Truyện Ngắn & Phóng Sự

ĐÊM DÀI IRAQ - LM. Nguyễn Văn Tùng.

Chiều mùng 1 tháng 12 năm 2005, Nguyễn đang dâng thánh lễ trong nhà nguyện của căn cứ Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Mỹ ở Fallujah, Iraq, thì thấy cô trung sĩ

(Cổ lai chinh chiến…)

http://doanket.orgfree.com/dkpict/guamcdr.jpg


Chiều mùng 1 tháng 12 năm 2005, Nguyễn đang dâng thánh lễ trong nhà nguyện của căn cứ Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Mỹ ở Fallujah, Iraq, thì thấy cô trung sĩ phụ tá tuyên úy (Religious Program Specialist, viết tắt là RP) thấp thoáng ngoài cửa; lát sau, cô ta lại xuất hiện lần nữa ở giữa cửa, biết có việc gì quan trọng nhưng Nguyễn vẫn tiếp tục dâng thánh lễ cho đến khi xong. Anh vừa ra khỏi cửa thì cô ta nói ngay: “Tuyên Úy, bên quân y viện vừa cho biết, có nhiều thương vong (mass casualties.)” Thay áo thật nhanh, vơ vội túi đựng sách kinh và dầu thánh, Nguyễn cùng người phụ tá hối hả chạy qua quân y viện trong căn cứ.

Nếu ai đã từng xem T.V. Show “M.A.S.H. - Mobile Army Surgical Hospital: Y Viện Giải Phẫu Lưu Động của Lục Quân” trên truyền hình Mỹ của những năm 70’s và đầu 80’s, thì có thể hình dung được quân y viện này, mặc dù không hoàn toàn kết hợp bằng những lều vải, nhưng các tòa nhà xây sơ sài trong trại quân của Saddam Hussein bỏ lại, cũng không khá hơn gì; có các máy lạnh đặt ở cửa sổ nhưng toàn là… đồ cổ. Ngày nay quân đội Mỹ đã có những loại bệnh viện dã chiến bằng các lều vải, bịt kín, có lối đi thông với nhau bên trong và có hệ thống máy lạnh, nhưng căn cứ này của TQLC đã không dùng loại đó.

Các TQLC bị thương vong đã chưa về tới, tám tuyên úy khác và cùng ngần ấy phụ tá đã từ các đơn vị nhỏ trong căn cứ tề tựu trước cửa y viện. Những bác sĩ và y tá đã tự chia ra thành các toán, nên tuyên úy và phụ tá cũng chia nhau đứng vào với họ. Thường thì họ sẽ phân loại thương binh trước: bị thương quá nặng không thể cứu chữa được nữa, bị thương nặng, và bị thương nhẹ, để từ đó phân nhiệm cứu thương cho họ. Dĩ nhiên, Nguyễn sẽ “xức dầu” cho tất cả những thương binh, dù họ là Công Giáo hay không, vì lúc đó không ai còn có giờ để dọ hỏi hay “xét” thẻ đính bài (dog tag) nữa. Hiện tại, các TQLC không còn đeo tấm thẻ kim loại này trên cổ, nhưng họ luồn nó vào giữa giây giày, chỗ “an toàn”nhất cho tấm thẻ trên thân xác người lính.

Trong khi chờ đợi, Nguyễn đã tìm hiểu và được biết đơn vị bị nạn là một trung đội thuộc tiểu đoàn 47 (xin tạm đổi tên), vừa chuyển vùng trách nhiệm trước đó không lâu. Cũng như những tiểu đoàn tác chiến khác, Nguyễn đã đến thăm và dâng lễ tại các đơn vị (cấp đại đội) của tiểu đoàn 47 nhiều lần. Chính ra, Nguyễn không phải làm việc này vì anh là tuyên úy trưởng của căn cứ Fallujah, nơi có bộ tư lệnh chỉ huy lực lượng TQLC ở Iraq, với gần 30 ngàn quân trên toàn tỉnh Anbar, một tỉnh lớn và “dữ dằn” nhất nước. Chỉ trong thành phố Fallujah và vùng phụ cận cũng đã có đến 5 ngàn lính; nhưng đáng buồn thay, chỉ có một mình Nguyễn là tuyên úy Công Giáo. Các tiểu đoàn trưởng, cùng cấp bậc với Nguyễn (Trung Tá), nhưng họ đã phải hạ mình khẩn khoản nài xin anh ra thăm lính của họ: “Những TQLC Công Giáo của tôi đã khá lâu không được gặp linh mục, nhiều lần họ đã xin tôi ‘mời’ LM cho họ.” Dĩ nhiên là Nguyễn không thể từ chối lời yêu cầu khẩn thiết này, anh đã xin phép cấp trên và được tự do đi lại thăm các đơn vị tiền đồn (Forward Operational Bases, FABs) trong khu vực. Trước đây, có hai tiểu đoàn tác chiến, trải quân để giữ an ninh trong thành phố, thêm một tiểu đoàn khác trách nhiệm vùng ngoại ô, nhưng khoảng hơn tháng trước đó, tiểu đoàn 47 đã được lệnh chuyển ra ngoại ô, nhường vùng hành quân của họ cho một đơn vị bộ binh của chính phủ Iraq, mới được thành lập. Nguyễn đã tỏ ý lo ngại với đại úy tuyên úy (Tin Lành) của tiểu đoàn này: “Ra ngoại ô, ‘sân nhà của địch’ lại luôn phải di chuyển hành quân, sẽ lành ít, dữ nhiều.” Cách đó mấy tuần, cũng ở vùng ngoại ô, một đại úy đại đội trưởng của tiểu đoàn bạn và người cận vệ của ông, đã tử trận vì xe Humvee của họ bị trúng mìn. Chiến trường Iraq là như vậy, người ta sẽ khá yên ổn nếu chỉ ở trong căn cứ lớn, tuy thỉnh thoảng cũng có pháo kích nhưng thường chẳng gây thiệt hại gì. Tuy nhiên, nếu phải ra ngoài (out the wire) thì cái chết có thể xảy đến bất cứ lúc nào: bằng xe bom, bằng mìn tự chế đặt ở vệ đường hay I.E.D. (Improvised Explosive Device), bom tự sát cá nhân, hay bị bắn sẻ (tỉa)… Hành quân ở ngoại ô, “vùng đất địch” lại toàn là đất sa mạc, rất dễ chôn mìn… thảm họa luôn rình rập đó đã xảy đến với trung đội này, chiều nay.

Đoàn xe nhà binh tràn vào sân y viện cuộn theo gió bụi như một cơn lốc, các thương binh được cấp tốc đưa xuống sân, bác sĩ phân loại, y tá tiêm thuốc, tuyên úy xức dầu, cầu nguyện… ai làm việc nấy khá trật tự; sau đó họ chuyển các thương binh vào bên trong y viện ngay. Tổng kết: 10 chết, 11 bị thương, Nguyễn thầm nghĩ: “Trung đội này thực sự đã bị… loại khỏi vòng chiến.” Ngoài sân bây giờ chỉ còn lại các tuyên úy, đơn vị “chung sự” (Mortuary), các bao đựng xác chết và những TQLC còn sống sót mà trên nét mặt của họ vẫn chưa hết vẻ kinh hoàng… Đơn vị chung sự đưa các bao vào trong khu nhà của họ để mở ra, phân loại lần nữa, xếp cho đúng những phần thân thể tơi tả đó của người nào vào người ấy…

Một sự yên lặng đến rợn người trở về trên sân y viện, Nguyễn đến bên một người lính, biết chắc anh ta chưa quá 20, nhưng lúc này trông anh như đã già hơn cả chục tuổi, đặt tay trên vai anh ta, quay lại, nhìn thấy cây thánh giá trên cổ áo trái của Nguyễn, anh ta đã thực sự để lòng thổn thức. Những người lính TQLC, từ thuở còn ở quân trường đã được huấn luyện phải cứng rắn, chịu đựng… họ luôn luôn phải nghe từ miệng cấp trên những câu như “suck it up” hay “tough it out” (thật khó dịch qua tiếng Việt với trọn vẹn ý nghĩa của nó, có lẽ ba chữ “phải phấn đấu” gần với ý nghĩa này nhất.) Cả buổi chiều nay, họ đã cố can đảm, giữ bình tĩnh để góp nhặt và đưa các bạn bị nạn về đến hậu cứ, cho đến lúc này… Tuyên úy không phải là chiến binh cầm súng (warrior, combatant), nhưng là một biểu tượng của tinh thần, của phần cao nhất trong cuộc đời chinh chiến; hơn nữa tuyên úy còn là hình ảnh của người cha trong gia đình mà bất cứ quân nhân nào, từ lính đến sĩ quan, đều có thể gặp để thổ lộ những điều thầm kín nhất của họ. Các tuyên úy khác cũng lần lượt đến an ủi những người lính còn lại, thì thầm nói chuyện, cầu nguyện với họ.

Bỗng có tiếng la lớn: “Chúng tôi cần máu, loại A positive,” đúng loại máu của Nguyễn, anh đã vội vào phòng hiến máu. Y tá Hải Quân Mỹ (Corpsman), thực ra không nên gọi họ là y tá, vì y tá ở Mỹ (Registered Nurse, RN) phải học cả 4 năm đại học, kiến thức y khoa khá cao; trong khi những corpsmen này - hạ sĩ quan trợ y - chỉ được học mấy tháng về ngành y rồi bị biệt phái qua TQLC, bị đẩy ra chiến trường để cùng sống, cùng chết và để “cứu” các binh lính chẳng may trúng thương. Tuy vậy, lính TQLC vẫn gọi họ bằng một cái tên đầy vẻ yêu mến và quý trọng: “Doc” (viết tắt từ chữ doctor, bác sĩ), hay đúng hơn “baby doc,” để phân biệt với các bác sĩ chính hiệu.

Một “doc”, mặt còn non choẹt, lấy máu từ tay Nguyễn, không biết anh ta làm thế nào mà sau khi máu đã chảy ra được khoảng ¼ bịch thì ngưng lại! Chỉ thấy anh ta “phán” một câu hết sức tự nhiên: “Tuyên úy, tôi phải ‘châm’ (stick) ông lần nữa!!!” Thế là anh ta xoay qua tay bên kia, và lần này máu ra… tròn một bịch! Nguyễn đã cho máu nhiều hơn tất cả các quân nhân khác trong phòng…

 


Sau đó, những tuyên úy không còn trách nhiệm đã lần lượt ra về, cả cô phụ tá của Nguyễn cũng đã biến mất từ lúc nào rồi, chỉ còn anh và vị tuyên úy của tiểu đoàn 47. Bọn anh phải ngồi chờ cho đến khi toán chung sự hoàn tất công việc của họ và đưa các bao đựng xác qua phòng đông lạnh, những bao này rất dày và có đến hai lớp. Ngay trong đêm nay, những xác đó sẽ được đưa về nước Đức (Germany), tẩm liệm trong các áo quan, trước khi được chuyển về với gia đình, với quê hương của họ trên đất Mỹ. Khi nào được thông báo, Nguyễn và vị tuyên úy kia sẽ qua bên phòng đông lạnh để làm phép xác cho họ. Trời đã dần về khuya, nhưng Nguyễn và vị tuyên úy của tiểu đoàn 47 vẫn đợi chờ… bỗng dưng anh cảm thấy khó chịu, đầu nhẹ tênh, anh vội vỗ vai một corpsman bên cạnh: “Doc, tôi cảm thấy khó chịu quá!” “Sir muốn nằm nghỉ một chút không?” Anh ta hỏi. “Muốn” Nguyễn đáp gọn và gượng đứng dậy, nhưng anh đã không còn biết gì nữa…

Khi tỉnh dậy, Nguyễn thấy mình đang nằm trên giường “cấp cứu,” các bác sĩ và y tá (RN và sĩ quan trợ y, đa số là những nữ quân nhân) đang chuẩn bệnh cho anh, họ tưởng anh bị lên cơn… đau tim. Nguyễn nói ngay để họ yên tâm: “Có lẽ vì lúc tối tôi đã cho máu.” Một người thở phào: “Thảo nào!” Họ làm thêm một vài điều cần thiết và khuyên anh nên nằm nghỉ ít lâu nữa trước khi ngồi dậy.

Nguyễn suy nghĩ miên man, cái chết nếu đến, có lẽ cũng vậy thôi, chỉ không tỉnh lại, thế là… xong. Anh nhớ đến lời các bạn, mấy tháng trước, đã kín đáo lo lắng cho anh khi biết tin anh sắp qua phục vụ trong cuộc chiến ở Iraq, họ nhắc đến câu thơ Đường: “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi,” và anh đã mạnh dạn trả lời họ rằng anh sẽ cùng uống chén “bồ đào mỹ tửu” ấy với những người lính của anh. Hình như điều đó đang xảy ra, ngay trong đêm nay, ở quân y viện này; những người thương binh đang nằm kia đã đổ máu ngoài chiến địa, còn anh đã “đổ máu” ra để góp phần bù lại số máu họ đã mất, máu của anh đã hòa chung với bầu huyết quản đang lưu thông trong thân xác của họ. Bài Đường thi “Lương Châu Từ” của Vương Hàn, anh thuộc từ thuở còn ngồi ở trường trung học, lại vang lên:

“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.”

Có ai đó đã dịch rằng:
“Rượu bồ đào, chén dạ quang
Chưa say đàn đã vang lên dập dìu
Sa trường chớ cấm ta say
Xưa nay chinh chiến, mấy ai, ngày về?”

Lúc sau, bác sĩ vào bảo Nguyễn ngồi lên, anh gượng dậy nhưng lại bị chóng mặt ngay, ông ta liền bảo: “Để tôi truyền I.V. cho cha.” Nguyễn lại nằm xuống, họ đắp cho anh một cái chăn thật ấm như vừa được hâm nóng. Trong khi chờ đợi tiếp xong bịch nước biển, Nguyễn định ngủ một tí, nhưng thình lình người thương binh ở giường bên cạnh cất tiếng: “Ông là tuyên úy phải không? Đơn vị tôi vừa mất 10 TQLC, bị thương 11, kể cả tôi.” Nguyễn đáp “Phải, tôi là tuyên úy, còn anh? Trung đội trưởng à?” Anh ta đáp: “Không, tôi là đại đội trưởng.” Nguyễn thầm nghĩ: “Giá có quyền, anh sẽ nhảy qua, tặng cho anh ta mấy cái… đá đít.” Đại đội trưởng gì mà… ngố quá! Để lính chết cách hết sức vô lý, trong một lỗi lầm vô cùng căn bản. Tuy nhiên, anh chỉ nhẹ nhàng nói: “Tôi sẽ cầu nguyện cho anh, cho lính của anh và cho gia đình của họ.”

Nguyễn được kể rằng đại đội của anh này có mấy TQLC vừa nhận nghị định thăng cấp, họ xin trung đội trưởng của họ cho đeo lon mới ở chiến trường (một vinh dự lớn cho mọi người lính.) Trung đội trưởng hỏi ý đại đội trưởng, anh này không những đồng ý mà còn ra tận nơi để gắn lon cho các binh sĩ!!! Trong khi đó, trung đội đang hành quân ở một vùng được coi là… hỏa tuyến! Tập trung nhiều lính tại chiến trường trong hoàn cảnh như vậy là một điều tối kỵ, thế mà…

Khu tạm đóng quân là một nhà máy làm sữa bị bỏ hoang, trung đội này đã có lúc dừng quân qua đêm ở đó; địch quân biết thế nào lính Mỹ cũng sẽ trở lại nên họ đã đặt bom để tiêu diệt kẻ thù. Quả bom là một loại IED, gồm 4 đầu đạn đại bác 155mm nhập lại, họ chôn khá sâu, đến độ máy dò kim loại của quân Mỹ không phát hiện được, trong khi kíp nổ là hai giây điện chập nhau, họ gắn đầu hai giây điện vào hai miếng gỗ, cặp hình chữ V, nếu có người dẵm lên, hai miếng gỗ chập lại thế là… xong! Trước khi trung đội TQLC vào khu vực, họ cũng cho người vào dò bom nhưng quả nhiên, máy dò không thấy gì. Trung đội, được lệnh của đại đội trưởng, đứng vào đội hình để làm lễ… thăng cấp! Cuộc lễ diễn ra xuông sẻ, nhưng sau khi có lệnh tan hàng, lính vừa tản ra chung quanh thì một người đã dẵm lên ngòi nổ!!! Chỉ đơn giản là vậy, nhưng tai ương đã thình lình đổ ập lên bao nhiêu sinh linh, ở cả tiền tuyến lẫn hậu phương…

Phòng đông lạnh là một “trailer” chỉ to bằng thùng chứa hàng của các xe vận tải 18 bánh, hai bên kê giường 3 tầng mà chiều ngang mỗi giường chỉ bằng chiếc băng ca (stretcher), chứa được khoảng vài chục xác người. Mười bọc đựng xác của các TQLC xấu số đã được đặt gọn gàng đặt trên các giường, Nguyễn được khuyên không nên mở các bọc ra vì họ sợ điều đó có thể sẽ gây “ảnh hưởng tâm lý” không tốt cho cả tuyên úy nữa!!! Nguyễn nói với vị tuyên úy của tiểu đoàn 47: “Với tôi, tất cả những TQLC này đều là Công Giáo, anh cũng nên xem họ như người thuộc giáo hội của anh để làm những gì thấy cần cho họ.” Vị tuyên úy kia đồng ý. Nguyễn đã đọc lời cầu nguyện và rảy nước phép trên các bọc này…


Anh ra khỏi quân y viện thì đã gần nửa đêm, đường đi tối như bưng, vì lý do an ninh nên bên trong căn cứ rất giới hạn đèn điện, người dùng đèn pin cũng phải gắn thêm kính màu để ngụy trang. Những suy tư của Nguyễn cứ miên man giữa quá khứ với hiện tại… Từ xưa đến nay, từ đông sang tây, hầu như trong bất cứ cuộc chiến nào, thành phần phải hy sinh nhiều nhất vẫn luôn là những người lính trẻ, những sĩ quan trẻ. Có người nói cuộc chiến ở Iraq là chiến tranh của những trung đội (War of the Platoons), vì địch quân chỉ đánh du kích, ít khi ra mặt và hầu như họ không thể tạo được một cuộc phục kích với số quân đông hơn vài chục người. Phía Mỹ và Đồng Minh cũng vậy, ngoài trận đánh tái chiếm thành phố Fallujah, tháng 11, 2004, mà quân số tác chiến lên đến cấp trung đoàn, cũng như một vài trận khác của bên bộ binh; hành quân với cấp số đại đội đã là nhiều. Nhưng những cái chết “thịt da nát tan” trong phòng đông lạnh kia lại rất ảnh hưởng đến “đường binh nghiệp” của vị tướng, đang nghỉ ngơi khá an toàn trong căn nhà kiên cố và được canh gác nghiêm ngặt cách đấy không xa. Người xưa đã chẳng nói đó sao: “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô!” Hào quang của các ngôi sao trên cổ áo ông tướng, đôi khi đã đẫm máu của những chiến binh dưới quyền!!! Trong cùng suy tưởng đó, những người đang làm chính trị ở Washington D.C. cũng phải gánh chung trách nhiệm.

Iraq đi trước California 11 tiếng đồng hồ, hiện tại, bên đó mới gần 1 giờ chiều; có lẽ những bà mẹ già, những người vợ trẻ của các quân nhân đang nằm trong căn phòng lạnh lẽo đó, đã bắt đầu nhận được hung tin. Đơn vị gốc của họ sẽ cử một sĩ quan, một hạ sĩ quan và một tuyên úy đến tận nhà mỗi TQLC tử trận để báo tin buồn. Lời ca thống thiết từ cõi xa thẳm, hồng hoang nào đó lại bất chợt vang lên trong anh:

“Hai mươi năm, đàn con đi lính, đi rồi không về…
Ôi tấm thân này, ngày xưa bé bỏng,
Mẹ mang đầy bụng, Mẹ bồng trên tay…”
(“Ngủ Đi Con.” TCS)


Nguyễn bỗng nhớ rằng từ sau bữa trưa đến giờ anh đã chưa ăn gì, ngoài một thỏi bánh nhỏ, ai đó đã đưa cho anh sau khi ra khỏi phòng cấp cứu. Anh có thể ghé qua khu nhà ăn ngay trong lúc này, vì đã đến giờ cho bữa ăn nửa đêm mà lính tráng gọi là “Mid-Rat” (Midnight Ration.) Nhưng đôi chân anh vẫn tiếp tục liêu xiêu bước về khu nhà nghỉ, anh chỉ mong cái màn u tối thẳm sâu này sẽ chóng qua, và sẽ không còn nữa, những đêm dài… Iraq.

Tuyên Úy Nguyễn (LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng)

Ghi chú: Không lâu, sau khi trở lại Hoa Kỳ từ Iraq và Djibouti, một tiểu quốc bên cạnh Hồng Hải (Red Sea) thuộc vùng “Sừng của Phi Châu” (Horn of Africa,) Tuyên Úy Nguyễn đã được vinh thăng Hải Quân Đại Tá. Năm 2009, khi tròn 20 năm tuổi lính, ông đã xin nghỉ hưu và hiện đang là cha sở một xứ đạo của tổng giáo phận New Orleans, Louisiana.

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐÊM DÀI IRAQ - LM. Nguyễn Văn Tùng.

Chiều mùng 1 tháng 12 năm 2005, Nguyễn đang dâng thánh lễ trong nhà nguyện của căn cứ Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Mỹ ở Fallujah, Iraq, thì thấy cô trung sĩ

(Cổ lai chinh chiến…)

http://doanket.orgfree.com/dkpict/guamcdr.jpg


Chiều mùng 1 tháng 12 năm 2005, Nguyễn đang dâng thánh lễ trong nhà nguyện của căn cứ Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Mỹ ở Fallujah, Iraq, thì thấy cô trung sĩ phụ tá tuyên úy (Religious Program Specialist, viết tắt là RP) thấp thoáng ngoài cửa; lát sau, cô ta lại xuất hiện lần nữa ở giữa cửa, biết có việc gì quan trọng nhưng Nguyễn vẫn tiếp tục dâng thánh lễ cho đến khi xong. Anh vừa ra khỏi cửa thì cô ta nói ngay: “Tuyên Úy, bên quân y viện vừa cho biết, có nhiều thương vong (mass casualties.)” Thay áo thật nhanh, vơ vội túi đựng sách kinh và dầu thánh, Nguyễn cùng người phụ tá hối hả chạy qua quân y viện trong căn cứ.

Nếu ai đã từng xem T.V. Show “M.A.S.H. - Mobile Army Surgical Hospital: Y Viện Giải Phẫu Lưu Động của Lục Quân” trên truyền hình Mỹ của những năm 70’s và đầu 80’s, thì có thể hình dung được quân y viện này, mặc dù không hoàn toàn kết hợp bằng những lều vải, nhưng các tòa nhà xây sơ sài trong trại quân của Saddam Hussein bỏ lại, cũng không khá hơn gì; có các máy lạnh đặt ở cửa sổ nhưng toàn là… đồ cổ. Ngày nay quân đội Mỹ đã có những loại bệnh viện dã chiến bằng các lều vải, bịt kín, có lối đi thông với nhau bên trong và có hệ thống máy lạnh, nhưng căn cứ này của TQLC đã không dùng loại đó.

Các TQLC bị thương vong đã chưa về tới, tám tuyên úy khác và cùng ngần ấy phụ tá đã từ các đơn vị nhỏ trong căn cứ tề tựu trước cửa y viện. Những bác sĩ và y tá đã tự chia ra thành các toán, nên tuyên úy và phụ tá cũng chia nhau đứng vào với họ. Thường thì họ sẽ phân loại thương binh trước: bị thương quá nặng không thể cứu chữa được nữa, bị thương nặng, và bị thương nhẹ, để từ đó phân nhiệm cứu thương cho họ. Dĩ nhiên, Nguyễn sẽ “xức dầu” cho tất cả những thương binh, dù họ là Công Giáo hay không, vì lúc đó không ai còn có giờ để dọ hỏi hay “xét” thẻ đính bài (dog tag) nữa. Hiện tại, các TQLC không còn đeo tấm thẻ kim loại này trên cổ, nhưng họ luồn nó vào giữa giây giày, chỗ “an toàn”nhất cho tấm thẻ trên thân xác người lính.

Trong khi chờ đợi, Nguyễn đã tìm hiểu và được biết đơn vị bị nạn là một trung đội thuộc tiểu đoàn 47 (xin tạm đổi tên), vừa chuyển vùng trách nhiệm trước đó không lâu. Cũng như những tiểu đoàn tác chiến khác, Nguyễn đã đến thăm và dâng lễ tại các đơn vị (cấp đại đội) của tiểu đoàn 47 nhiều lần. Chính ra, Nguyễn không phải làm việc này vì anh là tuyên úy trưởng của căn cứ Fallujah, nơi có bộ tư lệnh chỉ huy lực lượng TQLC ở Iraq, với gần 30 ngàn quân trên toàn tỉnh Anbar, một tỉnh lớn và “dữ dằn” nhất nước. Chỉ trong thành phố Fallujah và vùng phụ cận cũng đã có đến 5 ngàn lính; nhưng đáng buồn thay, chỉ có một mình Nguyễn là tuyên úy Công Giáo. Các tiểu đoàn trưởng, cùng cấp bậc với Nguyễn (Trung Tá), nhưng họ đã phải hạ mình khẩn khoản nài xin anh ra thăm lính của họ: “Những TQLC Công Giáo của tôi đã khá lâu không được gặp linh mục, nhiều lần họ đã xin tôi ‘mời’ LM cho họ.” Dĩ nhiên là Nguyễn không thể từ chối lời yêu cầu khẩn thiết này, anh đã xin phép cấp trên và được tự do đi lại thăm các đơn vị tiền đồn (Forward Operational Bases, FABs) trong khu vực. Trước đây, có hai tiểu đoàn tác chiến, trải quân để giữ an ninh trong thành phố, thêm một tiểu đoàn khác trách nhiệm vùng ngoại ô, nhưng khoảng hơn tháng trước đó, tiểu đoàn 47 đã được lệnh chuyển ra ngoại ô, nhường vùng hành quân của họ cho một đơn vị bộ binh của chính phủ Iraq, mới được thành lập. Nguyễn đã tỏ ý lo ngại với đại úy tuyên úy (Tin Lành) của tiểu đoàn này: “Ra ngoại ô, ‘sân nhà của địch’ lại luôn phải di chuyển hành quân, sẽ lành ít, dữ nhiều.” Cách đó mấy tuần, cũng ở vùng ngoại ô, một đại úy đại đội trưởng của tiểu đoàn bạn và người cận vệ của ông, đã tử trận vì xe Humvee của họ bị trúng mìn. Chiến trường Iraq là như vậy, người ta sẽ khá yên ổn nếu chỉ ở trong căn cứ lớn, tuy thỉnh thoảng cũng có pháo kích nhưng thường chẳng gây thiệt hại gì. Tuy nhiên, nếu phải ra ngoài (out the wire) thì cái chết có thể xảy đến bất cứ lúc nào: bằng xe bom, bằng mìn tự chế đặt ở vệ đường hay I.E.D. (Improvised Explosive Device), bom tự sát cá nhân, hay bị bắn sẻ (tỉa)… Hành quân ở ngoại ô, “vùng đất địch” lại toàn là đất sa mạc, rất dễ chôn mìn… thảm họa luôn rình rập đó đã xảy đến với trung đội này, chiều nay.

Đoàn xe nhà binh tràn vào sân y viện cuộn theo gió bụi như một cơn lốc, các thương binh được cấp tốc đưa xuống sân, bác sĩ phân loại, y tá tiêm thuốc, tuyên úy xức dầu, cầu nguyện… ai làm việc nấy khá trật tự; sau đó họ chuyển các thương binh vào bên trong y viện ngay. Tổng kết: 10 chết, 11 bị thương, Nguyễn thầm nghĩ: “Trung đội này thực sự đã bị… loại khỏi vòng chiến.” Ngoài sân bây giờ chỉ còn lại các tuyên úy, đơn vị “chung sự” (Mortuary), các bao đựng xác chết và những TQLC còn sống sót mà trên nét mặt của họ vẫn chưa hết vẻ kinh hoàng… Đơn vị chung sự đưa các bao vào trong khu nhà của họ để mở ra, phân loại lần nữa, xếp cho đúng những phần thân thể tơi tả đó của người nào vào người ấy…

Một sự yên lặng đến rợn người trở về trên sân y viện, Nguyễn đến bên một người lính, biết chắc anh ta chưa quá 20, nhưng lúc này trông anh như đã già hơn cả chục tuổi, đặt tay trên vai anh ta, quay lại, nhìn thấy cây thánh giá trên cổ áo trái của Nguyễn, anh ta đã thực sự để lòng thổn thức. Những người lính TQLC, từ thuở còn ở quân trường đã được huấn luyện phải cứng rắn, chịu đựng… họ luôn luôn phải nghe từ miệng cấp trên những câu như “suck it up” hay “tough it out” (thật khó dịch qua tiếng Việt với trọn vẹn ý nghĩa của nó, có lẽ ba chữ “phải phấn đấu” gần với ý nghĩa này nhất.) Cả buổi chiều nay, họ đã cố can đảm, giữ bình tĩnh để góp nhặt và đưa các bạn bị nạn về đến hậu cứ, cho đến lúc này… Tuyên úy không phải là chiến binh cầm súng (warrior, combatant), nhưng là một biểu tượng của tinh thần, của phần cao nhất trong cuộc đời chinh chiến; hơn nữa tuyên úy còn là hình ảnh của người cha trong gia đình mà bất cứ quân nhân nào, từ lính đến sĩ quan, đều có thể gặp để thổ lộ những điều thầm kín nhất của họ. Các tuyên úy khác cũng lần lượt đến an ủi những người lính còn lại, thì thầm nói chuyện, cầu nguyện với họ.

Bỗng có tiếng la lớn: “Chúng tôi cần máu, loại A positive,” đúng loại máu của Nguyễn, anh đã vội vào phòng hiến máu. Y tá Hải Quân Mỹ (Corpsman), thực ra không nên gọi họ là y tá, vì y tá ở Mỹ (Registered Nurse, RN) phải học cả 4 năm đại học, kiến thức y khoa khá cao; trong khi những corpsmen này - hạ sĩ quan trợ y - chỉ được học mấy tháng về ngành y rồi bị biệt phái qua TQLC, bị đẩy ra chiến trường để cùng sống, cùng chết và để “cứu” các binh lính chẳng may trúng thương. Tuy vậy, lính TQLC vẫn gọi họ bằng một cái tên đầy vẻ yêu mến và quý trọng: “Doc” (viết tắt từ chữ doctor, bác sĩ), hay đúng hơn “baby doc,” để phân biệt với các bác sĩ chính hiệu.

Một “doc”, mặt còn non choẹt, lấy máu từ tay Nguyễn, không biết anh ta làm thế nào mà sau khi máu đã chảy ra được khoảng ¼ bịch thì ngưng lại! Chỉ thấy anh ta “phán” một câu hết sức tự nhiên: “Tuyên úy, tôi phải ‘châm’ (stick) ông lần nữa!!!” Thế là anh ta xoay qua tay bên kia, và lần này máu ra… tròn một bịch! Nguyễn đã cho máu nhiều hơn tất cả các quân nhân khác trong phòng…

 


Sau đó, những tuyên úy không còn trách nhiệm đã lần lượt ra về, cả cô phụ tá của Nguyễn cũng đã biến mất từ lúc nào rồi, chỉ còn anh và vị tuyên úy của tiểu đoàn 47. Bọn anh phải ngồi chờ cho đến khi toán chung sự hoàn tất công việc của họ và đưa các bao đựng xác qua phòng đông lạnh, những bao này rất dày và có đến hai lớp. Ngay trong đêm nay, những xác đó sẽ được đưa về nước Đức (Germany), tẩm liệm trong các áo quan, trước khi được chuyển về với gia đình, với quê hương của họ trên đất Mỹ. Khi nào được thông báo, Nguyễn và vị tuyên úy kia sẽ qua bên phòng đông lạnh để làm phép xác cho họ. Trời đã dần về khuya, nhưng Nguyễn và vị tuyên úy của tiểu đoàn 47 vẫn đợi chờ… bỗng dưng anh cảm thấy khó chịu, đầu nhẹ tênh, anh vội vỗ vai một corpsman bên cạnh: “Doc, tôi cảm thấy khó chịu quá!” “Sir muốn nằm nghỉ một chút không?” Anh ta hỏi. “Muốn” Nguyễn đáp gọn và gượng đứng dậy, nhưng anh đã không còn biết gì nữa…

Khi tỉnh dậy, Nguyễn thấy mình đang nằm trên giường “cấp cứu,” các bác sĩ và y tá (RN và sĩ quan trợ y, đa số là những nữ quân nhân) đang chuẩn bệnh cho anh, họ tưởng anh bị lên cơn… đau tim. Nguyễn nói ngay để họ yên tâm: “Có lẽ vì lúc tối tôi đã cho máu.” Một người thở phào: “Thảo nào!” Họ làm thêm một vài điều cần thiết và khuyên anh nên nằm nghỉ ít lâu nữa trước khi ngồi dậy.

Nguyễn suy nghĩ miên man, cái chết nếu đến, có lẽ cũng vậy thôi, chỉ không tỉnh lại, thế là… xong. Anh nhớ đến lời các bạn, mấy tháng trước, đã kín đáo lo lắng cho anh khi biết tin anh sắp qua phục vụ trong cuộc chiến ở Iraq, họ nhắc đến câu thơ Đường: “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi,” và anh đã mạnh dạn trả lời họ rằng anh sẽ cùng uống chén “bồ đào mỹ tửu” ấy với những người lính của anh. Hình như điều đó đang xảy ra, ngay trong đêm nay, ở quân y viện này; những người thương binh đang nằm kia đã đổ máu ngoài chiến địa, còn anh đã “đổ máu” ra để góp phần bù lại số máu họ đã mất, máu của anh đã hòa chung với bầu huyết quản đang lưu thông trong thân xác của họ. Bài Đường thi “Lương Châu Từ” của Vương Hàn, anh thuộc từ thuở còn ngồi ở trường trung học, lại vang lên:

“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.”

Có ai đó đã dịch rằng:
“Rượu bồ đào, chén dạ quang
Chưa say đàn đã vang lên dập dìu
Sa trường chớ cấm ta say
Xưa nay chinh chiến, mấy ai, ngày về?”

Lúc sau, bác sĩ vào bảo Nguyễn ngồi lên, anh gượng dậy nhưng lại bị chóng mặt ngay, ông ta liền bảo: “Để tôi truyền I.V. cho cha.” Nguyễn lại nằm xuống, họ đắp cho anh một cái chăn thật ấm như vừa được hâm nóng. Trong khi chờ đợi tiếp xong bịch nước biển, Nguyễn định ngủ một tí, nhưng thình lình người thương binh ở giường bên cạnh cất tiếng: “Ông là tuyên úy phải không? Đơn vị tôi vừa mất 10 TQLC, bị thương 11, kể cả tôi.” Nguyễn đáp “Phải, tôi là tuyên úy, còn anh? Trung đội trưởng à?” Anh ta đáp: “Không, tôi là đại đội trưởng.” Nguyễn thầm nghĩ: “Giá có quyền, anh sẽ nhảy qua, tặng cho anh ta mấy cái… đá đít.” Đại đội trưởng gì mà… ngố quá! Để lính chết cách hết sức vô lý, trong một lỗi lầm vô cùng căn bản. Tuy nhiên, anh chỉ nhẹ nhàng nói: “Tôi sẽ cầu nguyện cho anh, cho lính của anh và cho gia đình của họ.”

Nguyễn được kể rằng đại đội của anh này có mấy TQLC vừa nhận nghị định thăng cấp, họ xin trung đội trưởng của họ cho đeo lon mới ở chiến trường (một vinh dự lớn cho mọi người lính.) Trung đội trưởng hỏi ý đại đội trưởng, anh này không những đồng ý mà còn ra tận nơi để gắn lon cho các binh sĩ!!! Trong khi đó, trung đội đang hành quân ở một vùng được coi là… hỏa tuyến! Tập trung nhiều lính tại chiến trường trong hoàn cảnh như vậy là một điều tối kỵ, thế mà…

Khu tạm đóng quân là một nhà máy làm sữa bị bỏ hoang, trung đội này đã có lúc dừng quân qua đêm ở đó; địch quân biết thế nào lính Mỹ cũng sẽ trở lại nên họ đã đặt bom để tiêu diệt kẻ thù. Quả bom là một loại IED, gồm 4 đầu đạn đại bác 155mm nhập lại, họ chôn khá sâu, đến độ máy dò kim loại của quân Mỹ không phát hiện được, trong khi kíp nổ là hai giây điện chập nhau, họ gắn đầu hai giây điện vào hai miếng gỗ, cặp hình chữ V, nếu có người dẵm lên, hai miếng gỗ chập lại thế là… xong! Trước khi trung đội TQLC vào khu vực, họ cũng cho người vào dò bom nhưng quả nhiên, máy dò không thấy gì. Trung đội, được lệnh của đại đội trưởng, đứng vào đội hình để làm lễ… thăng cấp! Cuộc lễ diễn ra xuông sẻ, nhưng sau khi có lệnh tan hàng, lính vừa tản ra chung quanh thì một người đã dẵm lên ngòi nổ!!! Chỉ đơn giản là vậy, nhưng tai ương đã thình lình đổ ập lên bao nhiêu sinh linh, ở cả tiền tuyến lẫn hậu phương…

Phòng đông lạnh là một “trailer” chỉ to bằng thùng chứa hàng của các xe vận tải 18 bánh, hai bên kê giường 3 tầng mà chiều ngang mỗi giường chỉ bằng chiếc băng ca (stretcher), chứa được khoảng vài chục xác người. Mười bọc đựng xác của các TQLC xấu số đã được đặt gọn gàng đặt trên các giường, Nguyễn được khuyên không nên mở các bọc ra vì họ sợ điều đó có thể sẽ gây “ảnh hưởng tâm lý” không tốt cho cả tuyên úy nữa!!! Nguyễn nói với vị tuyên úy của tiểu đoàn 47: “Với tôi, tất cả những TQLC này đều là Công Giáo, anh cũng nên xem họ như người thuộc giáo hội của anh để làm những gì thấy cần cho họ.” Vị tuyên úy kia đồng ý. Nguyễn đã đọc lời cầu nguyện và rảy nước phép trên các bọc này…


Anh ra khỏi quân y viện thì đã gần nửa đêm, đường đi tối như bưng, vì lý do an ninh nên bên trong căn cứ rất giới hạn đèn điện, người dùng đèn pin cũng phải gắn thêm kính màu để ngụy trang. Những suy tư của Nguyễn cứ miên man giữa quá khứ với hiện tại… Từ xưa đến nay, từ đông sang tây, hầu như trong bất cứ cuộc chiến nào, thành phần phải hy sinh nhiều nhất vẫn luôn là những người lính trẻ, những sĩ quan trẻ. Có người nói cuộc chiến ở Iraq là chiến tranh của những trung đội (War of the Platoons), vì địch quân chỉ đánh du kích, ít khi ra mặt và hầu như họ không thể tạo được một cuộc phục kích với số quân đông hơn vài chục người. Phía Mỹ và Đồng Minh cũng vậy, ngoài trận đánh tái chiếm thành phố Fallujah, tháng 11, 2004, mà quân số tác chiến lên đến cấp trung đoàn, cũng như một vài trận khác của bên bộ binh; hành quân với cấp số đại đội đã là nhiều. Nhưng những cái chết “thịt da nát tan” trong phòng đông lạnh kia lại rất ảnh hưởng đến “đường binh nghiệp” của vị tướng, đang nghỉ ngơi khá an toàn trong căn nhà kiên cố và được canh gác nghiêm ngặt cách đấy không xa. Người xưa đã chẳng nói đó sao: “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô!” Hào quang của các ngôi sao trên cổ áo ông tướng, đôi khi đã đẫm máu của những chiến binh dưới quyền!!! Trong cùng suy tưởng đó, những người đang làm chính trị ở Washington D.C. cũng phải gánh chung trách nhiệm.

Iraq đi trước California 11 tiếng đồng hồ, hiện tại, bên đó mới gần 1 giờ chiều; có lẽ những bà mẹ già, những người vợ trẻ của các quân nhân đang nằm trong căn phòng lạnh lẽo đó, đã bắt đầu nhận được hung tin. Đơn vị gốc của họ sẽ cử một sĩ quan, một hạ sĩ quan và một tuyên úy đến tận nhà mỗi TQLC tử trận để báo tin buồn. Lời ca thống thiết từ cõi xa thẳm, hồng hoang nào đó lại bất chợt vang lên trong anh:

“Hai mươi năm, đàn con đi lính, đi rồi không về…
Ôi tấm thân này, ngày xưa bé bỏng,
Mẹ mang đầy bụng, Mẹ bồng trên tay…”
(“Ngủ Đi Con.” TCS)


Nguyễn bỗng nhớ rằng từ sau bữa trưa đến giờ anh đã chưa ăn gì, ngoài một thỏi bánh nhỏ, ai đó đã đưa cho anh sau khi ra khỏi phòng cấp cứu. Anh có thể ghé qua khu nhà ăn ngay trong lúc này, vì đã đến giờ cho bữa ăn nửa đêm mà lính tráng gọi là “Mid-Rat” (Midnight Ration.) Nhưng đôi chân anh vẫn tiếp tục liêu xiêu bước về khu nhà nghỉ, anh chỉ mong cái màn u tối thẳm sâu này sẽ chóng qua, và sẽ không còn nữa, những đêm dài… Iraq.

Tuyên Úy Nguyễn (LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng)

Ghi chú: Không lâu, sau khi trở lại Hoa Kỳ từ Iraq và Djibouti, một tiểu quốc bên cạnh Hồng Hải (Red Sea) thuộc vùng “Sừng của Phi Châu” (Horn of Africa,) Tuyên Úy Nguyễn đã được vinh thăng Hải Quân Đại Tá. Năm 2009, khi tròn 20 năm tuổi lính, ông đã xin nghỉ hưu và hiện đang là cha sở một xứ đạo của tổng giáo phận New Orleans, Louisiana.

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm