Tham Khảo
Cửu Long giòng sông uất nghẹn
Bắc Kinh với sự thống trị của đảng Cộng Sản, chúng nuôi tham vọng rất lớn là bá chủ hoàn toàn thế giới mỗi khi thời cơ cho phép. Lòng tham vô độ này ngoài chế độ Cộng Sản VN ra, người dân VN đều biết rõ.
Hàng loạt đập nước khổng lồ đã và đang xây dựng trên đầu nguồn dòng sông quốc tế có chiều dài 2,800 dặm này. Các đập thuỷ điện tại phần sông Mekong chảy vào địa phận Trung Cộng (còn gọi là Lancang) đã ngăn chận nghiêm trọng dòng chảy tự nhiên của Mekong, cướp đi miếng ăn hàng chục triệu dân Đông Nam Á.
Cửu Long là con sông quốc tế, so chiều dài nó đứng thứ 12 trên thế giới. Với chiều dài 4,350 km, Con sông này đã xả vào đại dương hàng năm lên tới 457 kilomet khối nước. Hiện tại Trung Hoa đã hoàn chỉnh 7 đập thuỷ điện trong đó đập Xìaowan lớn nhất có công suất 4200 MW điện (xong 2010). Lòng tham của Bắc Kinh không bao giờ dừng lại ở đây và sẽ còn 21 đập tuơng lai trên dòng sông quốc tế này!
Theo LHQ thì sự xây dựng ồ ạt này sẽ là thảm hoạ cho đời sống hơn 60 triệu dân sống nhờ vào nguồn sông. Chính nhu cầu về nguồn điện trong việc phát triển kỹ nghệ đã làm Bắc Kinh bỏ ngoài tai bao thảm hoạ môi trường môi sinh cùng sự công bằng đối xử với dân tộc khác đối với một dòng sông chung là Mekong.
Thảm hoạ hạn và nhiễm mặn đe doạ nặng đồng bằng sông Cửu Long không thể trầm trọng như hiện nay nếu Trung cộng không xây hàng loạt đập thuỷ điện như trên. Thế giới bất lực, các chính phủ Đông Nam Á hay các nước hạ nguồn Cửu Long không thể làm gì hơn đối với một tên 'bạo chúa' thời đại' là Bắc Kinh?
Sự giảm mạnh lưu lượng giòng chảy trong mùa hè hay đột phát giòng chảy quá mức trong mùa lũ cũng do quá nhiều đập trên thượng nguồn dòng sông này. Hệ sinh thái hạ lưu sông Cửu Long bị huỷ diệt hay thay đổi hẳn. làm mất đi những Bao thuỷ sinh vật truyền thống bao đời sẽ dần dần giảm thiểu và tuyệt chủng, nguồn phù sa cũng mất mát lần hồi. Tất cả cộng lại ảnh hưởng rất mạnh vào hệ sinh thái và mùa màng từng nuôi sống hàng chục triệu dân cư hạ lưu Mekong.
Thế giới hiện nay đang đối phó với 'hội chứng' Biển Đông có liên quan đến nhiều nước. Trong đó có chế độ Hà Nội từng 'im lặng' một cách hèn yếu trước sự lấn ép cuồng bạo của Bắc Kinh. Trong vấn nạn sông Cửu Long và đời sống bấp bênh của 17 triệu nông dân sống tại lưu vực, chúng ta chưa bao giờ nghe Hà Nội có một sự tranh đấu tích cực lên LHQ cho dân nhờ? Hiện nay, tai Hà Nội Nguyễn xuân Phúc và các tỉnh uỷ miền nam thi đua nhau 'đổ lỗi cho El Nino kéo dài" không dám đả động đến Bắc kinh ngoài việc xin ơn 'mưa móc' xả cho một số nước, nhưng sự xin xỏ này chẳng hề có tác dụng ?
Chúng ta không phủ nhận hiện tượng 'global warming' và "El Nino" làm nước biển dâng lên trên thế giới . Theo Washington Post thì từ 100 năm nay tốc độ tăng cao nhất của nước biển lên tới khoáng 14 centimet (hay 3.4 milimet một năm); không lý do gì chỉ có lưu vực sông Cửu Long 'nhiễm mặn do nước biển tăng hay El nino" hay tại sao lưu vực đồng bằng sông Cửu Long bị nước biển lấn sâu vào trầm trọng như thế ? Trong lúc duyên hải Campuchia và duyên hải vịnh Thái Lan không nghe tai nạn trầm trọng?
Hạn hán trầm trọng đi đến việc xin Bắc kinh xả bớt nước từ một số đập của họ đang gián tiếp giúp cho Trung Cộng có thêm một vũ khí chính trị đó là nước. Mỗi khi đột biến thời tiết từ vấn đề "hâm nóng địa cầu" mưa lũ quá nhiều tại vùng thượng nguồn Mekong cũng gián tiếp cho chế độ CS Bắc Kinh có thêm một vũ khí 'giết người hàng loạt' khác đó là nước. Vào lúc này Bắc Kinh sẽ xả lũ hàng loạt để cứu đập sẽ đưa cơn lũ Cửu Long lên cao trong đêm một cách nhanh chóng làm nhiều làng mạc khó lòng chạy kịp trong đêm.
Nông dân miền Nam có tiếng 'làm chơi ăn thiệt'. Đất đai màu mỡ, nhiều giống cá theo dòng, định kỳ trôi về với số lượng và chủng loại phong phú. Một Trung Cộng trổi dậy đã xoá mất tất cả! Từ sông ngòi đến biển cả. Các giống thuỷ sinh từ nước ngọt đén nước mặn cạn sạch ,'triệt nòi' theo tham vọng của Bắc Kinh.
Mối đe doạ 'Hán Triều' hôm nay nó không dừng ở tham vọng 'nuốt trọn' những dòng sông dù lớn bé hay biển cả, dù nông hay sâu. Bắc Kinh với sự thống trị của đảng Cộng Sản, chúng nuôi tham vọng rất lớn là bá chủ hoàn toàn thế giới mỗi khi thời cơ cho phép. Lòng tham vô độ này ngoài chế độ Cộng Sản VN ra, người dân VN đều biết rõ.
Bắc Kinh nuôi mộng trổi dây qua 'xâm lăng kinh tế' thế giới trong thủ đoạn hàng hoá 'rẽ, nhỗm'. Nhu cầu điện lực khiến Bắc Kinh liên tục phá hoại sự ổn định một con sông quốc tế, gây bất công cho các nước nhỏ.
Trách nhiệm của LHQ không đơn thuần chú trọng vào các cuộc chiến và di dân không thôi; đó là tình hình thời sự. LHQ phải có trọng trách làm trọng tài hay điều giải về tình trạng địa chính toàn cầu (global geographical politics). Bổn phận của LHQ vẫn thiếu khi để ngoài nghị trình thái độ "cường hào ác bá" của một trong năm thành viên trong ĐẠI HỘI ĐỒNG LHQ đó là Trung Cộng. Chính Trung Cộng từng ngày, từng giờ, phá hoại một giòng sông quốc tế, giết chết đời sống hàng chục triệu người dân nước khác.
Đinh hoa Lư
http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/viet-nam/cuu-long-giong-song-uat-nghen.html
http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/viet-nam/cuu-long-giong-song-uat-nghen.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cửu Long giòng sông uất nghẹn
Bắc Kinh với sự thống trị của đảng Cộng Sản, chúng nuôi tham vọng rất lớn là bá chủ hoàn toàn thế giới mỗi khi thời cơ cho phép. Lòng tham vô độ này ngoài chế độ Cộng Sản VN ra, người dân VN đều biết rõ.
Hàng loạt đập nước khổng lồ đã và đang xây dựng trên đầu nguồn dòng sông quốc tế có chiều dài 2,800 dặm này. Các đập thuỷ điện tại phần sông Mekong chảy vào địa phận Trung Cộng (còn gọi là Lancang) đã ngăn chận nghiêm trọng dòng chảy tự nhiên của Mekong, cướp đi miếng ăn hàng chục triệu dân Đông Nam Á.
Cửu Long là con sông quốc tế, so chiều dài nó đứng thứ 12 trên thế giới. Với chiều dài 4,350 km, Con sông này đã xả vào đại dương hàng năm lên tới 457 kilomet khối nước. Hiện tại Trung Hoa đã hoàn chỉnh 7 đập thuỷ điện trong đó đập Xìaowan lớn nhất có công suất 4200 MW điện (xong 2010). Lòng tham của Bắc Kinh không bao giờ dừng lại ở đây và sẽ còn 21 đập tuơng lai trên dòng sông quốc tế này!
Theo LHQ thì sự xây dựng ồ ạt này sẽ là thảm hoạ cho đời sống hơn 60 triệu dân sống nhờ vào nguồn sông. Chính nhu cầu về nguồn điện trong việc phát triển kỹ nghệ đã làm Bắc Kinh bỏ ngoài tai bao thảm hoạ môi trường môi sinh cùng sự công bằng đối xử với dân tộc khác đối với một dòng sông chung là Mekong.
Thảm hoạ hạn và nhiễm mặn đe doạ nặng đồng bằng sông Cửu Long không thể trầm trọng như hiện nay nếu Trung cộng không xây hàng loạt đập thuỷ điện như trên. Thế giới bất lực, các chính phủ Đông Nam Á hay các nước hạ nguồn Cửu Long không thể làm gì hơn đối với một tên 'bạo chúa' thời đại' là Bắc Kinh?
Sự giảm mạnh lưu lượng giòng chảy trong mùa hè hay đột phát giòng chảy quá mức trong mùa lũ cũng do quá nhiều đập trên thượng nguồn dòng sông này. Hệ sinh thái hạ lưu sông Cửu Long bị huỷ diệt hay thay đổi hẳn. làm mất đi những Bao thuỷ sinh vật truyền thống bao đời sẽ dần dần giảm thiểu và tuyệt chủng, nguồn phù sa cũng mất mát lần hồi. Tất cả cộng lại ảnh hưởng rất mạnh vào hệ sinh thái và mùa màng từng nuôi sống hàng chục triệu dân cư hạ lưu Mekong.
Thế giới hiện nay đang đối phó với 'hội chứng' Biển Đông có liên quan đến nhiều nước. Trong đó có chế độ Hà Nội từng 'im lặng' một cách hèn yếu trước sự lấn ép cuồng bạo của Bắc Kinh. Trong vấn nạn sông Cửu Long và đời sống bấp bênh của 17 triệu nông dân sống tại lưu vực, chúng ta chưa bao giờ nghe Hà Nội có một sự tranh đấu tích cực lên LHQ cho dân nhờ? Hiện nay, tai Hà Nội Nguyễn xuân Phúc và các tỉnh uỷ miền nam thi đua nhau 'đổ lỗi cho El Nino kéo dài" không dám đả động đến Bắc kinh ngoài việc xin ơn 'mưa móc' xả cho một số nước, nhưng sự xin xỏ này chẳng hề có tác dụng ?
Chúng ta không phủ nhận hiện tượng 'global warming' và "El Nino" làm nước biển dâng lên trên thế giới . Theo Washington Post thì từ 100 năm nay tốc độ tăng cao nhất của nước biển lên tới khoáng 14 centimet (hay 3.4 milimet một năm); không lý do gì chỉ có lưu vực sông Cửu Long 'nhiễm mặn do nước biển tăng hay El nino" hay tại sao lưu vực đồng bằng sông Cửu Long bị nước biển lấn sâu vào trầm trọng như thế ? Trong lúc duyên hải Campuchia và duyên hải vịnh Thái Lan không nghe tai nạn trầm trọng?
Hạn hán trầm trọng đi đến việc xin Bắc kinh xả bớt nước từ một số đập của họ đang gián tiếp giúp cho Trung Cộng có thêm một vũ khí chính trị đó là nước. Mỗi khi đột biến thời tiết từ vấn đề "hâm nóng địa cầu" mưa lũ quá nhiều tại vùng thượng nguồn Mekong cũng gián tiếp cho chế độ CS Bắc Kinh có thêm một vũ khí 'giết người hàng loạt' khác đó là nước. Vào lúc này Bắc Kinh sẽ xả lũ hàng loạt để cứu đập sẽ đưa cơn lũ Cửu Long lên cao trong đêm một cách nhanh chóng làm nhiều làng mạc khó lòng chạy kịp trong đêm.
Nông dân miền Nam có tiếng 'làm chơi ăn thiệt'. Đất đai màu mỡ, nhiều giống cá theo dòng, định kỳ trôi về với số lượng và chủng loại phong phú. Một Trung Cộng trổi dậy đã xoá mất tất cả! Từ sông ngòi đến biển cả. Các giống thuỷ sinh từ nước ngọt đén nước mặn cạn sạch ,'triệt nòi' theo tham vọng của Bắc Kinh.
Mối đe doạ 'Hán Triều' hôm nay nó không dừng ở tham vọng 'nuốt trọn' những dòng sông dù lớn bé hay biển cả, dù nông hay sâu. Bắc Kinh với sự thống trị của đảng Cộng Sản, chúng nuôi tham vọng rất lớn là bá chủ hoàn toàn thế giới mỗi khi thời cơ cho phép. Lòng tham vô độ này ngoài chế độ Cộng Sản VN ra, người dân VN đều biết rõ.
Bắc Kinh nuôi mộng trổi dây qua 'xâm lăng kinh tế' thế giới trong thủ đoạn hàng hoá 'rẽ, nhỗm'. Nhu cầu điện lực khiến Bắc Kinh liên tục phá hoại sự ổn định một con sông quốc tế, gây bất công cho các nước nhỏ.
Trách nhiệm của LHQ không đơn thuần chú trọng vào các cuộc chiến và di dân không thôi; đó là tình hình thời sự. LHQ phải có trọng trách làm trọng tài hay điều giải về tình trạng địa chính toàn cầu (global geographical politics). Bổn phận của LHQ vẫn thiếu khi để ngoài nghị trình thái độ "cường hào ác bá" của một trong năm thành viên trong ĐẠI HỘI ĐỒNG LHQ đó là Trung Cộng. Chính Trung Cộng từng ngày, từng giờ, phá hoại một giòng sông quốc tế, giết chết đời sống hàng chục triệu người dân nước khác.
Đinh hoa Lư
http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/viet-nam/cuu-long-giong-song-uat-nghen.html
http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/viet-nam/cuu-long-giong-song-uat-nghen.html