Cà Kê Dê Ngỗng
Đài Loan không chấp nhận quy chế “một nhà nước, hai chế độ“
Ông nói: "Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia dân chủ tự bầu chọn tổng thống và cơ quan lập pháp riêng của mình và được điều hành một cách độc lập".
Trong nỗ lực thống nhất Đài Loan, Trung Quốc hứa hẹn sẽ cho hòn đảo này hưởng quy chế một nhà nước, hai chế độ như đã từng áp dụng tại Hồng Kông và Macau. Tuy nhiên, mới đây nhà lãnh đạo Đài Loan - Mã Anh Cửu - đã thẳng thừng từ chối.
Bà Mã Vĩ Quốc |
Trong nỗ lực thống nhất Đài Loan, Trung Quốc hứa hẹn sẽ cho hòn đảo này hưởng quy chế một nhà nước, hai chế độ như đã từng áp dụng tại Hồng Kông và Macau. Tuy nhiên, mới đây nhà lãnh đạo Đài Loan - Mã Anh Cửu - đã thẳng thừng từ chối.
Ông Mã Anh Cửu đã
bày tỏ sự phản đối với quy chế "một nhà nước, hai chế độ" mà Bắc Kinh
hứa hẹn với Đài Loan nếu thống nhất với Trung Quốc. Bà Mã Vĩ Quốc, phát
ngôn viên của Phủ tổng thống khẳng định chính quyền và nhân dân Đài Loan
không chấp nhận quy chế này.
Đây là phản ứng của Đài Loan sau khi Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp một phái đoàn Đài Loan tại Bắc Kinh
do ông Úc Mộ Minh (chủ tịch của Tân đảng ủng hộ thống nhất với đại lục)
dẫn đầu và ông Tập có những phát biểu khiến Đài Loan quan ngại.
Khi đó, ông Tập nói rằng "thống nhất hòa
bình và "một nhà nước, hai chế độ" là những nguyên tắc chỉ đạo trong
việc giải quyết vấn đề Đài Loan" và nói rằng rằng việc thực hiện các
nguyên tắc sẽ "xem xét đầy đủ tình hình thực tế của Đài Loan".
Bà Mã Vĩ Quốc nói rằng: "Trung Hoa Dân
Quốc (Đài Loan coi đây là tên chính thức) là một quốc gia độc lập có chủ
quyền đã tồn tại trong 103 năm". Đồng thời, bà Mã Vĩ Quốc cũng cho biết
chính quyền Đài Loan ủng hộ việc duy trì nguyên trạng "không thống
nhất, không tuyên bố độc lập và không sử dụng vũ lực trong khuôn khổ của
Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc" và tiếp tục thúc đẩy phát triển hòa bình
giữa hai eo biển Đài Loan dựa trên sự đồng thuận năm 1992.
Sự đồng thuận, theo cách hiểu của Đài
Loan là chỉ có một Trung Quốc ở cả hai bên eo biển Đài Loan nhưng không
nói rõ đó là Trung Quốc nào. Nhưng đồng thời, Đài Loan không chấp nhận
các luận điệu về "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đưa ra vì bà Mã
Vĩ Quốc cho rằng nó đã bị ông Mã Anh Cửu bác bỏ nhiều lần trong quá khứ .
Năm 2005, ông Mã Anh Cửu từng phát biểu
rằng rằng "quan trọng cốt lõi là bảo vệ Trung Quốc Dân Quốc và phản đối
Đài Loan độc lập, nhưng chúng tôi sẽ không chấp nhận quy chế "một nhà
nước, hai chế độ" của Trung Quốc đại lục". Vào tháng 3.2006, ông đã nhắc
lại sự phản đối của mình về quy chế này trong một chuyến thăm Mỹ.
Vào tháng 4.2010, ông Mã nói với CNN
rằng ông không nghĩ rằng công thức mà Trung Quốc đã áp dụng ở Hồng Kông,
sẽ tốt cho Đài Loan vì sự khác biệt giữa hai nơi. Ông nói: "Trung Hoa
Dân Quốc là một quốc gia dân chủ tự bầu chọn tổng thống và cơ quan lập
pháp riêng của mình và được điều hành một cách độc lập".
Viện trưởng viện hành pháp (chức vụ
tương đương thủ tướng) Đài Loan, Giang Nghi Hoa cũng phát biểu vào hôm
thứ Sáu rằng: "Là một quốc gia độc lập có chủ quyền, Trung Quốc Dân Quốc
sẽ không bao giờ chấp nhận mô hình "một nhà nước, hai chế độ".
Anh Tú (theo WCT)
(Một Thế Giới)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đài Loan không chấp nhận quy chế “một nhà nước, hai chế độ“
Ông nói: "Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia dân chủ tự bầu chọn tổng thống và cơ quan lập pháp riêng của mình và được điều hành một cách độc lập".
Bà Mã Vĩ Quốc |
Trong nỗ lực thống nhất Đài Loan, Trung Quốc hứa hẹn sẽ cho hòn đảo này hưởng quy chế một nhà nước, hai chế độ như đã từng áp dụng tại Hồng Kông và Macau. Tuy nhiên, mới đây nhà lãnh đạo Đài Loan - Mã Anh Cửu - đã thẳng thừng từ chối.
Ông Mã Anh Cửu đã
bày tỏ sự phản đối với quy chế "một nhà nước, hai chế độ" mà Bắc Kinh
hứa hẹn với Đài Loan nếu thống nhất với Trung Quốc. Bà Mã Vĩ Quốc, phát
ngôn viên của Phủ tổng thống khẳng định chính quyền và nhân dân Đài Loan
không chấp nhận quy chế này.
Đây là phản ứng của Đài Loan sau khi Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp một phái đoàn Đài Loan tại Bắc Kinh
do ông Úc Mộ Minh (chủ tịch của Tân đảng ủng hộ thống nhất với đại lục)
dẫn đầu và ông Tập có những phát biểu khiến Đài Loan quan ngại.
Khi đó, ông Tập nói rằng "thống nhất hòa
bình và "một nhà nước, hai chế độ" là những nguyên tắc chỉ đạo trong
việc giải quyết vấn đề Đài Loan" và nói rằng rằng việc thực hiện các
nguyên tắc sẽ "xem xét đầy đủ tình hình thực tế của Đài Loan".
Bà Mã Vĩ Quốc nói rằng: "Trung Hoa Dân
Quốc (Đài Loan coi đây là tên chính thức) là một quốc gia độc lập có chủ
quyền đã tồn tại trong 103 năm". Đồng thời, bà Mã Vĩ Quốc cũng cho biết
chính quyền Đài Loan ủng hộ việc duy trì nguyên trạng "không thống
nhất, không tuyên bố độc lập và không sử dụng vũ lực trong khuôn khổ của
Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc" và tiếp tục thúc đẩy phát triển hòa bình
giữa hai eo biển Đài Loan dựa trên sự đồng thuận năm 1992.
Sự đồng thuận, theo cách hiểu của Đài
Loan là chỉ có một Trung Quốc ở cả hai bên eo biển Đài Loan nhưng không
nói rõ đó là Trung Quốc nào. Nhưng đồng thời, Đài Loan không chấp nhận
các luận điệu về "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đưa ra vì bà Mã
Vĩ Quốc cho rằng nó đã bị ông Mã Anh Cửu bác bỏ nhiều lần trong quá khứ .
Năm 2005, ông Mã Anh Cửu từng phát biểu
rằng rằng "quan trọng cốt lõi là bảo vệ Trung Quốc Dân Quốc và phản đối
Đài Loan độc lập, nhưng chúng tôi sẽ không chấp nhận quy chế "một nhà
nước, hai chế độ" của Trung Quốc đại lục". Vào tháng 3.2006, ông đã nhắc
lại sự phản đối của mình về quy chế này trong một chuyến thăm Mỹ.
Vào tháng 4.2010, ông Mã nói với CNN
rằng ông không nghĩ rằng công thức mà Trung Quốc đã áp dụng ở Hồng Kông,
sẽ tốt cho Đài Loan vì sự khác biệt giữa hai nơi. Ông nói: "Trung Hoa
Dân Quốc là một quốc gia dân chủ tự bầu chọn tổng thống và cơ quan lập
pháp riêng của mình và được điều hành một cách độc lập".
Viện trưởng viện hành pháp (chức vụ
tương đương thủ tướng) Đài Loan, Giang Nghi Hoa cũng phát biểu vào hôm
thứ Sáu rằng: "Là một quốc gia độc lập có chủ quyền, Trung Quốc Dân Quốc
sẽ không bao giờ chấp nhận mô hình "một nhà nước, hai chế độ".
Anh Tú (theo WCT)
(Một Thế Giới)