Kinh Đời
Cuộc phỏng vấn đầy xúc động của cô gái xinh đẹp và vị chủ tịch công ty
Một cô gái xinh đẹp, tài giỏi đi phỏng vấn chức vụ trưởng phòng kinh doanh của một tập đoàn lớn. Sau khi trải qua các vòng phỏng vấn sơ khảo ban đầu,
Một cô gái xinh đẹp, tài giỏi đi phỏng vấn chức vụ trưởng phòng kinh
doanh của một tập đoàn lớn. Sau khi trải qua các vòng phỏng vấn sơ khảo
ban đầu, cuối cùng đến lượt vị chủ tịch tập đoàn phỏng vấn để quyết định
có nhận hay không?
Sau khi nhìn qua một lượt hồ sơ của cô gái, ông phát hiện thành tích học
tập của cô gái vô cùng ấn tượng, từ trung học cho tới tốt nghiệp nghiên
cứu sinh, năm nào cũng là học sinh, sinh viên ưu tú.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Chủ tịch: Cô ở trường có nhận được học bổng không?
Cô gái: Không.
Chủ tịch: Vậy bố cô chi trả học phí cho cô?
Cô gái: Bố tôi qua đời khi tôi mới một tuổi, tất cả học phí đều là do mẹ tôi chi trả.
Chủ tịch: Vậy mẹ cô làm việc ở công ty nào?
Khi cô gái trả lời, mẹ tôi là một người giặt quần áo thuê. Ông chủ tịch
yêu cầu cô gái đưa hai bàn tay của mình ra cho ông em, khi nhìn thấy hai
bàn tay trắng hồng mềm mại của cô gái.
Chủ tịch nói: Cô đã từng giúp mẹ giặt quần áo chưa?
Cô gái: Chưa, trước tới giờ, mẹ tôi đều yêu cầu tôi phải chăm chỉ dành
thời gian cho học tập, hơn nữa, mẹ tôi giặt nhanh hơn tôi rất nhiều.
Chủ tịch: Tôi có một yêu cầu, hôm nay sau khi về, cô hãy rửa tay cho mẹ một lần rồi sáng mai quay lại đây gặp tôi.
Cô gái nghĩ rằng khả năng mình được nhận vào làm rất lớn, cô về nhà vui
mừng muốn rửa tay cho mẹ. Khi cô gái rửa tay cho mẹ, dần dần những giọt
nước mắt tuôn rơi tự lúc nào không biết. Lần đầu tiên trong cuộc đời cô
phát hiện, hai bàn tay mẹ đã chai sần nứt nẻ, có những vết thương còn
chưa lành, khi chạm xuống nước vết thương khiến mẹ gồng mình nhẫn chịu.
Đây là lần đầu cô gái cảm nhận được sự vất vả của mẹ, để có tiền đóng
học phí cho cô, hàng ngày mẹ đã phải dùng đôi tay chai sần, gầy yếu này
giặt áo cho người ta, những vết sẹo trên tay, những vết thương chưa
lành, đó là cái giá để đánh đổi cho cô có được thành tích như ngày hôm
này.
Sau khi rửa tay cho mẹ, cô lặng lẽ giặt hết chỗ quần áo còn lại trong
ngày, buổi tối hôm đó hai mẹ con đã nói chuyện với nhau rất nhiều.
Sáng hôm sau, khi cô gái đến gặp vị chủ tịch. Ông nhìn đôi mắt đỏ hoe
của cô gái rồi bảo cô gái có thể kể cho ông biết ngày hôm qua về nhà đã
làm những việc gì hay không?
Cô gái: Sau khi tôi rửa tay cho mẹ xong, tôi giúp mẹ giặt hết số áo còn lại cho mẹ.
Chủ tịch: Cô có thể cho tôi biết cảm nhận?
Cô gái:
Thứ nhất: Tôi học được sự cảm ơn người khác, nếu không có mẹ, không có sự hy sinh của mẹ, sẽ không có được tôi của ngày hôm nay.
Thứ hai: Tôi hiểu được rằng cần phải lỗ lực cùng với mẹ với sự vất vả mưu sinh.
Thứ ba: Tôi hiểu được giá trị và tầm quan trọng của gia đình.
Chủ tịch nói: Đó chính xác là những gì tôi cần tìm ở ứng viên đảm nhận
vị trí quản lý cấp cao này và sau này còn có thể đảm nhận những chức vụ
cao hơn nữa. Một người quản lý là phải biết cảm ơn người khác, biết cảm
nhận sự vất vả khó nhọc của người khác, không phải đặt tiền bạc làm mục
tiêu hàng đầu trong cuộc sống. Chúc mừng cô, cô đã trúng tuyển.
Sau khi vào làm, cô gái rất nhanh chóng nắm bắt được công việc và không
ngừng nỗ lực phấn đấu, nhận được sự ủng hộ của nhiều người trong công
ty, thành tích kinh doanh của công ty cũng nhờ đó không ngừng tăng
trưởng.
Nếu như một người ngay từ nhỏ đã có thói quen được nuôi dưỡng bao bọc,
cái gì cũng được nuông chiều, bao nhiêu sự vất vả của bố mẹ đều không
biết, sau khi đi làm, cho rằng mọi người, đồng nghiệp đều phải nghe lời
mình, làm người quản lý, không biết được sự vất vả của công nhân, khi
gặp chuyện lại còn oán trời trách đất, đùn đẩy cho người khác.
Người như vậy, cho dù có thành tích học tập tốt, có được phong độ nhất
thời, nhưng trong xã hội này không thể làm nên việc lớn, chắc chắn sẽ
phải thất bại.
Như vậy, chiều chuộng là yêu thương hay làm hại con cái?
Chúng ta có cho con ăn ngon mặc đẹp, cung cấp đầy đủ những thứ cần thiết
cho con, nhưng cũng cần cho con biết được sự vất cả của bố mẹ, sự khó
nhọc của việc kiếm tiền nuôi chúng lớn. Ở nhà khi ăn cơm xong, cũng cần
phải cho chúng giúp đỡ rửa bát quét nhà, phụ giúp bố mẹ, cho chúng có cơ
hội trưởng thành.
Yêu thương con cái không phải chỉ là việc cho chúng ăn ngon, mặc đẹp,
cung cấp tiền bạc cho chúng chi tiêu. Thực sự yêu thương con cái chính
là dạy chúng biết cảm ơn người khác, biết cảm nhận sự vất vả của người
khác, biết đồng cảm với người khác.
Bố mẹ vất vả nuôi chúng ta khôn lớn, cho chúng ta rất nhiều điều, khi
chúng ta dần dần có tư tưởng, suy nghĩ độc lập của bản thân, lúc này
chúng ta không phải chỉ biết suy nghĩ viển vông, mà còn cần phải biết
biết thấu hiểu và cảm ơn bố mẹ đã vất vả nuôi chúng ta khôn lớn.
Chúng ta mỗi ngày một trưởng thành, bố mẹ mỗi ngày một già đi, mái tóc
đen nay đã bạc màu, đó là cái giá phải trả để đánh đổi hạnh phúc cho của
chúng ta. Khi chúng ta dần dần trưởng thành thì cùng với đó, chúng ta
phải thay bố mẹ gánh vác một phần trách nhiệm, tuỳ theo sức của mình mà
quan tâm giúp đỡ cho bố mẹ, dù chỉ là một việc nhỏ, cũng sẽ làm cho bố
mẹ ấm lòng.
Minh Vũ
(Đại Kỷ Nguyên)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cuộc phỏng vấn đầy xúc động của cô gái xinh đẹp và vị chủ tịch công ty
Một cô gái xinh đẹp, tài giỏi đi phỏng vấn chức vụ trưởng phòng kinh doanh của một tập đoàn lớn. Sau khi trải qua các vòng phỏng vấn sơ khảo ban đầu,
Một cô gái xinh đẹp, tài giỏi đi phỏng vấn chức vụ trưởng phòng kinh
doanh của một tập đoàn lớn. Sau khi trải qua các vòng phỏng vấn sơ khảo
ban đầu, cuối cùng đến lượt vị chủ tịch tập đoàn phỏng vấn để quyết định
có nhận hay không?
Sau khi nhìn qua một lượt hồ sơ của cô gái, ông phát hiện thành tích học
tập của cô gái vô cùng ấn tượng, từ trung học cho tới tốt nghiệp nghiên
cứu sinh, năm nào cũng là học sinh, sinh viên ưu tú.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Chủ tịch: Cô ở trường có nhận được học bổng không?
Cô gái: Không.
Chủ tịch: Vậy bố cô chi trả học phí cho cô?
Cô gái: Bố tôi qua đời khi tôi mới một tuổi, tất cả học phí đều là do mẹ tôi chi trả.
Chủ tịch: Vậy mẹ cô làm việc ở công ty nào?
Khi cô gái trả lời, mẹ tôi là một người giặt quần áo thuê. Ông chủ tịch
yêu cầu cô gái đưa hai bàn tay của mình ra cho ông em, khi nhìn thấy hai
bàn tay trắng hồng mềm mại của cô gái.
Chủ tịch nói: Cô đã từng giúp mẹ giặt quần áo chưa?
Cô gái: Chưa, trước tới giờ, mẹ tôi đều yêu cầu tôi phải chăm chỉ dành
thời gian cho học tập, hơn nữa, mẹ tôi giặt nhanh hơn tôi rất nhiều.
Chủ tịch: Tôi có một yêu cầu, hôm nay sau khi về, cô hãy rửa tay cho mẹ một lần rồi sáng mai quay lại đây gặp tôi.
Cô gái nghĩ rằng khả năng mình được nhận vào làm rất lớn, cô về nhà vui
mừng muốn rửa tay cho mẹ. Khi cô gái rửa tay cho mẹ, dần dần những giọt
nước mắt tuôn rơi tự lúc nào không biết. Lần đầu tiên trong cuộc đời cô
phát hiện, hai bàn tay mẹ đã chai sần nứt nẻ, có những vết thương còn
chưa lành, khi chạm xuống nước vết thương khiến mẹ gồng mình nhẫn chịu.
Đây là lần đầu cô gái cảm nhận được sự vất vả của mẹ, để có tiền đóng
học phí cho cô, hàng ngày mẹ đã phải dùng đôi tay chai sần, gầy yếu này
giặt áo cho người ta, những vết sẹo trên tay, những vết thương chưa
lành, đó là cái giá để đánh đổi cho cô có được thành tích như ngày hôm
này.
Sau khi rửa tay cho mẹ, cô lặng lẽ giặt hết chỗ quần áo còn lại trong
ngày, buổi tối hôm đó hai mẹ con đã nói chuyện với nhau rất nhiều.
Sáng hôm sau, khi cô gái đến gặp vị chủ tịch. Ông nhìn đôi mắt đỏ hoe
của cô gái rồi bảo cô gái có thể kể cho ông biết ngày hôm qua về nhà đã
làm những việc gì hay không?
Cô gái: Sau khi tôi rửa tay cho mẹ xong, tôi giúp mẹ giặt hết số áo còn lại cho mẹ.
Chủ tịch: Cô có thể cho tôi biết cảm nhận?
Cô gái:
Thứ nhất: Tôi học được sự cảm ơn người khác, nếu không có mẹ, không có sự hy sinh của mẹ, sẽ không có được tôi của ngày hôm nay.
Thứ hai: Tôi hiểu được rằng cần phải lỗ lực cùng với mẹ với sự vất vả mưu sinh.
Thứ ba: Tôi hiểu được giá trị và tầm quan trọng của gia đình.
Chủ tịch nói: Đó chính xác là những gì tôi cần tìm ở ứng viên đảm nhận
vị trí quản lý cấp cao này và sau này còn có thể đảm nhận những chức vụ
cao hơn nữa. Một người quản lý là phải biết cảm ơn người khác, biết cảm
nhận sự vất vả khó nhọc của người khác, không phải đặt tiền bạc làm mục
tiêu hàng đầu trong cuộc sống. Chúc mừng cô, cô đã trúng tuyển.
Sau khi vào làm, cô gái rất nhanh chóng nắm bắt được công việc và không
ngừng nỗ lực phấn đấu, nhận được sự ủng hộ của nhiều người trong công
ty, thành tích kinh doanh của công ty cũng nhờ đó không ngừng tăng
trưởng.
Nếu như một người ngay từ nhỏ đã có thói quen được nuôi dưỡng bao bọc,
cái gì cũng được nuông chiều, bao nhiêu sự vất vả của bố mẹ đều không
biết, sau khi đi làm, cho rằng mọi người, đồng nghiệp đều phải nghe lời
mình, làm người quản lý, không biết được sự vất vả của công nhân, khi
gặp chuyện lại còn oán trời trách đất, đùn đẩy cho người khác.
Người như vậy, cho dù có thành tích học tập tốt, có được phong độ nhất
thời, nhưng trong xã hội này không thể làm nên việc lớn, chắc chắn sẽ
phải thất bại.
Như vậy, chiều chuộng là yêu thương hay làm hại con cái?
Chúng ta có cho con ăn ngon mặc đẹp, cung cấp đầy đủ những thứ cần thiết
cho con, nhưng cũng cần cho con biết được sự vất cả của bố mẹ, sự khó
nhọc của việc kiếm tiền nuôi chúng lớn. Ở nhà khi ăn cơm xong, cũng cần
phải cho chúng giúp đỡ rửa bát quét nhà, phụ giúp bố mẹ, cho chúng có cơ
hội trưởng thành.
Yêu thương con cái không phải chỉ là việc cho chúng ăn ngon, mặc đẹp,
cung cấp tiền bạc cho chúng chi tiêu. Thực sự yêu thương con cái chính
là dạy chúng biết cảm ơn người khác, biết cảm nhận sự vất vả của người
khác, biết đồng cảm với người khác.
Bố mẹ vất vả nuôi chúng ta khôn lớn, cho chúng ta rất nhiều điều, khi
chúng ta dần dần có tư tưởng, suy nghĩ độc lập của bản thân, lúc này
chúng ta không phải chỉ biết suy nghĩ viển vông, mà còn cần phải biết
biết thấu hiểu và cảm ơn bố mẹ đã vất vả nuôi chúng ta khôn lớn.
Chúng ta mỗi ngày một trưởng thành, bố mẹ mỗi ngày một già đi, mái tóc
đen nay đã bạc màu, đó là cái giá phải trả để đánh đổi hạnh phúc cho của
chúng ta. Khi chúng ta dần dần trưởng thành thì cùng với đó, chúng ta
phải thay bố mẹ gánh vác một phần trách nhiệm, tuỳ theo sức của mình mà
quan tâm giúp đỡ cho bố mẹ, dù chỉ là một việc nhỏ, cũng sẽ làm cho bố
mẹ ấm lòng.
Minh Vũ
(Đại Kỷ Nguyên)