Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐỐM NẮNG - CAO MỴ NHÂN
ĐỐM NẮNG - CAO MỴ NHÂN
Hôm
xưa, quan Đồ Ngu, chủ biên giai phẩm " Lá Cải " quyết định giao việc
kể chuyện hàng ngày, trong " Mỗi Ngày Một Chuyện " tại sân chơi dành cho lính
này cho tôi, để tôi được phép "tám" trong khuôn khổ văn chương, nghệ
thuật, dù là " bình dân học vụ " như lâu nay tôi vẫn làm.
Quan
Đồ Ngu không nói nhiều, nhưng lại là nói lên tất cả tâm tư của một người "hiểu"
lời hoa, ý gấm chứa
trong ngàn vạn giai chương đông tây, kim cổ ở đời.
Đồ
Ngu bảo: "Nói rằng ai cũng có thể viết, thì hơi bao quát, nhưng Cao Mỵ
Nhân có khả năng, vì tôi thấy tính chịu khó là tôi tin tưởng viết được..."
Tôi
còn ngần ngừ, chưa định hồi đáp thế nào, thì quan Đồ Ngu chậm rãi tiếp: "Không
cần viết dài dòng văn tự, mà phải chợt thấy, chợt như cảm giác xuất thần ấy,
chẳng hạn một đốm nắng...chiếu rọi bất ngờ trong khung cảnh nào đó, ngoài vườn,
hoặc ngay bên thềm nhà ..."
Thế
là tôi bắt kịp tư tưởng của một người " yêu thích văn chương, nghệ
thuật" thực sự, chứ không phải thích mầu mè, làm dáng chữ nghĩa...
Sáng
nay, nằm trong chăn ấm, ngó ra bức tường hương nam, nắng đã chiếu vào sàn phòng
tôi những đốm sáng tròn bầu dục lung linh ...khiến tôi chợt nhớ câu:
"Ánh
nắng rọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô..."
trong
bài " Hàn Nho Phong Vị Phú" của cụ Nguyễn Công Trứ
diễn
tả cảnh nghèo nàn của một gia đình quan đại đồ ..
Trong
giai đoạn ông đồ đó chưa nên danh nên phận, hay bị thất sủng, hoặc đã về vườn
...thủa xưa...
Nhà
nghèo, vách nhà thủng lỗ chỗ, khiến nắng rọi qua, thành những đốm tròn như
những quả trứng gà, cậu bé chắc là con ông đồ Nguyễn Công Trứ , chỉ trỏ, tri
trô, ngạc nhiên thích thú...
Tôi
bèn vục dậy, lôi trong tủ sách ra 2 cuốn sách nói về thân thế và sự nghiệp nhị
vị danh nho:
Nguyễn Công
Trứ (1778 - 1858)
Cao Bá Quát (1810 - 1855)
Nhị
vị đều được làm quan triều Nguyễn, và đều có những gian truân phức tạp, lên
cao, xuống thấp vv...
Đồng
thời, tôi lại nhớ cái đốm nắng dản dị , hồn nhiên mà quan Đồ Ngu, chủ biên... tôi
một lần nào đó trong cuộc sống tình cờ, ông đã thấy, như phảng phất cảm nghĩ
văn chương của ông.
Nên
tôi trở lại ...nhìn cái ánh nắng rọi trứng gà trên vách nhà của tiền nhân, cụ Nguyễn
Công Trứ, và mấy vệt sáng xuyên thoa, đọng dưới sàn nhà tôi, xem cái ý nghĩa
thời đại có giống nhau chút nào không?
Xin
thưa tôi chỉ muốn nói về cái đốm nắng, không so sánh hoàn cảnh xã hội, tư tưởng
cũ mới ...vv.
Theo
như tiểu sử, thì nhị vị hàn nho Nguyễn Công Trứ và tài tử Cao Bá Quát, đồng
thời có lẽ cả một thời đại chung chung quý vị từ thủa hàn vi, sống với gia
phong, gia cảnh, thậm chí cả khi đã thành thân, đều tiếp tục tục ở không.
Để
quý vị dành thì giờ cho việc dùi mài kinh sử, ăn lương hàm chính thất ...chờ
ngày làm quan, làm tướng ...sẽ vinh hiền toàn gia, gọi là vinh thân phì gia vậy
.
Do
đó, cụ Nguyễn Công Trứ đã hào sảng nói về cái nghèo của mình như sau:
...Trước
cửa, nhện giăng màn gió
Phên
trúc nứa, ngăn nửa bếp, nửa buồng
Ống
nứa đựng đầu kê, đầu đỗ
Đầu
giường tre, mối dũi quanh co...
(Hàn Nho Phong Vị Phú - Nguyễn Công Trứ)
Cảnh
nghèo thì như thế đấy, đến nỗi kê, đậu ( đỗ), chẳng có thùng, hộp, keo, lon
đựng, mà phải dùng một ống nứa, có cái mắt ở giữa để đổ kê, đậu vào mỗi bên ống
nứa đó.
Nhưng
vị hàn nho...kịp nhận ra mình, không thể lúng túng trong mớ...rối tầm thường
của nghèo khổ nêu trên, mà :
Ngày
3 bữa vỗ bụng rau bịch bịch
Người
quân tử ăn chẳng cầu no...
(Hàn Nho
Phong Vị Phú - Nguyễn Công Trứ)
Tới
cụ tài tử Cao Bá Quát, thì nhất định chẳng còn gói ghém tư duy trong 3 bồ chữ,
như cụ từng hãnh diện, tức là chẳng cần thấy nắng rọi trứng gà trên vách nữa,
vì nhà của thầy đồ tài tử này
chỉ là một cái lán trống, không có vách, mặc dầu rộng đến 3 gian cơ đấy .
Nhà
trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái
Học
trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi
(Cao Bá Quát)
Hoàn
cảnh vậy rồi, mà thầy đồ Cao Bá Quát, vẫn ung dung:
Đói
rau rừng, thấy thóc Chu mà trả
Đá
Thủ Dương chơm chởm xanh mắt Di nằm tốt ngáy o o
Khát
nước sông trông dòng đục không vơ
Phao
Vị Thuỷ lênh đênh, bạc đầu Lã ngồi dai ho lụ khụ
(Tài Tử Đa Cùng Phú - Cao Bá Quát)
Quý
vị nho gia, trí thức ngày xưa không lấy cái nghèo làm khổ sở, vấn nạn vv...đôi
khi còn thản nhiên, phong độ bởi sự nghèo túng, mịt mù vì chờ đợi vinh hiển
quan trường ...
Họ,
quý vị đó, sẽ thoát khỏi hoàn cảnh cơ cực, bế tắc, chờ đợi vươn lên chốn quan
quyền phú quý...
Do
đó, họ có cả cái quyền được hãnh diện, kiêu phách ... vì bảng vàng, bia đá...nên
chi, một làn gió nhẹ, một tia nắng ấm, một đốm sáng đều từ những rung cảm chân
thành, hãnh tiến ...buông ra.
Tức
là những chi tiết, những sự kiện từ cái nghèo hiển hiện, không làm họ xấu hổ,
mà còn ví von, ca tụng, châm biếm cho đời sau thấy được, qua các danh tác
quý giá như:
Hàn
Nho Phong Vị Phú của Nguyễn Công Trứ
Tài
Tử Đa Cùng Phú của Cao Bá Quát
là
những tuyệt phẩm hiển nhiên của thời đại phong kiến, cổ điển, sẽ còn được lưu
truyền mãi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐỐM NẮNG - CAO MỴ NHÂN
ĐỐM NẮNG - CAO MỴ NHÂN
Hôm
xưa, quan Đồ Ngu, chủ biên giai phẩm " Lá Cải " quyết định giao việc
kể chuyện hàng ngày, trong " Mỗi Ngày Một Chuyện " tại sân chơi dành cho lính
này cho tôi, để tôi được phép "tám" trong khuôn khổ văn chương, nghệ
thuật, dù là " bình dân học vụ " như lâu nay tôi vẫn làm.
Quan
Đồ Ngu không nói nhiều, nhưng lại là nói lên tất cả tâm tư của một người "hiểu"
lời hoa, ý gấm chứa
trong ngàn vạn giai chương đông tây, kim cổ ở đời.
Đồ
Ngu bảo: "Nói rằng ai cũng có thể viết, thì hơi bao quát, nhưng Cao Mỵ
Nhân có khả năng, vì tôi thấy tính chịu khó là tôi tin tưởng viết được..."
Tôi
còn ngần ngừ, chưa định hồi đáp thế nào, thì quan Đồ Ngu chậm rãi tiếp: "Không
cần viết dài dòng văn tự, mà phải chợt thấy, chợt như cảm giác xuất thần ấy,
chẳng hạn một đốm nắng...chiếu rọi bất ngờ trong khung cảnh nào đó, ngoài vườn,
hoặc ngay bên thềm nhà ..."
Thế
là tôi bắt kịp tư tưởng của một người " yêu thích văn chương, nghệ
thuật" thực sự, chứ không phải thích mầu mè, làm dáng chữ nghĩa...
Sáng
nay, nằm trong chăn ấm, ngó ra bức tường hương nam, nắng đã chiếu vào sàn phòng
tôi những đốm sáng tròn bầu dục lung linh ...khiến tôi chợt nhớ câu:
"Ánh
nắng rọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô..."
trong
bài " Hàn Nho Phong Vị Phú" của cụ Nguyễn Công Trứ
diễn
tả cảnh nghèo nàn của một gia đình quan đại đồ ..
Trong
giai đoạn ông đồ đó chưa nên danh nên phận, hay bị thất sủng, hoặc đã về vườn
...thủa xưa...
Nhà
nghèo, vách nhà thủng lỗ chỗ, khiến nắng rọi qua, thành những đốm tròn như
những quả trứng gà, cậu bé chắc là con ông đồ Nguyễn Công Trứ , chỉ trỏ, tri
trô, ngạc nhiên thích thú...
Tôi
bèn vục dậy, lôi trong tủ sách ra 2 cuốn sách nói về thân thế và sự nghiệp nhị
vị danh nho:
Nguyễn Công
Trứ (1778 - 1858)
Cao Bá Quát (1810 - 1855)
Nhị
vị đều được làm quan triều Nguyễn, và đều có những gian truân phức tạp, lên
cao, xuống thấp vv...
Đồng
thời, tôi lại nhớ cái đốm nắng dản dị , hồn nhiên mà quan Đồ Ngu, chủ biên... tôi
một lần nào đó trong cuộc sống tình cờ, ông đã thấy, như phảng phất cảm nghĩ
văn chương của ông.
Nên
tôi trở lại ...nhìn cái ánh nắng rọi trứng gà trên vách nhà của tiền nhân, cụ Nguyễn
Công Trứ, và mấy vệt sáng xuyên thoa, đọng dưới sàn nhà tôi, xem cái ý nghĩa
thời đại có giống nhau chút nào không?
Xin
thưa tôi chỉ muốn nói về cái đốm nắng, không so sánh hoàn cảnh xã hội, tư tưởng
cũ mới ...vv.
Theo
như tiểu sử, thì nhị vị hàn nho Nguyễn Công Trứ và tài tử Cao Bá Quát, đồng
thời có lẽ cả một thời đại chung chung quý vị từ thủa hàn vi, sống với gia
phong, gia cảnh, thậm chí cả khi đã thành thân, đều tiếp tục tục ở không.
Để
quý vị dành thì giờ cho việc dùi mài kinh sử, ăn lương hàm chính thất ...chờ
ngày làm quan, làm tướng ...sẽ vinh hiền toàn gia, gọi là vinh thân phì gia vậy
.
Do
đó, cụ Nguyễn Công Trứ đã hào sảng nói về cái nghèo của mình như sau:
...Trước
cửa, nhện giăng màn gió
Phên
trúc nứa, ngăn nửa bếp, nửa buồng
Ống
nứa đựng đầu kê, đầu đỗ
Đầu
giường tre, mối dũi quanh co...
(Hàn Nho Phong Vị Phú - Nguyễn Công Trứ)
Cảnh
nghèo thì như thế đấy, đến nỗi kê, đậu ( đỗ), chẳng có thùng, hộp, keo, lon
đựng, mà phải dùng một ống nứa, có cái mắt ở giữa để đổ kê, đậu vào mỗi bên ống
nứa đó.
Nhưng
vị hàn nho...kịp nhận ra mình, không thể lúng túng trong mớ...rối tầm thường
của nghèo khổ nêu trên, mà :
Ngày
3 bữa vỗ bụng rau bịch bịch
Người
quân tử ăn chẳng cầu no...
(Hàn Nho
Phong Vị Phú - Nguyễn Công Trứ)
Tới
cụ tài tử Cao Bá Quát, thì nhất định chẳng còn gói ghém tư duy trong 3 bồ chữ,
như cụ từng hãnh diện, tức là chẳng cần thấy nắng rọi trứng gà trên vách nữa,
vì nhà của thầy đồ tài tử này
chỉ là một cái lán trống, không có vách, mặc dầu rộng đến 3 gian cơ đấy .
Nhà
trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái
Học
trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi
(Cao Bá Quát)
Hoàn
cảnh vậy rồi, mà thầy đồ Cao Bá Quát, vẫn ung dung:
Đói
rau rừng, thấy thóc Chu mà trả
Đá
Thủ Dương chơm chởm xanh mắt Di nằm tốt ngáy o o
Khát
nước sông trông dòng đục không vơ
Phao
Vị Thuỷ lênh đênh, bạc đầu Lã ngồi dai ho lụ khụ
(Tài Tử Đa Cùng Phú - Cao Bá Quát)
Quý
vị nho gia, trí thức ngày xưa không lấy cái nghèo làm khổ sở, vấn nạn vv...đôi
khi còn thản nhiên, phong độ bởi sự nghèo túng, mịt mù vì chờ đợi vinh hiển
quan trường ...
Họ,
quý vị đó, sẽ thoát khỏi hoàn cảnh cơ cực, bế tắc, chờ đợi vươn lên chốn quan
quyền phú quý...
Do
đó, họ có cả cái quyền được hãnh diện, kiêu phách ... vì bảng vàng, bia đá...nên
chi, một làn gió nhẹ, một tia nắng ấm, một đốm sáng đều từ những rung cảm chân
thành, hãnh tiến ...buông ra.
Tức
là những chi tiết, những sự kiện từ cái nghèo hiển hiện, không làm họ xấu hổ,
mà còn ví von, ca tụng, châm biếm cho đời sau thấy được, qua các danh tác
quý giá như:
Hàn
Nho Phong Vị Phú của Nguyễn Công Trứ
Tài
Tử Đa Cùng Phú của Cao Bá Quát
là
những tuyệt phẩm hiển nhiên của thời đại phong kiến, cổ điển, sẽ còn được lưu
truyền mãi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)