Truyện Ngắn & Phóng Sự
Cuộc chiến bí-mật: một cuộc phục-kích trên không của CS Bắc Việt .
Miền Bắc Việt-Nam rất là bực bội khi thấy không-phận của minh cứ bị máy bay của SOG xâm-nhập như chốn không người. Họ tìm cách để bắn rơi một chiếc C-123 làm tang-chứng. Phương-cách dễ dàng nhất, là bố-trí súng phòng không ở gần khu-vực thả dù, nhưng làm như thế thì Sàigòn biết ngay là điệp-viên của họ đã lọt vào tay địch và đang bị khống-chế để làm việc theo ý của đối-phương. Một phương-án nữa là dùng các giàn cao-xạ bắn hạ máy bay trên đường đến mục-tiêu, cũng không thể thực-hiện bởi vì hầu hết các giàn phòng không của Bắc-Việt tụ-tập chung quanh khu-vực đông dân cư, chứ không ở những nơi núi rừng trùng-điệp trên đường bay của các phi-cơ thả toán.
Hà-nội lựa phương cách thứ ba; dùng phi-cơ để chận đánh máy bay xâm nhập. Chỉ có một vấn-đề là lúc đó, mùa Xuân năm 1964 Không quân èo-uột của BắcViệt chưa có chiến-đấu cơ. Tuy nhiên, họ có một chiếc T-28 do Hoa-Kỳ chế tạo, lưu-trữ trong một nhà kho ngoại-thành Hà-nội. Làm sao mà họ lại có được chiếc T-28 thì quả là câu chuyện hi-hữu. Tháng 9/1963, một phi-công thuộc hạng bất-mãn triền-miên của không-lực hoàng-gia Lào, anh ta chính gốc thuộc không-lực hoàng-gia Thái-lan, đào ngũ qua Lào, rồi đào ngũ lần nữa, kỳ này hết chỗ đi nên đành qua Bắc Việt-nam. Không biết phải giải-quyết ra sao. Bắc Việt bắt nhốt viên phi-công và sơn phết dầu mỡ lên chiếc phi-cơ để chống rỉ sét, rồi cất vào nhà kho.
Trong 6 tháng trời, chiếc máy bay bị bỏ quên. Tháng 4/1964, ban tham-mưu Bắc Việt ra lịnh kiểm-soát lại toàn-diện chiếc máy bay để thi-hành sứ mạng. Nói thì dễ, làm mới khó. Chiếc máy bay không có một hồ-sơ bảo-tri nào, và cũng không có một phi-công nào của Bắc Việt có kinh-nghiệm bay với máy bay T-28. Mặc dầu vậy, các chuyên-viên kỹ-thuật cũng làm tất cả những gì họ có thể làm và cuối cùng cũng nổ máy được. Vui mừng quá đỗi, họ gắn số đuôi cho chiếc máy bay là 963, tức là tháng 9 năm 63, ngày chiếc máy bay đáp xuống miền Bắc Việt-nam.
Nhưng ai sẽ bay đây??? Họ tìm ra hai huấn-luyện viên tại trường bay: Nguyễn văn Bá và Lê tiến Phước, cả hai thuộc lớp phi-công cộng-sản Việt-nam đầu tiên được huấn-luyện tại Trung-cộng năm 1960. Những tuần lễ sau đó, cả hai trải qua nhiều giờ tập-luyện tại phi-trường Gia-lâm, ngoại-thành Hà-nội.
Học bay T-28 mới chỉ là nửa cuộc chơi. Vấn-đề khó trần ai là làm sao tìm kiếm và chặn đánh được chiếc máy bay chở biệt-kích khi nó vào không-phận. Vì đã bắt được vài toán biệt-kích, Hà-nội biết về thời-gian và không-gian của những chuyến tái tiếp-tế hoặc bổ-xung nhân-lực. Với những toán xâm nhập vào những đîa-điểm mới, hệ-thống mắt thần (radar) yếu kém của Bắc-Việt không thể bắt được đích-xác mục-tiêu. Biết rằng họ phải trông mong vào tầm nhìn của đôi mắt.. phi-công. Bá và Phước áp-dụng kỹ-thuật huấn-luyện của giai-cấp vô-sản là khắc-phục....Bằng cách chơi bóng bàn và bóng chuyền trong đêm tối để cặp mắt làm quen với bóng đêm hầu tăng thêm thị-giác mà họ gọi bằng một danh-từ rất kêu là :<< thần nhỡn>>
Qua 3 tháng tập-luyện, một buổi tối mùa hè, một chiếc xe hơi chạy vào phi-đạo, trong xe chui ra là Văn tiến Dũng, tổng tham-mưu trưởng. Ông ta bắt tay hai phi-công và hỏi han công việc tập-luyện tới đâu. Bá và Phước trình-bầy kỹ-thuật phi-hành và báo-cáo rằng họ chỉ mới có thử khẩu đại-liên 12.7mm với chiếc phi-cơ đậu trên mặt đất bằng mà thôi, <> Bá nói.
Viên tướng chỉ lên bầu trời <>.
Ngày 29/7, họ có dịp ra tay. Ðêm đó, một chiếc C-123 của SOG thả dù toán Boone xuống tỉnh Nghệ-an và rồi bay về hướng Nam dọc theo vùng cán chảo Bắc trung phần. Còn 30 phút trước khi họ đến được vùng phi quân-sự, viên trắc-lượng điện-tử vỗ vai Ð/úy phi công Tsien-tsung-Chen người Ðài-loan : Có máy bay lạ theo sau đuôi và càng lúc càng gần.
Nghiêng một bên cánh, Chen nhìn ra sau và thấy ánh đèn đỏ chớp nháy ở cùng một cao độ với anh ta. Chúi máy bay xuống anh ta đưa máy bay chui vào một đám mây. Vài phút sau đó, chiếc C-123 lại trở lại bầu trời đêm quang-đãng. Chiếc máy bay bí-mật vẫn đeo theo họ ở bên cánh trái. Chen lại chui vào mây. Khu phi quân-sự ở ngay trước mặt, nhưng họ bị rượt nà theo hơn. Cho tới khi họ vượt qua vĩ-tuyến 17, chiếc máy bay lạ mới vòng trở lại và bay về phương Bắc.. Bộ tham-mưu SOG ở Sàigòn không nghĩ tới chuyện Hà-nội tu-bổ lại chiếc T-28 của Lào, nghĩ rằng đó chỉ là một cuộc tao-ngộ bất thường và không rõ nguyên do ! ! !
Trong khi đó Bắc Việt gặp khó khăn duy-trì tình-trạng khả-dụng của chiếc phi-cơ. Vỏ của bánh đáp và máy móc đều bị hao mòn, nếu không có đồ thay thế chiếc máy bay chỉ có nằm ụ. May mắn làm sao, họ có cách giải-quyết. Ngày 18/8, một đơn-vị phòng không ở phía Tây tỉnh Quảng-bình bắn rơi một chiếc T-28 của Lào bay lạc qua biên-giới. Viên phi-công, một chí-nguyện quân Thái-lan tên Chem Bumrungon cung-cấp chi-tiết về tình-trạng bảo-trì chiếc máy bay trong cuộc hỏi cung sau đó. Chiếc máy bay dù bị hư-hại nặng nhưng cũng là nguồn cung-cấp vật-liệu để bảo-trì chiếc kia.
Nhờ vậy chiếc T-28 của họ lại cất cánh trở lại. Từ lúc đó cho tới hết năm, Bá và Phước tìm cách để đón đầu chiếc C-123. Tuy nhiên, ngay cả khi Há-nội mật- báo chiếc máy bay vận-tải sẽ bay tới để thả đồ tiếp-liệu cho một toán đã bị bắt và Hà-nội dùng làm mồi nhử, chiếc T-28 cũng không thể tìm ra chiếc C-123 ở đâu mặc dầu dưới bầu trời lồng-lộng với ánh trăng sao vằng-vặc và với hai cặp mắt <>
Cuối cùng, sau 8 tháng và 20 lần cất cánh thất-bại. Ðêm 14/2/1965, SOG gởi công-điện cho toán Bell ở Yên-bái thông-báo toán tăng cường đêm đó sẽ tới và yêu-cầu làm dấu bãi đáp. Ngay lập tức, Bắc Việt mật-báo cho các dàn radar dọc theo Bắc trung phần theo dõi, chẳng bao lâu họ được thông-báo, một chiếc phi-cơ bay qua không phận Thanh-hóa và bay tiếp-tục về hướng Tây-bắc.
Nhận tin-tức cập nhật giờ chót. Bá và Phước cất cánh chiếc T-28 lên Yên-bái để nghênh- cản, họ quan-sát những đám mây dưới cánh <<Ðôi khi chúng tôi bay trên những tầng mây, thấy ánh trăng phản chiếu và nghĩ rằng đó là máy bay địch>> Bá nhớ lại <>
Không có thêm một sự giúp đỡ gì khác từ mặt đất, họ đoán rằng chiếc C-123 sẽ lấy ngọn núi cao nhất trong khu-vực 1.500 m để làm chuẩn để rồi từ đó kiếm ra đîa-điểm thả dù. Họ đoán đúng, sau khi bay vòng trên đỉnh núi vài lần. Phước, ngồi phía sau, nhìn thấy chiếc C-123 <> anh ta la lên <>.
Bá cũng nhìn thấy chiếc C-123 đang nhồi lên, hụp xuống theo áp-suất không-khí. Có thể nhìn thấy ánh đèn ở trong, qua cái bửng sau mở rộng. Lượn chiếc T-28 xuống phía dưới, anh ta từ từ ngóc mũi lên cao, khi còn cách mục-tiêu khoảng 100 m, anh ta hướng mũi đại-liên vào ống hậu-thiêu đỏ rực của một động-cơ và xiết cò. Lằn đạn nhả vòng vèo vào chiếc C-123, trúng động-cơ phía trái và ghim lỗ chỗ lên thân tầu. Theo lời Bá <>.
Tin rằng chiếc C-123 bị bắn rơi, Hà-nội rất hứng-khởi. Nhưng chiếc máy bay của SOG không bị rớt. Vài phút trước cuộc tấn-công, phi-hành đoàn Ðài-loan đã bãi bỏ phi-vụ, bởi vì họ không thể tìm ra đám lửa làm dấu bãi nhẩy của toán Bell. Phi-công, Ð/úy Lee-chin-Yei vừa mới nghiêng cánh về phía Tây thì bị bắn. Khi đạn trúng bình xăng, ông ta đánh vật với cần lái để điều-khiển chiếc máy bay chúi đầu xuống khu rừng bên dưới. Dầu thủy-điều bị chẩy, bánh đáp hạ xuống làm Yei rất là khó-khăn điều-khiển cánh cản gió. Biết rằng phi-cơ không thể bay trở lại Nam Việt-nam, anh ta bay về hướng Nam tới biên-giới Thái-lan.
Phía sau của máy bay. Toán Gecko, tên của toán gồm 7 điệp-viên tiếp-ứng cho toán Bell đang cố bám vào sự sống. Nguyễn-văn-Rư, toán trưởng kêu gọi cả toán bình-tĩnh. Hai BKQ bị thương, một bị miểng vào vai, người thứ hai bị miểng đạn vào mắt cá chân. Nằm sõng-sượt trong vũng máu trên sàn tầu là xác chết của một chuyên-viên thả dù người Ðài-loan !
Chiếc máy bay trúng thương gọi căn-cứ Không-quân Nakhon-Phanom xin đáp khẩn-cấp. Không được như là căn-cứ Không-quân tối-tân của những năm sau này. Nakhon-Phanom vào ngày đó chỉ là một trạm yểm-trợ không-lưu. Chỉ có một ít nhân-viên Không-quân Thái-lan và Hoa-kỳ có mặt, khi chiếc máy bay bị thương lết tới cuối phi-đạo. Khi mặt trời lên, một đám đông tụ-tập quanh chiếc phi-cơ. Trước mặt họ là một chiếc máy bay sơn ngụy-trang, không huy-hiệu, không số đuôi, với một phi-hành đoàn Ðài-loan và một nhóm BKQ vũ-khí trang bị tới tận răng. Chiếc máy bay đó trúng 31 lỗ đạn, hầu hết ở phía đuôi. Viên chức Thái-lan, người cho phép chiếc máy bay cuả SOG hạ cánh không cảm thấy hài lòng một chút nào ! ! !
Sau vài tiếng đồng hồ thương-lượng. Hoa-kỳ cấp-tốc chở phi-hành đoàn và các BKQ về Sàgòn. Phi-hành đoàn Ðài-loan trở về Ðài-bắc và được ân-thưởng huân-chương cao quý nhất cho lòng can-đảm. Toán Gecko bị giải-tán, các toán viên nhập vào một toán mới và được gởi đi tiếp-ứng cho toán Easy ở Sơn-la.
Nguyên-tác Spies & Commandos
Tác-giả Kenneth-Conboy & Dale Andradé
Lược dịch Nguyễn-đức-Tuấn
Biên Hùng chuyển
Cuộc chiến bí-mật: một cuộc phục-kích trên không của CS Bắc Việt .
Miền Bắc Việt-Nam rất là bực bội khi thấy không-phận của minh cứ bị máy bay của SOG xâm-nhập như chốn không người. Họ tìm cách để bắn rơi một chiếc C-123 làm tang-chứng. Phương-cách dễ dàng nhất, là bố-trí súng phòng không ở gần khu-vực thả dù, nhưng làm như thế thì Sàigòn biết ngay là điệp-viên của họ đã lọt vào tay địch và đang bị khống-chế để làm việc theo ý của đối-phương. Một phương-án nữa là dùng các giàn cao-xạ bắn hạ máy bay trên đường đến mục-tiêu, cũng không thể thực-hiện bởi vì hầu hết các giàn phòng không của Bắc-Việt tụ-tập chung quanh khu-vực đông dân cư, chứ không ở những nơi núi rừng trùng-điệp trên đường bay của các phi-cơ thả toán.
Hà-nội lựa phương cách thứ ba; dùng phi-cơ để chận đánh máy bay xâm nhập. Chỉ có một vấn-đề là lúc đó, mùa Xuân năm 1964 Không quân èo-uột của BắcViệt chưa có chiến-đấu cơ. Tuy nhiên, họ có một chiếc T-28 do Hoa-Kỳ chế tạo, lưu-trữ trong một nhà kho ngoại-thành Hà-nội. Làm sao mà họ lại có được chiếc T-28 thì quả là câu chuyện hi-hữu. Tháng 9/1963, một phi-công thuộc hạng bất-mãn triền-miên của không-lực hoàng-gia Lào, anh ta chính gốc thuộc không-lực hoàng-gia Thái-lan, đào ngũ qua Lào, rồi đào ngũ lần nữa, kỳ này hết chỗ đi nên đành qua Bắc Việt-nam. Không biết phải giải-quyết ra sao. Bắc Việt bắt nhốt viên phi-công và sơn phết dầu mỡ lên chiếc phi-cơ để chống rỉ sét, rồi cất vào nhà kho.
Trong 6 tháng trời, chiếc máy bay bị bỏ quên. Tháng 4/1964, ban tham-mưu Bắc Việt ra lịnh kiểm-soát lại toàn-diện chiếc máy bay để thi-hành sứ mạng. Nói thì dễ, làm mới khó. Chiếc máy bay không có một hồ-sơ bảo-tri nào, và cũng không có một phi-công nào của Bắc Việt có kinh-nghiệm bay với máy bay T-28. Mặc dầu vậy, các chuyên-viên kỹ-thuật cũng làm tất cả những gì họ có thể làm và cuối cùng cũng nổ máy được. Vui mừng quá đỗi, họ gắn số đuôi cho chiếc máy bay là 963, tức là tháng 9 năm 63, ngày chiếc máy bay đáp xuống miền Bắc Việt-nam.
Nhưng ai sẽ bay đây??? Họ tìm ra hai huấn-luyện viên tại trường bay: Nguyễn văn Bá và Lê tiến Phước, cả hai thuộc lớp phi-công cộng-sản Việt-nam đầu tiên được huấn-luyện tại Trung-cộng năm 1960. Những tuần lễ sau đó, cả hai trải qua nhiều giờ tập-luyện tại phi-trường Gia-lâm, ngoại-thành Hà-nội.
Học bay T-28 mới chỉ là nửa cuộc chơi. Vấn-đề khó trần ai là làm sao tìm kiếm và chặn đánh được chiếc máy bay chở biệt-kích khi nó vào không-phận. Vì đã bắt được vài toán biệt-kích, Hà-nội biết về thời-gian và không-gian của những chuyến tái tiếp-tế hoặc bổ-xung nhân-lực. Với những toán xâm nhập vào những đîa-điểm mới, hệ-thống mắt thần (radar) yếu kém của Bắc-Việt không thể bắt được đích-xác mục-tiêu. Biết rằng họ phải trông mong vào tầm nhìn của đôi mắt.. phi-công. Bá và Phước áp-dụng kỹ-thuật huấn-luyện của giai-cấp vô-sản là khắc-phục....Bằng cách chơi bóng bàn và bóng chuyền trong đêm tối để cặp mắt làm quen với bóng đêm hầu tăng thêm thị-giác mà họ gọi bằng một danh-từ rất kêu là :<< thần nhỡn>>
Qua 3 tháng tập-luyện, một buổi tối mùa hè, một chiếc xe hơi chạy vào phi-đạo, trong xe chui ra là Văn tiến Dũng, tổng tham-mưu trưởng. Ông ta bắt tay hai phi-công và hỏi han công việc tập-luyện tới đâu. Bá và Phước trình-bầy kỹ-thuật phi-hành và báo-cáo rằng họ chỉ mới có thử khẩu đại-liên 12.7mm với chiếc phi-cơ đậu trên mặt đất bằng mà thôi, <> Bá nói.
Viên tướng chỉ lên bầu trời <>.
Ngày 29/7, họ có dịp ra tay. Ðêm đó, một chiếc C-123 của SOG thả dù toán Boone xuống tỉnh Nghệ-an và rồi bay về hướng Nam dọc theo vùng cán chảo Bắc trung phần. Còn 30 phút trước khi họ đến được vùng phi quân-sự, viên trắc-lượng điện-tử vỗ vai Ð/úy phi công Tsien-tsung-Chen người Ðài-loan : Có máy bay lạ theo sau đuôi và càng lúc càng gần.
Nghiêng một bên cánh, Chen nhìn ra sau và thấy ánh đèn đỏ chớp nháy ở cùng một cao độ với anh ta. Chúi máy bay xuống anh ta đưa máy bay chui vào một đám mây. Vài phút sau đó, chiếc C-123 lại trở lại bầu trời đêm quang-đãng. Chiếc máy bay bí-mật vẫn đeo theo họ ở bên cánh trái. Chen lại chui vào mây. Khu phi quân-sự ở ngay trước mặt, nhưng họ bị rượt nà theo hơn. Cho tới khi họ vượt qua vĩ-tuyến 17, chiếc máy bay lạ mới vòng trở lại và bay về phương Bắc.. Bộ tham-mưu SOG ở Sàigòn không nghĩ tới chuyện Hà-nội tu-bổ lại chiếc T-28 của Lào, nghĩ rằng đó chỉ là một cuộc tao-ngộ bất thường và không rõ nguyên do ! ! !
Trong khi đó Bắc Việt gặp khó khăn duy-trì tình-trạng khả-dụng của chiếc phi-cơ. Vỏ của bánh đáp và máy móc đều bị hao mòn, nếu không có đồ thay thế chiếc máy bay chỉ có nằm ụ. May mắn làm sao, họ có cách giải-quyết. Ngày 18/8, một đơn-vị phòng không ở phía Tây tỉnh Quảng-bình bắn rơi một chiếc T-28 của Lào bay lạc qua biên-giới. Viên phi-công, một chí-nguyện quân Thái-lan tên Chem Bumrungon cung-cấp chi-tiết về tình-trạng bảo-trì chiếc máy bay trong cuộc hỏi cung sau đó. Chiếc máy bay dù bị hư-hại nặng nhưng cũng là nguồn cung-cấp vật-liệu để bảo-trì chiếc kia.
Nhờ vậy chiếc T-28 của họ lại cất cánh trở lại. Từ lúc đó cho tới hết năm, Bá và Phước tìm cách để đón đầu chiếc C-123. Tuy nhiên, ngay cả khi Há-nội mật- báo chiếc máy bay vận-tải sẽ bay tới để thả đồ tiếp-liệu cho một toán đã bị bắt và Hà-nội dùng làm mồi nhử, chiếc T-28 cũng không thể tìm ra chiếc C-123 ở đâu mặc dầu dưới bầu trời lồng-lộng với ánh trăng sao vằng-vặc và với hai cặp mắt <>
Cuối cùng, sau 8 tháng và 20 lần cất cánh thất-bại. Ðêm 14/2/1965, SOG gởi công-điện cho toán Bell ở Yên-bái thông-báo toán tăng cường đêm đó sẽ tới và yêu-cầu làm dấu bãi đáp. Ngay lập tức, Bắc Việt mật-báo cho các dàn radar dọc theo Bắc trung phần theo dõi, chẳng bao lâu họ được thông-báo, một chiếc phi-cơ bay qua không phận Thanh-hóa và bay tiếp-tục về hướng Tây-bắc.
Nhận tin-tức cập nhật giờ chót. Bá và Phước cất cánh chiếc T-28 lên Yên-bái để nghênh- cản, họ quan-sát những đám mây dưới cánh <<Ðôi khi chúng tôi bay trên những tầng mây, thấy ánh trăng phản chiếu và nghĩ rằng đó là máy bay địch>> Bá nhớ lại <>
Không có thêm một sự giúp đỡ gì khác từ mặt đất, họ đoán rằng chiếc C-123 sẽ lấy ngọn núi cao nhất trong khu-vực 1.500 m để làm chuẩn để rồi từ đó kiếm ra đîa-điểm thả dù. Họ đoán đúng, sau khi bay vòng trên đỉnh núi vài lần. Phước, ngồi phía sau, nhìn thấy chiếc C-123 <> anh ta la lên <>.
Bá cũng nhìn thấy chiếc C-123 đang nhồi lên, hụp xuống theo áp-suất không-khí. Có thể nhìn thấy ánh đèn ở trong, qua cái bửng sau mở rộng. Lượn chiếc T-28 xuống phía dưới, anh ta từ từ ngóc mũi lên cao, khi còn cách mục-tiêu khoảng 100 m, anh ta hướng mũi đại-liên vào ống hậu-thiêu đỏ rực của một động-cơ và xiết cò. Lằn đạn nhả vòng vèo vào chiếc C-123, trúng động-cơ phía trái và ghim lỗ chỗ lên thân tầu. Theo lời Bá <>.
Tin rằng chiếc C-123 bị bắn rơi, Hà-nội rất hứng-khởi. Nhưng chiếc máy bay của SOG không bị rớt. Vài phút trước cuộc tấn-công, phi-hành đoàn Ðài-loan đã bãi bỏ phi-vụ, bởi vì họ không thể tìm ra đám lửa làm dấu bãi nhẩy của toán Bell. Phi-công, Ð/úy Lee-chin-Yei vừa mới nghiêng cánh về phía Tây thì bị bắn. Khi đạn trúng bình xăng, ông ta đánh vật với cần lái để điều-khiển chiếc máy bay chúi đầu xuống khu rừng bên dưới. Dầu thủy-điều bị chẩy, bánh đáp hạ xuống làm Yei rất là khó-khăn điều-khiển cánh cản gió. Biết rằng phi-cơ không thể bay trở lại Nam Việt-nam, anh ta bay về hướng Nam tới biên-giới Thái-lan.
Phía sau của máy bay. Toán Gecko, tên của toán gồm 7 điệp-viên tiếp-ứng cho toán Bell đang cố bám vào sự sống. Nguyễn-văn-Rư, toán trưởng kêu gọi cả toán bình-tĩnh. Hai BKQ bị thương, một bị miểng vào vai, người thứ hai bị miểng đạn vào mắt cá chân. Nằm sõng-sượt trong vũng máu trên sàn tầu là xác chết của một chuyên-viên thả dù người Ðài-loan !
Chiếc máy bay trúng thương gọi căn-cứ Không-quân Nakhon-Phanom xin đáp khẩn-cấp. Không được như là căn-cứ Không-quân tối-tân của những năm sau này. Nakhon-Phanom vào ngày đó chỉ là một trạm yểm-trợ không-lưu. Chỉ có một ít nhân-viên Không-quân Thái-lan và Hoa-kỳ có mặt, khi chiếc máy bay bị thương lết tới cuối phi-đạo. Khi mặt trời lên, một đám đông tụ-tập quanh chiếc phi-cơ. Trước mặt họ là một chiếc máy bay sơn ngụy-trang, không huy-hiệu, không số đuôi, với một phi-hành đoàn Ðài-loan và một nhóm BKQ vũ-khí trang bị tới tận răng. Chiếc máy bay đó trúng 31 lỗ đạn, hầu hết ở phía đuôi. Viên chức Thái-lan, người cho phép chiếc máy bay cuả SOG hạ cánh không cảm thấy hài lòng một chút nào ! ! !
Sau vài tiếng đồng hồ thương-lượng. Hoa-kỳ cấp-tốc chở phi-hành đoàn và các BKQ về Sàgòn. Phi-hành đoàn Ðài-loan trở về Ðài-bắc và được ân-thưởng huân-chương cao quý nhất cho lòng can-đảm. Toán Gecko bị giải-tán, các toán viên nhập vào một toán mới và được gởi đi tiếp-ứng cho toán Easy ở Sơn-la.
Nguyên-tác Spies & Commandos
Tác-giả Kenneth-Conboy & Dale Andradé
Lược dịch Nguyễn-đức-Tuấn
Biên Hùng chuyển