Tin nóng trong ngày
Dân kỷ niệm một năm thảm họa cá chết ở miền trung Việt Nam
Người dân và các nhà hoạt động từ nhiều nơi trên khắp Việt Nam hôm 6/4 đã có những hoạt động đánh dấu tròn một năm xảy ra thảm họa cá chết ở miền trung mà nhiều người quy lỗi cho hãng Formosa.
...tùy từng nơi, tùy từng lúc chúng tôi đi biểu tình để nói lên tiếng nói của người dân Việt Nam, và để khích lệ cũng như nói lên tinh thần đấu tranh cho môi sinh, môi trường để người dân Việt Nam hiểu hơn, biết hơn và cùng đồng lòng để đấu tranh cho môi trường Việt Nam trong sạch hơn và đẩy Formosa ra khỏi Việt Nam.
Thông tin và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cả nghìn người ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh và một số giáo xứ ở Nghệ An đã cầm biểu ngữ tuần hành đến cổng nhà máy Formosa hoặc đi ra biển để “tưởng niệm” thảm họa môi trường biển.
Bên cạnh đó là các nhóm nhỏ hoặc một số cá nhân riêng rẽ cũng giương biểu ngữ để đánh dấu ngày này tại các địa điểm công cộng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình và một vài nơi khác.
Nhà hoạt động Lê Văn Sơn mô tả các hoạt động kỷ niệm:
“Chúng tôi có những hoạt động cụ thể từ trước, ví dụ như kêu gọi mọi người ký vào kiến nghị về thảm họa Formosa kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ môi sinh, môi trường cho biển Việt Nam. Và tùy từng nơi, tùy từng lúc chúng tôi đi biểu tình để nói lên tiếng nói của người dân Việt Nam, và để khích lệ cũng như nói lên tinh thần đấu tranh cho môi sinh, môi trường để người dân Việt Nam hiểu hơn, biết hơn và cùng đồng lòng để đấu tranh cho môi trường Việt Nam trong sạch hơn và đẩy Formosa ra khỏi Việt Nam”.
Anh Sơn cho biết đến nay đã có hơn 100.000 chữ ký vào kiến nghị trên trang thamhoaformosa.com. Đây là kiến nghị do Ban Hỗ trợ Nạn nhân môi trường biển thuộc giáo phận Vinh soạn ra, dự kiến sẽ được gửi đến chính phủ Đài Loan và các tổ chức quốc tế nhằm gây áp lực buộc Formosa đền bù thỏa đáng, cải tạo môi trường. Kiến nghị cũng nhắm đến việc “trục xuất” Formosa ra khỏi Việt Nam.
Thảm họa biển miền trung xảy ra hồi năm ngoái khi nhà máy thép của hãng Formosa (Đài Loan) đặt ở Hà Tĩnh gặp sự cố khi vận hành thử, xả thải độc hại trái phép làm cá chết hàng loạt ở tỉnh này và 3 tỉnh khác.
Tháng 6 năm ngoái, Formosa đã nhận trách nhiệm về vụ này và chấp nhận bồi thường 500 triệu đôla cho chính phủ Việt Nam.
...người dân họ vẫn không tin được việc nhà nước minh bạch con số đền bù cho người dân. Và người ta không được đáp ứng cho nên người ta phải xuống đường yêu cầu minh bạch
Từ đó đến nay, nhà chức trách Việt Nam đã phát tiền đền bù cho những người bị ảnh hưởng nhưng nhiều người vẫn chỉ trích rằng số tiền đền bù và sự minh bạch của chính phủ về vụ ô nhiễm còn chưa thỏa đáng.
Trong khi đó, cuộc sống của nhiều cộng đồng ven vùng biển bị thảm họa chưa trở lại bình thường. Nhiều người có sinh kế gắn với đánh bắt, buôn bán hải sản và các dịch vụ du lịch hiện vẫn đang thất nghiệp, không có thu nhập.
Nhà hoạt động Lê Văn Sơn, người đã trực tiếp tìm hiểu tình hình từ nhiều ngư dân, nói với VOA:
“Những ngư dân miền trung họ cho biết rằng hoặc họ không được nhận đền bù hoặc đền bù không thỏa đáng. Thậm chí có những nơi, có những khu vực, có những gia đình nhận đền bù bằng những thứ gạo mốc. Đó là những gì mà chính phủ đang hỗ trợ cho người dân, gọi là đền bù cho người dân. Như vậy thì người dân họ vẫn không tin được việc nhà nước minh bạch con số đền bù cho người dân. Và người ta không được đáp ứng cho nên người ta phải xuống đường yêu cầu minh bạch”.
Trong cuộc biểu tình ở Kỳ Anh hôm 6/4 có nhiều phụ nữ và trẻ em. Người biểu tình mang các biểu ngữ viết: “Formosa hãy bồi thường cho ngư dân chúng tôi”, “Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam”, “Chính phủ nhận tiền nhân dân nhận thảm họa”, và “Võ Kim Cự kẻ tội đồ dân tộc”.
Ông Võ Kim Cự từng là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, có liên quan đến quá trình cấp phép để Formosa đầu tư vào dự án ở Hà Tĩnh. Hiện ông là Bí thư đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp Tác Xã Việt Nam.
Cho rằng ông Cự có những sai phạm khi còn giữ chức ở Hà Tĩnh, Đảng ủy khối cơ quan trung ương cách đây ít ngày đã bỏ phiếu về đề xuất kỷ luật đối với ông. Kết quả cho thấy có nhiều phiếu đề nghị kỷ luật cách chức ông khỏi vị trí hiện nay.
Trên mạng xã hội, nhiều người bình luận rằng đề xuất kỷ luật ông Cự có thể là một động thái của chính quyền nhằm xoa dịu công chúng về thảm họa cá chết, nhưng việc này cho dù có được thực hiện cũng chưa đủ để giải quyết tận gốc vấn đề Formosa. Nhà hoạt động Lê Văn Sơn đưa ra ý kiến:
“Năm 2017 này, tháng 2 rồi những ngày sau đó, thậm chí những ngày gần đây nhất, biển miền trung vẫn có dấu hiệu và hiện tượng nước vàng, nước đỏ và cá vẫn chết. Vì thế để đảm bảo cho môi trường, trả lại môi trường biển sạch cho miền trung thì người dân miền trung chỉ còn một cách duy nhất, một suy nghĩ duy nhất, đó là Formosa phải đóng cửa”.
Anh Sơn cho rằng không chỉ người dân miền trung mà những người Việt Nam
khác có quan tâm đến tình hình môi trường miền trung cũng có chung suy
nghĩ là Formosa đóng cửa mới trả lại môi trường biển và môi trường sống
trong sạch ở đó.
Trái với mong muốn này, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin hôm 5/4 rằng nhà máy thép của Formosa ở Hà Tĩnh đã đáp ứng các điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường để bắt đầu chạy thử. Bộ đã kết luận như vậy sau khi dành 3 ngày kiểm tra nhà máy.
Formosa tháng trước cho biết họ sẽ tăng đầu tư khoảng 350 triệu đôla vào dự án để cải thiện các biện pháp an toàn về môi trường với hy vọng bắt đầu sản xuất thương mại vào quý 4 năm nay.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Dân kỷ niệm một năm thảm họa cá chết ở miền trung Việt Nam
Người dân và các nhà hoạt động từ nhiều nơi trên khắp Việt Nam hôm 6/4 đã có những hoạt động đánh dấu tròn một năm xảy ra thảm họa cá chết ở miền trung mà nhiều người quy lỗi cho hãng Formosa.
...tùy từng nơi, tùy từng lúc chúng tôi đi biểu tình để nói lên tiếng nói của người dân Việt Nam, và để khích lệ cũng như nói lên tinh thần đấu tranh cho môi sinh, môi trường để người dân Việt Nam hiểu hơn, biết hơn và cùng đồng lòng để đấu tranh cho môi trường Việt Nam trong sạch hơn và đẩy Formosa ra khỏi Việt Nam.
Thông tin và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cả nghìn người ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh và một số giáo xứ ở Nghệ An đã cầm biểu ngữ tuần hành đến cổng nhà máy Formosa hoặc đi ra biển để “tưởng niệm” thảm họa môi trường biển.
Bên cạnh đó là các nhóm nhỏ hoặc một số cá nhân riêng rẽ cũng giương biểu ngữ để đánh dấu ngày này tại các địa điểm công cộng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình và một vài nơi khác.
Nhà hoạt động Lê Văn Sơn mô tả các hoạt động kỷ niệm:
“Chúng tôi có những hoạt động cụ thể từ trước, ví dụ như kêu gọi mọi người ký vào kiến nghị về thảm họa Formosa kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ môi sinh, môi trường cho biển Việt Nam. Và tùy từng nơi, tùy từng lúc chúng tôi đi biểu tình để nói lên tiếng nói của người dân Việt Nam, và để khích lệ cũng như nói lên tinh thần đấu tranh cho môi sinh, môi trường để người dân Việt Nam hiểu hơn, biết hơn và cùng đồng lòng để đấu tranh cho môi trường Việt Nam trong sạch hơn và đẩy Formosa ra khỏi Việt Nam”.
Anh Sơn cho biết đến nay đã có hơn 100.000 chữ ký vào kiến nghị trên trang thamhoaformosa.com. Đây là kiến nghị do Ban Hỗ trợ Nạn nhân môi trường biển thuộc giáo phận Vinh soạn ra, dự kiến sẽ được gửi đến chính phủ Đài Loan và các tổ chức quốc tế nhằm gây áp lực buộc Formosa đền bù thỏa đáng, cải tạo môi trường. Kiến nghị cũng nhắm đến việc “trục xuất” Formosa ra khỏi Việt Nam.
Thảm họa biển miền trung xảy ra hồi năm ngoái khi nhà máy thép của hãng Formosa (Đài Loan) đặt ở Hà Tĩnh gặp sự cố khi vận hành thử, xả thải độc hại trái phép làm cá chết hàng loạt ở tỉnh này và 3 tỉnh khác.
Tháng 6 năm ngoái, Formosa đã nhận trách nhiệm về vụ này và chấp nhận bồi thường 500 triệu đôla cho chính phủ Việt Nam.
...người dân họ vẫn không tin được việc nhà nước minh bạch con số đền bù cho người dân. Và người ta không được đáp ứng cho nên người ta phải xuống đường yêu cầu minh bạch
Từ đó đến nay, nhà chức trách Việt Nam đã phát tiền đền bù cho những người bị ảnh hưởng nhưng nhiều người vẫn chỉ trích rằng số tiền đền bù và sự minh bạch của chính phủ về vụ ô nhiễm còn chưa thỏa đáng.
Trong khi đó, cuộc sống của nhiều cộng đồng ven vùng biển bị thảm họa chưa trở lại bình thường. Nhiều người có sinh kế gắn với đánh bắt, buôn bán hải sản và các dịch vụ du lịch hiện vẫn đang thất nghiệp, không có thu nhập.
Nhà hoạt động Lê Văn Sơn, người đã trực tiếp tìm hiểu tình hình từ nhiều ngư dân, nói với VOA:
“Những ngư dân miền trung họ cho biết rằng hoặc họ không được nhận đền bù hoặc đền bù không thỏa đáng. Thậm chí có những nơi, có những khu vực, có những gia đình nhận đền bù bằng những thứ gạo mốc. Đó là những gì mà chính phủ đang hỗ trợ cho người dân, gọi là đền bù cho người dân. Như vậy thì người dân họ vẫn không tin được việc nhà nước minh bạch con số đền bù cho người dân. Và người ta không được đáp ứng cho nên người ta phải xuống đường yêu cầu minh bạch”.
Trong cuộc biểu tình ở Kỳ Anh hôm 6/4 có nhiều phụ nữ và trẻ em. Người biểu tình mang các biểu ngữ viết: “Formosa hãy bồi thường cho ngư dân chúng tôi”, “Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam”, “Chính phủ nhận tiền nhân dân nhận thảm họa”, và “Võ Kim Cự kẻ tội đồ dân tộc”.
Ông Võ Kim Cự từng là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, có liên quan đến quá trình cấp phép để Formosa đầu tư vào dự án ở Hà Tĩnh. Hiện ông là Bí thư đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp Tác Xã Việt Nam.
Cho rằng ông Cự có những sai phạm khi còn giữ chức ở Hà Tĩnh, Đảng ủy khối cơ quan trung ương cách đây ít ngày đã bỏ phiếu về đề xuất kỷ luật đối với ông. Kết quả cho thấy có nhiều phiếu đề nghị kỷ luật cách chức ông khỏi vị trí hiện nay.
Trên mạng xã hội, nhiều người bình luận rằng đề xuất kỷ luật ông Cự có thể là một động thái của chính quyền nhằm xoa dịu công chúng về thảm họa cá chết, nhưng việc này cho dù có được thực hiện cũng chưa đủ để giải quyết tận gốc vấn đề Formosa. Nhà hoạt động Lê Văn Sơn đưa ra ý kiến:
“Năm 2017 này, tháng 2 rồi những ngày sau đó, thậm chí những ngày gần đây nhất, biển miền trung vẫn có dấu hiệu và hiện tượng nước vàng, nước đỏ và cá vẫn chết. Vì thế để đảm bảo cho môi trường, trả lại môi trường biển sạch cho miền trung thì người dân miền trung chỉ còn một cách duy nhất, một suy nghĩ duy nhất, đó là Formosa phải đóng cửa”.
Anh Sơn cho rằng không chỉ người dân miền trung mà những người Việt Nam
khác có quan tâm đến tình hình môi trường miền trung cũng có chung suy
nghĩ là Formosa đóng cửa mới trả lại môi trường biển và môi trường sống
trong sạch ở đó.
Trái với mong muốn này, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin hôm 5/4 rằng nhà máy thép của Formosa ở Hà Tĩnh đã đáp ứng các điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường để bắt đầu chạy thử. Bộ đã kết luận như vậy sau khi dành 3 ngày kiểm tra nhà máy.
Formosa tháng trước cho biết họ sẽ tăng đầu tư khoảng 350 triệu đôla vào dự án để cải thiện các biện pháp an toàn về môi trường với hy vọng bắt đầu sản xuất thương mại vào quý 4 năm nay.
VOA