Tham Khảo
Cuộc gặp Mỹ - Triều: Cần thiện chí để làm nên 'bước ngoặt lịch sử'
Điểm đáng chú ý của “cơn lốc ngoại giao” là từ mà báo chí Mỹ dành để chỉ sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đồng ý gặp nhau vào tháng 5 tới.
"Bất ngờ, không thể tin được" cũng là những từ ngữ mà nhiều chuyên gia phân tích quốc tế thốt ra khi nghe tin về sự kiện mà nếu diễn ra, nó sẽ là cuộc gặp cấp cao Mỹ - Triều đầu tiên từ trước tới nay, là “dấu mốc lịch sử” được kỳ vọng mở ra cơ hội tạo đột phá trong giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Bầu không khí hòa giải giữa hai miền Triều Tiên, được tạo lập từ đầu năm 2018, khi Triều Tiên nhận lời mời của Hàn Quốc cử phái đoàn tham dự Olympic Mùa Đông PyeongChang, với hàng loạt động thái "ngoại giao thể thao" hay "ngoại giao ăn tối", dường như đang trở thành "chìa khóa" mở cửa đối thoại Mỹ - Triều.
Thông báo của Nhà Trắng xác nhận kế hoạch gặp gỡ giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cho thấy những chuyển động xoay chiều nhanh chóng và tích cực nếu so sánh với tình hình chỉ vài tháng trước, khi bán đảo Triều Tiên liên tục trong tình trạng cận kề "miệng hố chiến tranh" với những tuyên bố đe dọa cứng rắn từ cả Washington lẫn Bình Nhưỡng.
Trong tiến trình chuyển động tích cực này phải khẳng định vai trò rất lớn của chính quyền Hàn Quốc, trong đó chính sách của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ưu tiên đối thoại và ngoại giao để giải quyết căng thẳng với Bình Nhưỡng, đang bắt đầu phát huy tác dụng.
Sau một năm căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington liên tiếp bị đẩy lên cao với “vòng luẩn quẩn” thử tên lửa - đe dọa chiến tranh - siết chặt trừng phạt, trong thông điệp Năm mới 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng đối thoại với Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chủ động nắm bắt mọi cơ hội dù mong manh nhất để cải thiện quan hệ liên Triều, qua đó tìm cách đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Sau thành công của “Chính sách Ánh Dương” dưới thời các cựu Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, các nỗ lực của ông Moon Jae-in, mà giới chuyên gia gọi là “Chính sách Mặt Trăng” (theo họ "Moon" của Tổng thống trong tiếng Anh có nghĩa là Mặt Trăng) đã phần nào từng bước "gỡ nút thắt" cho những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, vốn bị đẩy lên nấc thang mới trong suốt cả năm 2017.
Hai chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới Hàn Quốc nhân Olympic Mùa Đông PyeongChang 2018, trong thành phần đoàn có bà Kim Yo Jong - em gái và là cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cùng chuyến thăm của đoàn đặc phái viên Tổng thống Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng hôm 5/3, đã trở thành những "cú hích" làm thay đổi cục diện.
Chính sách mềm dẻo và kiên nhẫn của chính quyền Hàn Quốc đã được nhà lãnh đạo Triều Tiên "đáp lại" với những tuyên bố được xem là "nhượng bộ đáng kể", từ việc chủ động đề nghị tổ chức thượng đỉnh liên Triều vào tháng 4 tới, đến cam kết ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong khi tiến hành đối thoại với Hàn Quốc, đồng thời sẵn sàng đối thoại với Mỹ về việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên nếu các mối đe dọa quân sự đối với Bình Nhưỡng được xóa bỏ.
Đây là sự thay đổi quan điểm rõ rệt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau khi Bình Nhưỡng nhiều lần cương quyết rằng chương trình hạt nhân sẽ không thể là chủ đề của bất cứ cuộc đàm phán nào. Bên cạnh đó, việc Tổng thống Mỹ chấp nhận đối thoại trực tiếp với ông Kim Jong-un có thể được xem là một bước ngoặt lớn sau một năm hai nhà lãnh đạo liên tục sa vào các cuộc "khẩu chiến nảy lửa”, biến bán đảo Triều Tiên thành một “thùng thuốc súng” trực nổ tung.
Tuy nhiên, lịch sử tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhiều năm qua cho thấy còn quá sớm để hy vọng căng thẳng hiện nay sẽ nhanh chóng được giải quyết. Nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về đề xuất đối thoại của Triều Tiên liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa. Hiện chưa rõ những “đảm bảo an ninh” mà Triều Tiên mong muốn để đổi lại việc từ bỏ chương trình hạt nhân chính xác là gì.
Trước đây, Bình Nhưỡng từng đề nghị Mỹ rút quân đội khỏi Hàn Quốc, ngừng các cuộc tập trận chung và chấm dứt liên minh an ninh Mỹ - Hàn. Triều Tiên cũng muốn ký một hiệp định hòa bình với Mỹ, nước mà họ đã ký hiệp định đình chiến khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chứ không phải với Hàn Quốc.
Giới chuyên gia lo ngại Bình Nhưỡng có thể đưa ra những yêu cầu "bất khả thi" kiểu như trên đối với cả Mỹ lẫn Hàn Quốc và sẽ khiến đối thoại rơi vào bế tắc. Ngược lại, về phía Mỹ, mặc dù tỏ tín hiệu chấp thuận gặp gỡ cấp cao với lãnh đạo Triều Tiên, song vẫn tuyên bố không từ bỏ các biện pháp trừng phạt, gây sức ép với Bình Nhưỡng, cho thấy Washington ton vẫn chưa có sự tin tưởng thực sự đối với Triều Tiên.
Bên cạnh đó, một số vấn đề về nhân sự, như Mỹ không có đại sứ tại Hàn Quốc, hay quan chức phụ trách đàm phán với Triều Tiên, ông Joseph Yun, mới đây đã đệ đơn xin nghỉ hưu và Washington chưa tìm được người thay thế…, cũng đặt ra các khó khăn cho Washington để có thể đàm phán hiệu quả.
Hơn nữa, trong một năm cầm quyền vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thế giới thấy những cách tiếp cận khó đoán của ông trong vấn đề Triều Tiên, khi vừa tuyên bố sẵn sàng “trút lửa thịnh nộ” đã khẳng định sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Chính vì vậy, dư luận thế giới vui mừng, nhưng vẫn thận trọng trước những diễn biến mới nhất trong vấn đề Triều Tiên.
Trong giải quyết mọi vấn đề mâu thuẫn, dù gay gắt đến đâu, đối thoại hòa bình luôn là giải pháp hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất, song nó luôn kèm theo điều kiện tiên quyết là sự tin cậy, chân thành và thiện chí của tất cả các bên. Với những tín hiệu tích cực mới nhất từ Mỹ và Triều Tiên, hy vọng về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hạt nhân, tên lửa trên Bán đảo Triều Tiên đã được "thắp lên".
Tuy nhiên, phía trước vẫn còn vô vàn chông gai, đòi hỏi các bên cần vượt qua được những rào cản của sự thiếu lòng tin hay mâu thuẫn lợi ích dai dẳng nhiều thập kỷ qua mới có thể thực sự tạo được "bước ngoặt lịch sử" như kỳ vọng.
Trong tiến trình chuyển động tích cực này phải khẳng định vai trò rất lớn của chính quyền Hàn Quốc, trong đó chính sách của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ưu tiên đối thoại và ngoại giao để giải quyết căng thẳng với Bình Nhưỡng, đang bắt đầu phát huy tác dụng.
Sau một năm căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington liên tiếp bị đẩy lên cao với “vòng luẩn quẩn” thử tên lửa - đe dọa chiến tranh - siết chặt trừng phạt, trong thông điệp Năm mới 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng đối thoại với Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chủ động nắm bắt mọi cơ hội dù mong manh nhất để cải thiện quan hệ liên Triều, qua đó tìm cách đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Sau thành công của “Chính sách Ánh Dương” dưới thời các cựu Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, các nỗ lực của ông Moon Jae-in, mà giới chuyên gia gọi là “Chính sách Mặt Trăng” (theo họ "Moon" của Tổng thống trong tiếng Anh có nghĩa là Mặt Trăng) đã phần nào từng bước "gỡ nút thắt" cho những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, vốn bị đẩy lên nấc thang mới trong suốt cả năm 2017.
Hai chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới Hàn Quốc nhân Olympic Mùa Đông PyeongChang 2018, trong thành phần đoàn có bà Kim Yo Jong - em gái và là cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cùng chuyến thăm của đoàn đặc phái viên Tổng thống Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng hôm 5/3, đã trở thành những "cú hích" làm thay đổi cục diện.
Chính sách mềm dẻo và kiên nhẫn của chính quyền Hàn Quốc đã được nhà lãnh đạo Triều Tiên "đáp lại" với những tuyên bố được xem là "nhượng bộ đáng kể", từ việc chủ động đề nghị tổ chức thượng đỉnh liên Triều vào tháng 4 tới, đến cam kết ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong khi tiến hành đối thoại với Hàn Quốc, đồng thời sẵn sàng đối thoại với Mỹ về việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên nếu các mối đe dọa quân sự đối với Bình Nhưỡng được xóa bỏ.
Đây là sự thay đổi quan điểm rõ rệt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau khi Bình Nhưỡng nhiều lần cương quyết rằng chương trình hạt nhân sẽ không thể là chủ đề của bất cứ cuộc đàm phán nào. Bên cạnh đó, việc Tổng thống Mỹ chấp nhận đối thoại trực tiếp với ông Kim Jong-un có thể được xem là một bước ngoặt lớn sau một năm hai nhà lãnh đạo liên tục sa vào các cuộc "khẩu chiến nảy lửa”, biến bán đảo Triều Tiên thành một “thùng thuốc súng” trực nổ tung.
Tuy nhiên, lịch sử tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhiều năm qua cho thấy còn quá sớm để hy vọng căng thẳng hiện nay sẽ nhanh chóng được giải quyết. Nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về đề xuất đối thoại của Triều Tiên liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa. Hiện chưa rõ những “đảm bảo an ninh” mà Triều Tiên mong muốn để đổi lại việc từ bỏ chương trình hạt nhân chính xác là gì.
Trước đây, Bình Nhưỡng từng đề nghị Mỹ rút quân đội khỏi Hàn Quốc, ngừng các cuộc tập trận chung và chấm dứt liên minh an ninh Mỹ - Hàn. Triều Tiên cũng muốn ký một hiệp định hòa bình với Mỹ, nước mà họ đã ký hiệp định đình chiến khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chứ không phải với Hàn Quốc.
Giới chuyên gia lo ngại Bình Nhưỡng có thể đưa ra những yêu cầu "bất khả thi" kiểu như trên đối với cả Mỹ lẫn Hàn Quốc và sẽ khiến đối thoại rơi vào bế tắc. Ngược lại, về phía Mỹ, mặc dù tỏ tín hiệu chấp thuận gặp gỡ cấp cao với lãnh đạo Triều Tiên, song vẫn tuyên bố không từ bỏ các biện pháp trừng phạt, gây sức ép với Bình Nhưỡng, cho thấy Washington ton vẫn chưa có sự tin tưởng thực sự đối với Triều Tiên.
Bên cạnh đó, một số vấn đề về nhân sự, như Mỹ không có đại sứ tại Hàn Quốc, hay quan chức phụ trách đàm phán với Triều Tiên, ông Joseph Yun, mới đây đã đệ đơn xin nghỉ hưu và Washington chưa tìm được người thay thế…, cũng đặt ra các khó khăn cho Washington để có thể đàm phán hiệu quả.
Hơn nữa, trong một năm cầm quyền vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thế giới thấy những cách tiếp cận khó đoán của ông trong vấn đề Triều Tiên, khi vừa tuyên bố sẵn sàng “trút lửa thịnh nộ” đã khẳng định sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Chính vì vậy, dư luận thế giới vui mừng, nhưng vẫn thận trọng trước những diễn biến mới nhất trong vấn đề Triều Tiên.
Trong giải quyết mọi vấn đề mâu thuẫn, dù gay gắt đến đâu, đối thoại hòa bình luôn là giải pháp hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất, song nó luôn kèm theo điều kiện tiên quyết là sự tin cậy, chân thành và thiện chí của tất cả các bên. Với những tín hiệu tích cực mới nhất từ Mỹ và Triều Tiên, hy vọng về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hạt nhân, tên lửa trên Bán đảo Triều Tiên đã được "thắp lên".
Tuy nhiên, phía trước vẫn còn vô vàn chông gai, đòi hỏi các bên cần vượt qua được những rào cản của sự thiếu lòng tin hay mâu thuẫn lợi ích dai dẳng nhiều thập kỷ qua mới có thể thực sự tạo được "bước ngoặt lịch sử" như kỳ vọng.
Bạch Dương
VVBchuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cuộc gặp Mỹ - Triều: Cần thiện chí để làm nên 'bước ngoặt lịch sử'
Điểm đáng chú ý của “cơn lốc ngoại giao” là từ mà báo chí Mỹ dành để chỉ sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đồng ý gặp nhau vào tháng 5 tới.
"Bất ngờ, không thể tin được" cũng là những từ ngữ mà nhiều chuyên gia phân tích quốc tế thốt ra khi nghe tin về sự kiện mà nếu diễn ra, nó sẽ là cuộc gặp cấp cao Mỹ - Triều đầu tiên từ trước tới nay, là “dấu mốc lịch sử” được kỳ vọng mở ra cơ hội tạo đột phá trong giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Bầu không khí hòa giải giữa hai miền Triều Tiên, được tạo lập từ đầu năm 2018, khi Triều Tiên nhận lời mời của Hàn Quốc cử phái đoàn tham dự Olympic Mùa Đông PyeongChang, với hàng loạt động thái "ngoại giao thể thao" hay "ngoại giao ăn tối", dường như đang trở thành "chìa khóa" mở cửa đối thoại Mỹ - Triều.
Thông báo của Nhà Trắng xác nhận kế hoạch gặp gỡ giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cho thấy những chuyển động xoay chiều nhanh chóng và tích cực nếu so sánh với tình hình chỉ vài tháng trước, khi bán đảo Triều Tiên liên tục trong tình trạng cận kề "miệng hố chiến tranh" với những tuyên bố đe dọa cứng rắn từ cả Washington lẫn Bình Nhưỡng.
Trong tiến trình chuyển động tích cực này phải khẳng định vai trò rất lớn của chính quyền Hàn Quốc, trong đó chính sách của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ưu tiên đối thoại và ngoại giao để giải quyết căng thẳng với Bình Nhưỡng, đang bắt đầu phát huy tác dụng.
Sau một năm căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington liên tiếp bị đẩy lên cao với “vòng luẩn quẩn” thử tên lửa - đe dọa chiến tranh - siết chặt trừng phạt, trong thông điệp Năm mới 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng đối thoại với Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chủ động nắm bắt mọi cơ hội dù mong manh nhất để cải thiện quan hệ liên Triều, qua đó tìm cách đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Sau thành công của “Chính sách Ánh Dương” dưới thời các cựu Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, các nỗ lực của ông Moon Jae-in, mà giới chuyên gia gọi là “Chính sách Mặt Trăng” (theo họ "Moon" của Tổng thống trong tiếng Anh có nghĩa là Mặt Trăng) đã phần nào từng bước "gỡ nút thắt" cho những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, vốn bị đẩy lên nấc thang mới trong suốt cả năm 2017.
Hai chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới Hàn Quốc nhân Olympic Mùa Đông PyeongChang 2018, trong thành phần đoàn có bà Kim Yo Jong - em gái và là cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cùng chuyến thăm của đoàn đặc phái viên Tổng thống Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng hôm 5/3, đã trở thành những "cú hích" làm thay đổi cục diện.
Chính sách mềm dẻo và kiên nhẫn của chính quyền Hàn Quốc đã được nhà lãnh đạo Triều Tiên "đáp lại" với những tuyên bố được xem là "nhượng bộ đáng kể", từ việc chủ động đề nghị tổ chức thượng đỉnh liên Triều vào tháng 4 tới, đến cam kết ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong khi tiến hành đối thoại với Hàn Quốc, đồng thời sẵn sàng đối thoại với Mỹ về việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên nếu các mối đe dọa quân sự đối với Bình Nhưỡng được xóa bỏ.
Đây là sự thay đổi quan điểm rõ rệt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau khi Bình Nhưỡng nhiều lần cương quyết rằng chương trình hạt nhân sẽ không thể là chủ đề của bất cứ cuộc đàm phán nào. Bên cạnh đó, việc Tổng thống Mỹ chấp nhận đối thoại trực tiếp với ông Kim Jong-un có thể được xem là một bước ngoặt lớn sau một năm hai nhà lãnh đạo liên tục sa vào các cuộc "khẩu chiến nảy lửa”, biến bán đảo Triều Tiên thành một “thùng thuốc súng” trực nổ tung.
Tuy nhiên, lịch sử tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhiều năm qua cho thấy còn quá sớm để hy vọng căng thẳng hiện nay sẽ nhanh chóng được giải quyết. Nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về đề xuất đối thoại của Triều Tiên liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa. Hiện chưa rõ những “đảm bảo an ninh” mà Triều Tiên mong muốn để đổi lại việc từ bỏ chương trình hạt nhân chính xác là gì.
Trước đây, Bình Nhưỡng từng đề nghị Mỹ rút quân đội khỏi Hàn Quốc, ngừng các cuộc tập trận chung và chấm dứt liên minh an ninh Mỹ - Hàn. Triều Tiên cũng muốn ký một hiệp định hòa bình với Mỹ, nước mà họ đã ký hiệp định đình chiến khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chứ không phải với Hàn Quốc.
Giới chuyên gia lo ngại Bình Nhưỡng có thể đưa ra những yêu cầu "bất khả thi" kiểu như trên đối với cả Mỹ lẫn Hàn Quốc và sẽ khiến đối thoại rơi vào bế tắc. Ngược lại, về phía Mỹ, mặc dù tỏ tín hiệu chấp thuận gặp gỡ cấp cao với lãnh đạo Triều Tiên, song vẫn tuyên bố không từ bỏ các biện pháp trừng phạt, gây sức ép với Bình Nhưỡng, cho thấy Washington ton vẫn chưa có sự tin tưởng thực sự đối với Triều Tiên.
Bên cạnh đó, một số vấn đề về nhân sự, như Mỹ không có đại sứ tại Hàn Quốc, hay quan chức phụ trách đàm phán với Triều Tiên, ông Joseph Yun, mới đây đã đệ đơn xin nghỉ hưu và Washington chưa tìm được người thay thế…, cũng đặt ra các khó khăn cho Washington để có thể đàm phán hiệu quả.
Hơn nữa, trong một năm cầm quyền vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thế giới thấy những cách tiếp cận khó đoán của ông trong vấn đề Triều Tiên, khi vừa tuyên bố sẵn sàng “trút lửa thịnh nộ” đã khẳng định sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Chính vì vậy, dư luận thế giới vui mừng, nhưng vẫn thận trọng trước những diễn biến mới nhất trong vấn đề Triều Tiên.
Trong giải quyết mọi vấn đề mâu thuẫn, dù gay gắt đến đâu, đối thoại hòa bình luôn là giải pháp hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất, song nó luôn kèm theo điều kiện tiên quyết là sự tin cậy, chân thành và thiện chí của tất cả các bên. Với những tín hiệu tích cực mới nhất từ Mỹ và Triều Tiên, hy vọng về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hạt nhân, tên lửa trên Bán đảo Triều Tiên đã được "thắp lên".
Tuy nhiên, phía trước vẫn còn vô vàn chông gai, đòi hỏi các bên cần vượt qua được những rào cản của sự thiếu lòng tin hay mâu thuẫn lợi ích dai dẳng nhiều thập kỷ qua mới có thể thực sự tạo được "bước ngoặt lịch sử" như kỳ vọng.
Trong tiến trình chuyển động tích cực này phải khẳng định vai trò rất lớn của chính quyền Hàn Quốc, trong đó chính sách của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ưu tiên đối thoại và ngoại giao để giải quyết căng thẳng với Bình Nhưỡng, đang bắt đầu phát huy tác dụng.
Sau một năm căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington liên tiếp bị đẩy lên cao với “vòng luẩn quẩn” thử tên lửa - đe dọa chiến tranh - siết chặt trừng phạt, trong thông điệp Năm mới 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng đối thoại với Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chủ động nắm bắt mọi cơ hội dù mong manh nhất để cải thiện quan hệ liên Triều, qua đó tìm cách đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Sau thành công của “Chính sách Ánh Dương” dưới thời các cựu Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, các nỗ lực của ông Moon Jae-in, mà giới chuyên gia gọi là “Chính sách Mặt Trăng” (theo họ "Moon" của Tổng thống trong tiếng Anh có nghĩa là Mặt Trăng) đã phần nào từng bước "gỡ nút thắt" cho những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, vốn bị đẩy lên nấc thang mới trong suốt cả năm 2017.
Hai chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới Hàn Quốc nhân Olympic Mùa Đông PyeongChang 2018, trong thành phần đoàn có bà Kim Yo Jong - em gái và là cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cùng chuyến thăm của đoàn đặc phái viên Tổng thống Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng hôm 5/3, đã trở thành những "cú hích" làm thay đổi cục diện.
Chính sách mềm dẻo và kiên nhẫn của chính quyền Hàn Quốc đã được nhà lãnh đạo Triều Tiên "đáp lại" với những tuyên bố được xem là "nhượng bộ đáng kể", từ việc chủ động đề nghị tổ chức thượng đỉnh liên Triều vào tháng 4 tới, đến cam kết ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong khi tiến hành đối thoại với Hàn Quốc, đồng thời sẵn sàng đối thoại với Mỹ về việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên nếu các mối đe dọa quân sự đối với Bình Nhưỡng được xóa bỏ.
Đây là sự thay đổi quan điểm rõ rệt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau khi Bình Nhưỡng nhiều lần cương quyết rằng chương trình hạt nhân sẽ không thể là chủ đề của bất cứ cuộc đàm phán nào. Bên cạnh đó, việc Tổng thống Mỹ chấp nhận đối thoại trực tiếp với ông Kim Jong-un có thể được xem là một bước ngoặt lớn sau một năm hai nhà lãnh đạo liên tục sa vào các cuộc "khẩu chiến nảy lửa”, biến bán đảo Triều Tiên thành một “thùng thuốc súng” trực nổ tung.
Tuy nhiên, lịch sử tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhiều năm qua cho thấy còn quá sớm để hy vọng căng thẳng hiện nay sẽ nhanh chóng được giải quyết. Nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về đề xuất đối thoại của Triều Tiên liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa. Hiện chưa rõ những “đảm bảo an ninh” mà Triều Tiên mong muốn để đổi lại việc từ bỏ chương trình hạt nhân chính xác là gì.
Trước đây, Bình Nhưỡng từng đề nghị Mỹ rút quân đội khỏi Hàn Quốc, ngừng các cuộc tập trận chung và chấm dứt liên minh an ninh Mỹ - Hàn. Triều Tiên cũng muốn ký một hiệp định hòa bình với Mỹ, nước mà họ đã ký hiệp định đình chiến khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chứ không phải với Hàn Quốc.
Giới chuyên gia lo ngại Bình Nhưỡng có thể đưa ra những yêu cầu "bất khả thi" kiểu như trên đối với cả Mỹ lẫn Hàn Quốc và sẽ khiến đối thoại rơi vào bế tắc. Ngược lại, về phía Mỹ, mặc dù tỏ tín hiệu chấp thuận gặp gỡ cấp cao với lãnh đạo Triều Tiên, song vẫn tuyên bố không từ bỏ các biện pháp trừng phạt, gây sức ép với Bình Nhưỡng, cho thấy Washington ton vẫn chưa có sự tin tưởng thực sự đối với Triều Tiên.
Bên cạnh đó, một số vấn đề về nhân sự, như Mỹ không có đại sứ tại Hàn Quốc, hay quan chức phụ trách đàm phán với Triều Tiên, ông Joseph Yun, mới đây đã đệ đơn xin nghỉ hưu và Washington chưa tìm được người thay thế…, cũng đặt ra các khó khăn cho Washington để có thể đàm phán hiệu quả.
Hơn nữa, trong một năm cầm quyền vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thế giới thấy những cách tiếp cận khó đoán của ông trong vấn đề Triều Tiên, khi vừa tuyên bố sẵn sàng “trút lửa thịnh nộ” đã khẳng định sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Chính vì vậy, dư luận thế giới vui mừng, nhưng vẫn thận trọng trước những diễn biến mới nhất trong vấn đề Triều Tiên.
Trong giải quyết mọi vấn đề mâu thuẫn, dù gay gắt đến đâu, đối thoại hòa bình luôn là giải pháp hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất, song nó luôn kèm theo điều kiện tiên quyết là sự tin cậy, chân thành và thiện chí của tất cả các bên. Với những tín hiệu tích cực mới nhất từ Mỹ và Triều Tiên, hy vọng về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hạt nhân, tên lửa trên Bán đảo Triều Tiên đã được "thắp lên".
Tuy nhiên, phía trước vẫn còn vô vàn chông gai, đòi hỏi các bên cần vượt qua được những rào cản của sự thiếu lòng tin hay mâu thuẫn lợi ích dai dẳng nhiều thập kỷ qua mới có thể thực sự tạo được "bước ngoặt lịch sử" như kỳ vọng.
Bạch Dương
VVBchuyen