định không thể đánh nổi xuống Hà Nội do trong thời
điểm đó, lực lượng tham chiến ban đầu chủ yếu là bộ đội địa phương và
dân quân, du kích mà chúng cũng không thể thắng nổi.
Trong khi đó, lực lượng chủ lực rất mạnh của Quân đoàn 1 Việt Nam đang
triển khai ở khu vực phía bắc và đã dàn trận bảo vệ thủ đô.
Nếu tiến qua được tuyến phòng thủ biên giới, Trung Quốc cũng hao tổn
binh lực quá lớn, gặp chủ lực của Quân đoàn 1 chắc chắn sẽ thất
bại.Trong khi đó, các sư đoàn tăng cường từ miền Trung, miền Nam và mặt
trận Tây Nam chắc chắn sẽ được điều động về tham chiến. Đến khi quân
Trung Quốc đã mỏi mệt, họ sẽ phải nhận thất bại thảm hại hơn.
Hơn nữa, khi tiến xuống đồng bằng, để đối phó với lực lượng chính quy
lớn, được viện trợ những vũ khí hiện đại nhất của Liên Xô, Trung Quốc
xác định không thể giành chiến thắng chỉ bằng với lực lượng lục quân, mà
phải sử dụng các lực lượng tấn công mạnh như không quân.
Khi đó, xung đột quân sự sẽ biến thành cuộc chiến tranh xâm lược quy mô,
Trung Quốc không còn có thể rêu rao là chiến tranh “phản kích tự vệ”
khu vực biên giới, mà rõ ràng là điều này sẽ gây nhiều bất lợi về ngoại
giao cho Trung Quốc, hơn nữa còn khiến họ có thể lâm vào tình trạng
“lưỡng đầu thọ địch”.
Ngoài ra, thời điểm đó, lực lượng phòng không-không quân Việt Nam được
đánh giá thuộc loại mạnh nhất thế giới. Tuy Trung Quốc có số lượng máy
bay rất lớn nhưng các phi công của họ đều không có kinh nghiệm tác
chiến, thế hệ phi công cũ trong chiến tranh Triều Tiên vào thập niên 50
đều đã nghỉ hưu.
Các chuyên gia nhận định rằng, kể cả tình huống Trung Quốc có huy động
không quân tham gia họ cũng không thể giành được phần thắng trước lực
lượng quân sự Việt Nam, trong một cuộc chiến tranh thông thường. Nhận
thức được điều đó, Trung Quốc cũng đã tỉnh táo để không leo thang chiến
tranh.
Do đó, có thể khẳng định được rằng, ngay cả trong trường hợp đợt tấn
công trên toàn mặt trận biên giới diễn ra thuận lợi, Trung Quốc cũng
không dám đánh xuống Hà Nội, do đó, đến giai đoạn 2 của cuộc chiến, Việt
Nam đã quyết định đưa thêm sư đoàn 320B của Quân đoàn 1 lên biên giới.
Về phần Việt Nam, do chúng ta vừa trải qua 30 năm chiến tranh liên tục
(từ năm 1945-1975) với 2 cường quốc là Pháp và Mỹ. Mặc dù chiến thắng
nhưng chúng ta cũng hao tổn rất lớn về nhân lực, vật lực và dự trữ quốc
gia, mà phải hàng chục năm sau mới phục hồi được.
Nếu sử dụng đến không quân, Việt Nam có thể nhanh chóng đập tan sự tấn
công của Trung Quốc ngay trong đợt đầu, nhưng điều đó rất có thể sẽ
khiến Bắc Kinh cay cú và huy động tổng lực vào cuộc tấn công, khiến
chiến tranh leo thang ngày một nguy hiểm hơn.
Việt Nam không sợ Trung Quốc nhưng hiểu được cái giá của một cuộc chiến
lâu dài và khốc liệt, do đó, chúng ta cũng không sử dụng đến lực lượng
không quân rất mạnh của mình, nhằm không đẩy cuộc chiến tranh lên một
cấp độ cao hơn, dài ngày hơn, với phạm vi rộng lớn hơn.
Tuy nhiên, nếu quân địch vẫn ngoan cố đẩy mạnh chiến tranh, chúng ta sẽ buộc phải huy động lực lượng ngăn chặn quân địch.
Lệnh tổng động viên được đăng trên báo Nhân Dân, số ra ngày 6-3-1979
Vào ngày 5-3, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng công bố lệnh Tổng động viên
toàn quốc để giáng đòn tiêu diệt quân xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ. Đây cũng là ngày rút quân theo công bố ban đầu
của Trung Quốc, cũng là thời điểm chủ lực Việt Nam đã lên biên giới.
Thực ra, không cần lệnh tổng động viên, chỉ cần lực lượng chủ lực của
Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 cũng đủ sức quét sạch quân xâm lược ra khỏi
bờ cõi. Tuy nhiên, chúng ta phải thể hiện cho Trung Quốc biết rằng,
người Việt Nam tuy không muốn chiến tranh nhưng nếu kẻ địch vẫn tiếp tục
nổ súng xâm lược, chúng sẽ phải trả giá rất đắt.
Cũng chính bởi lẽ đó, mặc dù các sư đoàn chủ lực của ta đã hợp vây các
cụm quân lớn của Trung Quốc nhưng với tinh thần đại nhân, đại nghĩa,
chúng ta đã cho phép quân xâm lược được về nước theo một hành lang an
toàn - đúng như cái cách quân xâm lược phương Bắc ngàn năm nay đã từng
thảm bại trở về từ Việt Nam.
Cùng với việc chủ lực của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 đã lên biên giới,
lệnh Tổng động viên là cú đòn quyết định khiến Trung Quốc phải vội vã
tuyên bố rút lui. Có thể khẳng định rằng, nếu Trung Quốc không chấp hành
lệnh rút lui sau ngày 5-3, chủ lực Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt sạch.
Trong kỳ sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những quan điểm của nhà cầm quyền
Bắc Kinh về chiến tranh, đúc rút những bài học kinh nghiệm, đồng thời
tìm ra những ý nghĩa mang tính bước ngoặt đối với Việt Nam thông qua
cuộc chiến chống quân xâm lược bành trướng Trung Quốc.
Thiên Nam
(Đất Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cuộc chiến 17-2-1979:Tại sao Trung Quốc không dám sử dụng không quân?
Cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979, Bắc Kinh có nhắm đến Hà Nội không, tại sao họ không huy động không quân và tên lửa tham chiến?
Về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979, rất nhiều bạn đã
thắc mắc rằng, ngay từ đầu Bắc Kinh có ý định đánh xuống Hà Nội hay
không? Ở miền Bắc lúc đó vẫn còn Quân đoàn 1, tại sao lại không tham
chiến?
Trước và trong cuộc chiến, Trung Quốc không có ý đồ đánh xuống Hà Nội
Cho đến thời điểm hiện tại, có thể nhận định rằng, theo kế hoạch ban đầu
và cả các bước phát triển về sau, Trung Quốc không có ý định và cũng
không thể đánh xuống Hà Nội.
Chiến tranh đã lùi xa 37 năm, Trung Quốc cũng đã công khai nhiều tài
liệu có liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược nước ta ngày 17-2-1979.
Theo những tiết lộ từ phía Trung Quốc và các chuyên gia phân tích quốc
tế, vào thời điểm đó Trung Quốc không có ý đồ đánh sâu xuống Hà Nội.
Theo lời kể của Châu Đức Lễ (Zhou Deli), nguyên Tham mưu trưởng Quân khu
Quảng Châu, ngày 23-11-1978, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc đã triệu tập
một cuộc họp xây dựng một kịch bản mới về một cuộc chiến tranh quy mô
đối với Việt Nam, được tuyên bố là cuộc chiến “phản kích tự vệ” trên
biên giới, nhằm đáp trả “các cuộc tấn công xâm lấn biên giới của Việt
Nam”.
Cuộc chiến được xác định sẽ kéo dài trong thời gian vài tuần, nhằm vào
các vị trí quân sự chính của Việt Nam và các thành phố đối diện qua biên
giới với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, cũng là 2 mặt trận chính của
cuộc chiến tranh.
Còn trong bài viết “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment” (tạm
dịch: “Nhìn lại cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979”) của Xiaoming
Zhang, vào ngày 7-12-1978, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập
một cuộc họp, ra quyết định phát động một cuộc “chiến tranh hạn chế”
trên tuyến biên giới phía nam Trung Quốc để “dạy cho Việt Nam một bài
học”.
Chỉ thị của Quân ủy Trung ương Trung Quốc nêu rõ, cuộc chiến tranh được
hạn chế nghiêm ngặt trong vòng bán kính 50km từ đường biên giới chia làm
3 giai đoạn.
Bản đồ 2 mặt trận tấn công chính là Quảng Tây và Vân Nam cùng các mũi tấn công
Giai đoạn đầu từ 17 đến 25 tháng 2. Trong thời gian này, quân đội Trung
Quốc dự tính sẽ phá vỡ tuyến phòng ngự đầu tiên của Việt Nam và đánh
chiếm các thị xã Cao Bằng và Lào Cai, các thị trấn biên giới quan trọng
là Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ ra vào Lạng Sơn.
Giai đoạn hai từ 26 tháng 2 đến 5 tháng 3, lực lượng Trung Quốc ở Quảng
Tây sẽ tập trung tấn công vào Lạng Sơn và các vùng phụ cận phía tây,
trong khi các cánh quân vu hồi ở Vân Nam sẽ giao chiến với sư đoàn quân
Việt Nam ở vùng Tây Bắc Sa Pa, và Phong Thổ.
Trong giai đoạn cuối từ 6-3 đến 16-3, quân Trung Quốc sẽ nỗ lực tiêu
diệt nốt các lực lượng còn sót lại trong quá trình phá hủy hệ thống quân
sự tại khu vực biên giới với Trung Quốc, trước khi hoàn thành việc rút
quân vào ngày 16 tháng 3.
Như vậy, ngay từ đầu Trung Quốc đã không xác định lấy thủ đô Hà Nội làm
mục tiêu chính, mặc dù kể cả Đặng Tiểu Bình và các tướng tá Trung Quốc
luôn miệng rêu rao là có thể đánh xuống Hà Nội trong vòng 1 tuần. Điều
này cũng có thể xác thực qua việc Trung Quốc triển khai các mũi tấn công
và cách đánh.
Sự thể hiện trên bản đồ giúp chúng ta rất dễ thấy đúng là Trung Quốc dàn
quân triển khai tấn công trên 2 mặt trận chính là Vân Nam, ở các tỉnh
Lai Châu, Lào Cai (lúc đó thuộc Hoàng Liên Sơn) và Quảng Tây ở 2 tỉnh
Cao Bằng và Lạng Sơn (vừa tách từ tỉnh Cao Lạng cuối năm 1978).
Trung Quốc triển khai các mũi tấn công chính đều tập trung vào các thị
xã, thị trấn lớn và các cửa khẩu quan trọng trên biên giới, các mũi tấn
công nhỏ tuy nhiều nhưng chủ yếu làm nhiệm vụ căng kéo lực lượng ta và
đánh chiếm những khu vực không quan trọng.
Nếu Trung Quốc xác định tấn công xuống Hà Nội ngay từ đầu, thì các mũi,
các hướng sẽ phải điều chỉnh lại. Lúc đó, mặt trận chính sẽ là Quảng Tây
nhưng trọng điểm sẽ là Lạng Sơn và Quảng Ninh, bởi gần Hà Nội hơn.
Ngoài ra, các thị xã, thị trấn lớn của Việt Nam sẽ không còn là mục tiêu
trọng điểm buộc phải đánh chiếm, mà Trung Quốc sẽ chỉ huy động lực
lượng vừa phải, đánh cầm chừng, kìm chân quân ta ở các điểm phòng thủ
chắc chắn, đồng thời tập trung binh lực đột phá xuống đồng bằng.
Vì sao Trung Quốc không sử dụng không quân?
Như vậy, rõ ràng là trước khi tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc
không có ý đồ đánh xuống Hà Nội, sau giai đoạn 2, Bắc Kinh lại càng
không dám bởi lúc đó đã thiệt hại quá nặng nề. Ngay cả trong trường hợp
nếu chiếm được 5 tỉnh phía bắc một cách thuận lợi, quân xâm lược cũng
không dám và không thể đánh xuống khu vực đồng bằng của ta.
Có những luồng ý kiến thắc mắc là vì sao bế tắc như vậy nhưng Trung Quốc
không huy động đến những lực lượng nòng cốt của quân đội, có khả năng
tấn công mạnh như không quân hay tên lửa; còn Việt Nam vì sao cũng không
dùng đến lực lượng không quân lúc đó đang rất mạnh?
Việc Trung Quốc không đánh xuống Hà Nội có liên quan trực tiếp đến việc
nước này không sử dụng đến lực lượng không quân, tên lửa…, trước hết
xuất phát từ tuyên bố về một cuộc chiến “phản kích tự vệ”, giới hạn cuộc
chiến trong phạm vi một cuộc xung đột biên giới.
Do chủ động tuyên bố về xung đột biên giới
Do tuyên bố về một cuộc chiến tranh mang tính chất phản kích tự vệ trên
biên giới nên Bắc Kinh không thể xua quân xuống đồng bằng nước ta, để
lòi cái đuôi xâm lược ra. Khi đó, Trung Quốc không những sẽ bị thế giới
phản đối mà cũng bị đặt trong tình trạng bị Liên Xô tấn công bất cứ lúc
nào.
Vào thời điểm cuối thập niên 70, Việt Nam có một lực lượng phòng không-không quân vào hàng mạnh nhất thế giới
Ngược dòng lịch sử, trước cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Trung Quốc
cũng đã từng chủ động gây ra 2 cuộc chiến tranh biên giới quy mô lớn
với Ấn Độ (năm 1962) và Liên Xô (năm 1969), đều với lí do được tuyên bố
là đáp trả những hành động xâm lấn của đối phương.
Trong cả 2 cuộc chiến này, cả Liên Xô, Trung Quốc và Ấn Độ đều chỉ sử
dụng các lực lượng bộ binh các quân khu, lực lượng biên phòng và dân
binh, không huy động đến không quân, tên lửa…, do tính chất ban đầu của
cuộc chiến đã được Bắc Kinh tuyên bố rõ ràng là “xung đột biên giới”.
Một thời gian dài trước các cuộc chiến tranh biên giới với Liên Xô, Ấn
Độ và cả Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng chủ động gây ra các mâu thuẫn
về biên giới với các nước láng giềng, gây dư luận về tình hình tranh
chấp chủ quyền căng thẳng giữa các nước để tạo cớ cho việc gây chiến.
Ví dụ như ở Việt Nam, từ năm 1978 đến đầu năm 1979, mức độ xâm phạm lãnh
thổ, hoạt động vũ trang mang tính khiêu khích tại biên giới Việt Nam
của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng.
Theo con số thống kê, công bố trong Bị vong lục của Bộ Ngoại giao nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 15-2-1979, số vụ xâm phạm vũ
trang của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam năm 1978 là 583 vụ, tăng đột
biến so với những năm trước đó, đồng thời, việc làn sóng người Việt gốc
Hoa về nước ùn ứ lại các cửa khẩu cũng gây ra những căng thẳng lớn
Bước sang năm 1979, tình hình tiếp tục còn căng thẳng hơn. Chỉ trong
tháng 1 và chưa đến nửa đầu đầu tháng 2, số vụ xâm phạm biên giới của
binh lính Trung Quốc đã lên tới 230 vụ, gần bằng nửa so với cả năm 1978.
Không những vậy, Trung Quốc còn cho trên 100 lượt máy bay xâm phạm vùng
trời và 481 lượt tàu thuyền hoạt động khiêu khích trên vùng biểu nước
ta. Khiến Việt Nam đã nhiều lần ra tuyên bố và gửi công hàm phản đối
hành động xâm phạm biên giới Việt Nam tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Điều này cũng cho thấy rằng, Trung Quốc đã manh nha kế hoạch xâm lược từ
rất lâu và chủ động tạo cớ cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta ngay
từ đầu năm 1978. Đây là dấu hiệu quan trọng để nhận diện những hành động
quân sự nguy hiểm của Trung Quốc ngay từ giai đoạn manh nha ý đồ.
Trở lại với các cuộc chiến Trung-Xô và Trung-Ấn, trong 2 cuộc chiến do
Trung Quốc gây ra, dù ai thắng, ai bại thì cả 3 nước đều không muốn leo
thang xung đột với các đối thủ mạnh, kể cả bên chủ động tấn công là
Trung Quốc, do đó, họ đều chỉ sử dụng các lực lượng tác chiến trên bộ.
Mục đích của cả Liên Xô, Trung Quốc và Ấn Độ đều là nhằm giới hạn phạm
vi của cuộc chiến về vấn đề tranh chấp biên giới, nó dễ dàng đình chiến
và đàm phán thỏa hiệp hơn nhiều so với một cuộc chiến tranh bị quy là
xâm lược hoặc chiến tranh quy mô lớn.
Không ngoài mục đích này, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, mặc
dù cũng đã huy động ra các sân bay tuyến 1 tới 1700 chiến đấu cơ các
loại nhưng máy bay chiến đấu của Trung Quốc không dám bay sang đánh phá
Việt Nam mà chỉ bay trợ chiến bên không phận của họ.
Tuy nhiên về bản chất, không phải là Trung Quốc không muốn đánh xuống Hà
Nội nhưng ngay từ đầu, họ xác định là không thể đánh được nên đã loại
khỏi đầu ý đồ này.
Khi đó, Trung Quốc đã huy động ra các sân bay gần biên giới khoảng 1700 máy bay
Do phòng không-không quân và chủ lực tuyến 2 của ta quá mạnh
Ngoài lí do muốn hạn chế quy mô và tính chất chiến tranh, ngay từ đầu
Trung Quốc cũng xác định không thể đánh nổi xuống Hà Nội do trong thời
điểm đó, lực lượng tham chiến ban đầu chủ yếu là bộ đội địa phương và
dân quân, du kích mà chúng cũng không thể thắng nổi.
Trong khi đó, lực lượng chủ lực rất mạnh của Quân đoàn 1 Việt Nam đang
triển khai ở khu vực phía bắc và đã dàn trận bảo vệ thủ đô.
Nếu tiến qua được tuyến phòng thủ biên giới, Trung Quốc cũng hao tổn
binh lực quá lớn, gặp chủ lực của Quân đoàn 1 chắc chắn sẽ thất
bại.Trong khi đó, các sư đoàn tăng cường từ miền Trung, miền Nam và mặt
trận Tây Nam chắc chắn sẽ được điều động về tham chiến. Đến khi quân
Trung Quốc đã mỏi mệt, họ sẽ phải nhận thất bại thảm hại hơn.
Hơn nữa, khi tiến xuống đồng bằng, để đối phó với lực lượng chính quy
lớn, được viện trợ những vũ khí hiện đại nhất của Liên Xô, Trung Quốc
xác định không thể giành chiến thắng chỉ bằng với lực lượng lục quân, mà
phải sử dụng các lực lượng tấn công mạnh như không quân.
Khi đó, xung đột quân sự sẽ biến thành cuộc chiến tranh xâm lược quy mô,
Trung Quốc không còn có thể rêu rao là chiến tranh “phản kích tự vệ”
khu vực biên giới, mà rõ ràng là điều này sẽ gây nhiều bất lợi về ngoại
giao cho Trung Quốc, hơn nữa còn khiến họ có thể lâm vào tình trạng
“lưỡng đầu thọ địch”.
Ngoài ra, thời điểm đó, lực lượng phòng không-không quân Việt Nam được
đánh giá thuộc loại mạnh nhất thế giới. Tuy Trung Quốc có số lượng máy
bay rất lớn nhưng các phi công của họ đều không có kinh nghiệm tác
chiến, thế hệ phi công cũ trong chiến tranh Triều Tiên vào thập niên 50
đều đã nghỉ hưu.
Các chuyên gia nhận định rằng, kể cả tình huống Trung Quốc có huy động
không quân tham gia họ cũng không thể giành được phần thắng trước lực
lượng quân sự Việt Nam, trong một cuộc chiến tranh thông thường. Nhận
thức được điều đó, Trung Quốc cũng đã tỉnh táo để không leo thang chiến
tranh.
Do đó, có thể khẳng định được rằng, ngay cả trong trường hợp đợt tấn
công trên toàn mặt trận biên giới diễn ra thuận lợi, Trung Quốc cũng
không dám đánh xuống Hà Nội, do đó, đến giai đoạn 2 của cuộc chiến, Việt
Nam đã quyết định đưa thêm sư đoàn 320B của Quân đoàn 1 lên biên giới.
Về phần Việt Nam, do chúng ta vừa trải qua 30 năm chiến tranh liên tục
(từ năm 1945-1975) với 2 cường quốc là Pháp và Mỹ. Mặc dù chiến thắng
nhưng chúng ta cũng hao tổn rất lớn về nhân lực, vật lực và dự trữ quốc
gia, mà phải hàng chục năm sau mới phục hồi được.
Nếu sử dụng đến không quân, Việt Nam có thể nhanh chóng đập tan sự tấn
công của Trung Quốc ngay trong đợt đầu, nhưng điều đó rất có thể sẽ
khiến Bắc Kinh cay cú và huy động tổng lực vào cuộc tấn công, khiến
chiến tranh leo thang ngày một nguy hiểm hơn.
Việt Nam không sợ Trung Quốc nhưng hiểu được cái giá của một cuộc chiến
lâu dài và khốc liệt, do đó, chúng ta cũng không sử dụng đến lực lượng
không quân rất mạnh của mình, nhằm không đẩy cuộc chiến tranh lên một
cấp độ cao hơn, dài ngày hơn, với phạm vi rộng lớn hơn.
Tuy nhiên, nếu quân địch vẫn ngoan cố đẩy mạnh chiến tranh, chúng ta sẽ buộc phải huy động lực lượng ngăn chặn quân địch.
Lệnh tổng động viên được đăng trên báo Nhân Dân, số ra ngày 6-3-1979
Vào ngày 5-3, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng công bố lệnh Tổng động viên
toàn quốc để giáng đòn tiêu diệt quân xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ. Đây cũng là ngày rút quân theo công bố ban đầu
của Trung Quốc, cũng là thời điểm chủ lực Việt Nam đã lên biên giới.
Thực ra, không cần lệnh tổng động viên, chỉ cần lực lượng chủ lực của
Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 cũng đủ sức quét sạch quân xâm lược ra khỏi
bờ cõi. Tuy nhiên, chúng ta phải thể hiện cho Trung Quốc biết rằng,
người Việt Nam tuy không muốn chiến tranh nhưng nếu kẻ địch vẫn tiếp tục
nổ súng xâm lược, chúng sẽ phải trả giá rất đắt.
Cũng chính bởi lẽ đó, mặc dù các sư đoàn chủ lực của ta đã hợp vây các
cụm quân lớn của Trung Quốc nhưng với tinh thần đại nhân, đại nghĩa,
chúng ta đã cho phép quân xâm lược được về nước theo một hành lang an
toàn - đúng như cái cách quân xâm lược phương Bắc ngàn năm nay đã từng
thảm bại trở về từ Việt Nam.
Cùng với việc chủ lực của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 đã lên biên giới,
lệnh Tổng động viên là cú đòn quyết định khiến Trung Quốc phải vội vã
tuyên bố rút lui. Có thể khẳng định rằng, nếu Trung Quốc không chấp hành
lệnh rút lui sau ngày 5-3, chủ lực Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt sạch.
Trong kỳ sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những quan điểm của nhà cầm quyền
Bắc Kinh về chiến tranh, đúc rút những bài học kinh nghiệm, đồng thời
tìm ra những ý nghĩa mang tính bước ngoặt đối với Việt Nam thông qua
cuộc chiến chống quân xâm lược bành trướng Trung Quốc.
Thiên Nam
(Đất Việt)