Cà Kê Dê Ngỗng
Dân Hồng Kông lo ngại ảnh hưởng của chính quyền lục địa
HONG KONG (AP) - Các nỗ lực nhằm chứng tỏ sự quan tâm của chính quyền lục địa Trung Quốc sau khi xảy ra vụ đụng tàu, phà làm thiệt mạng hàng chục người ở Hồng Kông tuần này đã không có kết quả tốt mà còn khiến cho dân chúng nơi đây giận dữ.
Ðại diện công ty điện Hồng Kông, có tên Lamma IV, bày tỏ niềm xúc động trước các nạn nhân của vụ đụng phà khiến 38 nhân viên thiệt mạng. Phà bị nạn trong lúc chở khoảng 120 nhân viên và thân nhân của hãng đi xem bắn pháo bông trong lễ kỷ niệm ngày Quốc Khánh của Trung Quốc và lễ hội Trung Thu. (Hình: Vincent Yu/AP Photo)
Ðặc khu trưởng đặc khu Hồng Kông, ông Leung Chun-ying, hiện đang bị chỉ trích nặng nề vì đã để cho một giới chức chính quyền lục địa Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong cuộc họp báo xảy ra chỉ ít giờ sau tai nạn tối hôm Thứ Hai khiến 38 người chết và làm bị thương hơn 100 người.
Hồng Kông được chính quyền Anh trao trả lại cho Bắc Kinh 15 năm trước đây nhưng vẫn giữ được một số quyền tự do của mình, không như tại lục địa. Sự hiện diện của Li Gang, phó giám đốc Văn Phòng Liên Lạc Trung Ương của chế độ Bắc Kinh, là sự kiện mới nhất trong một loạt các vấn đề xảy ra gần đây tạo sự lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của lục địa đối với Hồng Kông. Li Gang đi theo ông Leung Chun-ying đến thăm một số người bị thương tại bệnh viện. Sau khi ông Leung nói vài lời với các ký giả, Li Gang nói tiếp trong suốt hai phút, đưa ra lời an ủi với gia đình các nạn nhân đồng thời đưa ra các điều mà tỉnh Quảng Ðông ngay bên cạnh có thể làm để trợ giúp. Sự kiện viên chức Hồng Kông để cho giới chức lục địa có vai trò quan trọng trong những vấn đề mà họ không can dự vào là điều rất bất thường. Trong bài bình luận hôm Thứ Năm, tờ Apple Daily ở Hồng Kông đả kích ông Leung vì đã đứng im để ông Li được mọi sự chú ý của giới truyền thông, nói rằng sự “hèn nhát” của ông Li làm người ta lo ngại và đây là điều “khó mà tưởng tượng.” Ông Leung lên cầm quyền hồi Tháng Bảy trong lúc có những lời tố cáo cho rằng ông là đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc, một điều ông bác bỏ. Trung Quốc sau đó gửi bốn sà lan đến trợ giúp trục vớt nhưng không làm được gì nên phải trở về, tạo thêm sự bực bội của người dân Hồng Kông. (V.Giang)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Dân Hồng Kông lo ngại ảnh hưởng của chính quyền lục địa
HONG KONG (AP) - Các nỗ lực nhằm chứng tỏ sự quan tâm của chính quyền lục địa Trung Quốc sau khi xảy ra vụ đụng tàu, phà làm thiệt mạng hàng chục người ở Hồng Kông tuần này đã không có kết quả tốt mà còn khiến cho dân chúng nơi đây giận dữ.
Ðại diện công ty điện Hồng Kông, có tên Lamma IV, bày tỏ niềm xúc động trước các nạn nhân của vụ đụng phà khiến 38 nhân viên thiệt mạng. Phà bị nạn trong lúc chở khoảng 120 nhân viên và thân nhân của hãng đi xem bắn pháo bông trong lễ kỷ niệm ngày Quốc Khánh của Trung Quốc và lễ hội Trung Thu. (Hình: Vincent Yu/AP Photo)
Ðặc khu trưởng đặc khu Hồng Kông, ông Leung Chun-ying, hiện đang bị chỉ trích nặng nề vì đã để cho một giới chức chính quyền lục địa Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong cuộc họp báo xảy ra chỉ ít giờ sau tai nạn tối hôm Thứ Hai khiến 38 người chết và làm bị thương hơn 100 người.
Hồng Kông được chính quyền Anh trao trả lại cho Bắc Kinh 15 năm trước đây nhưng vẫn giữ được một số quyền tự do của mình, không như tại lục địa. Sự hiện diện của Li Gang, phó giám đốc Văn Phòng Liên Lạc Trung Ương của chế độ Bắc Kinh, là sự kiện mới nhất trong một loạt các vấn đề xảy ra gần đây tạo sự lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của lục địa đối với Hồng Kông. Li Gang đi theo ông Leung Chun-ying đến thăm một số người bị thương tại bệnh viện. Sau khi ông Leung nói vài lời với các ký giả, Li Gang nói tiếp trong suốt hai phút, đưa ra lời an ủi với gia đình các nạn nhân đồng thời đưa ra các điều mà tỉnh Quảng Ðông ngay bên cạnh có thể làm để trợ giúp. Sự kiện viên chức Hồng Kông để cho giới chức lục địa có vai trò quan trọng trong những vấn đề mà họ không can dự vào là điều rất bất thường. Trong bài bình luận hôm Thứ Năm, tờ Apple Daily ở Hồng Kông đả kích ông Leung vì đã đứng im để ông Li được mọi sự chú ý của giới truyền thông, nói rằng sự “hèn nhát” của ông Li làm người ta lo ngại và đây là điều “khó mà tưởng tượng.” Ông Leung lên cầm quyền hồi Tháng Bảy trong lúc có những lời tố cáo cho rằng ông là đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc, một điều ông bác bỏ. Trung Quốc sau đó gửi bốn sà lan đến trợ giúp trục vớt nhưng không làm được gì nên phải trở về, tạo thêm sự bực bội của người dân Hồng Kông. (V.Giang)