Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Đám Đông Thầm Lặng (1)_Trịnh Hội
Chúng ta thường nghe ba chữ ‘the critical mass’ khi nói về một lực lượng quần chúng đông đảo cần phải có trước khi xã hội có những biến chuyển lớn lao thay đổi cả bộ mặt của đất nước hay thể chế. Như những gì đang xảy ra ở Miến Điện chẳng hạn.
Đám Đông Thầm Lặng (1)
Chúng ta thường nghe ba chữ ‘the critical mass’ khi nói về một lực lượng quần chúng đông đảo cần phải có trước khi xã hội có những biến chuyển lớn lao thay đổi cả bộ mặt của đất nước hay thể chế. Như những gì đang xảy ra ở Miến Điện chẳng hạn.
Không phải tự nhiên vào một ngày đẹp trời nhà cầm quyền quân phiệt bỗng phát hiện là đất nước Miến Điện sẽ khá hơn nếu như họ chịu san sẻ quyền lực với Đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi. Cũng không phải một sớm một chiều mà đảng NLD lại nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ dân chúng. Từ anh tài xế lái taxi, chị tiếp viên trong khách sạn, cho đến các sinh viên, học sinh, giới trí thức mà tôi đã có dịp trò chuyện cùng vào năm ngoái ở Yangoon.
The critical mass – đám đông cần phải có này thật ra đã được, từng ngày một, thành hình trong suốt hơn 3 thập niên qua. Kể từ khi dân chúng xuống đường đòi hỏi chính phủ phải thực thi những quyền lợi dân chủ. Đưa đến sự trở về và dấn thân của bà Aung San Suu Kyi từ Anh Quốc vào đầu thập niên 90.
Và từ đó đến nay, không lúc nào đám đông này chịu ngưng nghỉ. Hay rã đám.
Họ đã xuống đường khi đảng NLD không được thành lập quốc hội, khi họ bị giải tán và ngay cả lúc bà Aung San Suu Kyi, người thường được họ trìu mến gọi là ‘The Lady’, bị giam chặt hay giam lỏng tại nhà riêng trong suốt hơn hai thập niên qua.
Nhiều người đã tử mạng ngay lúc họ đang xuống đường. Nhiều nhà sư đã bị giết, bị hành xác. Và theo thống kê của các tổ chức nhân quyền cho biết, đã có hàng ngàn ủng hộ viên, thành viên của đảng NLD bị tra tấn, thủ tiêu mà cho đến bây giờ vẫn chưa tìm được thấy xác.
Thế mới thấy để thay đổi một xã hội, vận chuyển nó từ sự độc tài sang một thể chế dân chủ đòi hỏi rất nhiều yếu tố: thời gian, sự lãnh đạo chuẩn mực của những tiếng nói đối lập và nhất là sự hy sinh của nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội để hợp lại thành ‘the critical mass’.
Nói theo kiểu người xưa là phải có ‘nhân hòa’.
Nhìn về xã hội Việt Nam hiện nay tôi nhận thấy chúng ta chưa có những điều kiện này. Thứ nhất, khác với ý kiến của một số người, tôi cho là thành phần lãnh đạo ở Việt Nam đã và đang tiếp tục đi sau thành phần lãnh đạo ở Miến Điện. Ít nhất ra là trên phương diện chính trị. Chúng ta cần phải nhớ là vào đầu thập niên 1990, ở Miến Điện đã có và cho phép sự hoạt động của các đảng đối lập.
Hơn hai mươi năm sau, đây vẫn là điều cấm kỵ ở Việt Nam.
Thứ hai, hiện nay ở Việt Nam chúng ta vẫn chưa có một hình tượng, một cá nhân nào có thể so sánh với vị trí của bà Aung San Suu Kyi đối với người dân Miến Điện. Bà là người con duy nhất của nhà anh hùng dân tộc ông Aung San, người đã có công lật đổ chế độ thực dân mang đến sự độc lập của đất nước này sau nhiều thập niên bị đô hộ. Chúng ta không nên đánh giá thấp sự kiện này. Vì lịch sử cho thấy, dân chúng ở bất cứ nơi nào cũng đều luôn dành riêng một tình cảm quyến luyến sâu đậm cho những người con của các anh dùng dân tộc.
Hoặc những nhà lãnh đạo ái quốc bị ám sát lúc còn trẻ. Hai người con John và Caroline Kennedy của cố tổng thống Kennedy ở Mỹ. Đương kim tổng thống Aquino của Phi Luật Tân. Và bà Aung San Suu Kyi là những thí dụ điển hình.
Nói như thế không có nghĩa là tôi không công nhận tài năng và ngưỡng mộ tư cách của ‘The Lady’. Từ cách ăn nói chậm rãi, rõ ràng, sự trả lời thẳng thắn nhưng chừng mực cho đến thái độ trước sau như một đầy từ tâm nhưng rất cứng rắn của bà, tất cả đều thể hiện những gì tốt đẹp nhất, cao thượng nhất và cần phải có ở một chính trị gia. Không phải một chính trị gia hiểu theo nghĩa ‘a politician’. Mà là một nhà lãnh đạo quốc gia phải hiểu theo nghĩa của ‘a statesman’ mà trên thế giới chỉ có được một vài người. Ông Nelson Mandela của Nam Phi là một. Bà là người thứ hai.
Nhưng điều kiện thứ ba cũng là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất mà đất nước của chúng ta chưa có là ‘the critical mass’. Nếu có dịp sang Miến Điện, các bạn sẽ thấy đất nước này vẫn còn rất nghèo nàn, sự thiếu thốn có thể thấy ngay ở cố đô Yangoon. Ở sự yên tĩnh không có đến những ngọn đèn đường ngay trên đại lộ chính. Cách ăn mặc vẫn còn rất đơn giản mang đậm bản chất địa phương. Và những chiếc xe đạp thô sơ, những chiếc xe taxi cũ như không thể nào cũ hơn được nữa.
Nếu so với dân Sài Gòn hay ở Hà Nội bây giờ thì họ không thể nào sánh bằng. Không điện thoại cầm tay iphone. Không xe Honda dream, những chiếc xe hơi hào nhoáng. Hoàn toàn vắng bóng hàng hiệu.
Nhưng ngược lại, với tinh thần yêu chuộng tự do, dân chủ, sẵn sàng đổi bằng sự nghèo khó, ngược đãi, tù tội hay xương máu của chính mình, tôi nghĩ dân tộc Miến Điện trong thời điểm này hơn hẳn dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ sự toàn trị đã bao trùm cả đất nước từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau gần 40 năm qua. Nhưng chưa có một cuộc xuống đường nào của người dân đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thực thi những quyền lợi dân chủ. Những gì lẽ ra phải thuộc về họ.
Tôi vẫn còn nhớ như in câu nói của Luật Sư Lê Thị Công Nhân khi chị vừa ra khỏi tù. Khi được hỏi chị nghĩ gì về việc chị bị tù đày, bị mất mát quá nhiều nhưng vẫn chưa đạt được điều chị luôn miệt mài tranh đấu, chị đã trả lời rằng có thể chị chưa thành công. Nhưng chị chỉ có thể làm hết sức của mình chứ không thể nào làm thế cho cả 90 triệu người dân Việt Nam còn lại.
Nói tóm lại ở Việt Nam chưa có ‘the critical mass’.
Thế còn đối với cộng đồng hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại thì sao? Đám đông thầm lặng này là ai? Họ đã làm được gì và sẽ làm được gì cho đất nước, cho dân tộc?
Trong bài viết kế tôi sẽ chia xẻ với các bạn quan điểm của tôi đối với vấn đề này.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không phải tự nhiên vào một ngày đẹp trời nhà cầm quyền quân phiệt bỗng phát hiện là đất nước Miến Điện sẽ khá hơn nếu như họ chịu san sẻ quyền lực với Đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi. Cũng không phải một sớm một chiều mà đảng NLD lại nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ dân chúng. Từ anh tài xế lái taxi, chị tiếp viên trong khách sạn, cho đến các sinh viên, học sinh, giới trí thức mà tôi đã có dịp trò chuyện cùng vào năm ngoái ở Yangoon.
The critical mass – đám đông cần phải có này thật ra đã được, từng ngày một, thành hình trong suốt hơn 3 thập niên qua. Kể từ khi dân chúng xuống đường đòi hỏi chính phủ phải thực thi những quyền lợi dân chủ. Đưa đến sự trở về và dấn thân của bà Aung San Suu Kyi từ Anh Quốc vào đầu thập niên 90.
Và từ đó đến nay, không lúc nào đám đông này chịu ngưng nghỉ. Hay rã đám.
Họ đã xuống đường khi đảng NLD không được thành lập quốc hội, khi họ bị giải tán và ngay cả lúc bà Aung San Suu Kyi, người thường được họ trìu mến gọi là ‘The Lady’, bị giam chặt hay giam lỏng tại nhà riêng trong suốt hơn hai thập niên qua.
Nhiều người đã tử mạng ngay lúc họ đang xuống đường. Nhiều nhà sư đã bị giết, bị hành xác. Và theo thống kê của các tổ chức nhân quyền cho biết, đã có hàng ngàn ủng hộ viên, thành viên của đảng NLD bị tra tấn, thủ tiêu mà cho đến bây giờ vẫn chưa tìm được thấy xác.
Thế mới thấy để thay đổi một xã hội, vận chuyển nó từ sự độc tài sang một thể chế dân chủ đòi hỏi rất nhiều yếu tố: thời gian, sự lãnh đạo chuẩn mực của những tiếng nói đối lập và nhất là sự hy sinh của nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội để hợp lại thành ‘the critical mass’.
Nói theo kiểu người xưa là phải có ‘nhân hòa’.
Nhìn về xã hội Việt Nam hiện nay tôi nhận thấy chúng ta chưa có những điều kiện này. Thứ nhất, khác với ý kiến của một số người, tôi cho là thành phần lãnh đạo ở Việt Nam đã và đang tiếp tục đi sau thành phần lãnh đạo ở Miến Điện. Ít nhất ra là trên phương diện chính trị. Chúng ta cần phải nhớ là vào đầu thập niên 1990, ở Miến Điện đã có và cho phép sự hoạt động của các đảng đối lập.
Hơn hai mươi năm sau, đây vẫn là điều cấm kỵ ở Việt Nam.
Thứ hai, hiện nay ở Việt Nam chúng ta vẫn chưa có một hình tượng, một cá nhân nào có thể so sánh với vị trí của bà Aung San Suu Kyi đối với người dân Miến Điện. Bà là người con duy nhất của nhà anh hùng dân tộc ông Aung San, người đã có công lật đổ chế độ thực dân mang đến sự độc lập của đất nước này sau nhiều thập niên bị đô hộ. Chúng ta không nên đánh giá thấp sự kiện này. Vì lịch sử cho thấy, dân chúng ở bất cứ nơi nào cũng đều luôn dành riêng một tình cảm quyến luyến sâu đậm cho những người con của các anh dùng dân tộc.
Hoặc những nhà lãnh đạo ái quốc bị ám sát lúc còn trẻ. Hai người con John và Caroline Kennedy của cố tổng thống Kennedy ở Mỹ. Đương kim tổng thống Aquino của Phi Luật Tân. Và bà Aung San Suu Kyi là những thí dụ điển hình.
Nói như thế không có nghĩa là tôi không công nhận tài năng và ngưỡng mộ tư cách của ‘The Lady’. Từ cách ăn nói chậm rãi, rõ ràng, sự trả lời thẳng thắn nhưng chừng mực cho đến thái độ trước sau như một đầy từ tâm nhưng rất cứng rắn của bà, tất cả đều thể hiện những gì tốt đẹp nhất, cao thượng nhất và cần phải có ở một chính trị gia. Không phải một chính trị gia hiểu theo nghĩa ‘a politician’. Mà là một nhà lãnh đạo quốc gia phải hiểu theo nghĩa của ‘a statesman’ mà trên thế giới chỉ có được một vài người. Ông Nelson Mandela của Nam Phi là một. Bà là người thứ hai.
Nhưng điều kiện thứ ba cũng là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất mà đất nước của chúng ta chưa có là ‘the critical mass’. Nếu có dịp sang Miến Điện, các bạn sẽ thấy đất nước này vẫn còn rất nghèo nàn, sự thiếu thốn có thể thấy ngay ở cố đô Yangoon. Ở sự yên tĩnh không có đến những ngọn đèn đường ngay trên đại lộ chính. Cách ăn mặc vẫn còn rất đơn giản mang đậm bản chất địa phương. Và những chiếc xe đạp thô sơ, những chiếc xe taxi cũ như không thể nào cũ hơn được nữa.
Nếu so với dân Sài Gòn hay ở Hà Nội bây giờ thì họ không thể nào sánh bằng. Không điện thoại cầm tay iphone. Không xe Honda dream, những chiếc xe hơi hào nhoáng. Hoàn toàn vắng bóng hàng hiệu.
Nhưng ngược lại, với tinh thần yêu chuộng tự do, dân chủ, sẵn sàng đổi bằng sự nghèo khó, ngược đãi, tù tội hay xương máu của chính mình, tôi nghĩ dân tộc Miến Điện trong thời điểm này hơn hẳn dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ sự toàn trị đã bao trùm cả đất nước từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau gần 40 năm qua. Nhưng chưa có một cuộc xuống đường nào của người dân đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thực thi những quyền lợi dân chủ. Những gì lẽ ra phải thuộc về họ.
Tôi vẫn còn nhớ như in câu nói của Luật Sư Lê Thị Công Nhân khi chị vừa ra khỏi tù. Khi được hỏi chị nghĩ gì về việc chị bị tù đày, bị mất mát quá nhiều nhưng vẫn chưa đạt được điều chị luôn miệt mài tranh đấu, chị đã trả lời rằng có thể chị chưa thành công. Nhưng chị chỉ có thể làm hết sức của mình chứ không thể nào làm thế cho cả 90 triệu người dân Việt Nam còn lại.
Nói tóm lại ở Việt Nam chưa có ‘the critical mass’.
Thế còn đối với cộng đồng hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại thì sao? Đám đông thầm lặng này là ai? Họ đã làm được gì và sẽ làm được gì cho đất nước, cho dân tộc?
Trong bài viết kế tôi sẽ chia xẻ với các bạn quan điểm của tôi đối với vấn đề này.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đám Đông Thầm Lặng (1)_Trịnh Hội
Chúng ta thường nghe ba chữ ‘the critical mass’ khi nói về một lực lượng quần chúng đông đảo cần phải có trước khi xã hội có những biến chuyển lớn lao thay đổi cả bộ mặt của đất nước hay thể chế. Như những gì đang xảy ra ở Miến Điện chẳng hạn.
Đám Đông Thầm Lặng (1)
Chúng ta thường nghe ba chữ ‘the critical mass’ khi nói về một lực lượng quần chúng đông đảo cần phải có trước khi xã hội có những biến chuyển lớn lao thay đổi cả bộ mặt của đất nước hay thể chế. Như những gì đang xảy ra ở Miến Điện chẳng hạn.
Không phải tự nhiên vào một ngày đẹp trời nhà cầm quyền quân phiệt bỗng phát hiện là đất nước Miến Điện sẽ khá hơn nếu như họ chịu san sẻ quyền lực với Đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi. Cũng không phải một sớm một chiều mà đảng NLD lại nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ dân chúng. Từ anh tài xế lái taxi, chị tiếp viên trong khách sạn, cho đến các sinh viên, học sinh, giới trí thức mà tôi đã có dịp trò chuyện cùng vào năm ngoái ở Yangoon.
The critical mass – đám đông cần phải có này thật ra đã được, từng ngày một, thành hình trong suốt hơn 3 thập niên qua. Kể từ khi dân chúng xuống đường đòi hỏi chính phủ phải thực thi những quyền lợi dân chủ. Đưa đến sự trở về và dấn thân của bà Aung San Suu Kyi từ Anh Quốc vào đầu thập niên 90.
Và từ đó đến nay, không lúc nào đám đông này chịu ngưng nghỉ. Hay rã đám.
Họ đã xuống đường khi đảng NLD không được thành lập quốc hội, khi họ bị giải tán và ngay cả lúc bà Aung San Suu Kyi, người thường được họ trìu mến gọi là ‘The Lady’, bị giam chặt hay giam lỏng tại nhà riêng trong suốt hơn hai thập niên qua.
Nhiều người đã tử mạng ngay lúc họ đang xuống đường. Nhiều nhà sư đã bị giết, bị hành xác. Và theo thống kê của các tổ chức nhân quyền cho biết, đã có hàng ngàn ủng hộ viên, thành viên của đảng NLD bị tra tấn, thủ tiêu mà cho đến bây giờ vẫn chưa tìm được thấy xác.
Thế mới thấy để thay đổi một xã hội, vận chuyển nó từ sự độc tài sang một thể chế dân chủ đòi hỏi rất nhiều yếu tố: thời gian, sự lãnh đạo chuẩn mực của những tiếng nói đối lập và nhất là sự hy sinh của nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội để hợp lại thành ‘the critical mass’.
Nói theo kiểu người xưa là phải có ‘nhân hòa’.
Nhìn về xã hội Việt Nam hiện nay tôi nhận thấy chúng ta chưa có những điều kiện này. Thứ nhất, khác với ý kiến của một số người, tôi cho là thành phần lãnh đạo ở Việt Nam đã và đang tiếp tục đi sau thành phần lãnh đạo ở Miến Điện. Ít nhất ra là trên phương diện chính trị. Chúng ta cần phải nhớ là vào đầu thập niên 1990, ở Miến Điện đã có và cho phép sự hoạt động của các đảng đối lập.
Hơn hai mươi năm sau, đây vẫn là điều cấm kỵ ở Việt Nam.
Thứ hai, hiện nay ở Việt Nam chúng ta vẫn chưa có một hình tượng, một cá nhân nào có thể so sánh với vị trí của bà Aung San Suu Kyi đối với người dân Miến Điện. Bà là người con duy nhất của nhà anh hùng dân tộc ông Aung San, người đã có công lật đổ chế độ thực dân mang đến sự độc lập của đất nước này sau nhiều thập niên bị đô hộ. Chúng ta không nên đánh giá thấp sự kiện này. Vì lịch sử cho thấy, dân chúng ở bất cứ nơi nào cũng đều luôn dành riêng một tình cảm quyến luyến sâu đậm cho những người con của các anh dùng dân tộc.
Hoặc những nhà lãnh đạo ái quốc bị ám sát lúc còn trẻ. Hai người con John và Caroline Kennedy của cố tổng thống Kennedy ở Mỹ. Đương kim tổng thống Aquino của Phi Luật Tân. Và bà Aung San Suu Kyi là những thí dụ điển hình.
Nói như thế không có nghĩa là tôi không công nhận tài năng và ngưỡng mộ tư cách của ‘The Lady’. Từ cách ăn nói chậm rãi, rõ ràng, sự trả lời thẳng thắn nhưng chừng mực cho đến thái độ trước sau như một đầy từ tâm nhưng rất cứng rắn của bà, tất cả đều thể hiện những gì tốt đẹp nhất, cao thượng nhất và cần phải có ở một chính trị gia. Không phải một chính trị gia hiểu theo nghĩa ‘a politician’. Mà là một nhà lãnh đạo quốc gia phải hiểu theo nghĩa của ‘a statesman’ mà trên thế giới chỉ có được một vài người. Ông Nelson Mandela của Nam Phi là một. Bà là người thứ hai.
Nhưng điều kiện thứ ba cũng là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất mà đất nước của chúng ta chưa có là ‘the critical mass’. Nếu có dịp sang Miến Điện, các bạn sẽ thấy đất nước này vẫn còn rất nghèo nàn, sự thiếu thốn có thể thấy ngay ở cố đô Yangoon. Ở sự yên tĩnh không có đến những ngọn đèn đường ngay trên đại lộ chính. Cách ăn mặc vẫn còn rất đơn giản mang đậm bản chất địa phương. Và những chiếc xe đạp thô sơ, những chiếc xe taxi cũ như không thể nào cũ hơn được nữa.
Nếu so với dân Sài Gòn hay ở Hà Nội bây giờ thì họ không thể nào sánh bằng. Không điện thoại cầm tay iphone. Không xe Honda dream, những chiếc xe hơi hào nhoáng. Hoàn toàn vắng bóng hàng hiệu.
Nhưng ngược lại, với tinh thần yêu chuộng tự do, dân chủ, sẵn sàng đổi bằng sự nghèo khó, ngược đãi, tù tội hay xương máu của chính mình, tôi nghĩ dân tộc Miến Điện trong thời điểm này hơn hẳn dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ sự toàn trị đã bao trùm cả đất nước từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau gần 40 năm qua. Nhưng chưa có một cuộc xuống đường nào của người dân đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thực thi những quyền lợi dân chủ. Những gì lẽ ra phải thuộc về họ.
Tôi vẫn còn nhớ như in câu nói của Luật Sư Lê Thị Công Nhân khi chị vừa ra khỏi tù. Khi được hỏi chị nghĩ gì về việc chị bị tù đày, bị mất mát quá nhiều nhưng vẫn chưa đạt được điều chị luôn miệt mài tranh đấu, chị đã trả lời rằng có thể chị chưa thành công. Nhưng chị chỉ có thể làm hết sức của mình chứ không thể nào làm thế cho cả 90 triệu người dân Việt Nam còn lại.
Nói tóm lại ở Việt Nam chưa có ‘the critical mass’.
Thế còn đối với cộng đồng hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại thì sao? Đám đông thầm lặng này là ai? Họ đã làm được gì và sẽ làm được gì cho đất nước, cho dân tộc?
Trong bài viết kế tôi sẽ chia xẻ với các bạn quan điểm của tôi đối với vấn đề này.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không phải tự nhiên vào một ngày đẹp trời nhà cầm quyền quân phiệt bỗng phát hiện là đất nước Miến Điện sẽ khá hơn nếu như họ chịu san sẻ quyền lực với Đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi. Cũng không phải một sớm một chiều mà đảng NLD lại nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ dân chúng. Từ anh tài xế lái taxi, chị tiếp viên trong khách sạn, cho đến các sinh viên, học sinh, giới trí thức mà tôi đã có dịp trò chuyện cùng vào năm ngoái ở Yangoon.
The critical mass – đám đông cần phải có này thật ra đã được, từng ngày một, thành hình trong suốt hơn 3 thập niên qua. Kể từ khi dân chúng xuống đường đòi hỏi chính phủ phải thực thi những quyền lợi dân chủ. Đưa đến sự trở về và dấn thân của bà Aung San Suu Kyi từ Anh Quốc vào đầu thập niên 90.
Và từ đó đến nay, không lúc nào đám đông này chịu ngưng nghỉ. Hay rã đám.
Họ đã xuống đường khi đảng NLD không được thành lập quốc hội, khi họ bị giải tán và ngay cả lúc bà Aung San Suu Kyi, người thường được họ trìu mến gọi là ‘The Lady’, bị giam chặt hay giam lỏng tại nhà riêng trong suốt hơn hai thập niên qua.
Nhiều người đã tử mạng ngay lúc họ đang xuống đường. Nhiều nhà sư đã bị giết, bị hành xác. Và theo thống kê của các tổ chức nhân quyền cho biết, đã có hàng ngàn ủng hộ viên, thành viên của đảng NLD bị tra tấn, thủ tiêu mà cho đến bây giờ vẫn chưa tìm được thấy xác.
Thế mới thấy để thay đổi một xã hội, vận chuyển nó từ sự độc tài sang một thể chế dân chủ đòi hỏi rất nhiều yếu tố: thời gian, sự lãnh đạo chuẩn mực của những tiếng nói đối lập và nhất là sự hy sinh của nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội để hợp lại thành ‘the critical mass’.
Nói theo kiểu người xưa là phải có ‘nhân hòa’.
Nhìn về xã hội Việt Nam hiện nay tôi nhận thấy chúng ta chưa có những điều kiện này. Thứ nhất, khác với ý kiến của một số người, tôi cho là thành phần lãnh đạo ở Việt Nam đã và đang tiếp tục đi sau thành phần lãnh đạo ở Miến Điện. Ít nhất ra là trên phương diện chính trị. Chúng ta cần phải nhớ là vào đầu thập niên 1990, ở Miến Điện đã có và cho phép sự hoạt động của các đảng đối lập.
Hơn hai mươi năm sau, đây vẫn là điều cấm kỵ ở Việt Nam.
Thứ hai, hiện nay ở Việt Nam chúng ta vẫn chưa có một hình tượng, một cá nhân nào có thể so sánh với vị trí của bà Aung San Suu Kyi đối với người dân Miến Điện. Bà là người con duy nhất của nhà anh hùng dân tộc ông Aung San, người đã có công lật đổ chế độ thực dân mang đến sự độc lập của đất nước này sau nhiều thập niên bị đô hộ. Chúng ta không nên đánh giá thấp sự kiện này. Vì lịch sử cho thấy, dân chúng ở bất cứ nơi nào cũng đều luôn dành riêng một tình cảm quyến luyến sâu đậm cho những người con của các anh dùng dân tộc.
Hoặc những nhà lãnh đạo ái quốc bị ám sát lúc còn trẻ. Hai người con John và Caroline Kennedy của cố tổng thống Kennedy ở Mỹ. Đương kim tổng thống Aquino của Phi Luật Tân. Và bà Aung San Suu Kyi là những thí dụ điển hình.
Nói như thế không có nghĩa là tôi không công nhận tài năng và ngưỡng mộ tư cách của ‘The Lady’. Từ cách ăn nói chậm rãi, rõ ràng, sự trả lời thẳng thắn nhưng chừng mực cho đến thái độ trước sau như một đầy từ tâm nhưng rất cứng rắn của bà, tất cả đều thể hiện những gì tốt đẹp nhất, cao thượng nhất và cần phải có ở một chính trị gia. Không phải một chính trị gia hiểu theo nghĩa ‘a politician’. Mà là một nhà lãnh đạo quốc gia phải hiểu theo nghĩa của ‘a statesman’ mà trên thế giới chỉ có được một vài người. Ông Nelson Mandela của Nam Phi là một. Bà là người thứ hai.
Nhưng điều kiện thứ ba cũng là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất mà đất nước của chúng ta chưa có là ‘the critical mass’. Nếu có dịp sang Miến Điện, các bạn sẽ thấy đất nước này vẫn còn rất nghèo nàn, sự thiếu thốn có thể thấy ngay ở cố đô Yangoon. Ở sự yên tĩnh không có đến những ngọn đèn đường ngay trên đại lộ chính. Cách ăn mặc vẫn còn rất đơn giản mang đậm bản chất địa phương. Và những chiếc xe đạp thô sơ, những chiếc xe taxi cũ như không thể nào cũ hơn được nữa.
Nếu so với dân Sài Gòn hay ở Hà Nội bây giờ thì họ không thể nào sánh bằng. Không điện thoại cầm tay iphone. Không xe Honda dream, những chiếc xe hơi hào nhoáng. Hoàn toàn vắng bóng hàng hiệu.
Nhưng ngược lại, với tinh thần yêu chuộng tự do, dân chủ, sẵn sàng đổi bằng sự nghèo khó, ngược đãi, tù tội hay xương máu của chính mình, tôi nghĩ dân tộc Miến Điện trong thời điểm này hơn hẳn dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ sự toàn trị đã bao trùm cả đất nước từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau gần 40 năm qua. Nhưng chưa có một cuộc xuống đường nào của người dân đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thực thi những quyền lợi dân chủ. Những gì lẽ ra phải thuộc về họ.
Tôi vẫn còn nhớ như in câu nói của Luật Sư Lê Thị Công Nhân khi chị vừa ra khỏi tù. Khi được hỏi chị nghĩ gì về việc chị bị tù đày, bị mất mát quá nhiều nhưng vẫn chưa đạt được điều chị luôn miệt mài tranh đấu, chị đã trả lời rằng có thể chị chưa thành công. Nhưng chị chỉ có thể làm hết sức của mình chứ không thể nào làm thế cho cả 90 triệu người dân Việt Nam còn lại.
Nói tóm lại ở Việt Nam chưa có ‘the critical mass’.
Thế còn đối với cộng đồng hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại thì sao? Đám đông thầm lặng này là ai? Họ đã làm được gì và sẽ làm được gì cho đất nước, cho dân tộc?
Trong bài viết kế tôi sẽ chia xẻ với các bạn quan điểm của tôi đối với vấn đề này.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.