Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
DÀI DÒNG CHUYỆN CUỐI NĂM _ Việt Nhân
(HNPĐ) Nói tới lính là nói tới xa nhà, những ngày xa nhà là những ngày buồn và buồn nhất vẫn là ngày Tết, ai cũng nói vậy nhưng xin cho mỗ tôi nói thêm, ngày cuối cùng của năm mới là ngày buồn nhất. Cái xa nhà vào lúc năm cùng tháng tận nó làm cho ta như đậm thêm nỗi buồn, mỗ tôi chưa từng đóng đồn ở vùng đèo heo nhưng hiểu thế nào là cái nhớ nhà ngày tết của kẻ ở miền xa, ông nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã viết nếu mai không nở thì ông vẫn chưa hay xuân về. Bản nhạc của ông nói là đồn ông đóng ven rừng mai, với mỗ tôi nếu không có em ông vẫn còn đồng đội thì vẫn còn vui chán, với ít bia quân tiếp vụ cùng dăm hộp thịt kho tàu, thầy trò quây lại cuốn bánh tráng lai rai nhìn hoa mai nở đón xuân, ông hơn người ở chổ ông có cả một rừng mai.
Vài chai bia cũng không đến nỗi say để bị chuột bò vào chiếm đồn, lính mình coi vậy chớ vui xuân vẫn không quên nhiệm vụ, mà rủi có hơi lố thì -Ông Thầy mệt lên võng nằm ngủ đi, để tụi em lo cho, có gì tụi em kêu ông Thầy dậy... Đó thấy không lính tráng mình ngày trước dể thương thiệt, sống đâu khác anh em trong nhà, mà hổng chừng còn ngon hơn ở nhà, nếu ở nhà thì làm sao không bị càm ràm vì quẹo “cu lát”? Hôm nay ngày cuối năm nói chuyện lính nói chuyện rượu, bổng nhớ bài hát đồn vắng chiều xuân, và cũng nhớ luôn đến ông bạn Tuấn, đại đội trưởng Biệt Kích Vĩnh Gia, chúng tôi vẫn thường làm ăn chung với nhau trong khu vực của anh. Ba mươi tết năm đó anh dặn mỗ tôi đến sớm lai rai với anh vài ly trước khi vô điểm, chả là tên Da Đỏ của anh nó đi họp trên tỉnh Châu Đốc, mang về biếu anh chai Johnnie Walker để ăn Tết.
Rượu ngon phải có bạn hiền anh nói thế, nhưng khổ nổi cả chục chiến đỉnh sau khi rải đại đội của anh vào điểm, mỗ tôi lại phải rà soát cho các con cá vào đúng số nhà, rồi mới được yên mà chờ chuột chui vào bẫy. Dọc một khúc sông dài khi mọi chuyện đâu vào đấy thì cũng đã nửa đêm, nên chuyện hai ly thì ấm lòng chiến sĩ thiệt đó, nhưng ngon miệng làm tới ly thứ ba, thứ tư, thứ năm... chắc chắn hai thằng chúng tôi sẽ bỏ con đi lạc chợ, và khi đụng chuyện mấy thằng Da Đỏ lái Cobra sẽ hốt lầm xương đám Biệt Kích, thì hai thằng chỉ còn biết khóc tiếng Miên. Hôm đó hai thằng đi ngược về phía Hà Tiên, con sông Giang Thành mà cái tên đẹp đã đi vào thơ của nhà thơ Đông Hồ, lại luôn là điểm các toán cộng Bắc xâm nhập nhất là sau năm 68, và riêng với Tuấn anh gọi đây là chốn anh bị lưu đày, rượu vào là anh lại ngâm “Giang Thành gió lạnh không tình sưởi, rượu uống mềm môi không thấy say”.
Chỉ hai ly cùng Tuấn, mỗ tôi an ủi bạn mà nói để dành uống với lính, bỏ chai rượu còn khá đầy vào túi quần anh chửi thề -ĐM! Tụi nó là Miên có thằng nào ăn tết như mình đâu, tết tụi nó tới tháng tư lận... Đại đội của Tuấn ngay người làm phó cho anh cũng là Miên nốt, trong mắt Tuấn tôi thật hạnh phúc bên những người đồng đội thương tôi như người thân, biết bạn buồn nhưng không thể vì thế mà hai đứa dứt ngọt chai rượu. Ba mươi tối trời, linh tính cho tôi biết chuột không bỏ lỡ dịp, sẽ kéo bày đàn vượt sông đêm nay, trời sụp tối thật nhanh bên Tuấn đã nằm yên, bên tôi các đứa em đã vào nhà. Mỗ tôi đi rấn qua khỏi xóm chài Cừ Đức, xong quay lại thả trôi theo con nước, định lặng lẽ khi đến điểm sẽ nhẹ ghim vào bờ, bổng một bọng lửa phụt từ bờ nam, con tàu chao đảo vì trúng ngay trái đạn đó.
Thuyền trưởng bẻ lái cố ghếch mũi lên bờ bắc và nước bắt đầu vào, trong khi những trái B40 tiếp tục lao tới, dàn máy truyền tin nằm ngay đúng con đường trái đạn đầu tiên đi qua, chúng đã tiêu tùng và coi như mỗ tôi câm. Xạ thủ cây đại liên 50 sau lái bắt đầu bắn trả, tình thế đúng là đưa lưng cho chúng chọi. Nhưng nhờ đại liên 50 nổ dòn quét dọc bờ nam, khiến những trái bắp chuối phóng đi trong lúng túng của bọn chuột, không trái nào ghim thêm được vào thân tàu mà chỉ nổ sát cạnh bên, Tuấn cho lính của anh bắn yểm trợ và một chiến đĩnh gần tôi lao tới cứu. Trận đó con tàu bị banh ruột, nhưng không một ai bị đi phép dù là ngắn hạn, phía bọn chuột sau đó Cobra của Da Đỏ tới mặc sức mà rải đạn, khiến chúng phải rút ngược về bên Miên.
Súng không còn nổ, hai đứa chúng tôi bên nhau chuyền tay chai rượu trong đêm chờ sáng – Đúng ra lúc ấy đã là qua năm mới, mùng một tết, trận đó xảy ra vào lúc trừ tịch, dứt tiếng súng là đã qua khỏi giao thừa, không có ly cốc chúng tôi uống bằng cái nắp. Bông đùa tôi nói cùng Tuấn từ nay tôi bỏ rượu là vừa, vì nếu trước đó chỉ cần hơi sần sần và với cái lổ toác hoác B40 phá banh dàn máy truyền tin và thân tàu một lổ to hơn sải tay thì tôi đã thành bụi. Trong khoang chiếc PBR cái bửng bên trên dàn máy PRC 46 là chổ mỗ tôi ưa ngã lưng lúc mệt, thường sau khi chấm số nhà cho các đứa em xong là chui vào đó mà nằm, như vậy ban chiều nếu uống cho vừa ý bạn, chắc chắn thằng tôi sẽ đi nằm sớm và dĩ nhiên coi như xong, cái giấy phép dài hạn cùng lá cờ... dành lúc em sang sông anh cho làm kỷ niệm
Thoáng đó cái thuở đi giữa lằn ranh sống chết cũng đã qua 45 năm rồi! Nay xuân lại về trên xứ người cũng vào ngày cuối năm, trong cái buồn nhớ bạn ngày nào còn trẻ xin được kể lại như món quà dọn ra để đón giao thừa. Thêm dăm trận cùng nhau đi đập đầu bọn chuột chúng tôi chia tay, anh ở lại cái trại của anh đóng chơ vơ trên bờ kinh Vĩnh Tế, còn đơn vị tôi lang thang về khu Tràm Chim Phước Xuyên, đời lính là thế, sau này đời tù cũng thế hợp rồi tan. Chuyện lính vẫn luôn là chuyện về tình yêu, hay tình bạn trong lửa đạn, tuy chuyện giống nhau nhưng lính lại thích nghe chuyện của nhau, nghe chuyện của bạn để mà nhớ chuyện của mình, tìm lại mình qua những gì của bạn.
Đó là chuyện lính, bây giờ tới chuyện viết báo! Sẵn chuyện cuối năm mỗ tôi xin được tâm sự, với tất cả cái chân tình của một thằng lính, trước đây viết lách nhì nhằng cho vài tờ báo giấy kiếm tí tiền cà phê cùng bạn. Nếu rỗi rảnh hơn nữa thì góp tiếng nói đấu tranh cùng một trang mạng, nhưng từ khi đã về với HNPĐ những sự hợp tác đó đã không còn nữa, tuy rằng tình cảm đầy ắp sự quí mến mà bạn cũ vẫn dành cho mỗ tôi. Đến với HNPĐ như một tự nhiên bước tiếp trên con đường quân hành mình đã từng bước, cái duyên với HNPĐ, là cái tình giữa những người lính với nhau, mỗ tôi bỏ tất cả chỉ để đáp lại tấm lòng những anh em đã từng chung màu cờ sắc áo - Cái tình huynh đệ chi binh ngày nào trên chiến trường, trong ngục tù cộng sản nay mỗ tôi lại có nó ở HNPĐ.
Như đã thưa, mỗ tôi chỉ là thằng lính không phải nhà văn cũng không phải nhà báo, cầm bút là việc yêu thích từ những ngày còn khá trẻ, và có cả hơn năm năm viết lách lúc làm lính tham mưu tại Sài gòn. Là lính thì có đủ cái đáng mến và cả cái đáng ghét của lính, về cái đáng ghét mỗ tôi chỉ xin nói đến một cái thôi, đó là cái “ẩu”, như trên quý huynh đã thấy, đi hành quân mà lại rủ nhau làm vài ly cho ấm lòng chiến sĩ(!) Mỗ tôi là vua ẩu, trong viết lách cứ phạng bừa, chính tả sai bét nhè, không phải là không biết, mà chỉ vì cái ẩu đã thành tật. Ngày xưa còn là lính bài viết xong, ông đánh máy có sửa hay không mỗ tôi không quan tâm, cứ thế cho phổ biến, ngày nay đã có lần bài của mỗ tôi trên Chiến Sĩ Cộng Hòa chỉ khoảng hai ngàn chữ, mà tới chục lỗi chính tả, báo phát hành đọc lại thấy ngượng nhưng cái ẩu đã đi vào máu.
Bệnh này đến nay vẫn chưa hết nơi mỗ tôi! Có những hôm đọc lại trên HNPĐ, thấy cái lỗi làm mình buồn, sợ người đọc cho rằng mỗ tôi thiếu tôn trọng, mà tự dặn lòng đọc lại đôi ba lần trước khi gửi đi, nhưng nó vẫn còn sót. Bởi con mắt mỗ tôi đã kém, đọc một hồi mỏi mắt là không nhìn được gì, vậy xin quý huynh lượng thứ cho, những gì làm cho bài viết trông không được nghiêm túc. Về nội dung, có bạn khuyên mỗ tôi bớt đi cái nặng lời cùng Vẹm, nhưng trong cái cảm xúc lúc trang trải, những câu nặng lời thô lổ tự nhiên nó đến, vì thấy quá nhiều đau xót cho đất nước và người dân mà không kềm được cái giận bùng lên. Tuy sau đó khi đọc lại ráng cắt bỏ chúng đi, đã nhiều lần làm như vậy khiến cho câu chuyện như không còn êm mà đâm gập ghềnh, đành lại phải giữ như cũ, một lần nữa xin quý huynh lượng thứ.
Câu chuyện cuối năm nó quá dài, nhưng xin được nói cho hết những gì trong lòng, rồi cất nó vào ngăn tủ chuyện năm cũ, đề bước qua năm mới mỗ tôi mong làm cho ngon hơn – Một năm sắp hết mong lắm thay những cái xấu cũng sẽ hết, và nhất là bọn cộng sản cũng sẽ chết hết.
Việt Nhân (HNPĐ)
DÀI DÒNG CHUYỆN CUỐI NĂM _ Việt Nhân
(HNPĐ) Nói tới lính là nói tới xa nhà, những ngày xa nhà là những ngày buồn và buồn nhất vẫn là ngày Tết, ai cũng nói vậy nhưng xin cho mỗ tôi nói thêm, ngày cuối cùng của năm mới là ngày buồn nhất. Cái xa nhà vào lúc năm cùng tháng tận nó làm cho ta như đậm thêm nỗi buồn, mỗ tôi chưa từng đóng đồn ở vùng đèo heo nhưng hiểu thế nào là cái nhớ nhà ngày tết của kẻ ở miền xa, ông nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã viết nếu mai không nở thì ông vẫn chưa hay xuân về. Bản nhạc của ông nói là đồn ông đóng ven rừng mai, với mỗ tôi nếu không có em ông vẫn còn đồng đội thì vẫn còn vui chán, với ít bia quân tiếp vụ cùng dăm hộp thịt kho tàu, thầy trò quây lại cuốn bánh tráng lai rai nhìn hoa mai nở đón xuân, ông hơn người ở chổ ông có cả một rừng mai.
Vài chai bia cũng không đến nỗi say để bị chuột bò vào chiếm đồn, lính mình coi vậy chớ vui xuân vẫn không quên nhiệm vụ, mà rủi có hơi lố thì -Ông Thầy mệt lên võng nằm ngủ đi, để tụi em lo cho, có gì tụi em kêu ông Thầy dậy... Đó thấy không lính tráng mình ngày trước dể thương thiệt, sống đâu khác anh em trong nhà, mà hổng chừng còn ngon hơn ở nhà, nếu ở nhà thì làm sao không bị càm ràm vì quẹo “cu lát”? Hôm nay ngày cuối năm nói chuyện lính nói chuyện rượu, bổng nhớ bài hát đồn vắng chiều xuân, và cũng nhớ luôn đến ông bạn Tuấn, đại đội trưởng Biệt Kích Vĩnh Gia, chúng tôi vẫn thường làm ăn chung với nhau trong khu vực của anh. Ba mươi tết năm đó anh dặn mỗ tôi đến sớm lai rai với anh vài ly trước khi vô điểm, chả là tên Da Đỏ của anh nó đi họp trên tỉnh Châu Đốc, mang về biếu anh chai Johnnie Walker để ăn Tết.
Rượu ngon phải có bạn hiền anh nói thế, nhưng khổ nổi cả chục chiến đỉnh sau khi rải đại đội của anh vào điểm, mỗ tôi lại phải rà soát cho các con cá vào đúng số nhà, rồi mới được yên mà chờ chuột chui vào bẫy. Dọc một khúc sông dài khi mọi chuyện đâu vào đấy thì cũng đã nửa đêm, nên chuyện hai ly thì ấm lòng chiến sĩ thiệt đó, nhưng ngon miệng làm tới ly thứ ba, thứ tư, thứ năm... chắc chắn hai thằng chúng tôi sẽ bỏ con đi lạc chợ, và khi đụng chuyện mấy thằng Da Đỏ lái Cobra sẽ hốt lầm xương đám Biệt Kích, thì hai thằng chỉ còn biết khóc tiếng Miên. Hôm đó hai thằng đi ngược về phía Hà Tiên, con sông Giang Thành mà cái tên đẹp đã đi vào thơ của nhà thơ Đông Hồ, lại luôn là điểm các toán cộng Bắc xâm nhập nhất là sau năm 68, và riêng với Tuấn anh gọi đây là chốn anh bị lưu đày, rượu vào là anh lại ngâm “Giang Thành gió lạnh không tình sưởi, rượu uống mềm môi không thấy say”.
Chỉ hai ly cùng Tuấn, mỗ tôi an ủi bạn mà nói để dành uống với lính, bỏ chai rượu còn khá đầy vào túi quần anh chửi thề -ĐM! Tụi nó là Miên có thằng nào ăn tết như mình đâu, tết tụi nó tới tháng tư lận... Đại đội của Tuấn ngay người làm phó cho anh cũng là Miên nốt, trong mắt Tuấn tôi thật hạnh phúc bên những người đồng đội thương tôi như người thân, biết bạn buồn nhưng không thể vì thế mà hai đứa dứt ngọt chai rượu. Ba mươi tối trời, linh tính cho tôi biết chuột không bỏ lỡ dịp, sẽ kéo bày đàn vượt sông đêm nay, trời sụp tối thật nhanh bên Tuấn đã nằm yên, bên tôi các đứa em đã vào nhà. Mỗ tôi đi rấn qua khỏi xóm chài Cừ Đức, xong quay lại thả trôi theo con nước, định lặng lẽ khi đến điểm sẽ nhẹ ghim vào bờ, bổng một bọng lửa phụt từ bờ nam, con tàu chao đảo vì trúng ngay trái đạn đó.
Thuyền trưởng bẻ lái cố ghếch mũi lên bờ bắc và nước bắt đầu vào, trong khi những trái B40 tiếp tục lao tới, dàn máy truyền tin nằm ngay đúng con đường trái đạn đầu tiên đi qua, chúng đã tiêu tùng và coi như mỗ tôi câm. Xạ thủ cây đại liên 50 sau lái bắt đầu bắn trả, tình thế đúng là đưa lưng cho chúng chọi. Nhưng nhờ đại liên 50 nổ dòn quét dọc bờ nam, khiến những trái bắp chuối phóng đi trong lúng túng của bọn chuột, không trái nào ghim thêm được vào thân tàu mà chỉ nổ sát cạnh bên, Tuấn cho lính của anh bắn yểm trợ và một chiến đĩnh gần tôi lao tới cứu. Trận đó con tàu bị banh ruột, nhưng không một ai bị đi phép dù là ngắn hạn, phía bọn chuột sau đó Cobra của Da Đỏ tới mặc sức mà rải đạn, khiến chúng phải rút ngược về bên Miên.
Súng không còn nổ, hai đứa chúng tôi bên nhau chuyền tay chai rượu trong đêm chờ sáng – Đúng ra lúc ấy đã là qua năm mới, mùng một tết, trận đó xảy ra vào lúc trừ tịch, dứt tiếng súng là đã qua khỏi giao thừa, không có ly cốc chúng tôi uống bằng cái nắp. Bông đùa tôi nói cùng Tuấn từ nay tôi bỏ rượu là vừa, vì nếu trước đó chỉ cần hơi sần sần và với cái lổ toác hoác B40 phá banh dàn máy truyền tin và thân tàu một lổ to hơn sải tay thì tôi đã thành bụi. Trong khoang chiếc PBR cái bửng bên trên dàn máy PRC 46 là chổ mỗ tôi ưa ngã lưng lúc mệt, thường sau khi chấm số nhà cho các đứa em xong là chui vào đó mà nằm, như vậy ban chiều nếu uống cho vừa ý bạn, chắc chắn thằng tôi sẽ đi nằm sớm và dĩ nhiên coi như xong, cái giấy phép dài hạn cùng lá cờ... dành lúc em sang sông anh cho làm kỷ niệm
Thoáng đó cái thuở đi giữa lằn ranh sống chết cũng đã qua 45 năm rồi! Nay xuân lại về trên xứ người cũng vào ngày cuối năm, trong cái buồn nhớ bạn ngày nào còn trẻ xin được kể lại như món quà dọn ra để đón giao thừa. Thêm dăm trận cùng nhau đi đập đầu bọn chuột chúng tôi chia tay, anh ở lại cái trại của anh đóng chơ vơ trên bờ kinh Vĩnh Tế, còn đơn vị tôi lang thang về khu Tràm Chim Phước Xuyên, đời lính là thế, sau này đời tù cũng thế hợp rồi tan. Chuyện lính vẫn luôn là chuyện về tình yêu, hay tình bạn trong lửa đạn, tuy chuyện giống nhau nhưng lính lại thích nghe chuyện của nhau, nghe chuyện của bạn để mà nhớ chuyện của mình, tìm lại mình qua những gì của bạn.
Đó là chuyện lính, bây giờ tới chuyện viết báo! Sẵn chuyện cuối năm mỗ tôi xin được tâm sự, với tất cả cái chân tình của một thằng lính, trước đây viết lách nhì nhằng cho vài tờ báo giấy kiếm tí tiền cà phê cùng bạn. Nếu rỗi rảnh hơn nữa thì góp tiếng nói đấu tranh cùng một trang mạng, nhưng từ khi đã về với HNPĐ những sự hợp tác đó đã không còn nữa, tuy rằng tình cảm đầy ắp sự quí mến mà bạn cũ vẫn dành cho mỗ tôi. Đến với HNPĐ như một tự nhiên bước tiếp trên con đường quân hành mình đã từng bước, cái duyên với HNPĐ, là cái tình giữa những người lính với nhau, mỗ tôi bỏ tất cả chỉ để đáp lại tấm lòng những anh em đã từng chung màu cờ sắc áo - Cái tình huynh đệ chi binh ngày nào trên chiến trường, trong ngục tù cộng sản nay mỗ tôi lại có nó ở HNPĐ.
Như đã thưa, mỗ tôi chỉ là thằng lính không phải nhà văn cũng không phải nhà báo, cầm bút là việc yêu thích từ những ngày còn khá trẻ, và có cả hơn năm năm viết lách lúc làm lính tham mưu tại Sài gòn. Là lính thì có đủ cái đáng mến và cả cái đáng ghét của lính, về cái đáng ghét mỗ tôi chỉ xin nói đến một cái thôi, đó là cái “ẩu”, như trên quý huynh đã thấy, đi hành quân mà lại rủ nhau làm vài ly cho ấm lòng chiến sĩ(!) Mỗ tôi là vua ẩu, trong viết lách cứ phạng bừa, chính tả sai bét nhè, không phải là không biết, mà chỉ vì cái ẩu đã thành tật. Ngày xưa còn là lính bài viết xong, ông đánh máy có sửa hay không mỗ tôi không quan tâm, cứ thế cho phổ biến, ngày nay đã có lần bài của mỗ tôi trên Chiến Sĩ Cộng Hòa chỉ khoảng hai ngàn chữ, mà tới chục lỗi chính tả, báo phát hành đọc lại thấy ngượng nhưng cái ẩu đã đi vào máu.
Bệnh này đến nay vẫn chưa hết nơi mỗ tôi! Có những hôm đọc lại trên HNPĐ, thấy cái lỗi làm mình buồn, sợ người đọc cho rằng mỗ tôi thiếu tôn trọng, mà tự dặn lòng đọc lại đôi ba lần trước khi gửi đi, nhưng nó vẫn còn sót. Bởi con mắt mỗ tôi đã kém, đọc một hồi mỏi mắt là không nhìn được gì, vậy xin quý huynh lượng thứ cho, những gì làm cho bài viết trông không được nghiêm túc. Về nội dung, có bạn khuyên mỗ tôi bớt đi cái nặng lời cùng Vẹm, nhưng trong cái cảm xúc lúc trang trải, những câu nặng lời thô lổ tự nhiên nó đến, vì thấy quá nhiều đau xót cho đất nước và người dân mà không kềm được cái giận bùng lên. Tuy sau đó khi đọc lại ráng cắt bỏ chúng đi, đã nhiều lần làm như vậy khiến cho câu chuyện như không còn êm mà đâm gập ghềnh, đành lại phải giữ như cũ, một lần nữa xin quý huynh lượng thứ.
Câu chuyện cuối năm nó quá dài, nhưng xin được nói cho hết những gì trong lòng, rồi cất nó vào ngăn tủ chuyện năm cũ, đề bước qua năm mới mỗ tôi mong làm cho ngon hơn – Một năm sắp hết mong lắm thay những cái xấu cũng sẽ hết, và nhất là bọn cộng sản cũng sẽ chết hết.
Việt Nhân (HNPĐ)