Nhân Vật
ĐỀ ĐỐC TRẦN VĂN CHƠN: GÁNH NẶNG TRĨU ĐÔI VAI - Đại Dương
Cậu con trai từng chơi đùa trên bãi biển Vũng Tàu, say sưa dỏi mắt theo những con tàu qua lại ngoài khơi rồi nuôi mộng hải hồ mà giờ đây đã từ giả cỏi đời trên xứ người vào lúc chỉ còn vài tháng nữa là đến sinh nhật thứ 100 (1920 -2019).
Người ấy là Đề đốc Trần Văn Chơn, cựu Tư lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Trùng dương réo gọi nên chàng thanh niên Vũng Tàu thi vào ngành Hàng hải Thương thuyền của Pháp tại Sài Gòn năm 1940 sau khi đậu Tú tài phần I năm 1939. Thời gian phục vụ ở ngành Hàng hải Thương thuyền, Sĩ quan Trần Văn Chơn đã được cấp các chứng chỉ chuyên môn của ngành: Cơ khí Hàng hải (năm 1941), Vô tuyến Hàng hải (1942), Sĩ quan Hoa tiêu (1948), Thuyền trưởng Thương thuyền (1949).
Sau khi được Pháp trao trả độc lập thì Quốc gia Việt Nam thành lập đã thúc giục thanh niên gia nhập Quân đội. Sĩ quan hàng hải thương thuyền, Trần Văn Chơn và đồng nghiệp Lâm Ngươn Tánh, Trần Văn Phấn, Chung Tấn Cang, Hồ Tấn Quyền cùng với Thiếu uý Bộ binh Lê Quang Mỹ, Đoàn Ngọc Bích, Nguyễn Văn Lịch, Phan Thanh Tùng đã theo tiếng gọi non sông mà gia nhập Hải Quân vì cùng chung mộng hải hồ.
Họ nhập học Khoá 1 Sĩ Quan Hải Quân mà sáu người trước học “ngành chỉ huy”, ba người sau theo “ngành cơ khí”.
Theo vận nước nổi trôi, Đô đốc Chơn từng chỉ huy giang đoàn, chiến hạm nên rất am tường khả năng tác chiến, sức chịu đựng và lòng can trường, tính xốc vác, quan niệm yêu đời, tình đoàn kết đồng đội của các chiến hữu trên biển cả bao la và sông ngòi chằng chịt để cư xử với nhau như anh em ruột thịt trong gia đình Hải Quân.
Quan niệm của Sĩ quan Trần Văn Chơn rất rõ ràng: Phục vụ Tổ quốc Dân tộc, không hoạt động chính trị để giữ vị thế trung lập của một quân nhân.
Đầu năm 1957, Hải quân Thiếu tá Trần Văn Chơn được bổ nhiệm vào chức Tư lệnh Hải Quân (1957-1959) thay thế cho Hải quân Đại tá Lê Quang Mỹ, kiêm nhiệm chức Giám đốc Hải quân Công Xưởng. Năm 1959, bàn giao cho Hải quân Thiếu tá Hồ Tấn Quyền và được cử đi tu nghiệp tại Đại học Hải chiến Hoa Kỳ (Naval War College) ở Rhode Island. Thời gian tu nghiệp này đã giúp cho Hải quân Trung tá Trần Văn Chơn hiểu rõ hơn về chiến lược toàn cầu của Hải Quân Hoa Kỳ và cách điều động các lực lượng khắp thế giới và giữ trung lập với hệ thống chính trị.
Về nước tháng 10 năm 1960, Trung tá Chơn trợ giúp Bộ Tổng Tham Mưu tổ chức và chỉ huy Lực lượng Tuần giang để yểm trợ cho Lực lượng Địa Phương Quân.
Đại tá Chơn trở lại chức Tư lệnh Hải Quân (1966-1974) thay thế cho Trung tướng Cao Văn Viên và được mang cấp bậc Đề Đốc trước khi giải ngũ năm 1974 do đáo hạn tuổi.
Nhiệm kỳ Tư lệnh lần thứ nhất chỉ lo tổ chức lực lượng và đào tạo nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn Hải Quân vì thuộc vào thời bình khi cộng sản chưa tiến hành chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam nên quân số Hải Quân vào khoảng 9,700 người.
Nhiệm kỳ thứ hai đè nặng lên vai Tư lệnh Trần Văn Chơn với ba nhiệm vụ chính:
Một là, đoàn kết trong nội bộ binh chủng hơi lỏng lẻo sau vụ Tư lệnh Hồ Tấn Quyền bị thuộc cấp sát hại và tình hình chính trị rối ren ở Sài Gòn, Huế do cộng sản gia tăng hoạt động kể cả trên sông ngòi và tiếp tế vũ khí, đạn được từ Miền Bắc bằng đường biển. Như thế, cần hướng tất cả sĩ quan và đoàn viên các cấp vào mục tiêu chính của Quân chủng Hải Quân: Tổ quốc Đại Dương.
Cựu Tư lệnh Hải Quân, Trần Văn Chơn đến Hoa Kỳ năm 1992 theo diện H.O. đã trả lời Ký giả Điệp-Mỹ-Linh: “Tôi không thích chính trị, không hiểu biết nhiều về chính trị và tôi cũng không nghe ai nói với tôi về việc Đại-Tướng Dương-Văn-Minh mời tham dự Nội các. Từ khi Ông làm Quốc-Trưởng cho đến lúc Ông nhận chức Tổng Thống, chúng tôi chỉ gặp nhau trong những cuộc họp”.
Thời gian thụ huấn tại Đại học Chiến Tranh Hải Quân (Naval War College), Trung tá Chơn được đi thăm nhiều thành phố và các cơ sở quân sự, hành chính quan trọng được nên biết Quân đội Hoa Kỳ đứng ngoài các tranh chấp chính trị mà chỉ dồn nỗ lực vào vai trò vệ quốc được giao phó.
Hai là, phối hợp với Hải Quân Hoa Kỳ trong mục đích tiêu diệt Cộng sản trên các sông rạch và biển cả. Năm 1965, Hoa Kỳ quyết định đưa quân chính quy vào Việt Nam để ngăn chặn Bắc Việt được Liên Sô và Trung Quốc yểm trợ tối đa trong mưu đồ chiếm Việt Nam Cộng Hoà trên con đường thống trị Đông Nam Á. Đó là chiến lược toàn cầu của Chính phủ Hoa Kỳ được đa số dư luận dân Mỹ và Lưỡng viện Quốc hội ủng hộ.
Nói cho cùng chiến lược đó có lợi cho Việt Nam Cộng Hoà vì năm 1964, Lực lượng vũ trang cộng sản được phe tả thế giới trợ giúp làm rối loạn tình hình Miền Nam vĩ tuyến 17. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà nói chung bị rơi vào tình trạng phòng ngự hơn là phản công trên khắp lãnh thổ. Hợp tác với chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ là một chọn lựa đúng đắn nếu muốn bảo tồn được nền độc lập, tự do, phát triển của Việt Nam Cộng Hoà.
Đại Hàn không thể trở thành quốc gia độc lập, tự do, phát triển và tiên tiến như ngày hôm nay nếu chống lại, hoặc không-hợp tác với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Hoa Kỳ và Đại Hàn đã thoả thuận sẽ giao Tướng lãnh Đại Hàn đảm nhiệm vai trò Tư lệnh Liên quân Hàn-Mỹ từ năm 2014, nhưng, vào giờ chót phía Đại Hàn từ chối do không-hữu-hiệu khi tác chiến mà còn tạo điều kiện cho Hoa Kỳ rút quân. Đại đa số dân tộc Đại Hàn không muốn 28,000 lính Mỹ rút đi. Kể từ khi thành lập NATO năm 1949, tướng lãnh Mỹ vẫn giữ vai trò Tư lệnh Lực lượng Hành quân.
Hải Quân Hoa Kỳ đã cử Phó đô đốc Elmo Zumwalt làm Tư lệnh Lực lượng Hải quân trên Biển và Sông tại Việt Nam được sự phối hợp chặt chẽ của Tư lệnh Hải Quân Trần Văn Chơn giúp cho các binh chủng bạn tái chiếm và bình định nhiều vùng đã lọt vào tay cộng quân sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại.
Đô đốc Zumwalt chỉ muốn mang vào chiến trường Việt Nam nhiều phương tiện hành quân nhất để tương lai sẽ trao lại cho Việt Nam từ chiến hạm, chiến đỉnh; đồng thời giúp cải thiện đời sống quân nhân Hải Quân và gia đình. Khi trở về nước được gắn 4 sao và bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Hải Quân thứ 19 vẫn tiếp tục tận tình giúp Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà bất cứ lúc nào có thể.
Đề đốc Trần Văn Chơn muốn mượn lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ để tiêu diệt tiềm lực cộng sản trên biển và sông ngòi, đồng thời, xây dựng Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà được Jane’s Fighting Ships 1972-1973 xếp hạng 9 trong các cường quốc Hải Quân trên thế giới.
Sát cánh bên nhau nên giữa hai ông Zumwalt và Chơn trở thành đôi bạn thân vì cùng mục đích tiêu diệt tiềm lực cộng sản và tăng cường sức mạnh cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Tin tức về kế hoạch tiếp tế súng ống, đạn dược, thuốc men từ Bắc vào Nam bằng đường biển từ năm 1960 được Hải Quân Mỹ-Việt phối hợp, giám sát và phá vỡ vào các năm sau: Phá tan mật khu Vũng Rô (15/02/1965). Liên tiếp đánh chìm tàu tiếp vận của Bắc Việt ở Cửa Tiểu (08/01/1966), Cửa Bồ Đề (10/05/1966), Ba Động (20/06/1966), Cửa Bồ Đề lần thứ hai (01/01/1967), Đức Phổ (01/03/1967), Mũi Batangan (14/03/1967), Sa Kỳ (15/07/1967), Hòn Hèo (01/03/1968), Cửa Việt (01/03/1968), Cửa Bồ Đề lần thứ ba (01/03/1968), Cửa Cung Hầu (22/11/1970), Gành Hào (22/11/1971). Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 đánh chìm tàu tiếp vận 645 của Bắc Việt trong vùng biển Phú Quốc (24/4/1972) nhờ Tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử USS Sculpin và phi cơ hải tuần P-3 của Mỹ theo dõi suốt lộ trình 2,500 hải lý trên Biển Nam Trung Hoa. Vì thế, Bắc Việt ngưng kế hoạch tiếp tế vũ khí bằng đường biển.
Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà năm 1975 có 43,000 binh sĩ, 84 chiến hạm; 5 vùng Duyên hải với 133 chiến đỉnh và 500 ghe đủ loại; 2 vùng Sông ngòi và 3 lực lượng tác chiến trong sông với trên 950 chiến đỉnh đủ loại.
Tổng thống Lyndon Johnson quyết định rút quân tác chiến khỏi Việt Nam được Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird đưa ra chương trình Việt-Nam-hoá Chiến tranh nhằm chuyển giao trách nhiệm quốc phòng cho Quân đội Việt Nam Cộng Hoà.
Thứ ba, tiếp nhận chiến cụ và phương tiện chiến tranh của Hải Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Đô đốc Zumwalt và Đô đốc Chơn phối hợp nhịp nhàng và dễ dàng khi thực hiện Chương trình Chuyển giao Cấp tốc (The U.S. Navy’s Accelerated Turnover Program, ACTOV) như đôi bạn chí thân. Cả hai đều có chung khát vọng muốn xây dựng một lực lượng hải quân cho Việt Nam đủ sức kiểm soát và bảo vệ bờ biển Việt Nam và sông ngòi chằng chịt ở miền Nam vĩ tuyến 17.
Phía Việt Nam phải tuyển mộ và huấn luyện cấp tốc cho đủ quân số cần thiết 40,000 tại các Trung tâm Huấn luyện Hải Quân Nha Trang, Cam Ranh, Sài Gòn. Hải Quân còn gửi 750 nhân viên theo học ở Officer Candidate School (OCS), nơi các vị Tổng thống Mỹ từng thụ huấn như John Kennedy, Lydon Johnson, Richard Nixon, Gerald Ford, Jimmy Carter, và George H.W. Bush. Sau khi tốt nghiệp, họ phục vụ trong mọi đơn vị của Hải quân Việt Nam Cộng Hoà.
Tính đến giữa năm 1970, Hải Quân Hoa Kỳ đã chuyển giao hầu hết 500 chiến đỉnh và hoạt động hải quân cho phía Việt Nam. Các căn cứ tiếp vận của Việt Nam từ Cửa Việt đến Mũi Cà Mau cũng tuần tự được chuyển giao.
Hiệp định Hoà bình Paris năm 1973 quy định Việt Nam Cộng Hoà có thể một đổi một vũ khí chiến cụ hư hỏng. Tuy nhiên, tình hình chính trị căng thẳng ở Hoa Kỳ nên bất-khả-thi khi Hải quân Việt Nam thiếu cơ phận thay thế để sửa chữa tàu bè và chiến cụ. Đô đốc Chơn đích thân sang Hoa Kỳ và lưu trú tại tư gia của Đô đốc Zumwalt đang làm Tư lệnh Hải Quân Hoa Kỳ để nhờ giải quyết khó khăn. Hai bên thoả thuận đặt một sĩ quan tiếp liệu của Việt Nam tại Mỹ để chuyển trực tiếp nhu cầu tới các ban phụ trách cung ứng cơ phận của Hải Quân đã làm giảm bớt khó khăn.
Tình hình Nhóm đảo Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) trở nên căng thẳng khi Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 đang chở một phái đoàn 6 người gồm cả một người Mỹ đến Đảo Hoàng Sa hôm 16/01/1974 để khảo sát việc thiết lập phi trường cho C130. Tình cờ, HQ 16 phát hiện tàu mang cờ Trung Quốc gần các đảo lân cận với đảo Hoàng Sa nên lập tức báo cáo về Bộ Tư lệnh Vùng I Duyên hải, đồng thời dùng loa ra lệnh họ ra khỏi hải phận Việt Nam. Phía tàu Trung Quốc cũng bảo HQ 16 rời hải phận Trung Quốc.
Đô đốc Chơn theo dõi sát tình hình Hoàng Sa và đưa ra các chỉ thị cần thiết cho Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Vùng I Duyên hải và phái Tư lệnh phó, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh ra Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy. Do bận gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nên khi trận hải chiến Hoàng Sa nổ ra trong 30 phút thì Tư lệnh Hải Quân còn trên phi cơ bay tới Đà Nẵng.
Nhóm đảo Hoàng Sa lọt hoàn toàn vào tay Trung Quốc là một nỗi đau xé lòng cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà cũng như toàn thể dân tộc Việt Nam, ngoại trừ bọn thần phục Bắc Kinh.
Vận nước nổi trôi, khi hưng lúc thịnh, nhưng, những chàng trai nước Việt lúc nào cũng sẵn sàng đưa vai gánh vác dù cho có phải oằn vai.
Posted by bienxua on
Đại-Dương
Nguồn: http://navygermany.gerussa.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
ĐỀ ĐỐC TRẦN VĂN CHƠN: GÁNH NẶNG TRĨU ĐÔI VAI - Đại Dương
Cậu con trai từng chơi đùa trên bãi biển Vũng Tàu, say sưa dỏi mắt theo những con tàu qua lại ngoài khơi rồi nuôi mộng hải hồ mà giờ đây đã từ giả cỏi đời trên xứ người vào lúc chỉ còn vài tháng nữa là đến sinh nhật thứ 100 (1920 -2019).
Người ấy là Đề đốc Trần Văn Chơn, cựu Tư lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Trùng dương réo gọi nên chàng thanh niên Vũng Tàu thi vào ngành Hàng hải Thương thuyền của Pháp tại Sài Gòn năm 1940 sau khi đậu Tú tài phần I năm 1939. Thời gian phục vụ ở ngành Hàng hải Thương thuyền, Sĩ quan Trần Văn Chơn đã được cấp các chứng chỉ chuyên môn của ngành: Cơ khí Hàng hải (năm 1941), Vô tuyến Hàng hải (1942), Sĩ quan Hoa tiêu (1948), Thuyền trưởng Thương thuyền (1949).
Sau khi được Pháp trao trả độc lập thì Quốc gia Việt Nam thành lập đã thúc giục thanh niên gia nhập Quân đội. Sĩ quan hàng hải thương thuyền, Trần Văn Chơn và đồng nghiệp Lâm Ngươn Tánh, Trần Văn Phấn, Chung Tấn Cang, Hồ Tấn Quyền cùng với Thiếu uý Bộ binh Lê Quang Mỹ, Đoàn Ngọc Bích, Nguyễn Văn Lịch, Phan Thanh Tùng đã theo tiếng gọi non sông mà gia nhập Hải Quân vì cùng chung mộng hải hồ.
Họ nhập học Khoá 1 Sĩ Quan Hải Quân mà sáu người trước học “ngành chỉ huy”, ba người sau theo “ngành cơ khí”.
Theo vận nước nổi trôi, Đô đốc Chơn từng chỉ huy giang đoàn, chiến hạm nên rất am tường khả năng tác chiến, sức chịu đựng và lòng can trường, tính xốc vác, quan niệm yêu đời, tình đoàn kết đồng đội của các chiến hữu trên biển cả bao la và sông ngòi chằng chịt để cư xử với nhau như anh em ruột thịt trong gia đình Hải Quân.
Quan niệm của Sĩ quan Trần Văn Chơn rất rõ ràng: Phục vụ Tổ quốc Dân tộc, không hoạt động chính trị để giữ vị thế trung lập của một quân nhân.
Đầu năm 1957, Hải quân Thiếu tá Trần Văn Chơn được bổ nhiệm vào chức Tư lệnh Hải Quân (1957-1959) thay thế cho Hải quân Đại tá Lê Quang Mỹ, kiêm nhiệm chức Giám đốc Hải quân Công Xưởng. Năm 1959, bàn giao cho Hải quân Thiếu tá Hồ Tấn Quyền và được cử đi tu nghiệp tại Đại học Hải chiến Hoa Kỳ (Naval War College) ở Rhode Island. Thời gian tu nghiệp này đã giúp cho Hải quân Trung tá Trần Văn Chơn hiểu rõ hơn về chiến lược toàn cầu của Hải Quân Hoa Kỳ và cách điều động các lực lượng khắp thế giới và giữ trung lập với hệ thống chính trị.
Về nước tháng 10 năm 1960, Trung tá Chơn trợ giúp Bộ Tổng Tham Mưu tổ chức và chỉ huy Lực lượng Tuần giang để yểm trợ cho Lực lượng Địa Phương Quân.
Đại tá Chơn trở lại chức Tư lệnh Hải Quân (1966-1974) thay thế cho Trung tướng Cao Văn Viên và được mang cấp bậc Đề Đốc trước khi giải ngũ năm 1974 do đáo hạn tuổi.
Nhiệm kỳ Tư lệnh lần thứ nhất chỉ lo tổ chức lực lượng và đào tạo nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn Hải Quân vì thuộc vào thời bình khi cộng sản chưa tiến hành chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam nên quân số Hải Quân vào khoảng 9,700 người.
Nhiệm kỳ thứ hai đè nặng lên vai Tư lệnh Trần Văn Chơn với ba nhiệm vụ chính:
Một là, đoàn kết trong nội bộ binh chủng hơi lỏng lẻo sau vụ Tư lệnh Hồ Tấn Quyền bị thuộc cấp sát hại và tình hình chính trị rối ren ở Sài Gòn, Huế do cộng sản gia tăng hoạt động kể cả trên sông ngòi và tiếp tế vũ khí, đạn được từ Miền Bắc bằng đường biển. Như thế, cần hướng tất cả sĩ quan và đoàn viên các cấp vào mục tiêu chính của Quân chủng Hải Quân: Tổ quốc Đại Dương.
Cựu Tư lệnh Hải Quân, Trần Văn Chơn đến Hoa Kỳ năm 1992 theo diện H.O. đã trả lời Ký giả Điệp-Mỹ-Linh: “Tôi không thích chính trị, không hiểu biết nhiều về chính trị và tôi cũng không nghe ai nói với tôi về việc Đại-Tướng Dương-Văn-Minh mời tham dự Nội các. Từ khi Ông làm Quốc-Trưởng cho đến lúc Ông nhận chức Tổng Thống, chúng tôi chỉ gặp nhau trong những cuộc họp”.
Thời gian thụ huấn tại Đại học Chiến Tranh Hải Quân (Naval War College), Trung tá Chơn được đi thăm nhiều thành phố và các cơ sở quân sự, hành chính quan trọng được nên biết Quân đội Hoa Kỳ đứng ngoài các tranh chấp chính trị mà chỉ dồn nỗ lực vào vai trò vệ quốc được giao phó.
Hai là, phối hợp với Hải Quân Hoa Kỳ trong mục đích tiêu diệt Cộng sản trên các sông rạch và biển cả. Năm 1965, Hoa Kỳ quyết định đưa quân chính quy vào Việt Nam để ngăn chặn Bắc Việt được Liên Sô và Trung Quốc yểm trợ tối đa trong mưu đồ chiếm Việt Nam Cộng Hoà trên con đường thống trị Đông Nam Á. Đó là chiến lược toàn cầu của Chính phủ Hoa Kỳ được đa số dư luận dân Mỹ và Lưỡng viện Quốc hội ủng hộ.
Nói cho cùng chiến lược đó có lợi cho Việt Nam Cộng Hoà vì năm 1964, Lực lượng vũ trang cộng sản được phe tả thế giới trợ giúp làm rối loạn tình hình Miền Nam vĩ tuyến 17. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà nói chung bị rơi vào tình trạng phòng ngự hơn là phản công trên khắp lãnh thổ. Hợp tác với chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ là một chọn lựa đúng đắn nếu muốn bảo tồn được nền độc lập, tự do, phát triển của Việt Nam Cộng Hoà.
Đại Hàn không thể trở thành quốc gia độc lập, tự do, phát triển và tiên tiến như ngày hôm nay nếu chống lại, hoặc không-hợp tác với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Hoa Kỳ và Đại Hàn đã thoả thuận sẽ giao Tướng lãnh Đại Hàn đảm nhiệm vai trò Tư lệnh Liên quân Hàn-Mỹ từ năm 2014, nhưng, vào giờ chót phía Đại Hàn từ chối do không-hữu-hiệu khi tác chiến mà còn tạo điều kiện cho Hoa Kỳ rút quân. Đại đa số dân tộc Đại Hàn không muốn 28,000 lính Mỹ rút đi. Kể từ khi thành lập NATO năm 1949, tướng lãnh Mỹ vẫn giữ vai trò Tư lệnh Lực lượng Hành quân.
Hải Quân Hoa Kỳ đã cử Phó đô đốc Elmo Zumwalt làm Tư lệnh Lực lượng Hải quân trên Biển và Sông tại Việt Nam được sự phối hợp chặt chẽ của Tư lệnh Hải Quân Trần Văn Chơn giúp cho các binh chủng bạn tái chiếm và bình định nhiều vùng đã lọt vào tay cộng quân sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại.
Đô đốc Zumwalt chỉ muốn mang vào chiến trường Việt Nam nhiều phương tiện hành quân nhất để tương lai sẽ trao lại cho Việt Nam từ chiến hạm, chiến đỉnh; đồng thời giúp cải thiện đời sống quân nhân Hải Quân và gia đình. Khi trở về nước được gắn 4 sao và bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Hải Quân thứ 19 vẫn tiếp tục tận tình giúp Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà bất cứ lúc nào có thể.
Đề đốc Trần Văn Chơn muốn mượn lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ để tiêu diệt tiềm lực cộng sản trên biển và sông ngòi, đồng thời, xây dựng Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà được Jane’s Fighting Ships 1972-1973 xếp hạng 9 trong các cường quốc Hải Quân trên thế giới.
Sát cánh bên nhau nên giữa hai ông Zumwalt và Chơn trở thành đôi bạn thân vì cùng mục đích tiêu diệt tiềm lực cộng sản và tăng cường sức mạnh cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Tin tức về kế hoạch tiếp tế súng ống, đạn dược, thuốc men từ Bắc vào Nam bằng đường biển từ năm 1960 được Hải Quân Mỹ-Việt phối hợp, giám sát và phá vỡ vào các năm sau: Phá tan mật khu Vũng Rô (15/02/1965). Liên tiếp đánh chìm tàu tiếp vận của Bắc Việt ở Cửa Tiểu (08/01/1966), Cửa Bồ Đề (10/05/1966), Ba Động (20/06/1966), Cửa Bồ Đề lần thứ hai (01/01/1967), Đức Phổ (01/03/1967), Mũi Batangan (14/03/1967), Sa Kỳ (15/07/1967), Hòn Hèo (01/03/1968), Cửa Việt (01/03/1968), Cửa Bồ Đề lần thứ ba (01/03/1968), Cửa Cung Hầu (22/11/1970), Gành Hào (22/11/1971). Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 đánh chìm tàu tiếp vận 645 của Bắc Việt trong vùng biển Phú Quốc (24/4/1972) nhờ Tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử USS Sculpin và phi cơ hải tuần P-3 của Mỹ theo dõi suốt lộ trình 2,500 hải lý trên Biển Nam Trung Hoa. Vì thế, Bắc Việt ngưng kế hoạch tiếp tế vũ khí bằng đường biển.
Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà năm 1975 có 43,000 binh sĩ, 84 chiến hạm; 5 vùng Duyên hải với 133 chiến đỉnh và 500 ghe đủ loại; 2 vùng Sông ngòi và 3 lực lượng tác chiến trong sông với trên 950 chiến đỉnh đủ loại.
Tổng thống Lyndon Johnson quyết định rút quân tác chiến khỏi Việt Nam được Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird đưa ra chương trình Việt-Nam-hoá Chiến tranh nhằm chuyển giao trách nhiệm quốc phòng cho Quân đội Việt Nam Cộng Hoà.
Thứ ba, tiếp nhận chiến cụ và phương tiện chiến tranh của Hải Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Đô đốc Zumwalt và Đô đốc Chơn phối hợp nhịp nhàng và dễ dàng khi thực hiện Chương trình Chuyển giao Cấp tốc (The U.S. Navy’s Accelerated Turnover Program, ACTOV) như đôi bạn chí thân. Cả hai đều có chung khát vọng muốn xây dựng một lực lượng hải quân cho Việt Nam đủ sức kiểm soát và bảo vệ bờ biển Việt Nam và sông ngòi chằng chịt ở miền Nam vĩ tuyến 17.
Phía Việt Nam phải tuyển mộ và huấn luyện cấp tốc cho đủ quân số cần thiết 40,000 tại các Trung tâm Huấn luyện Hải Quân Nha Trang, Cam Ranh, Sài Gòn. Hải Quân còn gửi 750 nhân viên theo học ở Officer Candidate School (OCS), nơi các vị Tổng thống Mỹ từng thụ huấn như John Kennedy, Lydon Johnson, Richard Nixon, Gerald Ford, Jimmy Carter, và George H.W. Bush. Sau khi tốt nghiệp, họ phục vụ trong mọi đơn vị của Hải quân Việt Nam Cộng Hoà.
Tính đến giữa năm 1970, Hải Quân Hoa Kỳ đã chuyển giao hầu hết 500 chiến đỉnh và hoạt động hải quân cho phía Việt Nam. Các căn cứ tiếp vận của Việt Nam từ Cửa Việt đến Mũi Cà Mau cũng tuần tự được chuyển giao.
Hiệp định Hoà bình Paris năm 1973 quy định Việt Nam Cộng Hoà có thể một đổi một vũ khí chiến cụ hư hỏng. Tuy nhiên, tình hình chính trị căng thẳng ở Hoa Kỳ nên bất-khả-thi khi Hải quân Việt Nam thiếu cơ phận thay thế để sửa chữa tàu bè và chiến cụ. Đô đốc Chơn đích thân sang Hoa Kỳ và lưu trú tại tư gia của Đô đốc Zumwalt đang làm Tư lệnh Hải Quân Hoa Kỳ để nhờ giải quyết khó khăn. Hai bên thoả thuận đặt một sĩ quan tiếp liệu của Việt Nam tại Mỹ để chuyển trực tiếp nhu cầu tới các ban phụ trách cung ứng cơ phận của Hải Quân đã làm giảm bớt khó khăn.
Tình hình Nhóm đảo Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) trở nên căng thẳng khi Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 đang chở một phái đoàn 6 người gồm cả một người Mỹ đến Đảo Hoàng Sa hôm 16/01/1974 để khảo sát việc thiết lập phi trường cho C130. Tình cờ, HQ 16 phát hiện tàu mang cờ Trung Quốc gần các đảo lân cận với đảo Hoàng Sa nên lập tức báo cáo về Bộ Tư lệnh Vùng I Duyên hải, đồng thời dùng loa ra lệnh họ ra khỏi hải phận Việt Nam. Phía tàu Trung Quốc cũng bảo HQ 16 rời hải phận Trung Quốc.
Đô đốc Chơn theo dõi sát tình hình Hoàng Sa và đưa ra các chỉ thị cần thiết cho Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Vùng I Duyên hải và phái Tư lệnh phó, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh ra Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy. Do bận gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nên khi trận hải chiến Hoàng Sa nổ ra trong 30 phút thì Tư lệnh Hải Quân còn trên phi cơ bay tới Đà Nẵng.
Nhóm đảo Hoàng Sa lọt hoàn toàn vào tay Trung Quốc là một nỗi đau xé lòng cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà cũng như toàn thể dân tộc Việt Nam, ngoại trừ bọn thần phục Bắc Kinh.
Vận nước nổi trôi, khi hưng lúc thịnh, nhưng, những chàng trai nước Việt lúc nào cũng sẵn sàng đưa vai gánh vác dù cho có phải oằn vai.
Posted by bienxua on
Đại-Dương
Nguồn: http://navygermany.gerussa.