Cà Kê Dê Ngỗng
Cựu Thị trưởng Bắc Kinh: ‘Đàn áp Thiên An Môn là một bi kịch’
Ông Chen Xitong, chính trị gia Trung Quốc theo đường lối cứng rắn, nói rằng vụ thảm sát những người biểu tình ủng hộ dân chủ hồi năm 1989 đáng lẽ có thể tránh được.
Cựu thị trưởng Bắc Kinh, vốn bị công kích vì vai trò của ông trong vụ đàn áp đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn đối với cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, mô tả đó là “một bi kịch đáng tiếc những đã có thể tránh được”, trong cuốn sách mới xuất bản của ông.
Hàng trăm người, có thể hàng ngàn, đã thiệt mạng khi quân đội Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình ở thủ đô vào ngày 3 và 4 tháng Sáu năm 1989. Bình luận của Chen Xitong đặc biệt ấn tượng bởi vì ông đã từ lâu được xem như là người có đường lối cứng rắn và ủng hộ điều quân đội vào quảng trường, và bởi vì ông cho biết rằng một số quan chức muốn chính phủ xét lại sự kiện này.
Theo nhà nghiên cứu Yao Jianfu, người nói rằng ông đã phỏng vấn cựu thị trưởng năm nay 81 tuổi nhiều lần trong lúc thực hiện cuốn sách Cuộc trò chuyện với Chen Xitong, ông Chen đã nói trong khi ông muốn kết thúc sự bất ổn một cách nhanh chóng, “không ai phải chết nếu sự cố đó được xử lý đúng cách. Hàng trăm người đã chết vào ngày hôm đó. Là thị trưởng, tôi rất lấy làm tiếc. Tôi hy vọng chúng ta đã có thể giải quyết trường hợp đó một cách ôn hoà”.
Ông Chen sau đó đã trở thành bí thư thành ủy tại Bắc Kinh, nhưng đã bị lật đổ và sau đó bị bỏ tù vì một vụ bê bối tham nhũng lớn vào thập niên 1990. Năm 2004, ông đã được ân xá để ra ngoài chữa bệnh.
“Ông là một người có đường lối cứng rắn … nhưng ông là một trong những đầu tiên bước ra nói rằng ông lấy làm tiếc vì đã có nhiều người chết và rằng sự cố đó cần phải có một phương án giải quyết ôn hoà. Đó là điều rất quan trọng”, ông Bao Pu, nhà xuất bản cuốn sách cho biết.
Cha của ông Bao là quan chức cấp cao nhất bị bỏ tù vì sự cảm thông của ông dành cho các sinh viên. “Ngay cả ông Chen cũng có cảm giác rằng quần chúng nói chung không chấp nhận những kết luận của chính phủ. “
Phát biểu của ông Chen dường như là một phản ứng khi cuốn hồi ký chưa công bố của cựu Thủ tướng Li Peng (Lý Bằng) mô tả ông Chen là “chỉ huy trưởng” tại Trung tâm Chỉ huy Võ thuật Bắc Kinh (Beijing Martial Law Command Centre).
Theo các tài liệu thu được từ South China Morning Post và được xác nhận bởi ông Bao, ông Chen cho biết ông biết rất ít về các cuộc thảo luận và quyết định chính trị.
“Tôi không biết gì về vai trò mà tôi buộc phải đảm nhiệm. Tôi không biết mục đích của ông [Lý] là gì”, ông nói. Ông cho biết thêm: “Tôi tin rằng một ngày nào đó đảng [Cộng sản Trung Quốc] sẽ giải mật tất cả các tài liệu và lịch sử sẽ đưa ra một phán quyết công bằng hơn về các ông Den Xiaoping [Đặng Tiểu Bình], Li Pen và Zhao Ziyang [Triệu Tử Dương] (Tổng thư ký, người đã bị thanh trừng do sự cảm tình của ông dành cho các sinh viên).
“Khi đất nước của chúng tôi hiện đang phát triển mạnh mẽ hơn, chúng tôi nên có một hệ thống dân chủ hơn. Ông Wen Jiabao [Ôn Gia Bảo] đã nói nhiều lần rằng [chúng tôi] cần phải cải cách chính trị … Chúng tôi cần phải làm điều này từng bước một … Một ngày nào đó, những điều không lành mạnh và bất công sẽ được nhắc lại”.
Giáo sư Andrew Nathan, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Columbia và biên tập The Tiananmen Papers, cho biết bình luận của Chen rất hấp dẫn.
“Tôi nhận thấy một kỳ vọng tăng vọt trong số những người Trung Quốc mà tôi quen biết là 6.4 [tên gọi của cuộc đàn áp Thiên An Môn ở Trung Quốc] sẽ được xem xét lại. Nhưng trong tương lai gần tôi vẫn còn bi quan”, ông nói.
“Về lâu dài, tôi cảm thấy chắc chắn rằng phán xét sẽ được đảo ngược bởi vì vấn đề này không thể né tránh mãi được”. Nathan cho rằng, không chỉ những lãnh đạo lão thành có nhiều uy quyền như các ông Lý Bằng và cựu chủ tịch Giang Trạch Dân bị tai tiếng khi xét lại vụ Thiên An Môn, mà chính tính chính danh cơ bản của chế độ cũng sẽ bị chao đảo.
“Tính chính danh của chế độ đến giờ vẫn dựa trên những cơ sở tương tự như năm 1989: ‘phán quyết của lịch sử’ quyết định rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ cai trị Trung Quốc, và bất kỳ sự thách thức nào đối với phán quyết đó phải bị dập tắt bằng cách sử dụng vũ lực”, ông Nathan nói.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cựu Thị trưởng Bắc Kinh: ‘Đàn áp Thiên An Môn là một bi kịch’
Ông Chen Xitong, chính trị gia Trung Quốc theo đường lối cứng rắn, nói rằng vụ thảm sát những người biểu tình ủng hộ dân chủ hồi năm 1989 đáng lẽ có thể tránh được.
Cựu thị trưởng Bắc Kinh, vốn bị công kích vì vai trò của ông trong vụ đàn áp đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn đối với cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, mô tả đó là “một bi kịch đáng tiếc những đã có thể tránh được”, trong cuốn sách mới xuất bản của ông.
Hàng trăm người, có thể hàng ngàn, đã thiệt mạng khi quân đội Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình ở thủ đô vào ngày 3 và 4 tháng Sáu năm 1989. Bình luận của Chen Xitong đặc biệt ấn tượng bởi vì ông đã từ lâu được xem như là người có đường lối cứng rắn và ủng hộ điều quân đội vào quảng trường, và bởi vì ông cho biết rằng một số quan chức muốn chính phủ xét lại sự kiện này.
Theo nhà nghiên cứu Yao Jianfu, người nói rằng ông đã phỏng vấn cựu thị trưởng năm nay 81 tuổi nhiều lần trong lúc thực hiện cuốn sách Cuộc trò chuyện với Chen Xitong, ông Chen đã nói trong khi ông muốn kết thúc sự bất ổn một cách nhanh chóng, “không ai phải chết nếu sự cố đó được xử lý đúng cách. Hàng trăm người đã chết vào ngày hôm đó. Là thị trưởng, tôi rất lấy làm tiếc. Tôi hy vọng chúng ta đã có thể giải quyết trường hợp đó một cách ôn hoà”.
Ông Chen sau đó đã trở thành bí thư thành ủy tại Bắc Kinh, nhưng đã bị lật đổ và sau đó bị bỏ tù vì một vụ bê bối tham nhũng lớn vào thập niên 1990. Năm 2004, ông đã được ân xá để ra ngoài chữa bệnh.
“Ông là một người có đường lối cứng rắn … nhưng ông là một trong những đầu tiên bước ra nói rằng ông lấy làm tiếc vì đã có nhiều người chết và rằng sự cố đó cần phải có một phương án giải quyết ôn hoà. Đó là điều rất quan trọng”, ông Bao Pu, nhà xuất bản cuốn sách cho biết.
Cha của ông Bao là quan chức cấp cao nhất bị bỏ tù vì sự cảm thông của ông dành cho các sinh viên. “Ngay cả ông Chen cũng có cảm giác rằng quần chúng nói chung không chấp nhận những kết luận của chính phủ. “
Phát biểu của ông Chen dường như là một phản ứng khi cuốn hồi ký chưa công bố của cựu Thủ tướng Li Peng (Lý Bằng) mô tả ông Chen là “chỉ huy trưởng” tại Trung tâm Chỉ huy Võ thuật Bắc Kinh (Beijing Martial Law Command Centre).
Theo các tài liệu thu được từ South China Morning Post và được xác nhận bởi ông Bao, ông Chen cho biết ông biết rất ít về các cuộc thảo luận và quyết định chính trị.
“Tôi không biết gì về vai trò mà tôi buộc phải đảm nhiệm. Tôi không biết mục đích của ông [Lý] là gì”, ông nói. Ông cho biết thêm: “Tôi tin rằng một ngày nào đó đảng [Cộng sản Trung Quốc] sẽ giải mật tất cả các tài liệu và lịch sử sẽ đưa ra một phán quyết công bằng hơn về các ông Den Xiaoping [Đặng Tiểu Bình], Li Pen và Zhao Ziyang [Triệu Tử Dương] (Tổng thư ký, người đã bị thanh trừng do sự cảm tình của ông dành cho các sinh viên).
“Khi đất nước của chúng tôi hiện đang phát triển mạnh mẽ hơn, chúng tôi nên có một hệ thống dân chủ hơn. Ông Wen Jiabao [Ôn Gia Bảo] đã nói nhiều lần rằng [chúng tôi] cần phải cải cách chính trị … Chúng tôi cần phải làm điều này từng bước một … Một ngày nào đó, những điều không lành mạnh và bất công sẽ được nhắc lại”.
Giáo sư Andrew Nathan, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Columbia và biên tập The Tiananmen Papers, cho biết bình luận của Chen rất hấp dẫn.
“Tôi nhận thấy một kỳ vọng tăng vọt trong số những người Trung Quốc mà tôi quen biết là 6.4 [tên gọi của cuộc đàn áp Thiên An Môn ở Trung Quốc] sẽ được xem xét lại. Nhưng trong tương lai gần tôi vẫn còn bi quan”, ông nói.
“Về lâu dài, tôi cảm thấy chắc chắn rằng phán xét sẽ được đảo ngược bởi vì vấn đề này không thể né tránh mãi được”. Nathan cho rằng, không chỉ những lãnh đạo lão thành có nhiều uy quyền như các ông Lý Bằng và cựu chủ tịch Giang Trạch Dân bị tai tiếng khi xét lại vụ Thiên An Môn, mà chính tính chính danh cơ bản của chế độ cũng sẽ bị chao đảo.
“Tính chính danh của chế độ đến giờ vẫn dựa trên những cơ sở tương tự như năm 1989: ‘phán quyết của lịch sử’ quyết định rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ cai trị Trung Quốc, và bất kỳ sự thách thức nào đối với phán quyết đó phải bị dập tắt bằng cách sử dụng vũ lực”, ông Nathan nói.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012