Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Đại Sứ Martin điều trần về tình hình cuộc chiến VN tháng Tư 1975...
-Tổng thống Ford họp với các viên chức cao cấp (từ trái sang phải): Đại sứ Martin, Tướng Wyman,
Ngoại trưởng Kissinger, Tổng thống Ford *Cuộc hội kiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lần cuối cùng của Đại sứ Martin
Theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, ngày 20 tháng 4/1975, trong cuộc hội kiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lần cuối cùng của Đại sứ Hoa Kỳ tại VNCH Graham Martin, vị đại sứ này đã trình bày với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu những nhận xét của cá nhân ông về tình hình Việt Nam. Đại sứ Martin cũng đã gián tiếp gợi ý rằng khó lòng thực hiện một tiến trình thương thuyết khi mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không chịu rời chức vụ. Cuối cùng, vào ngày 21/4/1975, Tổng thống VNCHNguyễn Văn Thiệu đã quyết định từ chức và trao quyền lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Sau khi VNCH bị bức tử, vào ngày 27-1-1976, Đại sứ Martin đã trình bày nội dung cuộc hội kiến nói trên trong buổi điều trần ngày 27 tháng 1/1976 trước Tiểu Ban Điều Tra Đặc Biệt của Ủy ban Quan Hệ Quốc Tế Hạ Viện. Sau đây là toàn văn bản điều trần của Đại sứ Martin. Phần này trích từ tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong cuốn hồi ký doTrung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản.
* Toàn văn bản điều trần của ông Graham Martin, Đại sứ cuối cùng của Hoa Kỳ tại VNCH.
Tôi (Đại sứ Martin) trình bày với Tổng thống Thiệu rằng theo bản quân lệnh tác chiến thật sự cùng với bản phân tích về lực lượng tương của mỗi bên để có thấy một hình ảnh rất nguy hiểm. Câu kết luận không tránh khỏi là Hà Nội sẽ nhanh chóng tiến đánh để kết thúc cuộc chiến thì Sài Gòn sẽ không thể tồn tại nổi một tháng, cho dù có chiến đấu anh dũng và quyết liệt đến đâu nữa thì cũng chỉ có thể giữ thêm không đầy ba tuần nữa. Tôi nói rằng theo ý kiến của tôi thì Hà Nội muốn Sài Gòn còn nguyên vẹn chứ không phải là đống gạch vụn, nhưng nếu cần thì họ cũng chấp nhận một đống gạch, nếu không có một nỗ lực tìm kiếm một cuộc thươngthuyết. Tổng thống Thiệu hỏi về viễn ảnh của số quân viện phụ trội thế nào. Tôi nói rằng dù bây giờ có một phép lạ để số quân viện đó được chấp thuận đi nữa, thì cũng chỉ tạo điều kiện thuận lợi hơn để thương thuyết mà thôi, nhưng quân viện sẽ không đến kịp thời để thay đổi được căn bản đối với chi thu mà ông vừa đọc xong. Vì đến lúc này tương quan lực lượng bất lợi cho ông đã vượt trội quá xa.
Tôi nói rằng bất cứ ai ngồi vào chiếc ghế của ông tại Dinh Độc Lập, hay tại đường Dowing, hoặc điện Elysée, điện Cẩm Linh hay cả tại Bắc Kinh, thậm chí tại tòa Bạch Ốc đi chăng nữa thì cũng chịu một vấn nạn. Thật khó mà biết chắc họ có nhìn thấy toàn bộ sự thật đó không. Một số nguyên nhân che dấu các báo cáo vì tư lợi hay vì tệ nạn cửa quyền, nhưng một số khác thì sợ chạm tự ái ông ta. Số khác thì sợ ông ta thật, còn số khác thì không muốn làm người mang tin chẳng lành. Dù là lý do gì, lúc ấy khó mà nhận được biết sự thật vì sao. Tôi nói tôi đang nói chuyện với tư cách một cá nhân chứ không phải là đại diện của Tổng thống hay Bộ trưởng Ngoại giao, cũng không với tư cách Đại sứ Mỹ. Tôi nói tôi đang nói chuyện với tư cách một người mà từ lâu đã theo dõi các biến cố tại Đông Nam Á và là người trong hai năm qua đã làm việc rất vất vả để hiểu được sợi chỉ ngang chỉ dọc của tấm vải vấn đề Việt Nam như thế nào.
Tôi nói rằng tôi càng già bao nhiêu tôi càng thấy mình chẳng biết gì cả, và sự nghi ngờ dễ hiểu luôn luôn lảng vảng. Những lúc ấy là thời điểm khó khăn, và có lẽ sự nhận biết của tôi cũng chỉ có độ chính xác như của bất cứ người Âu Tây nào khác mà thôi. Một số vấn đề tôi thấy rõ. Tình hình quân sự rất xấu, và người dân VN quy hết trách nhiệm cho ông. Giới chính trị, cả ủng hộ lẫn kẻ thù đều cho rằng ông ta không còn khả năng lãnh đạo đất nước để thoát khỏi cơn khủng hoảng đó. Tôi nói đó là kết luận của tôi rằng hầu hết các vị tướng và sĩ quan mặc dù vẫn tiếp tục chiến đấu, nhưng họ tin rằng việc phòng thủ đang trở nên vô vọng trừ phi có thể đạt đến một hòa hoãn bằng phương cách bắt đầu tiến trình thương thuyết ngay. Và họ không tin một tiến trình như vậy có thể đạt được nếu Tổng thống không chịu rời chức vụ hay chính ông phải làm thế nào để tiến trình bắt đầu tức khắc.
Tôi nói đó là cảm tưởng của tôi rằng nếu ông không hành động sớm thì các tướng tá của ông ta sẽ yêu cầu ông ta đi. Tổng thống Thiệu hỏi nếu ông rời khỏi chức vụ thì có ảnh hưởng gì
đến cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội (Mỹ) hay không. Tôi nói rằng có thể đây là sự thay đổi một vài lá phiếu so với những tháng trước; bây giờ thì ảnh hưởng đó không đem lại kết quả nào.
Nói một cách khác, nếu ông ta có ý muốn từ chức (đúng như vậy) nếu Quốc Hội bảo đảm một mức viện trợ đủ cho miền Nam sống còn, thì việc mặc cả như vậy, nếu thật sự có thì ngày ấy đã qua rồi.
Sau cùng những đối thủ của ông sẽ chấp nhận những xáo trộn do người kế nhiệm ông tạo ra một cách dễ dàng như họ đã chịu cảnh xáo trộn do ông tạo ra cho họ trước kia. Vấn đề quan trọng có lẽ là việc ông ta đi có thể ảnh hưởng đối với phía bên kia.
-Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin
Tôi nói tôi không biết câu trả lời, nhưng dường như hầu hết người dân miền Nam bây giờ dường như cũng nghĩ là nên tạo điều kiện để thương thuyết.
Bản thân tôi nghĩ rằng sẽ không khác bao nhiêu. Hà nội sẽ phản đối khi có bất cứ nhà lãnh đạo có khả năng nào được đưa ra. Họ sẽ đòi một người yếu kém hơn, nếu họ thật tâm muốn thương thuyết.Nhưng các cố vấn và người thân tín của ông thì cho rằng thì cho bây giờ mà câu giờ thì tốt hơn.
Một số người cho rằng nếu tránh được cảnh Sài Gòn bị đổ nát và nếu nền độc lập của VN có thể tồn tại, dù hy vọng đó mỏng manh đến đâu, mọi việc sẽ khá hơn. Cuộc nói chuyện kéo dài khoảng 1 giờ rưỡi thì dứt.
* Phần giải trình của Đại sứ Martin liên quan đến các lời tuyên bố của ông Kissinger
Cũng tại cuộc điều trần này, Tiểu ban điều tra đã hỏi Đại sứ Martin về lời tuyên bố của ông Kissinger ngày 5 tháng 5/1975 rằng cho đến ngày 27/4/1975, Hoa Kỳ mới bắt đầu có hy vọng đáng kể là CSBV sẽ không tìm cách giành một chiến thắng quân sự nhưng mà sẽ đồng ý về một giải pháp thương thuyết với ông Dương Văn Minh. Nêu ra sự kiện này, Tiểu ban điều tra yêu cầu Đại sứ Martin cho biết những yêu tố nào khiến cho các viên chức Mỹ hy vọng như vậy.
Trả lời câu hỏi của Tiểu ban Điều tra Đặc biệt của Ủy ban Quốc Hệ Quốc Tế Hạ Viện Hoa Kỳ, Đại sứ Martin đã giải trình như sau: Để trả lời câu hỏi này chắc cần rất nhiều dữ kiện nhưng lúc ấy khôngcó sẵn cho tôi tại Sài Gòn. Tôi mới hỏi bộ Ngoại giao và xin cung cấp. Thì đây là chi tiết.
- Ông Kissinger nói như vậy trong cuộc họp báo ngày 29/4/1975 ( tại Mỹ, theo ngày giờ ở Mỹ), tức là ngay sau khi Sài Gòn di tản.
-Những hy vọng này dựa trên các bức công điện và câu tuyên bố bên phía CS và vào các thay đổi tại VNCH trong những tuần trước khi sụp đổ.
-Khi ông Kissinger tuyên bố ngày 29/4/1975, chúng ta đã tiếp xúc với Hà Nội và chính phủ lâm thời miền Nam qua nhiều trung gian để bày tỏ quan điểm của mình đồng thời chờ phe bên kia trả lời. Ông ta ghi nhận (đặc biệt trong cuộc phỏng vấn ngày 5/5/1975) rằng trong các tuần cuối cùng Liên Sô đóng vai trò xây dựng ôn hòa nhằm cho chúng ta hiểu rằng chúng ta có thể di tản an toàn, cả nhân viên Mỹ lẫn Việt Nam, và có thể có một giải pháp chính trị.
Đại sứ Martin nói tiếp: Suốt trong hai tuần cuối của tháng Tư, Việt Nam Cộng Hòa đã hành động khá gấp rút để thích ứng với những đòi hỏi hoặc những điều kiện của Cộng sản về một sự dàn xếp. Trong tháng Ba và đầu tháng Tư, Hà Nội đòi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Điều này đã diễn ra vào ngày 21 tháng Tư. Sau đó, Cộng sản đòi phải loại bỏ tất cả những người thay thế ông ta, và nói rằng chỉ có Dương Văn Minh thì họ mới chấp nhận và chính với ông này thì Cộng sản mới thương thuyết. Điều kiện này cũng được thỏa mãn; Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức. Trong lúc đó, Sài Gòn lại đáp ứng thêm nhiều đòi hỏi khác; rõ ràng các đòi hỏi này cứ tăng theo từng ngày. Tuy nhiên, ông Kissinger tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 29 tháng Tư rằng không biết rằng không biết vì lý do gì, Bắc Việt bắt đầu có dấu hiệu thay đổi chuyển sang chọn ưu thế quân sự. Sự khả hữu của một cuộc thương thuyết bị loại bỏ. Ngày 30 tháng Tư, lực lượng Cộng sản chiếm Sài Gòn và Tướng Minh phải đầu hàng, giao hết chính quyền và quân đội cho địch vô điều kiện.
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Đại Sứ Martin điều trần về tình hình cuộc chiến VN tháng Tư 1975...
-Tổng thống Ford họp với các viên chức cao cấp (từ trái sang phải): Đại sứ Martin, Tướng Wyman,
Ngoại trưởng Kissinger, Tổng thống Ford *Cuộc hội kiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lần cuối cùng của Đại sứ Martin
Theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, ngày 20 tháng 4/1975, trong cuộc hội kiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lần cuối cùng của Đại sứ Hoa Kỳ tại VNCH Graham Martin, vị đại sứ này đã trình bày với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu những nhận xét của cá nhân ông về tình hình Việt Nam. Đại sứ Martin cũng đã gián tiếp gợi ý rằng khó lòng thực hiện một tiến trình thương thuyết khi mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không chịu rời chức vụ. Cuối cùng, vào ngày 21/4/1975, Tổng thống VNCHNguyễn Văn Thiệu đã quyết định từ chức và trao quyền lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Sau khi VNCH bị bức tử, vào ngày 27-1-1976, Đại sứ Martin đã trình bày nội dung cuộc hội kiến nói trên trong buổi điều trần ngày 27 tháng 1/1976 trước Tiểu Ban Điều Tra Đặc Biệt của Ủy ban Quan Hệ Quốc Tế Hạ Viện. Sau đây là toàn văn bản điều trần của Đại sứ Martin. Phần này trích từ tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong cuốn hồi ký doTrung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản.
* Toàn văn bản điều trần của ông Graham Martin, Đại sứ cuối cùng của Hoa Kỳ tại VNCH.
Tôi (Đại sứ Martin) trình bày với Tổng thống Thiệu rằng theo bản quân lệnh tác chiến thật sự cùng với bản phân tích về lực lượng tương của mỗi bên để có thấy một hình ảnh rất nguy hiểm. Câu kết luận không tránh khỏi là Hà Nội sẽ nhanh chóng tiến đánh để kết thúc cuộc chiến thì Sài Gòn sẽ không thể tồn tại nổi một tháng, cho dù có chiến đấu anh dũng và quyết liệt đến đâu nữa thì cũng chỉ có thể giữ thêm không đầy ba tuần nữa. Tôi nói rằng theo ý kiến của tôi thì Hà Nội muốn Sài Gòn còn nguyên vẹn chứ không phải là đống gạch vụn, nhưng nếu cần thì họ cũng chấp nhận một đống gạch, nếu không có một nỗ lực tìm kiếm một cuộc thươngthuyết. Tổng thống Thiệu hỏi về viễn ảnh của số quân viện phụ trội thế nào. Tôi nói rằng dù bây giờ có một phép lạ để số quân viện đó được chấp thuận đi nữa, thì cũng chỉ tạo điều kiện thuận lợi hơn để thương thuyết mà thôi, nhưng quân viện sẽ không đến kịp thời để thay đổi được căn bản đối với chi thu mà ông vừa đọc xong. Vì đến lúc này tương quan lực lượng bất lợi cho ông đã vượt trội quá xa.
Tôi nói rằng bất cứ ai ngồi vào chiếc ghế của ông tại Dinh Độc Lập, hay tại đường Dowing, hoặc điện Elysée, điện Cẩm Linh hay cả tại Bắc Kinh, thậm chí tại tòa Bạch Ốc đi chăng nữa thì cũng chịu một vấn nạn. Thật khó mà biết chắc họ có nhìn thấy toàn bộ sự thật đó không. Một số nguyên nhân che dấu các báo cáo vì tư lợi hay vì tệ nạn cửa quyền, nhưng một số khác thì sợ chạm tự ái ông ta. Số khác thì sợ ông ta thật, còn số khác thì không muốn làm người mang tin chẳng lành. Dù là lý do gì, lúc ấy khó mà nhận được biết sự thật vì sao. Tôi nói tôi đang nói chuyện với tư cách một cá nhân chứ không phải là đại diện của Tổng thống hay Bộ trưởng Ngoại giao, cũng không với tư cách Đại sứ Mỹ. Tôi nói tôi đang nói chuyện với tư cách một người mà từ lâu đã theo dõi các biến cố tại Đông Nam Á và là người trong hai năm qua đã làm việc rất vất vả để hiểu được sợi chỉ ngang chỉ dọc của tấm vải vấn đề Việt Nam như thế nào.
Tôi nói rằng tôi càng già bao nhiêu tôi càng thấy mình chẳng biết gì cả, và sự nghi ngờ dễ hiểu luôn luôn lảng vảng. Những lúc ấy là thời điểm khó khăn, và có lẽ sự nhận biết của tôi cũng chỉ có độ chính xác như của bất cứ người Âu Tây nào khác mà thôi. Một số vấn đề tôi thấy rõ. Tình hình quân sự rất xấu, và người dân VN quy hết trách nhiệm cho ông. Giới chính trị, cả ủng hộ lẫn kẻ thù đều cho rằng ông ta không còn khả năng lãnh đạo đất nước để thoát khỏi cơn khủng hoảng đó. Tôi nói đó là kết luận của tôi rằng hầu hết các vị tướng và sĩ quan mặc dù vẫn tiếp tục chiến đấu, nhưng họ tin rằng việc phòng thủ đang trở nên vô vọng trừ phi có thể đạt đến một hòa hoãn bằng phương cách bắt đầu tiến trình thương thuyết ngay. Và họ không tin một tiến trình như vậy có thể đạt được nếu Tổng thống không chịu rời chức vụ hay chính ông phải làm thế nào để tiến trình bắt đầu tức khắc.
Tôi nói đó là cảm tưởng của tôi rằng nếu ông không hành động sớm thì các tướng tá của ông ta sẽ yêu cầu ông ta đi. Tổng thống Thiệu hỏi nếu ông rời khỏi chức vụ thì có ảnh hưởng gì
đến cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội (Mỹ) hay không. Tôi nói rằng có thể đây là sự thay đổi một vài lá phiếu so với những tháng trước; bây giờ thì ảnh hưởng đó không đem lại kết quả nào.
Nói một cách khác, nếu ông ta có ý muốn từ chức (đúng như vậy) nếu Quốc Hội bảo đảm một mức viện trợ đủ cho miền Nam sống còn, thì việc mặc cả như vậy, nếu thật sự có thì ngày ấy đã qua rồi.
Sau cùng những đối thủ của ông sẽ chấp nhận những xáo trộn do người kế nhiệm ông tạo ra một cách dễ dàng như họ đã chịu cảnh xáo trộn do ông tạo ra cho họ trước kia. Vấn đề quan trọng có lẽ là việc ông ta đi có thể ảnh hưởng đối với phía bên kia.
-Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin
Tôi nói tôi không biết câu trả lời, nhưng dường như hầu hết người dân miền Nam bây giờ dường như cũng nghĩ là nên tạo điều kiện để thương thuyết.
Bản thân tôi nghĩ rằng sẽ không khác bao nhiêu. Hà nội sẽ phản đối khi có bất cứ nhà lãnh đạo có khả năng nào được đưa ra. Họ sẽ đòi một người yếu kém hơn, nếu họ thật tâm muốn thương thuyết.Nhưng các cố vấn và người thân tín của ông thì cho rằng thì cho bây giờ mà câu giờ thì tốt hơn.
Một số người cho rằng nếu tránh được cảnh Sài Gòn bị đổ nát và nếu nền độc lập của VN có thể tồn tại, dù hy vọng đó mỏng manh đến đâu, mọi việc sẽ khá hơn. Cuộc nói chuyện kéo dài khoảng 1 giờ rưỡi thì dứt.
* Phần giải trình của Đại sứ Martin liên quan đến các lời tuyên bố của ông Kissinger
Cũng tại cuộc điều trần này, Tiểu ban điều tra đã hỏi Đại sứ Martin về lời tuyên bố của ông Kissinger ngày 5 tháng 5/1975 rằng cho đến ngày 27/4/1975, Hoa Kỳ mới bắt đầu có hy vọng đáng kể là CSBV sẽ không tìm cách giành một chiến thắng quân sự nhưng mà sẽ đồng ý về một giải pháp thương thuyết với ông Dương Văn Minh. Nêu ra sự kiện này, Tiểu ban điều tra yêu cầu Đại sứ Martin cho biết những yêu tố nào khiến cho các viên chức Mỹ hy vọng như vậy.
Trả lời câu hỏi của Tiểu ban Điều tra Đặc biệt của Ủy ban Quốc Hệ Quốc Tế Hạ Viện Hoa Kỳ, Đại sứ Martin đã giải trình như sau: Để trả lời câu hỏi này chắc cần rất nhiều dữ kiện nhưng lúc ấy khôngcó sẵn cho tôi tại Sài Gòn. Tôi mới hỏi bộ Ngoại giao và xin cung cấp. Thì đây là chi tiết.
- Ông Kissinger nói như vậy trong cuộc họp báo ngày 29/4/1975 ( tại Mỹ, theo ngày giờ ở Mỹ), tức là ngay sau khi Sài Gòn di tản.
-Những hy vọng này dựa trên các bức công điện và câu tuyên bố bên phía CS và vào các thay đổi tại VNCH trong những tuần trước khi sụp đổ.
-Khi ông Kissinger tuyên bố ngày 29/4/1975, chúng ta đã tiếp xúc với Hà Nội và chính phủ lâm thời miền Nam qua nhiều trung gian để bày tỏ quan điểm của mình đồng thời chờ phe bên kia trả lời. Ông ta ghi nhận (đặc biệt trong cuộc phỏng vấn ngày 5/5/1975) rằng trong các tuần cuối cùng Liên Sô đóng vai trò xây dựng ôn hòa nhằm cho chúng ta hiểu rằng chúng ta có thể di tản an toàn, cả nhân viên Mỹ lẫn Việt Nam, và có thể có một giải pháp chính trị.
Đại sứ Martin nói tiếp: Suốt trong hai tuần cuối của tháng Tư, Việt Nam Cộng Hòa đã hành động khá gấp rút để thích ứng với những đòi hỏi hoặc những điều kiện của Cộng sản về một sự dàn xếp. Trong tháng Ba và đầu tháng Tư, Hà Nội đòi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Điều này đã diễn ra vào ngày 21 tháng Tư. Sau đó, Cộng sản đòi phải loại bỏ tất cả những người thay thế ông ta, và nói rằng chỉ có Dương Văn Minh thì họ mới chấp nhận và chính với ông này thì Cộng sản mới thương thuyết. Điều kiện này cũng được thỏa mãn; Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức. Trong lúc đó, Sài Gòn lại đáp ứng thêm nhiều đòi hỏi khác; rõ ràng các đòi hỏi này cứ tăng theo từng ngày. Tuy nhiên, ông Kissinger tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 29 tháng Tư rằng không biết rằng không biết vì lý do gì, Bắc Việt bắt đầu có dấu hiệu thay đổi chuyển sang chọn ưu thế quân sự. Sự khả hữu của một cuộc thương thuyết bị loại bỏ. Ngày 30 tháng Tư, lực lượng Cộng sản chiếm Sài Gòn và Tướng Minh phải đầu hàng, giao hết chính quyền và quân đội cho địch vô điều kiện.
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Tân Sơn Hòa chuyển