Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
ĐÈN KHUYA - Việt Nhân
( HNPĐ ) Hôm nay ngày 20/07 hơn sáu mươi năm về trước, cũng vì bàn tay quỷ đỏ mà đất nước chia đôi, và cũng từ ngày đó theo vận nước, dân Việt đã đi vào con đường cùng, vận người vận nước trói lấy nhau.
(HNPĐ) Cắt chia trình tự tại hà nhân?
Chia cắt từ xưa đã lắm lần.
Âu-Lạc, đồng bào trăm trứng nở,
Hải sơn, trường đoạn nửa tình phân! (Hà Phương)
Hôm nay ngày 20/07 hơn sáu mươi năm về trước, cũng vì bàn tay quỷ đỏ mà đất nước chia đôi, và cũng từ ngày đó theo vận nước, dân Việt đã đi vào con đường cùng, vận người vận nước trói lấy nhau. Đất nước cắt chia để rồi sau đó là chiến tranh với máu sông xương núi… Nay mang tiếng đất nước thống nhất, nhưng cái họa Bắc thuộc trước mắt, và hơn bao giờ hết dân Việt lại rời bỏ quê hương nhiều bằng lúc này, người người tìm đường chạy trốn.
Văn hóa làng xóm, gắn liền cuộc sống sau lủy tre, dân Việt không có thói quen sống ly hương, nay kéo nhau đi, rời bỏ nơi chốn mà ta vẫn gọi là chốn chôn nhau cắt rốn, phải thấy đó là cái bắt buộc. Cuộc di cư 1954 cả triệu người bỏ vào Nam, rồi những năm sau 1975, cũng cả triệu người kéo nhau ra biển tìm đường thoát… Với mỗ tôi cả hai lần đất nước bị họa đỏ đó, thì không gì diễn tả hay bằng bản nhạc “một ngày 54, một ngày 75”, của nhạc sĩ Phạm Duy!
Hôm nay như đã thưa nhân ngày 20/07 Hiệp Định Genève, với ý muốn repost lại những bài viết đánh dấu chuyện người mình nay đang phải sống xa xứ, hai chữ xa xứ đây với ý là phải rời quê nhà thế thôi. Với Cha tôi chỉ cần đi ra khỏi miền Bắc của ông là đã xa xứ rồi, mặc dù sau đó ông ở ngay tại Saigon, miền Nam quê hương mình… Còn với mỗ tôi xa xứ thì có phần xa hơn ông, tôi đã đi xa quê cách một nửa trái đất!
Lần repost bài “Chia cắt” này xem như một ít tâm tình của mỗ tôi gửi đến độc giả, và cũng xin phép Tác giả Hà Phương được đăng kèm bài thơ: Cắt Chia và Chia Cắt. Riêng phần cuối bài viết ‘Đèn Khuya’ có nói về nhạc sĩ Phạm Duy, nếu có quý vị nào không đồng ý về suy nghĩ mỗ tôi, thì cũng xin bỏ qua cho, mỗi người một cách nhìn. Bài ‘Đèn Khuya’ không nhớ chính xác ngày pots trên HNPĐ, mà căn cứ vào thời gian bài được in trên Tiểu thuyết Magazine xuân Ất Tỵ.
ĐÈN KHUYA (HNPĐ - Jan 2013) Hơn sáu mươi năm trước, trong cơn say quyền lực mà Việt Minh truy sát người các đảng phái Quốc Gia, lúc đó gia đình cha mẹ tôi vẫn còn sống nơi đất Bắc, cho đến khi trong nhà bắt đầu có người bị giết, có người phải mang thương tật, và có cả người trong đêm VM đến bắt đi mất tích. Thế là bố tôi phải tìm đường vượt thoát vào Nam, trước cả lúc hiệp định Geneve 1954, lần đó nơi miền Nam tự do gia đình lại đoàn tụ… Trong một lần đi chơi cùng bố, tôi đứa trẻ mới lên mười lấy làm lạ tròn xoe mắt, nhìn bố mua gom tất cả các tấm Hà Nội bưu ảnh, của nhà sách Như Ý cạnh trường Chu Mạnh Trinh, ngay ngã tư Phú Nhuận.
Để rồi có những đêm dưới đèn khuya, thấy bố ngồi lặng bên những tấm ảnh đó, trẻ con lúc ấy làm sao hiểu được những gì trong lòng ông, có những cái muốn biết cần phải trải qua đắng cay tương tự, và thời gian lắm lúc cũng cần là cả một đời người. Nay đường đời đi đã đến đoạn cuối, trong kiếp tha hương tôi đã hiểu lòng bố mình, lúc đó là lúc ông đang nhớ quê, cái nhớ quê nay đã đến lượt phần tôi thấm, nó ray rứt nghẹn ngào ra sao tôi cũng đã hiểu.
Người ta cần có được một quê hương để yêu thương và để sống chết, đâu khác chi cần có được một mái ấm gia đình, được vui cùng người thân, hay được nghe những tiếng cười con trẻ, nó giản dị tự nhiên, nhưng đâu phải ai cũng được phần! Với tôi quê hương nay đã xa, thân sống nhờ nơi xứ lạ lại càng thiết tha hơn, nhìn lại đời mình con đường đã trải, đắng cay nắng gió cũng nhiều, tóc đã hai màu thì thời gian đời mình tính ra còn lại có là bao.
Chẳng khác mấy thân phận của cánh lục bình, một đời đã trôi gần hết con sông dài, nay tấp bến sông lạ, nhìn ngược giòng chảy như một ước mơ tìm về, mà thèm đầm mình trong giòng nước sông xưa. Chỉ là mơ thôi, vì có khi nào lục bình trôi ngược giòng, cứ mơ như thế, để rồi nhớ mãi về quê nghèo xa tít… Nhớ nhà, nhớ con đường trước nhà về khuya, xe thổ mộ với tiếng móng ngựa gõ đều như tiếng mõ canh, hay tiếng gánh phở rao sáng sớm ngay góc phố.
Nhớ lúc bắn bi cùng lũ bạn thời quần đùi tiểu học, hay cậu học sinh trung học đến trường, trên những con đường ngập nắng thật đẹp của thành phố Saigon... làm sao có lại được những êm đềm của ngày qua? Đã mất rồi mới thấy tiếc, một ông bạn già của tôi về chốn cũ, để tìm lại những gì của ông một thời, đã nói trong bùi ngùi là thà đừng tìm có lẽ đỡ xót hơn, để mãi giữ được cái đẹp hình ảnh xưa trong lòng – Những gì ông thấy hôm nay không là quê hương ông ngày nào.
Không phải của mình thì không nên tìm, vả tôi cũng không còn gì để mà tìm, nhưng cái cách xa làm nỗi nhớ như càng thêm nặng, trong lúc cái cũ đã mất mà cái mới không phải của mình, nên cứ loay hoay như kẻ đi tìm hương xưa! Ly hương hơn chục năm ngày trở về chịu tang cha, đi giữa những con đường cũng của ngày nào, xót thay lại cảm thấy xa lạ giữa chốn xưa, như thể chim mất tổ, lạc bầy, phải chăng đây là cái người ta vẫn nói người xưa lạc cảnh cũ?
Hôm nay trong cái nhớ về quê nhà lại nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy đã mất, nơi ông người ta đã nói nhiều về ông, có nhiều điều tiếng khen chê về đời sống riêng tư, và nhiều nhất vẫn là chuyện trở về, sau hai lần trong đời ông đã vượt thoát bọn cộng sản. Ông nhỏ tuổi hơn bố tôi năm tuổi, thì cũng là chung một thế hệ trước sau đã đứng lên vì đất nước, của thời 45 nhiễu nhương, bố tôi không có lần thứ hai vượt thoát được như ông, bên bố một lần được nghe chuyện những con người cộng sản, cùng lời bố dặn dò, để rồi sau đó mang thân làm tù cộng sản hơn chục năm.
Còn ông tôi không biết nhiều, chỉ có chăng thuộc nhiều những lời ca đầy tính tự tình dân tộc của ông thôi, vì thế tự lòng mình mà thầm hỏi, ông có là cánh lục bình tìm về giòng nước xưa, bởi cái thôi thúc tình quê hương, chắc là không? Ông là một người có tài, một nhạc sĩ lớn với đúng nghĩa của nó – Ông được người đời quí với cái giá trị lớn và lâu dài bởi những gì ông cống hiến cho đời, những tác phẩm âm nhạc của ông đã không còn là của riêng ông mà đã là của dân tộc.
Nhưng nơi ông bên cạnh cái to đẹp, lại có cái không toàn bích quá lớn, ông là một viên kim cương, nhưng quá nhiều vết than làm xấu đi, dù rằng ông vẫn là một viên kim cương, nhiều người cũng tiếc như tôi. Nghe ông tìm về ở tuổi 85, tôi cố ép lòng mình thương ông như thương bố mình, sau khi hiểu được tại sao bố cứ mãi thích ngắm tấm ảnh con đường Cổ Ngư vắng lặng, bố đã tìm được trong đó những ngày tháng xưa của mình.
Chuyện người này là bóng ma của người kia, chuyện ông nhắc tôi cái đau đời mình, thấy ông vui mà khoe những tấm hộ khẩu cùng chứng minh nhân dân, nhớ mình cũng đã có được như ông, nhưng vui như ông thì thực tâm là không. Ra trại với vỏn vẹn tờ giấy phóng thích, không nhà cửa để rồi trở thành cư dân lậu ngay trên thành phố, mà mình đã sống quá nữa đời người, sau nhiều năm chui nhủi, công an thành phố tìm đến khu xóm bờ sông cầu chữ Y, chỉ để nói đi đi không ở lại được, và cũng cho chứng minh nhân dân, hộ khẩu và cả hộ chiếu.
Ông tìm về còn tôi bị đuổi đi, nhìn những thứ tờ giấy đó trong tay mà tự hỏi, không biết có nó như vậy để làm gì? Ông tìm về để xây nhà lấy vợ, ông đi chọn từng viên gạch cho vừa ý, thấy ông vui tự hào với những việc ông làm mà tôi thấy buồn cho mình, buồn thật sự! Được như ông về lại quê hương mình, chỉ cần được lang thang trên những ngọn đồi của đất Lâm Viên, hay được xuôi giòng trên con sông Cửu Long xưa, là quá đủ cho tôi.
Ngay lúc này nghĩ về ông và nhận định đúng sai, trách ông hay thông cảm cho ông không là cái tôi muốn làm, vốn là người nhiều tình cảm, mê văn thơ lại thích nhạc cùng đàn, thuở mới lớn đã bị lôi cuốn bởi những bài ca mượt mà đầy ắp tình tự dân tộc của ông. Thực lòng trong tôi lúc ấy hình ảnh người người nhạc sĩ lãng du Phạm Duy, mà đôi lần được gặp, đã tạo cho tôi một ấn tượng khó xóa – Hơn nưa ông là người viết ra những lời chiếm trọn lòng tôi:
“Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời... Tiếng nước tôi bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi... Nước ơi! Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi... Nước ơi!” Để rồi theo ông mà tự hào vì đất nước mình, ông cha mình: “Tôi yêu biết bao người Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa... Những anh hùng của thời xa xưa, những anh hùng của một ngày mai...”
Nơi xứ lạ, lúc xót xa nhất của kiếp tha hương, nhìn về quê cũ mà nhớ nhung thì cũng lời nhạc của ông, đã làm cái nhớ nhà thêm quay quắt: “Tình hoài hương! Khói lam vương tâm hồn chìm xuống. Chiều xoay hương, sống vui trong mối tình muôn đường… Tình ngàn phương, biết yêu nhau như lòng đại dương... Người phiêu lãng! Nước mắt xuôi về miền quê lai láng... Xa quê hương! Yêu quê hương... Quê hương ấy...”
Để rồi cùng ông với phận mình “Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi, hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ - Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta, và giờ con lưu đày ở đây trên xứ lạ...” Cuộc đời cha con tôi rất gần gủi với lời ông nói, hoàn cảnh gần như những gì ông viết “Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa! Đất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa, đời của cha con, hai lần vẫy chào - Chào từ giã quê hương trong khổ đau...”
Và giờ đây nhớ về phương trời xa mà ông đã nói “Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui, Sài-gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người”, không dối lòng là cũng bởi ý đó, mà tôi dặn lòng chịu lấy cái nhớ riêng cho mình mà không tìm về… Sau bao đổi thay, những tưởng với ngần ấy năm mọi cái như đã quên, có ngờ đâu nó khắc sâu thành rãnh mòn trong tim óc khó xóa, để mà mong đến xót sa cho một ngày trở về lại quê hương.
Quanh ta đầy rẫy những vô thường, tìm đâu ra chút tình quê hương trìu mến đã xa, cho ta xin lại ngày nào, trời mùa hạ mưa giăng trên phố nghèo ngoại ô. Để mà nhớ những giọt mưa ngày còn thơ, được đứng dưới giọt mái tranh nhà mà vang tiếng cười thích thú, hay một ngày mưa mờ mịt bỏ phố thị theo đơn vị về bên một giòng sông, và cũng cơn nước ròng con sông đó đã đưa những cánh lục bình mong manh trôi ra cửa biển.
Hôm nay dung thân xứ lạ không mưa như quê nhà, cũng không có giòng sông, và cây mọc ven bờ, để được ngắt chiếc lá xanh gởi nước đem về đại dương, làm cuộc hành trình tìm về nguồn của những số phận ly hương... Trong cái buồn nhớ quê, lại nghe tin người viết ra những giòng nhạc làm say lòng người vừa mất, mà đã để cho ý tuôn chảy như một tản mạn, có thể rồi sẽ không vừa ý với nhiều người vẫn luôn thần tượng người nhạc sĩ này.
Nói thế không phải với tôi ông không còn lại gì, còn nhiều lắm chứ, đầy ắp nhạc của ông trong tôi - Thôi cũng xong chuyện của ông, đôi bờ cách trở ông tìm về và đã nằm lại, còn những người chịu kiếp tha hương khi mất vẫn thường làm, là vẫn mong nắm tro tàn theo nước về được bên kia bến bờ quê hương.
Quê nhà hai tiếng đơn sơ nhưng sao thiết tha, có kẻ nói hai tiếng ấy nghe sao nó gợi đầy những gì nghèo nàn một thời, nhưng với tôi trên bước đường tha phương, đã bao lần nghe lòng mình chùng xuống, mỗi khi nhớ khói vương mái rạ lúc chiều hôm.
CHIA CẮT - HNPĐ Jul20, 2012: Sáng nay tôi chở ông cụ Fugitive ra quán cà fé, để ông được họp chợ cùng mọi người –Tao già rồi không được phép lái xe, chú mày có thương thằng anh mày thì đến mà cho đi nhờ, ở nhà mãi tao buồn lắm, mày đối tốt với tao sau này trời thương, bằng tuổi tao lại có kẻ tốt với mày, chả đi đâu mà thiệt…
Ông nói sao mà quá tội, có ai nỡ lòng từ chối ông, chỉ thêm dăm tháng nữa ông đúng chín mươi, nếu còn bên quê nhà ông chỉ cần vài bước là tự mình ra quán không cần nhờ cậy ai. Sàigòn mà, xóm nào khu phố nào không có có quán café, người ta nói đó là một thứ văn hóa độc đáo của dân Sài gòn, và cả của người miền Nam nữa, nó ảnh hưởng từ người Pháp, cái tánh thích la cà quán xá. Đúng sai tôi không rõ, chứ từ khi bắt đầu hiểu biết, tôi thấy dân mình đã như vậy rồi!
Thứ sáu người ta còn phải đi làm, quá tám giờ rồi quán chẳng còn có ai, ông Tư đem cho hai chúng tôi hai cái phin, còn tách trà là cho cu Fugitive như mọi khi, cả ba chúng tôi như bị lây bởi cái không khí vắng lặng không khách của quán, mà đâm lười mở miệng.
Hôm nay ngày 20-07 ngày của Hiệp Định Geneve – Sáu mươi năm trước đất nước bị cắt chia bởi hiệp định này, trong ba chúng tôi thì chỉ có tôi là còn đứa trẻ học trò tiểu học, ông Tư cùng cụ Fugitive họ đã ra đời. Một ông thì người Nam mìmh tuổi mới hai mươi, đang vui thú lang bạt trên đất Cao Mên, một ông lúc đất nước cắt chia phải rời quê Bắc đã gần ba mươi tuổi, còn tôi khi ấy một thằng bé đang học lớp nhì của trường con trai Trương Minh Ký ngay góc Boulevard Galliéni – Trần Hưng Đạo và Boulevard Kitchener – Nguyễn Thái Học, đối diện bên kia là trường con gái Tôn Thọ Tường.
Những ngày tháng sau hiệp định cắt chia, trong trí tôi là những buổi cùng Bố, tôi ngồi phía trước trong lòng bố tay vịn tay lái xe còn chị tôi ngồi phía sau, với chiếc mô-tô ba cha con đi lùng các trại tạm cư tìm Nội. Bố chỉ được biết qua một người quen cũ nói là gặp Nội ở cảng Hải Phòng, tin tức chỉ bấy nhiêu đó thôi, còn Nội đi thoát hay không thì không một tin tức, cũng có người nói nhà Nội ở phố Hàng Da đã có người chủ mới. Cái lo lắng của Bố to lớn dần theo ngày tháng tìm kiếm, Bố bỏ ngang cả bữa cơm đang ăn để đi ngay, mỗi khi có một ai đó cho tin về những đoàn di cư mới đến.
Cuối cùng Bố cũng gặp được Nội, trong một chuyến tầu cập bến Bạch Đằng của sông Sàigòn, ngay trước trại Thủy Quân… Chia lìa có nước mắt, thì xum họp nước mắt cũng không cầm được, đó là lần độc nhất trong đời tôi thấy Bố khóc trong cái ôm của Nội, năm 54 có biết bao gia đình chia ly, sau này đến năm 75 trong ngày gọi là thống nhất đó, cũng đã có biết bao giọt nước mắt đau thương, tan tác, bắt đầu rơi. Ông Tư Bến Nghé vô cùng ngạc nhiên, khi biết chuyện của tôi ông nói:
-Thì ra Anh Hai cũng dân Bắc Kỳ thiệt sao, vậy mà tui cứ tưởng Anh Hai là dân Nam kỳ với tui đó chớ, giọng nói của Anh Hai đúng là giọng của người Sài gòn mình, làm tui cứ tưởng…
-Ông Tư tưởng tui dân giá sống, rồi nay ông thất vọng vì tôi là dân rau muống sao, vô Nam lúc mới ba bốn tuổi nên nói giọng Sài gòn là điều phải thôi, tui ăn canh chua cá lóc nhiều hơn canh rau đay đó ông.
Những ngày tháng đó trường tôi học, có những anh lớp lớn vừa từ miền Bắc vào, họ học ké lúc ban trưa, giữa hai giấc sáng chiều của chúng tôi vì chưa có trường, tôi không lạ lẫm họ nhưng các bạn lớp tôi thì lạ. Khu phố tôi ở có thêm những đứa trẻ nói giọng Bắc Kỳ, tôi hòa vào chúng tự nhiên và nhanh hơn những thằng bạn Nam của tôi, tôi nói với chúng bằng giọng bắc ở nhà như với Nội, nhưng ngoài ra tôi vẫn còn giữ giọng riêng ở trường với lũ bạn cũ chung lớp.
Bữa sáng cùng Bố đi quán ăn hủ tiếu bánh bao ít dần đi, mà ở nhà cùng Nội ăn những bánh khúc nóng, bánh giò bánh chưng, hay khá hơn chạy ù ra góc phố với cái cặp lồng mua bát phở về ăn với cơm cùng Nội, những đồng tiền trả cho ông hàng phở, tôi vẫn nhớ những tờ giấy bạc xé đôi thời đó.
Thoáng đó đã sáu mươi năm, đất nước ta tuy gọi đã là một, nhưng đang trong họa diệt vong, người dân mỗi ngày một thêm ly tán, những chuyện đau thương đến sau ngày mà cộng sản gọi là thống nhất đất nước, mỗi ngày một nhiều, không còn chuyện phải đi từ bắc xuống nam, mà còn là chuyện tha phương, và người ta đi không chỉ trong hạn định mươi tháng. Nếu còn chế độ cộng sản hôm nay, một chục, hay hai chục năm nữa người ta cũng sẽ đi, gần đây chuyện 39 năm rồi mà vẫn có người vượt biển sang Úc, hay tìm cách nhập cư lậu sang các nước châu Âu.
Hôm nay cái ra đi còn tệ hơn hôm xưa, người ta đi vì cơ man nào là lý do, nhưng có thể tóm lại một câu ngắn gọn, đó là không sống được với cộng sản, mà phải đi như ngày nào của năm 54. Những chuyện sau tháng tư, dân Việt ra biển tìm đường mà đi, họ chấp nhận ra đi dù phải chết đầm giữa biển khơi sóng dữ, tuy đã bỏ đi như thế, nhưng một khi cái họa cộng sản dẹp tan, chắc chắn có họ trở về chung sức gầy lại cơ đồ.
Hiện thời tuy trong kiếp tha hương xa quê nhà, nhưng họ luôn bảo tồn văn hóa Việt, những đứa trẻ Việt luôn đứng đầu trong các buổi thi tốt nghiệp các trường – Nhất là những tấm gương sáng vẻ vang người Việt, làm ấm biết bao tấm lòng những kẻ đang phải xa xứ.
Cả ba chúng tôi ngồi chung đây, cách xa quê nhà nữa vòng trái đất, riêng tôi chỉ trải lòng mình đôi chút, dám đâu gợi chuyện ông Tư Bến Nghé hay cụ Fugitive, tôi không dám hỏi, không dám nói, chỉ sợ khơi nỗi buồn xa xứ nơi hai ông, trong họ lúc nào cũng nặng lòng với quê hương, cái nhớ quê làm héo hắt những ngày cuối ít ỏi sót lại của hai người… Họ vẫn mong một ngày đất nước không còn giặc đỏ, để tìm lại quê hương êm đềm như ngày nào trong trí hằng nhớ!
VIỆT NHÂN (HNPĐ
CẮT CHIA và CHIA CẮT (Chia sẻ cùng tg Việt Nhân).
Cắt chia trình tự tại hà nhân?
Chia cắt từ xưa đã lắm lần.
Âu-Lạc, đồng bào trăm trứng nở,
Hải sơn, trường đoạn nửa tình phân!
Sông Gianh, Trịnh-Nguyễn chia hai Chúa,
Bến Hải, Tàu-Tây cắt mỗi phần.
Lịch sử bày trò ly tán mãi,
Dân mình sao chịu lắm phong trần?
Dân mình sao chịu lắm phong trần?
Kẻ ở người đi cảnh rẽ phân.
"Cải tạo" lên ngàn dầm khổ ải,
"Vượt biên" qua biển thoát trầm luân.
Dân oan mất đất căm "vô loại",
"Yêu nước" vào tù hận "bất nhân".
Thống nhất làm gì bao hệ lụy!
Còn chưa thức tỉnh hỡi "vô thần"?
HÀ PHƯƠNG
(HNPĐ) Cắt chia trình tự tại hà nhân?
Chia cắt từ xưa đã lắm lần.
Âu-Lạc, đồng bào trăm trứng nở,
Hải sơn, trường đoạn nửa tình phân! (Hà Phương)
Hôm nay ngày 20/07 hơn sáu mươi năm về trước, cũng vì bàn tay quỷ đỏ mà đất nước chia đôi, và cũng từ ngày đó theo vận nước, dân Việt đã đi vào con đường cùng, vận người vận nước trói lấy nhau. Đất nước cắt chia để rồi sau đó là chiến tranh với máu sông xương núi… Nay mang tiếng đất nước thống nhất, nhưng cái họa Bắc thuộc trước mắt, và hơn bao giờ hết dân Việt lại rời bỏ quê hương nhiều bằng lúc này, người người tìm đường chạy trốn.
Văn hóa làng xóm, gắn liền cuộc sống sau lủy tre, dân Việt không có thói quen sống ly hương, nay kéo nhau đi, rời bỏ nơi chốn mà ta vẫn gọi là chốn chôn nhau cắt rốn, phải thấy đó là cái bắt buộc. Cuộc di cư 1954 cả triệu người bỏ vào Nam, rồi những năm sau 1975, cũng cả triệu người kéo nhau ra biển tìm đường thoát… Với mỗ tôi cả hai lần đất nước bị họa đỏ đó, thì không gì diễn tả hay bằng bản nhạc “một ngày 54, một ngày 75”, của nhạc sĩ Phạm Duy!
Hôm nay như đã thưa nhân ngày 20/07 Hiệp Định Genève, với ý muốn repost lại những bài viết đánh dấu chuyện người mình nay đang phải sống xa xứ, hai chữ xa xứ đây với ý là phải rời quê nhà thế thôi. Với Cha tôi chỉ cần đi ra khỏi miền Bắc của ông là đã xa xứ rồi, mặc dù sau đó ông ở ngay tại Saigon, miền Nam quê hương mình… Còn với mỗ tôi xa xứ thì có phần xa hơn ông, tôi đã đi xa quê cách một nửa trái đất!
Lần repost bài “Chia cắt” này xem như một ít tâm tình của mỗ tôi gửi đến độc giả, và cũng xin phép Tác giả Hà Phương được đăng kèm bài thơ: Cắt Chia và Chia Cắt. Riêng phần cuối bài viết ‘Đèn Khuya’ có nói về nhạc sĩ Phạm Duy, nếu có quý vị nào không đồng ý về suy nghĩ mỗ tôi, thì cũng xin bỏ qua cho, mỗi người một cách nhìn. Bài ‘Đèn Khuya’ không nhớ chính xác ngày pots trên HNPĐ, mà căn cứ vào thời gian bài được in trên Tiểu thuyết Magazine xuân Ất Tỵ.
ĐÈN KHUYA (HNPĐ - Jan 2013) Hơn sáu mươi năm trước, trong cơn say quyền lực mà Việt Minh truy sát người các đảng phái Quốc Gia, lúc đó gia đình cha mẹ tôi vẫn còn sống nơi đất Bắc, cho đến khi trong nhà bắt đầu có người bị giết, có người phải mang thương tật, và có cả người trong đêm VM đến bắt đi mất tích. Thế là bố tôi phải tìm đường vượt thoát vào Nam, trước cả lúc hiệp định Geneve 1954, lần đó nơi miền Nam tự do gia đình lại đoàn tụ… Trong một lần đi chơi cùng bố, tôi đứa trẻ mới lên mười lấy làm lạ tròn xoe mắt, nhìn bố mua gom tất cả các tấm Hà Nội bưu ảnh, của nhà sách Như Ý cạnh trường Chu Mạnh Trinh, ngay ngã tư Phú Nhuận.
Để rồi có những đêm dưới đèn khuya, thấy bố ngồi lặng bên những tấm ảnh đó, trẻ con lúc ấy làm sao hiểu được những gì trong lòng ông, có những cái muốn biết cần phải trải qua đắng cay tương tự, và thời gian lắm lúc cũng cần là cả một đời người. Nay đường đời đi đã đến đoạn cuối, trong kiếp tha hương tôi đã hiểu lòng bố mình, lúc đó là lúc ông đang nhớ quê, cái nhớ quê nay đã đến lượt phần tôi thấm, nó ray rứt nghẹn ngào ra sao tôi cũng đã hiểu.
Người ta cần có được một quê hương để yêu thương và để sống chết, đâu khác chi cần có được một mái ấm gia đình, được vui cùng người thân, hay được nghe những tiếng cười con trẻ, nó giản dị tự nhiên, nhưng đâu phải ai cũng được phần! Với tôi quê hương nay đã xa, thân sống nhờ nơi xứ lạ lại càng thiết tha hơn, nhìn lại đời mình con đường đã trải, đắng cay nắng gió cũng nhiều, tóc đã hai màu thì thời gian đời mình tính ra còn lại có là bao.
Chẳng khác mấy thân phận của cánh lục bình, một đời đã trôi gần hết con sông dài, nay tấp bến sông lạ, nhìn ngược giòng chảy như một ước mơ tìm về, mà thèm đầm mình trong giòng nước sông xưa. Chỉ là mơ thôi, vì có khi nào lục bình trôi ngược giòng, cứ mơ như thế, để rồi nhớ mãi về quê nghèo xa tít… Nhớ nhà, nhớ con đường trước nhà về khuya, xe thổ mộ với tiếng móng ngựa gõ đều như tiếng mõ canh, hay tiếng gánh phở rao sáng sớm ngay góc phố.
Nhớ lúc bắn bi cùng lũ bạn thời quần đùi tiểu học, hay cậu học sinh trung học đến trường, trên những con đường ngập nắng thật đẹp của thành phố Saigon... làm sao có lại được những êm đềm của ngày qua? Đã mất rồi mới thấy tiếc, một ông bạn già của tôi về chốn cũ, để tìm lại những gì của ông một thời, đã nói trong bùi ngùi là thà đừng tìm có lẽ đỡ xót hơn, để mãi giữ được cái đẹp hình ảnh xưa trong lòng – Những gì ông thấy hôm nay không là quê hương ông ngày nào.
Không phải của mình thì không nên tìm, vả tôi cũng không còn gì để mà tìm, nhưng cái cách xa làm nỗi nhớ như càng thêm nặng, trong lúc cái cũ đã mất mà cái mới không phải của mình, nên cứ loay hoay như kẻ đi tìm hương xưa! Ly hương hơn chục năm ngày trở về chịu tang cha, đi giữa những con đường cũng của ngày nào, xót thay lại cảm thấy xa lạ giữa chốn xưa, như thể chim mất tổ, lạc bầy, phải chăng đây là cái người ta vẫn nói người xưa lạc cảnh cũ?
Hôm nay trong cái nhớ về quê nhà lại nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy đã mất, nơi ông người ta đã nói nhiều về ông, có nhiều điều tiếng khen chê về đời sống riêng tư, và nhiều nhất vẫn là chuyện trở về, sau hai lần trong đời ông đã vượt thoát bọn cộng sản. Ông nhỏ tuổi hơn bố tôi năm tuổi, thì cũng là chung một thế hệ trước sau đã đứng lên vì đất nước, của thời 45 nhiễu nhương, bố tôi không có lần thứ hai vượt thoát được như ông, bên bố một lần được nghe chuyện những con người cộng sản, cùng lời bố dặn dò, để rồi sau đó mang thân làm tù cộng sản hơn chục năm.
Còn ông tôi không biết nhiều, chỉ có chăng thuộc nhiều những lời ca đầy tính tự tình dân tộc của ông thôi, vì thế tự lòng mình mà thầm hỏi, ông có là cánh lục bình tìm về giòng nước xưa, bởi cái thôi thúc tình quê hương, chắc là không? Ông là một người có tài, một nhạc sĩ lớn với đúng nghĩa của nó – Ông được người đời quí với cái giá trị lớn và lâu dài bởi những gì ông cống hiến cho đời, những tác phẩm âm nhạc của ông đã không còn là của riêng ông mà đã là của dân tộc.
Nhưng nơi ông bên cạnh cái to đẹp, lại có cái không toàn bích quá lớn, ông là một viên kim cương, nhưng quá nhiều vết than làm xấu đi, dù rằng ông vẫn là một viên kim cương, nhiều người cũng tiếc như tôi. Nghe ông tìm về ở tuổi 85, tôi cố ép lòng mình thương ông như thương bố mình, sau khi hiểu được tại sao bố cứ mãi thích ngắm tấm ảnh con đường Cổ Ngư vắng lặng, bố đã tìm được trong đó những ngày tháng xưa của mình.
Chuyện người này là bóng ma của người kia, chuyện ông nhắc tôi cái đau đời mình, thấy ông vui mà khoe những tấm hộ khẩu cùng chứng minh nhân dân, nhớ mình cũng đã có được như ông, nhưng vui như ông thì thực tâm là không. Ra trại với vỏn vẹn tờ giấy phóng thích, không nhà cửa để rồi trở thành cư dân lậu ngay trên thành phố, mà mình đã sống quá nữa đời người, sau nhiều năm chui nhủi, công an thành phố tìm đến khu xóm bờ sông cầu chữ Y, chỉ để nói đi đi không ở lại được, và cũng cho chứng minh nhân dân, hộ khẩu và cả hộ chiếu.
Ông tìm về còn tôi bị đuổi đi, nhìn những thứ tờ giấy đó trong tay mà tự hỏi, không biết có nó như vậy để làm gì? Ông tìm về để xây nhà lấy vợ, ông đi chọn từng viên gạch cho vừa ý, thấy ông vui tự hào với những việc ông làm mà tôi thấy buồn cho mình, buồn thật sự! Được như ông về lại quê hương mình, chỉ cần được lang thang trên những ngọn đồi của đất Lâm Viên, hay được xuôi giòng trên con sông Cửu Long xưa, là quá đủ cho tôi.
Ngay lúc này nghĩ về ông và nhận định đúng sai, trách ông hay thông cảm cho ông không là cái tôi muốn làm, vốn là người nhiều tình cảm, mê văn thơ lại thích nhạc cùng đàn, thuở mới lớn đã bị lôi cuốn bởi những bài ca mượt mà đầy ắp tình tự dân tộc của ông. Thực lòng trong tôi lúc ấy hình ảnh người người nhạc sĩ lãng du Phạm Duy, mà đôi lần được gặp, đã tạo cho tôi một ấn tượng khó xóa – Hơn nưa ông là người viết ra những lời chiếm trọn lòng tôi:
“Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời... Tiếng nước tôi bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi... Nước ơi! Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi... Nước ơi!” Để rồi theo ông mà tự hào vì đất nước mình, ông cha mình: “Tôi yêu biết bao người Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa... Những anh hùng của thời xa xưa, những anh hùng của một ngày mai...”
Nơi xứ lạ, lúc xót xa nhất của kiếp tha hương, nhìn về quê cũ mà nhớ nhung thì cũng lời nhạc của ông, đã làm cái nhớ nhà thêm quay quắt: “Tình hoài hương! Khói lam vương tâm hồn chìm xuống. Chiều xoay hương, sống vui trong mối tình muôn đường… Tình ngàn phương, biết yêu nhau như lòng đại dương... Người phiêu lãng! Nước mắt xuôi về miền quê lai láng... Xa quê hương! Yêu quê hương... Quê hương ấy...”
Để rồi cùng ông với phận mình “Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi, hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ - Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta, và giờ con lưu đày ở đây trên xứ lạ...” Cuộc đời cha con tôi rất gần gủi với lời ông nói, hoàn cảnh gần như những gì ông viết “Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa! Đất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa, đời của cha con, hai lần vẫy chào - Chào từ giã quê hương trong khổ đau...”
Và giờ đây nhớ về phương trời xa mà ông đã nói “Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui, Sài-gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người”, không dối lòng là cũng bởi ý đó, mà tôi dặn lòng chịu lấy cái nhớ riêng cho mình mà không tìm về… Sau bao đổi thay, những tưởng với ngần ấy năm mọi cái như đã quên, có ngờ đâu nó khắc sâu thành rãnh mòn trong tim óc khó xóa, để mà mong đến xót sa cho một ngày trở về lại quê hương.
Quanh ta đầy rẫy những vô thường, tìm đâu ra chút tình quê hương trìu mến đã xa, cho ta xin lại ngày nào, trời mùa hạ mưa giăng trên phố nghèo ngoại ô. Để mà nhớ những giọt mưa ngày còn thơ, được đứng dưới giọt mái tranh nhà mà vang tiếng cười thích thú, hay một ngày mưa mờ mịt bỏ phố thị theo đơn vị về bên một giòng sông, và cũng cơn nước ròng con sông đó đã đưa những cánh lục bình mong manh trôi ra cửa biển.
Hôm nay dung thân xứ lạ không mưa như quê nhà, cũng không có giòng sông, và cây mọc ven bờ, để được ngắt chiếc lá xanh gởi nước đem về đại dương, làm cuộc hành trình tìm về nguồn của những số phận ly hương... Trong cái buồn nhớ quê, lại nghe tin người viết ra những giòng nhạc làm say lòng người vừa mất, mà đã để cho ý tuôn chảy như một tản mạn, có thể rồi sẽ không vừa ý với nhiều người vẫn luôn thần tượng người nhạc sĩ này.
Nói thế không phải với tôi ông không còn lại gì, còn nhiều lắm chứ, đầy ắp nhạc của ông trong tôi - Thôi cũng xong chuyện của ông, đôi bờ cách trở ông tìm về và đã nằm lại, còn những người chịu kiếp tha hương khi mất vẫn thường làm, là vẫn mong nắm tro tàn theo nước về được bên kia bến bờ quê hương.
Quê nhà hai tiếng đơn sơ nhưng sao thiết tha, có kẻ nói hai tiếng ấy nghe sao nó gợi đầy những gì nghèo nàn một thời, nhưng với tôi trên bước đường tha phương, đã bao lần nghe lòng mình chùng xuống, mỗi khi nhớ khói vương mái rạ lúc chiều hôm.
CHIA CẮT - HNPĐ Jul20, 2012: Sáng nay tôi chở ông cụ Fugitive ra quán cà fé, để ông được họp chợ cùng mọi người –Tao già rồi không được phép lái xe, chú mày có thương thằng anh mày thì đến mà cho đi nhờ, ở nhà mãi tao buồn lắm, mày đối tốt với tao sau này trời thương, bằng tuổi tao lại có kẻ tốt với mày, chả đi đâu mà thiệt…
Ông nói sao mà quá tội, có ai nỡ lòng từ chối ông, chỉ thêm dăm tháng nữa ông đúng chín mươi, nếu còn bên quê nhà ông chỉ cần vài bước là tự mình ra quán không cần nhờ cậy ai. Sàigòn mà, xóm nào khu phố nào không có có quán café, người ta nói đó là một thứ văn hóa độc đáo của dân Sài gòn, và cả của người miền Nam nữa, nó ảnh hưởng từ người Pháp, cái tánh thích la cà quán xá. Đúng sai tôi không rõ, chứ từ khi bắt đầu hiểu biết, tôi thấy dân mình đã như vậy rồi!
Thứ sáu người ta còn phải đi làm, quá tám giờ rồi quán chẳng còn có ai, ông Tư đem cho hai chúng tôi hai cái phin, còn tách trà là cho cu Fugitive như mọi khi, cả ba chúng tôi như bị lây bởi cái không khí vắng lặng không khách của quán, mà đâm lười mở miệng.
Hôm nay ngày 20-07 ngày của Hiệp Định Geneve – Sáu mươi năm trước đất nước bị cắt chia bởi hiệp định này, trong ba chúng tôi thì chỉ có tôi là còn đứa trẻ học trò tiểu học, ông Tư cùng cụ Fugitive họ đã ra đời. Một ông thì người Nam mìmh tuổi mới hai mươi, đang vui thú lang bạt trên đất Cao Mên, một ông lúc đất nước cắt chia phải rời quê Bắc đã gần ba mươi tuổi, còn tôi khi ấy một thằng bé đang học lớp nhì của trường con trai Trương Minh Ký ngay góc Boulevard Galliéni – Trần Hưng Đạo và Boulevard Kitchener – Nguyễn Thái Học, đối diện bên kia là trường con gái Tôn Thọ Tường.
Những ngày tháng sau hiệp định cắt chia, trong trí tôi là những buổi cùng Bố, tôi ngồi phía trước trong lòng bố tay vịn tay lái xe còn chị tôi ngồi phía sau, với chiếc mô-tô ba cha con đi lùng các trại tạm cư tìm Nội. Bố chỉ được biết qua một người quen cũ nói là gặp Nội ở cảng Hải Phòng, tin tức chỉ bấy nhiêu đó thôi, còn Nội đi thoát hay không thì không một tin tức, cũng có người nói nhà Nội ở phố Hàng Da đã có người chủ mới. Cái lo lắng của Bố to lớn dần theo ngày tháng tìm kiếm, Bố bỏ ngang cả bữa cơm đang ăn để đi ngay, mỗi khi có một ai đó cho tin về những đoàn di cư mới đến.
Cuối cùng Bố cũng gặp được Nội, trong một chuyến tầu cập bến Bạch Đằng của sông Sàigòn, ngay trước trại Thủy Quân… Chia lìa có nước mắt, thì xum họp nước mắt cũng không cầm được, đó là lần độc nhất trong đời tôi thấy Bố khóc trong cái ôm của Nội, năm 54 có biết bao gia đình chia ly, sau này đến năm 75 trong ngày gọi là thống nhất đó, cũng đã có biết bao giọt nước mắt đau thương, tan tác, bắt đầu rơi. Ông Tư Bến Nghé vô cùng ngạc nhiên, khi biết chuyện của tôi ông nói:
-Thì ra Anh Hai cũng dân Bắc Kỳ thiệt sao, vậy mà tui cứ tưởng Anh Hai là dân Nam kỳ với tui đó chớ, giọng nói của Anh Hai đúng là giọng của người Sài gòn mình, làm tui cứ tưởng…
-Ông Tư tưởng tui dân giá sống, rồi nay ông thất vọng vì tôi là dân rau muống sao, vô Nam lúc mới ba bốn tuổi nên nói giọng Sài gòn là điều phải thôi, tui ăn canh chua cá lóc nhiều hơn canh rau đay đó ông.
Những ngày tháng đó trường tôi học, có những anh lớp lớn vừa từ miền Bắc vào, họ học ké lúc ban trưa, giữa hai giấc sáng chiều của chúng tôi vì chưa có trường, tôi không lạ lẫm họ nhưng các bạn lớp tôi thì lạ. Khu phố tôi ở có thêm những đứa trẻ nói giọng Bắc Kỳ, tôi hòa vào chúng tự nhiên và nhanh hơn những thằng bạn Nam của tôi, tôi nói với chúng bằng giọng bắc ở nhà như với Nội, nhưng ngoài ra tôi vẫn còn giữ giọng riêng ở trường với lũ bạn cũ chung lớp.
Bữa sáng cùng Bố đi quán ăn hủ tiếu bánh bao ít dần đi, mà ở nhà cùng Nội ăn những bánh khúc nóng, bánh giò bánh chưng, hay khá hơn chạy ù ra góc phố với cái cặp lồng mua bát phở về ăn với cơm cùng Nội, những đồng tiền trả cho ông hàng phở, tôi vẫn nhớ những tờ giấy bạc xé đôi thời đó.
Thoáng đó đã sáu mươi năm, đất nước ta tuy gọi đã là một, nhưng đang trong họa diệt vong, người dân mỗi ngày một thêm ly tán, những chuyện đau thương đến sau ngày mà cộng sản gọi là thống nhất đất nước, mỗi ngày một nhiều, không còn chuyện phải đi từ bắc xuống nam, mà còn là chuyện tha phương, và người ta đi không chỉ trong hạn định mươi tháng. Nếu còn chế độ cộng sản hôm nay, một chục, hay hai chục năm nữa người ta cũng sẽ đi, gần đây chuyện 39 năm rồi mà vẫn có người vượt biển sang Úc, hay tìm cách nhập cư lậu sang các nước châu Âu.
Hôm nay cái ra đi còn tệ hơn hôm xưa, người ta đi vì cơ man nào là lý do, nhưng có thể tóm lại một câu ngắn gọn, đó là không sống được với cộng sản, mà phải đi như ngày nào của năm 54. Những chuyện sau tháng tư, dân Việt ra biển tìm đường mà đi, họ chấp nhận ra đi dù phải chết đầm giữa biển khơi sóng dữ, tuy đã bỏ đi như thế, nhưng một khi cái họa cộng sản dẹp tan, chắc chắn có họ trở về chung sức gầy lại cơ đồ.
Hiện thời tuy trong kiếp tha hương xa quê nhà, nhưng họ luôn bảo tồn văn hóa Việt, những đứa trẻ Việt luôn đứng đầu trong các buổi thi tốt nghiệp các trường – Nhất là những tấm gương sáng vẻ vang người Việt, làm ấm biết bao tấm lòng những kẻ đang phải xa xứ.
Cả ba chúng tôi ngồi chung đây, cách xa quê nhà nữa vòng trái đất, riêng tôi chỉ trải lòng mình đôi chút, dám đâu gợi chuyện ông Tư Bến Nghé hay cụ Fugitive, tôi không dám hỏi, không dám nói, chỉ sợ khơi nỗi buồn xa xứ nơi hai ông, trong họ lúc nào cũng nặng lòng với quê hương, cái nhớ quê làm héo hắt những ngày cuối ít ỏi sót lại của hai người… Họ vẫn mong một ngày đất nước không còn giặc đỏ, để tìm lại quê hương êm đềm như ngày nào trong trí hằng nhớ!
VIỆT NHÂN (HNPĐ
CẮT CHIA và CHIA CẮT (Chia sẻ cùng tg Việt Nhân).
Cắt chia trình tự tại hà nhân?
Chia cắt từ xưa đã lắm lần.
Âu-Lạc, đồng bào trăm trứng nở,
Hải sơn, trường đoạn nửa tình phân!
Sông Gianh, Trịnh-Nguyễn chia hai Chúa,
Bến Hải, Tàu-Tây cắt mỗi phần.
Lịch sử bày trò ly tán mãi,
Dân mình sao chịu lắm phong trần?
Dân mình sao chịu lắm phong trần?
Kẻ ở người đi cảnh rẽ phân.
"Cải tạo" lên ngàn dầm khổ ải,
"Vượt biên" qua biển thoát trầm luân.
Dân oan mất đất căm "vô loại",
"Yêu nước" vào tù hận "bất nhân".
Thống nhất làm gì bao hệ lụy!
Còn chưa thức tỉnh hỡi "vô thần"?
HÀ PHƯƠNG
ĐÈN KHUYA - Việt Nhân
( HNPĐ ) Hôm nay ngày 20/07 hơn sáu mươi năm về trước, cũng vì bàn tay quỷ đỏ mà đất nước chia đôi, và cũng từ ngày đó theo vận nước, dân Việt đã đi vào con đường cùng, vận người vận nước trói lấy nhau.
(HNPĐ) Cắt chia trình tự tại hà nhân?
Chia cắt từ xưa đã lắm lần.
Âu-Lạc, đồng bào trăm trứng nở,
Hải sơn, trường đoạn nửa tình phân! (Hà Phương)
Hôm nay ngày 20/07 hơn sáu mươi năm về trước, cũng vì bàn tay quỷ đỏ mà đất nước chia đôi, và cũng từ ngày đó theo vận nước, dân Việt đã đi vào con đường cùng, vận người vận nước trói lấy nhau. Đất nước cắt chia để rồi sau đó là chiến tranh với máu sông xương núi… Nay mang tiếng đất nước thống nhất, nhưng cái họa Bắc thuộc trước mắt, và hơn bao giờ hết dân Việt lại rời bỏ quê hương nhiều bằng lúc này, người người tìm đường chạy trốn.
Văn hóa làng xóm, gắn liền cuộc sống sau lủy tre, dân Việt không có thói quen sống ly hương, nay kéo nhau đi, rời bỏ nơi chốn mà ta vẫn gọi là chốn chôn nhau cắt rốn, phải thấy đó là cái bắt buộc. Cuộc di cư 1954 cả triệu người bỏ vào Nam, rồi những năm sau 1975, cũng cả triệu người kéo nhau ra biển tìm đường thoát… Với mỗ tôi cả hai lần đất nước bị họa đỏ đó, thì không gì diễn tả hay bằng bản nhạc “một ngày 54, một ngày 75”, của nhạc sĩ Phạm Duy!
Hôm nay như đã thưa nhân ngày 20/07 Hiệp Định Genève, với ý muốn repost lại những bài viết đánh dấu chuyện người mình nay đang phải sống xa xứ, hai chữ xa xứ đây với ý là phải rời quê nhà thế thôi. Với Cha tôi chỉ cần đi ra khỏi miền Bắc của ông là đã xa xứ rồi, mặc dù sau đó ông ở ngay tại Saigon, miền Nam quê hương mình… Còn với mỗ tôi xa xứ thì có phần xa hơn ông, tôi đã đi xa quê cách một nửa trái đất!
Lần repost bài “Chia cắt” này xem như một ít tâm tình của mỗ tôi gửi đến độc giả, và cũng xin phép Tác giả Hà Phương được đăng kèm bài thơ: Cắt Chia và Chia Cắt. Riêng phần cuối bài viết ‘Đèn Khuya’ có nói về nhạc sĩ Phạm Duy, nếu có quý vị nào không đồng ý về suy nghĩ mỗ tôi, thì cũng xin bỏ qua cho, mỗi người một cách nhìn. Bài ‘Đèn Khuya’ không nhớ chính xác ngày pots trên HNPĐ, mà căn cứ vào thời gian bài được in trên Tiểu thuyết Magazine xuân Ất Tỵ.
ĐÈN KHUYA (HNPĐ - Jan 2013) Hơn sáu mươi năm trước, trong cơn say quyền lực mà Việt Minh truy sát người các đảng phái Quốc Gia, lúc đó gia đình cha mẹ tôi vẫn còn sống nơi đất Bắc, cho đến khi trong nhà bắt đầu có người bị giết, có người phải mang thương tật, và có cả người trong đêm VM đến bắt đi mất tích. Thế là bố tôi phải tìm đường vượt thoát vào Nam, trước cả lúc hiệp định Geneve 1954, lần đó nơi miền Nam tự do gia đình lại đoàn tụ… Trong một lần đi chơi cùng bố, tôi đứa trẻ mới lên mười lấy làm lạ tròn xoe mắt, nhìn bố mua gom tất cả các tấm Hà Nội bưu ảnh, của nhà sách Như Ý cạnh trường Chu Mạnh Trinh, ngay ngã tư Phú Nhuận.
Để rồi có những đêm dưới đèn khuya, thấy bố ngồi lặng bên những tấm ảnh đó, trẻ con lúc ấy làm sao hiểu được những gì trong lòng ông, có những cái muốn biết cần phải trải qua đắng cay tương tự, và thời gian lắm lúc cũng cần là cả một đời người. Nay đường đời đi đã đến đoạn cuối, trong kiếp tha hương tôi đã hiểu lòng bố mình, lúc đó là lúc ông đang nhớ quê, cái nhớ quê nay đã đến lượt phần tôi thấm, nó ray rứt nghẹn ngào ra sao tôi cũng đã hiểu.
Người ta cần có được một quê hương để yêu thương và để sống chết, đâu khác chi cần có được một mái ấm gia đình, được vui cùng người thân, hay được nghe những tiếng cười con trẻ, nó giản dị tự nhiên, nhưng đâu phải ai cũng được phần! Với tôi quê hương nay đã xa, thân sống nhờ nơi xứ lạ lại càng thiết tha hơn, nhìn lại đời mình con đường đã trải, đắng cay nắng gió cũng nhiều, tóc đã hai màu thì thời gian đời mình tính ra còn lại có là bao.
Chẳng khác mấy thân phận của cánh lục bình, một đời đã trôi gần hết con sông dài, nay tấp bến sông lạ, nhìn ngược giòng chảy như một ước mơ tìm về, mà thèm đầm mình trong giòng nước sông xưa. Chỉ là mơ thôi, vì có khi nào lục bình trôi ngược giòng, cứ mơ như thế, để rồi nhớ mãi về quê nghèo xa tít… Nhớ nhà, nhớ con đường trước nhà về khuya, xe thổ mộ với tiếng móng ngựa gõ đều như tiếng mõ canh, hay tiếng gánh phở rao sáng sớm ngay góc phố.
Nhớ lúc bắn bi cùng lũ bạn thời quần đùi tiểu học, hay cậu học sinh trung học đến trường, trên những con đường ngập nắng thật đẹp của thành phố Saigon... làm sao có lại được những êm đềm của ngày qua? Đã mất rồi mới thấy tiếc, một ông bạn già của tôi về chốn cũ, để tìm lại những gì của ông một thời, đã nói trong bùi ngùi là thà đừng tìm có lẽ đỡ xót hơn, để mãi giữ được cái đẹp hình ảnh xưa trong lòng – Những gì ông thấy hôm nay không là quê hương ông ngày nào.
Không phải của mình thì không nên tìm, vả tôi cũng không còn gì để mà tìm, nhưng cái cách xa làm nỗi nhớ như càng thêm nặng, trong lúc cái cũ đã mất mà cái mới không phải của mình, nên cứ loay hoay như kẻ đi tìm hương xưa! Ly hương hơn chục năm ngày trở về chịu tang cha, đi giữa những con đường cũng của ngày nào, xót thay lại cảm thấy xa lạ giữa chốn xưa, như thể chim mất tổ, lạc bầy, phải chăng đây là cái người ta vẫn nói người xưa lạc cảnh cũ?
Hôm nay trong cái nhớ về quê nhà lại nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy đã mất, nơi ông người ta đã nói nhiều về ông, có nhiều điều tiếng khen chê về đời sống riêng tư, và nhiều nhất vẫn là chuyện trở về, sau hai lần trong đời ông đã vượt thoát bọn cộng sản. Ông nhỏ tuổi hơn bố tôi năm tuổi, thì cũng là chung một thế hệ trước sau đã đứng lên vì đất nước, của thời 45 nhiễu nhương, bố tôi không có lần thứ hai vượt thoát được như ông, bên bố một lần được nghe chuyện những con người cộng sản, cùng lời bố dặn dò, để rồi sau đó mang thân làm tù cộng sản hơn chục năm.
Còn ông tôi không biết nhiều, chỉ có chăng thuộc nhiều những lời ca đầy tính tự tình dân tộc của ông thôi, vì thế tự lòng mình mà thầm hỏi, ông có là cánh lục bình tìm về giòng nước xưa, bởi cái thôi thúc tình quê hương, chắc là không? Ông là một người có tài, một nhạc sĩ lớn với đúng nghĩa của nó – Ông được người đời quí với cái giá trị lớn và lâu dài bởi những gì ông cống hiến cho đời, những tác phẩm âm nhạc của ông đã không còn là của riêng ông mà đã là của dân tộc.
Nhưng nơi ông bên cạnh cái to đẹp, lại có cái không toàn bích quá lớn, ông là một viên kim cương, nhưng quá nhiều vết than làm xấu đi, dù rằng ông vẫn là một viên kim cương, nhiều người cũng tiếc như tôi. Nghe ông tìm về ở tuổi 85, tôi cố ép lòng mình thương ông như thương bố mình, sau khi hiểu được tại sao bố cứ mãi thích ngắm tấm ảnh con đường Cổ Ngư vắng lặng, bố đã tìm được trong đó những ngày tháng xưa của mình.
Chuyện người này là bóng ma của người kia, chuyện ông nhắc tôi cái đau đời mình, thấy ông vui mà khoe những tấm hộ khẩu cùng chứng minh nhân dân, nhớ mình cũng đã có được như ông, nhưng vui như ông thì thực tâm là không. Ra trại với vỏn vẹn tờ giấy phóng thích, không nhà cửa để rồi trở thành cư dân lậu ngay trên thành phố, mà mình đã sống quá nữa đời người, sau nhiều năm chui nhủi, công an thành phố tìm đến khu xóm bờ sông cầu chữ Y, chỉ để nói đi đi không ở lại được, và cũng cho chứng minh nhân dân, hộ khẩu và cả hộ chiếu.
Ông tìm về còn tôi bị đuổi đi, nhìn những thứ tờ giấy đó trong tay mà tự hỏi, không biết có nó như vậy để làm gì? Ông tìm về để xây nhà lấy vợ, ông đi chọn từng viên gạch cho vừa ý, thấy ông vui tự hào với những việc ông làm mà tôi thấy buồn cho mình, buồn thật sự! Được như ông về lại quê hương mình, chỉ cần được lang thang trên những ngọn đồi của đất Lâm Viên, hay được xuôi giòng trên con sông Cửu Long xưa, là quá đủ cho tôi.
Ngay lúc này nghĩ về ông và nhận định đúng sai, trách ông hay thông cảm cho ông không là cái tôi muốn làm, vốn là người nhiều tình cảm, mê văn thơ lại thích nhạc cùng đàn, thuở mới lớn đã bị lôi cuốn bởi những bài ca mượt mà đầy ắp tình tự dân tộc của ông. Thực lòng trong tôi lúc ấy hình ảnh người người nhạc sĩ lãng du Phạm Duy, mà đôi lần được gặp, đã tạo cho tôi một ấn tượng khó xóa – Hơn nưa ông là người viết ra những lời chiếm trọn lòng tôi:
“Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời... Tiếng nước tôi bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi... Nước ơi! Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi... Nước ơi!” Để rồi theo ông mà tự hào vì đất nước mình, ông cha mình: “Tôi yêu biết bao người Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa... Những anh hùng của thời xa xưa, những anh hùng của một ngày mai...”
Nơi xứ lạ, lúc xót xa nhất của kiếp tha hương, nhìn về quê cũ mà nhớ nhung thì cũng lời nhạc của ông, đã làm cái nhớ nhà thêm quay quắt: “Tình hoài hương! Khói lam vương tâm hồn chìm xuống. Chiều xoay hương, sống vui trong mối tình muôn đường… Tình ngàn phương, biết yêu nhau như lòng đại dương... Người phiêu lãng! Nước mắt xuôi về miền quê lai láng... Xa quê hương! Yêu quê hương... Quê hương ấy...”
Để rồi cùng ông với phận mình “Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi, hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ - Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta, và giờ con lưu đày ở đây trên xứ lạ...” Cuộc đời cha con tôi rất gần gủi với lời ông nói, hoàn cảnh gần như những gì ông viết “Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa! Đất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa, đời của cha con, hai lần vẫy chào - Chào từ giã quê hương trong khổ đau...”
Và giờ đây nhớ về phương trời xa mà ông đã nói “Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui, Sài-gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người”, không dối lòng là cũng bởi ý đó, mà tôi dặn lòng chịu lấy cái nhớ riêng cho mình mà không tìm về… Sau bao đổi thay, những tưởng với ngần ấy năm mọi cái như đã quên, có ngờ đâu nó khắc sâu thành rãnh mòn trong tim óc khó xóa, để mà mong đến xót sa cho một ngày trở về lại quê hương.
Quanh ta đầy rẫy những vô thường, tìm đâu ra chút tình quê hương trìu mến đã xa, cho ta xin lại ngày nào, trời mùa hạ mưa giăng trên phố nghèo ngoại ô. Để mà nhớ những giọt mưa ngày còn thơ, được đứng dưới giọt mái tranh nhà mà vang tiếng cười thích thú, hay một ngày mưa mờ mịt bỏ phố thị theo đơn vị về bên một giòng sông, và cũng cơn nước ròng con sông đó đã đưa những cánh lục bình mong manh trôi ra cửa biển.
Hôm nay dung thân xứ lạ không mưa như quê nhà, cũng không có giòng sông, và cây mọc ven bờ, để được ngắt chiếc lá xanh gởi nước đem về đại dương, làm cuộc hành trình tìm về nguồn của những số phận ly hương... Trong cái buồn nhớ quê, lại nghe tin người viết ra những giòng nhạc làm say lòng người vừa mất, mà đã để cho ý tuôn chảy như một tản mạn, có thể rồi sẽ không vừa ý với nhiều người vẫn luôn thần tượng người nhạc sĩ này.
Nói thế không phải với tôi ông không còn lại gì, còn nhiều lắm chứ, đầy ắp nhạc của ông trong tôi - Thôi cũng xong chuyện của ông, đôi bờ cách trở ông tìm về và đã nằm lại, còn những người chịu kiếp tha hương khi mất vẫn thường làm, là vẫn mong nắm tro tàn theo nước về được bên kia bến bờ quê hương.
Quê nhà hai tiếng đơn sơ nhưng sao thiết tha, có kẻ nói hai tiếng ấy nghe sao nó gợi đầy những gì nghèo nàn một thời, nhưng với tôi trên bước đường tha phương, đã bao lần nghe lòng mình chùng xuống, mỗi khi nhớ khói vương mái rạ lúc chiều hôm.
CHIA CẮT - HNPĐ Jul20, 2012: Sáng nay tôi chở ông cụ Fugitive ra quán cà fé, để ông được họp chợ cùng mọi người –Tao già rồi không được phép lái xe, chú mày có thương thằng anh mày thì đến mà cho đi nhờ, ở nhà mãi tao buồn lắm, mày đối tốt với tao sau này trời thương, bằng tuổi tao lại có kẻ tốt với mày, chả đi đâu mà thiệt…
Ông nói sao mà quá tội, có ai nỡ lòng từ chối ông, chỉ thêm dăm tháng nữa ông đúng chín mươi, nếu còn bên quê nhà ông chỉ cần vài bước là tự mình ra quán không cần nhờ cậy ai. Sàigòn mà, xóm nào khu phố nào không có có quán café, người ta nói đó là một thứ văn hóa độc đáo của dân Sài gòn, và cả của người miền Nam nữa, nó ảnh hưởng từ người Pháp, cái tánh thích la cà quán xá. Đúng sai tôi không rõ, chứ từ khi bắt đầu hiểu biết, tôi thấy dân mình đã như vậy rồi!
Thứ sáu người ta còn phải đi làm, quá tám giờ rồi quán chẳng còn có ai, ông Tư đem cho hai chúng tôi hai cái phin, còn tách trà là cho cu Fugitive như mọi khi, cả ba chúng tôi như bị lây bởi cái không khí vắng lặng không khách của quán, mà đâm lười mở miệng.
Hôm nay ngày 20-07 ngày của Hiệp Định Geneve – Sáu mươi năm trước đất nước bị cắt chia bởi hiệp định này, trong ba chúng tôi thì chỉ có tôi là còn đứa trẻ học trò tiểu học, ông Tư cùng cụ Fugitive họ đã ra đời. Một ông thì người Nam mìmh tuổi mới hai mươi, đang vui thú lang bạt trên đất Cao Mên, một ông lúc đất nước cắt chia phải rời quê Bắc đã gần ba mươi tuổi, còn tôi khi ấy một thằng bé đang học lớp nhì của trường con trai Trương Minh Ký ngay góc Boulevard Galliéni – Trần Hưng Đạo và Boulevard Kitchener – Nguyễn Thái Học, đối diện bên kia là trường con gái Tôn Thọ Tường.
Những ngày tháng sau hiệp định cắt chia, trong trí tôi là những buổi cùng Bố, tôi ngồi phía trước trong lòng bố tay vịn tay lái xe còn chị tôi ngồi phía sau, với chiếc mô-tô ba cha con đi lùng các trại tạm cư tìm Nội. Bố chỉ được biết qua một người quen cũ nói là gặp Nội ở cảng Hải Phòng, tin tức chỉ bấy nhiêu đó thôi, còn Nội đi thoát hay không thì không một tin tức, cũng có người nói nhà Nội ở phố Hàng Da đã có người chủ mới. Cái lo lắng của Bố to lớn dần theo ngày tháng tìm kiếm, Bố bỏ ngang cả bữa cơm đang ăn để đi ngay, mỗi khi có một ai đó cho tin về những đoàn di cư mới đến.
Cuối cùng Bố cũng gặp được Nội, trong một chuyến tầu cập bến Bạch Đằng của sông Sàigòn, ngay trước trại Thủy Quân… Chia lìa có nước mắt, thì xum họp nước mắt cũng không cầm được, đó là lần độc nhất trong đời tôi thấy Bố khóc trong cái ôm của Nội, năm 54 có biết bao gia đình chia ly, sau này đến năm 75 trong ngày gọi là thống nhất đó, cũng đã có biết bao giọt nước mắt đau thương, tan tác, bắt đầu rơi. Ông Tư Bến Nghé vô cùng ngạc nhiên, khi biết chuyện của tôi ông nói:
-Thì ra Anh Hai cũng dân Bắc Kỳ thiệt sao, vậy mà tui cứ tưởng Anh Hai là dân Nam kỳ với tui đó chớ, giọng nói của Anh Hai đúng là giọng của người Sài gòn mình, làm tui cứ tưởng…
-Ông Tư tưởng tui dân giá sống, rồi nay ông thất vọng vì tôi là dân rau muống sao, vô Nam lúc mới ba bốn tuổi nên nói giọng Sài gòn là điều phải thôi, tui ăn canh chua cá lóc nhiều hơn canh rau đay đó ông.
Những ngày tháng đó trường tôi học, có những anh lớp lớn vừa từ miền Bắc vào, họ học ké lúc ban trưa, giữa hai giấc sáng chiều của chúng tôi vì chưa có trường, tôi không lạ lẫm họ nhưng các bạn lớp tôi thì lạ. Khu phố tôi ở có thêm những đứa trẻ nói giọng Bắc Kỳ, tôi hòa vào chúng tự nhiên và nhanh hơn những thằng bạn Nam của tôi, tôi nói với chúng bằng giọng bắc ở nhà như với Nội, nhưng ngoài ra tôi vẫn còn giữ giọng riêng ở trường với lũ bạn cũ chung lớp.
Bữa sáng cùng Bố đi quán ăn hủ tiếu bánh bao ít dần đi, mà ở nhà cùng Nội ăn những bánh khúc nóng, bánh giò bánh chưng, hay khá hơn chạy ù ra góc phố với cái cặp lồng mua bát phở về ăn với cơm cùng Nội, những đồng tiền trả cho ông hàng phở, tôi vẫn nhớ những tờ giấy bạc xé đôi thời đó.
Thoáng đó đã sáu mươi năm, đất nước ta tuy gọi đã là một, nhưng đang trong họa diệt vong, người dân mỗi ngày một thêm ly tán, những chuyện đau thương đến sau ngày mà cộng sản gọi là thống nhất đất nước, mỗi ngày một nhiều, không còn chuyện phải đi từ bắc xuống nam, mà còn là chuyện tha phương, và người ta đi không chỉ trong hạn định mươi tháng. Nếu còn chế độ cộng sản hôm nay, một chục, hay hai chục năm nữa người ta cũng sẽ đi, gần đây chuyện 39 năm rồi mà vẫn có người vượt biển sang Úc, hay tìm cách nhập cư lậu sang các nước châu Âu.
Hôm nay cái ra đi còn tệ hơn hôm xưa, người ta đi vì cơ man nào là lý do, nhưng có thể tóm lại một câu ngắn gọn, đó là không sống được với cộng sản, mà phải đi như ngày nào của năm 54. Những chuyện sau tháng tư, dân Việt ra biển tìm đường mà đi, họ chấp nhận ra đi dù phải chết đầm giữa biển khơi sóng dữ, tuy đã bỏ đi như thế, nhưng một khi cái họa cộng sản dẹp tan, chắc chắn có họ trở về chung sức gầy lại cơ đồ.
Hiện thời tuy trong kiếp tha hương xa quê nhà, nhưng họ luôn bảo tồn văn hóa Việt, những đứa trẻ Việt luôn đứng đầu trong các buổi thi tốt nghiệp các trường – Nhất là những tấm gương sáng vẻ vang người Việt, làm ấm biết bao tấm lòng những kẻ đang phải xa xứ.
Cả ba chúng tôi ngồi chung đây, cách xa quê nhà nữa vòng trái đất, riêng tôi chỉ trải lòng mình đôi chút, dám đâu gợi chuyện ông Tư Bến Nghé hay cụ Fugitive, tôi không dám hỏi, không dám nói, chỉ sợ khơi nỗi buồn xa xứ nơi hai ông, trong họ lúc nào cũng nặng lòng với quê hương, cái nhớ quê làm héo hắt những ngày cuối ít ỏi sót lại của hai người… Họ vẫn mong một ngày đất nước không còn giặc đỏ, để tìm lại quê hương êm đềm như ngày nào trong trí hằng nhớ!
VIỆT NHÂN (HNPĐ
CẮT CHIA và CHIA CẮT (Chia sẻ cùng tg Việt Nhân).
Cắt chia trình tự tại hà nhân?
Chia cắt từ xưa đã lắm lần.
Âu-Lạc, đồng bào trăm trứng nở,
Hải sơn, trường đoạn nửa tình phân!
Sông Gianh, Trịnh-Nguyễn chia hai Chúa,
Bến Hải, Tàu-Tây cắt mỗi phần.
Lịch sử bày trò ly tán mãi,
Dân mình sao chịu lắm phong trần?
Dân mình sao chịu lắm phong trần?
Kẻ ở người đi cảnh rẽ phân.
"Cải tạo" lên ngàn dầm khổ ải,
"Vượt biên" qua biển thoát trầm luân.
Dân oan mất đất căm "vô loại",
"Yêu nước" vào tù hận "bất nhân".
Thống nhất làm gì bao hệ lụy!
Còn chưa thức tỉnh hỡi "vô thần"?
HÀ PHƯƠNG