Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐẸP NHƯ SUỐI MƠ - CAO MỴ NHÂN
ĐẸP NHƯ SUỐI MƠ - CAO MỴ NHÂN
Có
lẽ quý vị gốc Huế thuần thành chả bao giờ muốn rời cố đô đi mô hết. Bởi vì đất
Thần Kinh có thung thổ đặc biệt, là đi xa hay ở gần, vẫn nhớ Huế mới lạ.
Như
thế cũng có nghĩa là nếu đúng Huế chính tông, thì chẳng thể nào dứt bỏ một mảy
may, một tích tắc chất Huế, nỗi Huế được.
Tôi
hay kể chuyện Huế một cách ...loanh quanh thôi. " Chớ răng tui có thể bước
vô cái vòng Huế kiên cố, thâm cung đó được. Là ri, tui có sinh trưởng ở Huế mô,
người ngoài đạo Huế mờ ".
Song
tôi lại ở Huế tới mấy chục năm, quen thuộc cảnh vật, người ta, và những điều rị
mọ suốt ngày, tôi cũng biến thành dân ...lai Huế chút chút, chỉ dở một cái, là
không bắt chước được giọng Huế.
Nên,
cách nào tôi cũng là người xa lạ, có ưa thích Huế tới mấy, thiên hạ Huế cũng
dửng dưng với tôi.
Nói
thế chứ tôi " tiền hô hậu ủng " toàn bạn Huế đấy, quý vị khỏi cần
thương hại tôi nha.
Trong
khi tôi cứ mong nói được giọng Huế, thì bà mẹ chồng tôi lại nói toàn tiếng Bắc
với tôi.
Có
lẽ bà sợ tôi không hiểu bà nói chuyện gì, bà dùng ngôn ngữ bắc để khỏi phải
nhắc lại việc bà vừa sai hay nhờ tôi làm, cho đúng và mau chóng .
Một
hôm, mẹ chồng tôi dặn trước khi bà đi công việc gì đó, rằng tôi lấy gói bồ kết
để trên nóc trạn, khui bếp tro ủ lửa suốt đêm ngày kia, thổi cho đỏ mấy miếng
than, rồi nướng bồ kết.
Nướng
bồ kết cháy vừa đủ thơm thôi, đập sơ cho rơi bụi than cháy ra. Xong bẻ những
quả bồ kết đó vụn rồi bỏ chúng, những mảnh bồ kết mới nướng đó, vô một chậu
nước lã, bưng chậu ra sân đang nắng phơi cho nóng lên, để gội đầu.
Tôi
làm trong nháy mắt, là vì tôi đã thấy các bà, các cô thủa tôi còn bé, gội đầu
bồ kết thế nào rồi.
Chậu
nước bồ kết đó nóng vừa ấm tay, sủi bọt thơm dìu dịu, quý bà, quý cô muốn pha
thêm nước nóng cũng được, rồi gội đầu bình thường, tóc chảy thật mướt xuống
chậu hứng phía dưới, đẹp như ...suối mơ.
Có
khi khách gội còn vắt những nửa quả chanh bóp trên tóc, cho thơm thêm nữa .
...Mạ
ơi, ông Chánh đòi hầu
Mua chanh,
bồ kết, gội đầu cho thơm...
(ca dao)
Tôi
không biết "ông Chánh" nào mà sướng thế không biết, kêu người ta tới
hầu chi chả biết. Và chắc ổng phải hào hoa, phong nhã lắm, mới được kẻ hầu ưng
ý, đến nỗi phải mua chanh, bồ kết để gội đầu cho thiệt thơm tho, kẻo ông Chánh
chê, mai mốt không chiếu cố nữa, thì lại tức.
Mấy
lần nói chuyện xưa tích cũ, tôi định hỏi anh là thời anh ở Huế, anh có biết
"ông Chánh" mô không, thời đó thì anh còn nhỏ quá, mần răng biết được
thế giới của "ông Chánh" trong ca dao Huế chớ.
Nhưng
chưa hỏi, mình đã biết câu trả lời của anh rồi: "Thì tui là một... ông
Chánh đây nì, hỏi chi xa rứa. Lâu ni, không thấy tui rất ...ông Chánh, có điều
ông chánh nì không cần đòi ai hầu, mà có người cứ tình nguyện tới đó tề".
Ố
ô, anh thì nguỵ rồi, rất tự tin, song tự trọng ghê hồn, lỡ ai vô phước nói hớ,
hay tỏ vẻ không biết tới bản ngã đặc biệt của anh, là thôi, coi như đời sau
cũng không gặp lại, chớ đừng nói kiếp ni nghe.
Hôm
tê, mấy bà o ở Bên sông, phía Ngự Bình điện thoại viễn liên cho tôi, các o bảo:
"Chớ răng mi, là tôi đó, chưa chịu về thăm tụi tau vậy? Ít năm nữa cái lớp
tau chết đi, không còn ai Huế thiệt nữa mô, không tin, mi về thử đi, toàn
Huế...giả, ở mô chui ra lắm nợ..."
Tôi
cũng đã nghe một phần như vậy lâu rồi.
Dẫu
tôi không là con dân Huế, nhưng tôi cũng biết phân biệt Huế xưa đã dần dần đi
khỏi thành phố cũ, nơi mà đàn bà con gái suốt ngày mượt áo dài, dù đi chân đất.
Mớ
tóc thè thả ngang lưng dù gánh hàng quà rong trên đường mưa bụi bay.
Bỗng
dưng tôi nhớ bài hát hồi mới có thành phần bên kia sông Bến Hải tràn vô, bài
hát của một nữ cán bộ làm trưởng ban văn nghệ đài phát thanh thành Hồ, bà ta
viết nội dung là tất cả chỉ ở Huế, không nơi nào có được, đại khái thế.
Tới
người cộng sản chủ trương san bằng giai cấp, mà cũng phải chào Huế mộng mơ, vẻ
đẹp mà không đâu có được vậy.
Huế
thật hay giả, vẫn hiển hiện sông Hương núi Ngự, có dập khuôn nhân dáng Huế, có
tô vẽ dung nhan Huế, vẫn chỉ là Huế bên ngoài thôi.
Nói
như anh nhận xét về thổ ngơi, thổ ngữ, thì giọng Huế rất khó đồng hoá, người
giả bộ nói thế nào cũng lòi ra các lỗi vụng về, mà không phải họ không luyện kỹ
hay tập chệu chạo dăm ba câu giả hò, giả hẹn cũng lộ liễu ngay.
Thế
nhưng , có điều lạ là chính Huế, thì lại giả Hà Nội, Saigon in hệt.
Và để kết
thúc bài này, tôi xin lỗi dẫn chứng chưa đúng, khiến anh sẽ cho điểm dưới trung
bình, ấy là "ông Chảnh" chớ không phải ông chánh kiểu bắc kỳ quốc đâu.
Nói
"ông chảnh" (dấu hỏi) phải hiểu chính là "ông chánh"
(dấu sắc), ông chánh để ám chỉ những ngôi thứ nhất vừa thực tế, vừa mơ hồ .
Đồng
thời "ông chảnh" , cũng có nghĩa là ông "chảnh" với suy
nghĩ bình dân học vụ của tôi, đừng giận nha quý ông ...chánh thứ thiệt.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐẸP NHƯ SUỐI MƠ - CAO MỴ NHÂN
ĐẸP NHƯ SUỐI MƠ - CAO MỴ NHÂN
Có
lẽ quý vị gốc Huế thuần thành chả bao giờ muốn rời cố đô đi mô hết. Bởi vì đất
Thần Kinh có thung thổ đặc biệt, là đi xa hay ở gần, vẫn nhớ Huế mới lạ.
Như
thế cũng có nghĩa là nếu đúng Huế chính tông, thì chẳng thể nào dứt bỏ một mảy
may, một tích tắc chất Huế, nỗi Huế được.
Tôi
hay kể chuyện Huế một cách ...loanh quanh thôi. " Chớ răng tui có thể bước
vô cái vòng Huế kiên cố, thâm cung đó được. Là ri, tui có sinh trưởng ở Huế mô,
người ngoài đạo Huế mờ ".
Song
tôi lại ở Huế tới mấy chục năm, quen thuộc cảnh vật, người ta, và những điều rị
mọ suốt ngày, tôi cũng biến thành dân ...lai Huế chút chút, chỉ dở một cái, là
không bắt chước được giọng Huế.
Nên,
cách nào tôi cũng là người xa lạ, có ưa thích Huế tới mấy, thiên hạ Huế cũng
dửng dưng với tôi.
Nói
thế chứ tôi " tiền hô hậu ủng " toàn bạn Huế đấy, quý vị khỏi cần
thương hại tôi nha.
Trong
khi tôi cứ mong nói được giọng Huế, thì bà mẹ chồng tôi lại nói toàn tiếng Bắc
với tôi.
Có
lẽ bà sợ tôi không hiểu bà nói chuyện gì, bà dùng ngôn ngữ bắc để khỏi phải
nhắc lại việc bà vừa sai hay nhờ tôi làm, cho đúng và mau chóng .
Một
hôm, mẹ chồng tôi dặn trước khi bà đi công việc gì đó, rằng tôi lấy gói bồ kết
để trên nóc trạn, khui bếp tro ủ lửa suốt đêm ngày kia, thổi cho đỏ mấy miếng
than, rồi nướng bồ kết.
Nướng
bồ kết cháy vừa đủ thơm thôi, đập sơ cho rơi bụi than cháy ra. Xong bẻ những
quả bồ kết đó vụn rồi bỏ chúng, những mảnh bồ kết mới nướng đó, vô một chậu
nước lã, bưng chậu ra sân đang nắng phơi cho nóng lên, để gội đầu.
Tôi
làm trong nháy mắt, là vì tôi đã thấy các bà, các cô thủa tôi còn bé, gội đầu
bồ kết thế nào rồi.
Chậu
nước bồ kết đó nóng vừa ấm tay, sủi bọt thơm dìu dịu, quý bà, quý cô muốn pha
thêm nước nóng cũng được, rồi gội đầu bình thường, tóc chảy thật mướt xuống
chậu hứng phía dưới, đẹp như ...suối mơ.
Có
khi khách gội còn vắt những nửa quả chanh bóp trên tóc, cho thơm thêm nữa .
...Mạ
ơi, ông Chánh đòi hầu
Mua chanh,
bồ kết, gội đầu cho thơm...
(ca dao)
Tôi
không biết "ông Chánh" nào mà sướng thế không biết, kêu người ta tới
hầu chi chả biết. Và chắc ổng phải hào hoa, phong nhã lắm, mới được kẻ hầu ưng
ý, đến nỗi phải mua chanh, bồ kết để gội đầu cho thiệt thơm tho, kẻo ông Chánh
chê, mai mốt không chiếu cố nữa, thì lại tức.
Mấy
lần nói chuyện xưa tích cũ, tôi định hỏi anh là thời anh ở Huế, anh có biết
"ông Chánh" mô không, thời đó thì anh còn nhỏ quá, mần răng biết được
thế giới của "ông Chánh" trong ca dao Huế chớ.
Nhưng
chưa hỏi, mình đã biết câu trả lời của anh rồi: "Thì tui là một... ông
Chánh đây nì, hỏi chi xa rứa. Lâu ni, không thấy tui rất ...ông Chánh, có điều
ông chánh nì không cần đòi ai hầu, mà có người cứ tình nguyện tới đó tề".
Ố
ô, anh thì nguỵ rồi, rất tự tin, song tự trọng ghê hồn, lỡ ai vô phước nói hớ,
hay tỏ vẻ không biết tới bản ngã đặc biệt của anh, là thôi, coi như đời sau
cũng không gặp lại, chớ đừng nói kiếp ni nghe.
Hôm
tê, mấy bà o ở Bên sông, phía Ngự Bình điện thoại viễn liên cho tôi, các o bảo:
"Chớ răng mi, là tôi đó, chưa chịu về thăm tụi tau vậy? Ít năm nữa cái lớp
tau chết đi, không còn ai Huế thiệt nữa mô, không tin, mi về thử đi, toàn
Huế...giả, ở mô chui ra lắm nợ..."
Tôi
cũng đã nghe một phần như vậy lâu rồi.
Dẫu
tôi không là con dân Huế, nhưng tôi cũng biết phân biệt Huế xưa đã dần dần đi
khỏi thành phố cũ, nơi mà đàn bà con gái suốt ngày mượt áo dài, dù đi chân đất.
Mớ
tóc thè thả ngang lưng dù gánh hàng quà rong trên đường mưa bụi bay.
Bỗng
dưng tôi nhớ bài hát hồi mới có thành phần bên kia sông Bến Hải tràn vô, bài
hát của một nữ cán bộ làm trưởng ban văn nghệ đài phát thanh thành Hồ, bà ta
viết nội dung là tất cả chỉ ở Huế, không nơi nào có được, đại khái thế.
Tới
người cộng sản chủ trương san bằng giai cấp, mà cũng phải chào Huế mộng mơ, vẻ
đẹp mà không đâu có được vậy.
Huế
thật hay giả, vẫn hiển hiện sông Hương núi Ngự, có dập khuôn nhân dáng Huế, có
tô vẽ dung nhan Huế, vẫn chỉ là Huế bên ngoài thôi.
Nói
như anh nhận xét về thổ ngơi, thổ ngữ, thì giọng Huế rất khó đồng hoá, người
giả bộ nói thế nào cũng lòi ra các lỗi vụng về, mà không phải họ không luyện kỹ
hay tập chệu chạo dăm ba câu giả hò, giả hẹn cũng lộ liễu ngay.
Thế
nhưng , có điều lạ là chính Huế, thì lại giả Hà Nội, Saigon in hệt.
Và để kết
thúc bài này, tôi xin lỗi dẫn chứng chưa đúng, khiến anh sẽ cho điểm dưới trung
bình, ấy là "ông Chảnh" chớ không phải ông chánh kiểu bắc kỳ quốc đâu.
Nói
"ông chảnh" (dấu hỏi) phải hiểu chính là "ông chánh"
(dấu sắc), ông chánh để ám chỉ những ngôi thứ nhất vừa thực tế, vừa mơ hồ .
Đồng
thời "ông chảnh" , cũng có nghĩa là ông "chảnh" với suy
nghĩ bình dân học vụ của tôi, đừng giận nha quý ông ...chánh thứ thiệt.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)