Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

"Dân Sài Gòn cà phê, đọc báo khác người Pháp chúng ta".

Có thể khẳng định đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ) ngay sau khi lấp kinh chợ Vải trước chợ Bến Thành cũ năm 1887 đã trở thành đầu mối thông tin lớn của Sài Gòn đi các tỉnh.

"Chúng ta đã mang cà phê đến Đông Dương. Trong khi chỉ một số ít người dân Bắc Kỳ (Tonkin) ngần ngại uống cà phê theo cách của chúng ta thì nhiều người Sài Gòn tiếp nhận nó vui vẻ nhưng uống theo cách của họ".


Chợ Bến Thành cũ tấp nập từ rạng sáng với đường xe đện (tramway) đi Chợ Lớn. Dòng chữ trên bưu ảnh: Nam kỳ - SÀI GÒN - Chợ lúc 6g sáng - Ảnh tư liệu.

Đó là nhận xét của Mauvais, một du khách người Pháp sau một chuyến du hành Đông Dương (Indochina) cuối thế kỷ 19.

Cách pha chế của người Pháp từ xưa đến nay chúng ta đều biết đó là pha cà phê trong dụng cụ lọc (cà phê phin). Còn cách pha cà phê mà ông Mauvais "kinh ngạc" khi đến thăm ngôi chợ Bến Thành cũ trên đại lộ Charner: Người dân nơi đây đổ bột cà phê đã xay vô một chiếc ấm sành lớn có một vòi lớn để cầm và một vòi nhỏ để rót (siêu sắc thuốc - TG) rồi nấu lên như cách họ nấu thuốc uống. Khi rót, họ dùng một tấm vải mỏng đặt trên ly để lọc bã cà phê ra.

Phải chăng đây là cách uống cà phê mà sau này đã được biến thể thành cà phê vợt mà chúng ta vẫn thấy ở những quán vỉa hè Sài Gòn hôm nay?

Cách uống có lẽ cũng khiến tác giả ngạc nhiên khi mô tả: Họ co một hoặc cả hai chân trên ghế và uống nhanh chứ không chậm rãi như chúng ta lẫn đồng bào (nguyên văn: dong bao) xứ Bắc kỳ của họ. Vừa uống, họ vừa bàn bạc hay kể công việc làm ăn, tin tức gì đó mà họ biết - xứ này quá rộng để một người biết hết mọi chuyện. Ai biết chữ (quốc ngữ-TG) thì nhằm bữa có nhựt trình, thay vì đọc một mình như chúng ta thì một người đọc vừa đủ cho nhóm mình nghe chăm chú...


Một quán hủ tíu trên đường Charner, trước chợ Bến Thành cũ năm 1908 (dòng chữ trên bưu ảnh ghi: Một quán ăn Trung Hoa trước chợ) với thưc khách ngồi chồm hổm trên ghế - Ảnh tư liệu.

Sài Gòn "tô - ly - điếu - tờ".

Đó là "tổng kết" về bốn thói quen buổi sáng của nhiều người Sài Gòn xưa nay: tô hủ tíu, ly cà phê, điếu thuốc và tờ báo.

Nhà văn Sơn Nam trong Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ nhận định: "Người Sài Gòn cũng ưa nghe tin tức, hay còn gọi là tìm lượng thông tin, bởi vậy báo chí là là món ăn cần thiết. Họ đọc báo để tìm hiểu tình hình chung, đặc biệt là tin tức liên quan đến công việc làm ăn hàng ngày của mình. Thiếu lượng thông tin, hóa ra lạc hậu, thất bại trong việc làm ăn, vì tình hình luôn biến động từng giờ, từng phút. (...). Ngồi quán cà phê đọc báo, chờ bạn bè, ai không đọc báo thì lắng nghe người đã đọc tóm lược giùm".

Liệu đại lộ cà phê Charner góp phần bao nhiêu trong việc hình thành thói quen khó bỏ này của người Sài Gòn?

Nơi đây và những con đường xung quanh vốn là một trong những đầu mối thông tin, báo chí Nam kỳ quan trọng bậc nhất cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 với hàng loạt tờ báo chữ Quốc ngữ lẫn tiếng Pháp đặt tòa soạn và tổ chức phát hành trong khu vực.

Chẳng hạn như tờ Nông Cổ Mín Đàm (uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn) là tờ báo kinh tế tiếng Việt đầu tiên trên đất Sài Gòn, đất vốn mê chuyện làm ăn phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số đầu tiên ra ngày 1-8-1901 với tòa soạn ban đầu ở đường La Grandière (Lý Tự Trọng hiện nay), rất gần đại lộ Charner (Nguyễn Huệ).

Sáu năm sau, 15-11-1907, tờ Lục Tỉnh Tân Văn ra đời và cũng xuất bản vào ngày thứ năm.

Cả hai tờ đều từng có chủ bút là nhà yêu nước Trần Chánh Chiếu nên dễ hiểu những số đầu tiên đã trở thành “tiếng nói của cuộc vận động Minh Tân, hướng theo cải cách, tự cường đang sôi động ở Bắc và Trung Kỳ".

Lục Tỉnh Tân Văn cổ vũ lòng yêu nước, chống Pháp và phong kiến tay sai, tư tưởng vong bản… nên đã trở thành tờ báo có uy tín nhất ở Nam Kỳ lúc ấy. Nhiều cây bút miền Bắc, miền Trung đã vào Sài Gòn học nghề báo ở tờ báo này (như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Trần Huy Liệu, Tản Đà…).

Ngay đại lộ Charner cũng là nơi đặt tòa soạn hai tờ báo tiếng Pháp: Journal L'Indochine Francaise và Moniteur des Provinces. Tờ sau có phiên bản tiếng Việt lấy tên Nhật báo tỉnh.

Tờ Moniteur Des Provinces được chính quyền Pháp lúc ấy cấp phép xuất bản cho ông Georges Garros, một luật sư cấp tiến người Pháp am hiểu và viết nhiều sách, bài viết nghiêm cứu về Nam kỳ và bạn bè với nhiều người Việt yêu nước.

Vì vậy, danh nghĩa là công báo nhưng rất thú vị khi Nhật báo tỉnh có đăng cả những bài viết của Gilbert Trần Chánh Chiếu kêu gọi canh tân xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp.

Chắc chắn những độc giả đọc đầu tiên của các tờ báo khi nó mới ra khỏi nhà in là những cư dân Sài Gòn sống và sinh hoạt, buôn bán trên đại lộ Charner.

Ngoài ra, những tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của lục tỉnh Nam kỳ như Gia Định báo (1865-1910), Nhật Trình Nam Kỳ (1883 - ?), Phan Yên báo (1898-1899), Thông Loại Khóa Trình (1988-1889)... cũng tìm đến đại lộ Charner vốn tập trung rất nhiều người Việt.

Một số tư liệu cho biết cư dân Charner lẫn những người Việt tìm đến đây mua bán, sinh hoạt đã tiêu thụ một lượng phát hành quan trọng của những tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên trên đất Sài Gòn lẫn Nam kỳ này.

Không chỉ vậy, đại lộ Charner còn là tuyến giao thông quan trọng cho việc phát hành báo đi khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gò Vấp (tỉnh Gia Định) qua các tuyến xe lửa bên đại lộ de la Somme (Hàm Nghi hiện nay) và xe điện đặt giữa đại lộ Charner và đi lục tỉnh Nam kỳ qua rạch Bến Nghé cạnh bên.


Khi kinh Chợ Vải bị lấp thành đại lộ Charner, hàng hóa, sách báo đến khu vực này hoặc chuyển đi Chợ Lớn, miền Tây được tập kết ở bờ sông đầu đại lộ. Ảnh chụp từ sông Sài Gòn vô. Dãy nhà bên trái ảnh nằm sau cột đèn giữa ảnh là dãy quán Café Méridional hoành tráng của bà Lachal với ba số nhà liền nhau 3-5-7 Charner. Đi tiếp vài nhà nữa là chợ Bến Thành cũ (hiện chỉ còn tòa Wang - Tai bên trái, nay là trụ sở Cục Hải quan TP.HCM - Ảnh tư liệu.


Ga xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn ngay trước chợ Bến Thành cũ (mái chợ phía sau ga) đầu thế kỷ 20 - Ảnh: Brunet.


Ngay tờ Phụ Nữ Tân Văn (1926-1935) có tòa soạn đường Catinat sát cạnh cũng phát hành theo hệ thống phát hành bên đại lộ Charner.

Có thể khẳng định đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ) ngay sau khi lấp kinh chợ Vải trước chợ Bến Thành cũ năm 1887 đã trở thành đầu mối thông tin lớn của Sài Gòn đi các tỉnh.

Vậy nên những tờ báo chữ Quốc ngữ này đăng khá nhiều những quảng cáo nhằm vô không chỉ khách hàng Sài Gòn - Chợ Lớn mà cả khách hàng lục tỉnh. Thậm chí, lò bánh mì lớn trên đại lộ Charner của ông Louis Roux ở số 125 đã bổ sung thêm "bánh tròn mặn, bánh bò chế mật" vào ngày thứ năm là ngày phát hành của nhiều tờ báo Quốc ngữ.


Bìa tuần báo Lục Tỉnh Tân Văn số 320 năm 1914 - Ảnh tư liệu.


Bìa tuần báo Phụ Nữ Tân Văn số 83 năm 1931 - Ảnh tư liệu.


CÙ MAI CÔNG /tuoitreonlie .

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

"Dân Sài Gòn cà phê, đọc báo khác người Pháp chúng ta".

Có thể khẳng định đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ) ngay sau khi lấp kinh chợ Vải trước chợ Bến Thành cũ năm 1887 đã trở thành đầu mối thông tin lớn của Sài Gòn đi các tỉnh.

"Chúng ta đã mang cà phê đến Đông Dương. Trong khi chỉ một số ít người dân Bắc Kỳ (Tonkin) ngần ngại uống cà phê theo cách của chúng ta thì nhiều người Sài Gòn tiếp nhận nó vui vẻ nhưng uống theo cách của họ".


Chợ Bến Thành cũ tấp nập từ rạng sáng với đường xe đện (tramway) đi Chợ Lớn. Dòng chữ trên bưu ảnh: Nam kỳ - SÀI GÒN - Chợ lúc 6g sáng - Ảnh tư liệu.

Đó là nhận xét của Mauvais, một du khách người Pháp sau một chuyến du hành Đông Dương (Indochina) cuối thế kỷ 19.

Cách pha chế của người Pháp từ xưa đến nay chúng ta đều biết đó là pha cà phê trong dụng cụ lọc (cà phê phin). Còn cách pha cà phê mà ông Mauvais "kinh ngạc" khi đến thăm ngôi chợ Bến Thành cũ trên đại lộ Charner: Người dân nơi đây đổ bột cà phê đã xay vô một chiếc ấm sành lớn có một vòi lớn để cầm và một vòi nhỏ để rót (siêu sắc thuốc - TG) rồi nấu lên như cách họ nấu thuốc uống. Khi rót, họ dùng một tấm vải mỏng đặt trên ly để lọc bã cà phê ra.

Phải chăng đây là cách uống cà phê mà sau này đã được biến thể thành cà phê vợt mà chúng ta vẫn thấy ở những quán vỉa hè Sài Gòn hôm nay?

Cách uống có lẽ cũng khiến tác giả ngạc nhiên khi mô tả: Họ co một hoặc cả hai chân trên ghế và uống nhanh chứ không chậm rãi như chúng ta lẫn đồng bào (nguyên văn: dong bao) xứ Bắc kỳ của họ. Vừa uống, họ vừa bàn bạc hay kể công việc làm ăn, tin tức gì đó mà họ biết - xứ này quá rộng để một người biết hết mọi chuyện. Ai biết chữ (quốc ngữ-TG) thì nhằm bữa có nhựt trình, thay vì đọc một mình như chúng ta thì một người đọc vừa đủ cho nhóm mình nghe chăm chú...


Một quán hủ tíu trên đường Charner, trước chợ Bến Thành cũ năm 1908 (dòng chữ trên bưu ảnh ghi: Một quán ăn Trung Hoa trước chợ) với thưc khách ngồi chồm hổm trên ghế - Ảnh tư liệu.

Sài Gòn "tô - ly - điếu - tờ".

Đó là "tổng kết" về bốn thói quen buổi sáng của nhiều người Sài Gòn xưa nay: tô hủ tíu, ly cà phê, điếu thuốc và tờ báo.

Nhà văn Sơn Nam trong Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ nhận định: "Người Sài Gòn cũng ưa nghe tin tức, hay còn gọi là tìm lượng thông tin, bởi vậy báo chí là là món ăn cần thiết. Họ đọc báo để tìm hiểu tình hình chung, đặc biệt là tin tức liên quan đến công việc làm ăn hàng ngày của mình. Thiếu lượng thông tin, hóa ra lạc hậu, thất bại trong việc làm ăn, vì tình hình luôn biến động từng giờ, từng phút. (...). Ngồi quán cà phê đọc báo, chờ bạn bè, ai không đọc báo thì lắng nghe người đã đọc tóm lược giùm".

Liệu đại lộ cà phê Charner góp phần bao nhiêu trong việc hình thành thói quen khó bỏ này của người Sài Gòn?

Nơi đây và những con đường xung quanh vốn là một trong những đầu mối thông tin, báo chí Nam kỳ quan trọng bậc nhất cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 với hàng loạt tờ báo chữ Quốc ngữ lẫn tiếng Pháp đặt tòa soạn và tổ chức phát hành trong khu vực.

Chẳng hạn như tờ Nông Cổ Mín Đàm (uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn) là tờ báo kinh tế tiếng Việt đầu tiên trên đất Sài Gòn, đất vốn mê chuyện làm ăn phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số đầu tiên ra ngày 1-8-1901 với tòa soạn ban đầu ở đường La Grandière (Lý Tự Trọng hiện nay), rất gần đại lộ Charner (Nguyễn Huệ).

Sáu năm sau, 15-11-1907, tờ Lục Tỉnh Tân Văn ra đời và cũng xuất bản vào ngày thứ năm.

Cả hai tờ đều từng có chủ bút là nhà yêu nước Trần Chánh Chiếu nên dễ hiểu những số đầu tiên đã trở thành “tiếng nói của cuộc vận động Minh Tân, hướng theo cải cách, tự cường đang sôi động ở Bắc và Trung Kỳ".

Lục Tỉnh Tân Văn cổ vũ lòng yêu nước, chống Pháp và phong kiến tay sai, tư tưởng vong bản… nên đã trở thành tờ báo có uy tín nhất ở Nam Kỳ lúc ấy. Nhiều cây bút miền Bắc, miền Trung đã vào Sài Gòn học nghề báo ở tờ báo này (như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Trần Huy Liệu, Tản Đà…).

Ngay đại lộ Charner cũng là nơi đặt tòa soạn hai tờ báo tiếng Pháp: Journal L'Indochine Francaise và Moniteur des Provinces. Tờ sau có phiên bản tiếng Việt lấy tên Nhật báo tỉnh.

Tờ Moniteur Des Provinces được chính quyền Pháp lúc ấy cấp phép xuất bản cho ông Georges Garros, một luật sư cấp tiến người Pháp am hiểu và viết nhiều sách, bài viết nghiêm cứu về Nam kỳ và bạn bè với nhiều người Việt yêu nước.

Vì vậy, danh nghĩa là công báo nhưng rất thú vị khi Nhật báo tỉnh có đăng cả những bài viết của Gilbert Trần Chánh Chiếu kêu gọi canh tân xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp.

Chắc chắn những độc giả đọc đầu tiên của các tờ báo khi nó mới ra khỏi nhà in là những cư dân Sài Gòn sống và sinh hoạt, buôn bán trên đại lộ Charner.

Ngoài ra, những tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của lục tỉnh Nam kỳ như Gia Định báo (1865-1910), Nhật Trình Nam Kỳ (1883 - ?), Phan Yên báo (1898-1899), Thông Loại Khóa Trình (1988-1889)... cũng tìm đến đại lộ Charner vốn tập trung rất nhiều người Việt.

Một số tư liệu cho biết cư dân Charner lẫn những người Việt tìm đến đây mua bán, sinh hoạt đã tiêu thụ một lượng phát hành quan trọng của những tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên trên đất Sài Gòn lẫn Nam kỳ này.

Không chỉ vậy, đại lộ Charner còn là tuyến giao thông quan trọng cho việc phát hành báo đi khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gò Vấp (tỉnh Gia Định) qua các tuyến xe lửa bên đại lộ de la Somme (Hàm Nghi hiện nay) và xe điện đặt giữa đại lộ Charner và đi lục tỉnh Nam kỳ qua rạch Bến Nghé cạnh bên.


Khi kinh Chợ Vải bị lấp thành đại lộ Charner, hàng hóa, sách báo đến khu vực này hoặc chuyển đi Chợ Lớn, miền Tây được tập kết ở bờ sông đầu đại lộ. Ảnh chụp từ sông Sài Gòn vô. Dãy nhà bên trái ảnh nằm sau cột đèn giữa ảnh là dãy quán Café Méridional hoành tráng của bà Lachal với ba số nhà liền nhau 3-5-7 Charner. Đi tiếp vài nhà nữa là chợ Bến Thành cũ (hiện chỉ còn tòa Wang - Tai bên trái, nay là trụ sở Cục Hải quan TP.HCM - Ảnh tư liệu.


Ga xe điện Sài Gòn - Chợ Lớn ngay trước chợ Bến Thành cũ (mái chợ phía sau ga) đầu thế kỷ 20 - Ảnh: Brunet.


Ngay tờ Phụ Nữ Tân Văn (1926-1935) có tòa soạn đường Catinat sát cạnh cũng phát hành theo hệ thống phát hành bên đại lộ Charner.

Có thể khẳng định đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ) ngay sau khi lấp kinh chợ Vải trước chợ Bến Thành cũ năm 1887 đã trở thành đầu mối thông tin lớn của Sài Gòn đi các tỉnh.

Vậy nên những tờ báo chữ Quốc ngữ này đăng khá nhiều những quảng cáo nhằm vô không chỉ khách hàng Sài Gòn - Chợ Lớn mà cả khách hàng lục tỉnh. Thậm chí, lò bánh mì lớn trên đại lộ Charner của ông Louis Roux ở số 125 đã bổ sung thêm "bánh tròn mặn, bánh bò chế mật" vào ngày thứ năm là ngày phát hành của nhiều tờ báo Quốc ngữ.


Bìa tuần báo Lục Tỉnh Tân Văn số 320 năm 1914 - Ảnh tư liệu.


Bìa tuần báo Phụ Nữ Tân Văn số 83 năm 1931 - Ảnh tư liệu.


CÙ MAI CÔNG /tuoitreonlie .

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm