Tham Khảo
Danh Tướng Hoa kỳ MacArthur và Cuộc Chiến Triều Tiên 1950-1953
I.- Vài nét tổng quát:
Bán đảo Triều Tiên ở vào vị trí thuộc Ðông Nam Á Châu, với chiều dài khoảng 450 miles, nằm giưã Biển Nhật Bản (Sea of Japan) và Hoàng Hải (Biển vàng - Yellow Sea). Vùng biên giới quan trọng cuả Triều Tiên về phiá Bắc tiếp giáp với phần đất Mãn Châu (Manchuria region) cuả Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc ( People’s Republic of China), ta thường gọi là Trung Cộng. Những hòn đảo cuả Nhật Bản cách khoảng gần nhất đối với Triều Tiên chỉ độ 50 miles đường thẳng chim bay.
Sau khi Thế chiến thứ 2 chấm dứt, quốc gia Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, được các quốc gia Ðồng Minh thắng trận, chia thành 2: Bắc Triều Tiên với danh xưng là Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (People’s Democratic Republic of Korea) ta thường kêu là Bắc Hàn, được phe Cộng Sản, do Liên Sô lãnh đạo, dựng lên một chính quyền cộng sản, nằm trong khối cộng sản quốc tế. Còn Nam Triều Tiên ,ta quen gọi là Nam Hàn, có danh xưng là Cộng Hoà Triều Tiên (Republic of Korea), do phe đồng Minh Tây Phương, đúng ra là Hoa Ky giúp đỡ mọi mặt và dựng nên một chính quyền thân Tây Phương, tương đối có Tự Do, Dân Chủ, đời sống kinh tế phát triển hơn hẳn miền Bắc. Lãnh thổ đất đai cuả Nam Hàn ít hơn một chút so với Bắc Hàn. Nếu cộng chung lãnh thổ cuả 2 miền Nam-Bắc, gồm luôn cả Khu vực phi quân sự (Demilitarized zone) là vùng an toàn, nằm xen vào giữa Bắc với Nam, thì tất cả lãnh thổ cuả Triều Tiên tương đương với lãnh thổ cuả Tiểu Bang Utah tại Hoa Kỳ.
Về dân số, Nam Hàn đông hơn gấp đôi. Vào năm 1980, Nam Hàn có khoảng 32 triệu người, trong khi Bắc Hàn chỉ có 16 triệu. Dân số Thủ Ðô Bắc Hàn Pyongyang chỉ có 900 ngàn dân. Còn về phần Nam Hàn, đời sống mọi mặt tương đối phát triển mau chóng, tốt đẹp hơn cho nên nhiều thành phố lớn đã được tạo thành với dân số ước độ :
* Thủ đô Seoul : 6 triệu.
* Pusan : 2 triệu
* Taegu : 1.2 triệu.
* Inchon : 800 ngàn.
* Kwangju: 520 ngàn.
II.- Ðôi điều về Lịch Sử:
Năm 1592 và 1597, Nhật Bản tung quân đánh chiếm Triều Tiên, dọn đường để chinh phục luôn quốc gia khổng lồ: Trung Hoa (ta kêu bé nhưng bé hạt tiêu là thế, nhỏ con mà ghê gớm, đáng nể thật). Hai cuộc xâm lăng này đều bị liên quân Triều Tiên và Trung Hoa đẩy lui, nhưng đã để lại một nước Triều Tiên tan hoang, tê liệt.
Vào đầu thế kỷ 17, Triều Tiên áp dụng chính sách Bế quan toả cảng - The closed- door Policy), không giao dịch với bất cứ quốc gia nào khác, ngoại trừ Trung Hoa, được coi là nơi nương tựa cuả Triều Tiên lúc đó. Vì vậy Triều Tiên vào thời kỳ này, mọi công việc nội bộ hầu như đều do Trung Hoa điều khiển và kiểm soát.
Năm 1876, Nhật Bản dùng sức mạnh, bắt Triều Tiên phải mở rộng các Hải Cảng để cho tầu buôn cuả Nhật lui tới buôn bán. Vốn ngán anh Nhật Bản từ lâu nên Triều Tiên bèn vội vàng tìm cách ký kết các Hiệp Ước thương mãi với Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Vì quyền lợi cuả mình tại Triều Tiên, Nhật Bản nhỏ con lại dùng sức mạnh bắt anh Trung Hoa khổng lồ phải công nhận nền Ðộc lập cuả Triều Tiên vào năm 1895 (China was forced by Japan to acknowledge Korea’s independence in 1896). Sau khi đánh bật sự xâm lăng kinh tế cuả Ðế Quốc Nga vào Triều Tiên, Nhật bản đặt nền Bảo Hộ đối với Triều Tiên rồi sau, vào năm 1910, sát nhập luôn Triều Tiên, coi Triều Tiên như một vùng lãnh thổ cuả quốc gia Nhật Bản. Tinh thần giành Ðộc Lập cuả dân tộc Triều Tiên đã bị Nhật Bản đàn áp thẳng tay.
Sau Thế Chiến II, Nhật Bản bị đánh bại , đầu hàng vô điều kiện trước lực lượng Ðồng Minh chống Phát Xít. Quân Ðội Liên Sô tiến vào chiếm cứ lãnh thổ miền Bắc Triều Tiên, trong khi quân đội Mỹ tiến chiếm miền Nam. Vĩ tuyến 38 được chọn làm đường phân chia ranh giới 2 miền Nam - Bắc . Lực lựợng Ðồng Minh chiếm đóng 2 miền không thể thoả thuận với nhau trong việc thiết lập một chính quyền chung cho toàn thể quốc gia Triều Tiên. Khi Liên Hiệp Quốc đứng ra giàn xếp, giám sát cho một cuộc Tổng Tuyển Cử chung cho cả 2 miền Nam-Bắc thì Liên Sô (thiên hạ hay gọi là Nga Sô vì Nga lớn mạnh hơn nên lãnh đạo Liên Bang Sô Viết) từ chối, không chấp nhận tuyển cử tại vùng chiếm đóng cuả mình (When the United Nations tried to arrange for supervised elections in 1948, Russia refused to permit elections in its zone ). Miền Nam, với sự giúp đỡ cuả Liên Hiệp Quốc, đã thực hiện bầu cử, đi theo chiều hướng tiến đến nền Dân Chủ theo ảnh hưởng Tây Phương. Còn ở miền Bắc, Kim II Sung (ta kêu là Kim Nhật Thành) lãnh tụ Ðảng cộng sản tại đây thiết lập nên một chính quyền cộng sản, rập theo kiểu mẫu cuả Liên Sô, mệnh danh là chính quyền “ Vô sản chuyên chính - Proletarian Dictatorship “
III.- Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953:
Năm 1950, thưà cơ Sư Phụ Mao Trạch Ðông, lãnh tụ cộng sản Trung Quốc, kéo quân giải phóng xuất phát từ căn cứ Diên An, miền Bắc, đánh thắng trên toàn thể lục địa Trung Hoa vào năm 1949, quân cộng sản Bắc Hàn hung hãn, đông đảo và hiếu chiến, được yểm trợ và khích động bởi tinh thần “ Bách chiến bách thắng “ cuả phong trào “ Cách mạng vô sản thế giới - International Proletarian Revolution “ bất ngờ kéo tràn qua vĩ tuyến 38, tấn công tiêu diệt chớp nhoáng quân lực và chính quyền Nam Hàn. Vì đã chuẩn bị sẵn sàng, được khối cộng sản quốc tế yểm trợ hết mình, quân Bắc Hàn đánh thắng như vũ bão, tiến mau như quân giải phóng cuả Mao Trạch Ðông đã đánh thắng trên lục địa Trung Quốc năm trước. Liên Hiệp Quốc yêu cầu Bắc Hàn rút quân để bàn thảo về một giải pháp chính trị, ôn hoà.
Ðang đà chiến thắng, tiến quân ào ạt như vào chỗ không người, cộng sản Bắc Hàn, có Liên Sô và Trung Quốc đứng sau lưng, sức mấy mà chịu dừng quân, chớ chưa nói đến chuyện rút quân về vị trí cũ. Bắc Hàn nhất định ồ ạt tiến quân, gần sát mức xoá sổ luôn chính quyền Nam Hàn.
Trước tình thế vô cùng nguy hiểm cho lục địa A Châu, an ninh toàn thế giới, Tổng Thống Hoa Kỳ, Harry S. Truman, đáp lời kêu gọi cuả Liên Hiệp Quốc, trao toàn quyền cho Danh Tướng MacArthur, Tư Lệnh quân đội Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương, đóng bản doanh tại Nhật Bản, bằng mọi phương cách, phản công, bắt quân Bắc Hàn phải trở lại phiá bắc vĩ tuyến 38. Tướng 4 sao MacArthur, điều động quân đội Mỹ đang có mặt trong vùng Thái Bình Dương, cả Hải-Lục-Không Quân, phản công một cách diệu kỳ:
Một mặt Tướng 4 sao này cho Thiết giáp, Bộ Binh Mỹ, kết hợp với một số lực lựợng lục quân cuả vài quốc gia, thành viên Liên Hiệp Quốc, phản công, đánh gục sức tiến quân của thiết giáp và Bộ Binh Bắc Hàn đang tiến như vũ bão xuống các mặt trận phiá Nam, kiểm soát gần hết lãnh thổ Nam Hàn.
Mặt khác, Tướng MacArthur mở một mặt trận bất ngờ bằng cách đổ quân lên cưả biển Inchon nằm về phiá Tây, gần Thủ Ðô Seoul cuả Nam Hàn, đã bị địch chiếm đóng, sau khi cho không quân, pháo binh, trọng pháo cuả Hải Quân san bằng mọi địa hình, địa vật tại đây, đồng thời không cho bất cứ một đạo quân nào cuả Bắc Hàn có thể di chuyển tới vùng đổ quân vô cùng khó khăn và nguy hiểm này. Lúc đó không một Tướng Lãnh nào cuả phiá địch dám ngờ rằng MacArthur có thể nghĩ đến chuyện đổ quân lên bằng cưả biển này, mà đổ quân với một lực lượng quá lớn, quá đông đảo, cấp Quân Ðoàn (Army Corps) trên một địa thế khó chấp nhận được: quân đổ bộ từ các chiến hạm, xuống xuồng, ca-nô, lội bộ vào được đến bờ, lại phải dùng đến cả thang mới vượt được các vách đá thẳng đứng, leo lên đất liền, chớ đâu có chạy ào vô được. Các chiến cụ nặng phải thả xuống từ các vận tải cơ hay phải di chuyển lên từ chiến trường miền Nam.
Vậy mà MacArthur đã thành công. Ông cắt đứt đường tiếp tế cuả quân Bắc Hàn từ hậu phương phiá Bắc vĩ tuyến 38, nhốt kín quân Bắc Hàn, nhiều Sư Ðoàn (Divisions) tinh nhuệ nhất, vào giưã hàng loạt gọng kìm cuả Thiết giáp, Bộ Binh và Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ, từ Bắc đánh xuống và quân Mỹ cùng quân Liên Hiệp Quốc, quân Nam Hàn từ phiá Nam, phản công đánh ngược trở lên. Quân Bắc Hàn bị chặn mất nguồn tiếp tế ở hậu phương phiá Bắc, mất chỗ dựa lưng vào Trung Quốc vĩ đại, bị đánh từ nhiều mặt cho nên nhiều Sư Ðoàn tinh nhuệ và thiện chiến, hung hãn nhất cũng đành thúc thủ chịu chết dưới sự nghiền nát cuả không quân và pháo binh, chịu chết trước sức phản công tiêu diệt cuả Thiết giáp, bôỳ binh và Thuỷ quân lục chiến Mỹ, cùng một số dơn vị quân đồng minh.
Thưà thắng, Tướng MacArthur cho Thiết giáp, bộ binh và Thuỷ quân lục chiến, có không quân và pháo binh yểm trợ, dàn hàng ngang, đánh đuổi quân Bắc Hàn chạy ngược trở lui, qua vĩ tuyến 38, chạy tuốt lên phiá cực Bắc. MacArthur dã chiếm lãnh, kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ Bắc Hàn. Không dừng ở đó, Mac Arthur đánh cho quân Bắc Hàn phải bỏ luôn những mặt trận cuối cùng, chạy tràn sang lãnh thổ Mãn Châu (Manchuria) cuả Trung Quốc .
Thấy nguy cơ Bắc Hàn có thể bị MacArthur xoá sổ trên bản đồ cho nên Mao Trạch Ðông, lãnh tụ Trung Quốc nổi điên, ra lệnh cho Thống Chế Bành Ðức Hoài chỉ huy gần 1 triệu quân, đạo quân đông đảo ít thấy trong các trận đánh, gọi là Chí Nguyện Quân Trung Quốc (Chinese volunteer troops), cùng các Sư Ðoàn thiết giáp, tràn qua biên giới, dùng “ Chiến thuật biển người “ lấy số đông gấp bội với hoả lực chiến tranh cũng khủng khiếp lắm, tràn ngập các đường tiến quân cuả MacArthur. Lúc đầu quân Mỹ bị tràn ngập bất ngờ nên phải dội lui, nhưng sau khi tăng cường quân số và phương tiện chiến tranh, với Ưu thế hoả lực (Superiority of Firepower), cả trên không lẫn dưới đất, MacArthur ra lệnh phản công. Những cuộc chạm trán cuả thiết giáp, cấp Sư Ðoàn, cuả hai bên long trời lở đất. Thiết giáp và Thuỷ quân lục chiến Mỹ cùng đồng minh mạnh hơn, thiện chiến hơn, vũ khí tối tân hơn cho nên sau những trận đánh kinh hồn, đã chặn đứng Chi Nguyện Quân Trung Quốc đông như kiến cỏ.
MacArthur lại tiếp tục tiến quân, định xoá sổ luôn Bắc Hàn, bất chấp hàng triệu quân Trung Quốc cuồng tín, thí mạng lăn xả vào cuộc chiến. Chí nguyện quân Trung Quốc tuy đông, tuy cuồng tín, nhưng không chịu nổi hoả lực kinh khủng cuả không quân, bom các loại rải kín mặt đất, pháo binh cuả Hải và Lục Quân tập trung quét sạch không còn chi sống nổi, thiết giáp dầy đặc dẫn đầu cho các Sư Ðoàn Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ tiến lên.
Kết cục Chí nguyện Quân Trung Quốc chịu hết nổi, phải bỏ chạy qua biên giới, trở về Mãn Châu. MacArthur cho quân tiến chiếm hết lãnh thổ Bắc Hàn và vượt sông Yalu và Tumen truy kích địch quân sang luôn lãnh thổ Trung Quốc để cho chúng nó biết thế nào là sức mạnh của Hoa kỳ. Tổng Thống Mỹ Harry S. Truman hoảng hồn, sợ chiến tranh thế giới nổ ra từ chỗ này trong khi Ðại Hung Thần Joseph Stalin ở Ðiện Cẩm Linh và Hung Thần Mao Tse Tung (Mao Trạch Ðông) ở Bắc Kinh đang nổi khùng phát điên lên. Thế là Tổng Thống Truman vội vã triệu hồi Tướng MacArthur về Hoa Thịnh Ðốn “ để hỏi tội “ coi như tuyên chiến với Trung Quốc mà không cần lệnh cuả Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh Hải-Lục-Không Quân Hoa Kỳ hay Quốc Hội chi cả.
MacArthur trở về để bị thi hành kỷ luật, nhưng đã được dân chúng Hoa Kỳ chào đón như một vị anh hùng, một Danh Tướng lẫy lừng cuả thời đại.
Cuộc bàn thảo cho sự đình chiến toàn bộ được bắt đầu ngày 10-7-1952 tại Kaesong, và kéo dài 2 năm 17 ngày. Có những bất đồng quan điểm về việc rút quân, vị trí đôi bên và vấn đề tù binh. Những cuộc bàn luận hoàn toàn tan vỡ vào tháng 10 năm 1952. Năm 1953, khi phiá Hoa Kỳ,Tướng Eisenhower lên làm Tổng Thống và phiá Liên Sô, nhà độc tài khét tiếng Joseph Stalin về chầu Ông Tổ Karl Marx thì cuộc đình chiến gồm đủ các vấn đề: rút quân, đóng vị trí, trao trả tù binh, vấn đề kiểm soát, và khu vực phi quân sự mới được coi là xong.
Ðình chiến đâu đó xong rồi, nhưng Cộng Sản Quốc Tế cũng như Bắc Hàn không bao giờ từ bỏ “Học Thuyết Cách Mạng Vô Sản toàn cầu - Doctrine of the Global Proletarian Revolution” cuả Marx và Lenin là: Cách mạng vô sản thế giới phải được hoàn thành triệt để bằng bạo lực - The Global Proletarian Revolution must be entirely achieved with violence “.Thế cho nên sau cuộc chiến Nam- Bắc: 1950 -1953, bán đảo Triều Tiên luôn luôn bị đe dọa truớc mối hiểm họa cuả một cuộc chiến tranh để Thống Nhất Ðất Nước phát xuất từ phiá Bắc Hàn, được thúc đẩy do ý chí cuồng tín, đầy tham vọng cuả cộng sản Bắc Hàn, với sự yểm trợ Cộng Sản Quốc Tế.
Sau khi Liên Sô và khối Cộng Sản Ðông Au sụp đổ thì lại bị thúc đẩy bởi Ông Thầy Cộng Sản Trung Quốc khổng lồ bên kia biên giới phiá Bắc. Bởi thế cho nên suốt trong thập niên 1990, mới liên tục xẩy ra những vụ tranh chấp trên bán đảo Triều Tiên, một địa điểm được coi như lò thuốc súng, như quả bom nổ chậm, mà là thứ bom nguyên tử hẳn hoi, có thể nổ bùng lên bất cứ lúc nào. Những vụ tranh chấp đó (có dịp sẽ viết sau mang tính cách “ Thăm dò lực lượng đối phương “ để nếu thời cơ thuận lợi kéo đến, biết đâu lại chẳng có một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ 2 nổ ra dưới một hình thức, phạm vi và cường độ khác hẳn so với cuộc chiến Triều Tiên đã xẩy ra vào những năm đầu cuả thập niên 1950.
San Diego, California
Phan Ðức Minh
( Tân Sơn Hòa chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Danh Tướng Hoa kỳ MacArthur và Cuộc Chiến Triều Tiên 1950-1953
I.- Vài nét tổng quát:
Bán đảo Triều Tiên ở vào vị trí thuộc Ðông Nam Á Châu, với chiều dài khoảng 450 miles, nằm giưã Biển Nhật Bản (Sea of Japan) và Hoàng Hải (Biển vàng - Yellow Sea). Vùng biên giới quan trọng cuả Triều Tiên về phiá Bắc tiếp giáp với phần đất Mãn Châu (Manchuria region) cuả Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc ( People’s Republic of China), ta thường gọi là Trung Cộng. Những hòn đảo cuả Nhật Bản cách khoảng gần nhất đối với Triều Tiên chỉ độ 50 miles đường thẳng chim bay.
Sau khi Thế chiến thứ 2 chấm dứt, quốc gia Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, được các quốc gia Ðồng Minh thắng trận, chia thành 2: Bắc Triều Tiên với danh xưng là Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (People’s Democratic Republic of Korea) ta thường kêu là Bắc Hàn, được phe Cộng Sản, do Liên Sô lãnh đạo, dựng lên một chính quyền cộng sản, nằm trong khối cộng sản quốc tế. Còn Nam Triều Tiên ,ta quen gọi là Nam Hàn, có danh xưng là Cộng Hoà Triều Tiên (Republic of Korea), do phe đồng Minh Tây Phương, đúng ra là Hoa Ky giúp đỡ mọi mặt và dựng nên một chính quyền thân Tây Phương, tương đối có Tự Do, Dân Chủ, đời sống kinh tế phát triển hơn hẳn miền Bắc. Lãnh thổ đất đai cuả Nam Hàn ít hơn một chút so với Bắc Hàn. Nếu cộng chung lãnh thổ cuả 2 miền Nam-Bắc, gồm luôn cả Khu vực phi quân sự (Demilitarized zone) là vùng an toàn, nằm xen vào giữa Bắc với Nam, thì tất cả lãnh thổ cuả Triều Tiên tương đương với lãnh thổ cuả Tiểu Bang Utah tại Hoa Kỳ.
Về dân số, Nam Hàn đông hơn gấp đôi. Vào năm 1980, Nam Hàn có khoảng 32 triệu người, trong khi Bắc Hàn chỉ có 16 triệu. Dân số Thủ Ðô Bắc Hàn Pyongyang chỉ có 900 ngàn dân. Còn về phần Nam Hàn, đời sống mọi mặt tương đối phát triển mau chóng, tốt đẹp hơn cho nên nhiều thành phố lớn đã được tạo thành với dân số ước độ :
* Thủ đô Seoul : 6 triệu.
* Pusan : 2 triệu
* Taegu : 1.2 triệu.
* Inchon : 800 ngàn.
* Kwangju: 520 ngàn.
II.- Ðôi điều về Lịch Sử:
Năm 1592 và 1597, Nhật Bản tung quân đánh chiếm Triều Tiên, dọn đường để chinh phục luôn quốc gia khổng lồ: Trung Hoa (ta kêu bé nhưng bé hạt tiêu là thế, nhỏ con mà ghê gớm, đáng nể thật). Hai cuộc xâm lăng này đều bị liên quân Triều Tiên và Trung Hoa đẩy lui, nhưng đã để lại một nước Triều Tiên tan hoang, tê liệt.
Vào đầu thế kỷ 17, Triều Tiên áp dụng chính sách Bế quan toả cảng - The closed- door Policy), không giao dịch với bất cứ quốc gia nào khác, ngoại trừ Trung Hoa, được coi là nơi nương tựa cuả Triều Tiên lúc đó. Vì vậy Triều Tiên vào thời kỳ này, mọi công việc nội bộ hầu như đều do Trung Hoa điều khiển và kiểm soát.
Năm 1876, Nhật Bản dùng sức mạnh, bắt Triều Tiên phải mở rộng các Hải Cảng để cho tầu buôn cuả Nhật lui tới buôn bán. Vốn ngán anh Nhật Bản từ lâu nên Triều Tiên bèn vội vàng tìm cách ký kết các Hiệp Ước thương mãi với Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Vì quyền lợi cuả mình tại Triều Tiên, Nhật Bản nhỏ con lại dùng sức mạnh bắt anh Trung Hoa khổng lồ phải công nhận nền Ðộc lập cuả Triều Tiên vào năm 1895 (China was forced by Japan to acknowledge Korea’s independence in 1896). Sau khi đánh bật sự xâm lăng kinh tế cuả Ðế Quốc Nga vào Triều Tiên, Nhật bản đặt nền Bảo Hộ đối với Triều Tiên rồi sau, vào năm 1910, sát nhập luôn Triều Tiên, coi Triều Tiên như một vùng lãnh thổ cuả quốc gia Nhật Bản. Tinh thần giành Ðộc Lập cuả dân tộc Triều Tiên đã bị Nhật Bản đàn áp thẳng tay.
Sau Thế Chiến II, Nhật Bản bị đánh bại , đầu hàng vô điều kiện trước lực lượng Ðồng Minh chống Phát Xít. Quân Ðội Liên Sô tiến vào chiếm cứ lãnh thổ miền Bắc Triều Tiên, trong khi quân đội Mỹ tiến chiếm miền Nam. Vĩ tuyến 38 được chọn làm đường phân chia ranh giới 2 miền Nam - Bắc . Lực lựợng Ðồng Minh chiếm đóng 2 miền không thể thoả thuận với nhau trong việc thiết lập một chính quyền chung cho toàn thể quốc gia Triều Tiên. Khi Liên Hiệp Quốc đứng ra giàn xếp, giám sát cho một cuộc Tổng Tuyển Cử chung cho cả 2 miền Nam-Bắc thì Liên Sô (thiên hạ hay gọi là Nga Sô vì Nga lớn mạnh hơn nên lãnh đạo Liên Bang Sô Viết) từ chối, không chấp nhận tuyển cử tại vùng chiếm đóng cuả mình (When the United Nations tried to arrange for supervised elections in 1948, Russia refused to permit elections in its zone ). Miền Nam, với sự giúp đỡ cuả Liên Hiệp Quốc, đã thực hiện bầu cử, đi theo chiều hướng tiến đến nền Dân Chủ theo ảnh hưởng Tây Phương. Còn ở miền Bắc, Kim II Sung (ta kêu là Kim Nhật Thành) lãnh tụ Ðảng cộng sản tại đây thiết lập nên một chính quyền cộng sản, rập theo kiểu mẫu cuả Liên Sô, mệnh danh là chính quyền “ Vô sản chuyên chính - Proletarian Dictatorship “
III.- Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953:
Năm 1950, thưà cơ Sư Phụ Mao Trạch Ðông, lãnh tụ cộng sản Trung Quốc, kéo quân giải phóng xuất phát từ căn cứ Diên An, miền Bắc, đánh thắng trên toàn thể lục địa Trung Hoa vào năm 1949, quân cộng sản Bắc Hàn hung hãn, đông đảo và hiếu chiến, được yểm trợ và khích động bởi tinh thần “ Bách chiến bách thắng “ cuả phong trào “ Cách mạng vô sản thế giới - International Proletarian Revolution “ bất ngờ kéo tràn qua vĩ tuyến 38, tấn công tiêu diệt chớp nhoáng quân lực và chính quyền Nam Hàn. Vì đã chuẩn bị sẵn sàng, được khối cộng sản quốc tế yểm trợ hết mình, quân Bắc Hàn đánh thắng như vũ bão, tiến mau như quân giải phóng cuả Mao Trạch Ðông đã đánh thắng trên lục địa Trung Quốc năm trước. Liên Hiệp Quốc yêu cầu Bắc Hàn rút quân để bàn thảo về một giải pháp chính trị, ôn hoà.
Ðang đà chiến thắng, tiến quân ào ạt như vào chỗ không người, cộng sản Bắc Hàn, có Liên Sô và Trung Quốc đứng sau lưng, sức mấy mà chịu dừng quân, chớ chưa nói đến chuyện rút quân về vị trí cũ. Bắc Hàn nhất định ồ ạt tiến quân, gần sát mức xoá sổ luôn chính quyền Nam Hàn.
Trước tình thế vô cùng nguy hiểm cho lục địa A Châu, an ninh toàn thế giới, Tổng Thống Hoa Kỳ, Harry S. Truman, đáp lời kêu gọi cuả Liên Hiệp Quốc, trao toàn quyền cho Danh Tướng MacArthur, Tư Lệnh quân đội Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương, đóng bản doanh tại Nhật Bản, bằng mọi phương cách, phản công, bắt quân Bắc Hàn phải trở lại phiá bắc vĩ tuyến 38. Tướng 4 sao MacArthur, điều động quân đội Mỹ đang có mặt trong vùng Thái Bình Dương, cả Hải-Lục-Không Quân, phản công một cách diệu kỳ:
Một mặt Tướng 4 sao này cho Thiết giáp, Bộ Binh Mỹ, kết hợp với một số lực lựợng lục quân cuả vài quốc gia, thành viên Liên Hiệp Quốc, phản công, đánh gục sức tiến quân của thiết giáp và Bộ Binh Bắc Hàn đang tiến như vũ bão xuống các mặt trận phiá Nam, kiểm soát gần hết lãnh thổ Nam Hàn.
Mặt khác, Tướng MacArthur mở một mặt trận bất ngờ bằng cách đổ quân lên cưả biển Inchon nằm về phiá Tây, gần Thủ Ðô Seoul cuả Nam Hàn, đã bị địch chiếm đóng, sau khi cho không quân, pháo binh, trọng pháo cuả Hải Quân san bằng mọi địa hình, địa vật tại đây, đồng thời không cho bất cứ một đạo quân nào cuả Bắc Hàn có thể di chuyển tới vùng đổ quân vô cùng khó khăn và nguy hiểm này. Lúc đó không một Tướng Lãnh nào cuả phiá địch dám ngờ rằng MacArthur có thể nghĩ đến chuyện đổ quân lên bằng cưả biển này, mà đổ quân với một lực lượng quá lớn, quá đông đảo, cấp Quân Ðoàn (Army Corps) trên một địa thế khó chấp nhận được: quân đổ bộ từ các chiến hạm, xuống xuồng, ca-nô, lội bộ vào được đến bờ, lại phải dùng đến cả thang mới vượt được các vách đá thẳng đứng, leo lên đất liền, chớ đâu có chạy ào vô được. Các chiến cụ nặng phải thả xuống từ các vận tải cơ hay phải di chuyển lên từ chiến trường miền Nam.
Vậy mà MacArthur đã thành công. Ông cắt đứt đường tiếp tế cuả quân Bắc Hàn từ hậu phương phiá Bắc vĩ tuyến 38, nhốt kín quân Bắc Hàn, nhiều Sư Ðoàn (Divisions) tinh nhuệ nhất, vào giưã hàng loạt gọng kìm cuả Thiết giáp, Bộ Binh và Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ, từ Bắc đánh xuống và quân Mỹ cùng quân Liên Hiệp Quốc, quân Nam Hàn từ phiá Nam, phản công đánh ngược trở lên. Quân Bắc Hàn bị chặn mất nguồn tiếp tế ở hậu phương phiá Bắc, mất chỗ dựa lưng vào Trung Quốc vĩ đại, bị đánh từ nhiều mặt cho nên nhiều Sư Ðoàn tinh nhuệ và thiện chiến, hung hãn nhất cũng đành thúc thủ chịu chết dưới sự nghiền nát cuả không quân và pháo binh, chịu chết trước sức phản công tiêu diệt cuả Thiết giáp, bôỳ binh và Thuỷ quân lục chiến Mỹ, cùng một số dơn vị quân đồng minh.
Thưà thắng, Tướng MacArthur cho Thiết giáp, bộ binh và Thuỷ quân lục chiến, có không quân và pháo binh yểm trợ, dàn hàng ngang, đánh đuổi quân Bắc Hàn chạy ngược trở lui, qua vĩ tuyến 38, chạy tuốt lên phiá cực Bắc. MacArthur dã chiếm lãnh, kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ Bắc Hàn. Không dừng ở đó, Mac Arthur đánh cho quân Bắc Hàn phải bỏ luôn những mặt trận cuối cùng, chạy tràn sang lãnh thổ Mãn Châu (Manchuria) cuả Trung Quốc .
Thấy nguy cơ Bắc Hàn có thể bị MacArthur xoá sổ trên bản đồ cho nên Mao Trạch Ðông, lãnh tụ Trung Quốc nổi điên, ra lệnh cho Thống Chế Bành Ðức Hoài chỉ huy gần 1 triệu quân, đạo quân đông đảo ít thấy trong các trận đánh, gọi là Chí Nguyện Quân Trung Quốc (Chinese volunteer troops), cùng các Sư Ðoàn thiết giáp, tràn qua biên giới, dùng “ Chiến thuật biển người “ lấy số đông gấp bội với hoả lực chiến tranh cũng khủng khiếp lắm, tràn ngập các đường tiến quân cuả MacArthur. Lúc đầu quân Mỹ bị tràn ngập bất ngờ nên phải dội lui, nhưng sau khi tăng cường quân số và phương tiện chiến tranh, với Ưu thế hoả lực (Superiority of Firepower), cả trên không lẫn dưới đất, MacArthur ra lệnh phản công. Những cuộc chạm trán cuả thiết giáp, cấp Sư Ðoàn, cuả hai bên long trời lở đất. Thiết giáp và Thuỷ quân lục chiến Mỹ cùng đồng minh mạnh hơn, thiện chiến hơn, vũ khí tối tân hơn cho nên sau những trận đánh kinh hồn, đã chặn đứng Chi Nguyện Quân Trung Quốc đông như kiến cỏ.
MacArthur lại tiếp tục tiến quân, định xoá sổ luôn Bắc Hàn, bất chấp hàng triệu quân Trung Quốc cuồng tín, thí mạng lăn xả vào cuộc chiến. Chí nguyện quân Trung Quốc tuy đông, tuy cuồng tín, nhưng không chịu nổi hoả lực kinh khủng cuả không quân, bom các loại rải kín mặt đất, pháo binh cuả Hải và Lục Quân tập trung quét sạch không còn chi sống nổi, thiết giáp dầy đặc dẫn đầu cho các Sư Ðoàn Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ tiến lên.
Kết cục Chí nguyện Quân Trung Quốc chịu hết nổi, phải bỏ chạy qua biên giới, trở về Mãn Châu. MacArthur cho quân tiến chiếm hết lãnh thổ Bắc Hàn và vượt sông Yalu và Tumen truy kích địch quân sang luôn lãnh thổ Trung Quốc để cho chúng nó biết thế nào là sức mạnh của Hoa kỳ. Tổng Thống Mỹ Harry S. Truman hoảng hồn, sợ chiến tranh thế giới nổ ra từ chỗ này trong khi Ðại Hung Thần Joseph Stalin ở Ðiện Cẩm Linh và Hung Thần Mao Tse Tung (Mao Trạch Ðông) ở Bắc Kinh đang nổi khùng phát điên lên. Thế là Tổng Thống Truman vội vã triệu hồi Tướng MacArthur về Hoa Thịnh Ðốn “ để hỏi tội “ coi như tuyên chiến với Trung Quốc mà không cần lệnh cuả Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh Hải-Lục-Không Quân Hoa Kỳ hay Quốc Hội chi cả.
MacArthur trở về để bị thi hành kỷ luật, nhưng đã được dân chúng Hoa Kỳ chào đón như một vị anh hùng, một Danh Tướng lẫy lừng cuả thời đại.
Cuộc bàn thảo cho sự đình chiến toàn bộ được bắt đầu ngày 10-7-1952 tại Kaesong, và kéo dài 2 năm 17 ngày. Có những bất đồng quan điểm về việc rút quân, vị trí đôi bên và vấn đề tù binh. Những cuộc bàn luận hoàn toàn tan vỡ vào tháng 10 năm 1952. Năm 1953, khi phiá Hoa Kỳ,Tướng Eisenhower lên làm Tổng Thống và phiá Liên Sô, nhà độc tài khét tiếng Joseph Stalin về chầu Ông Tổ Karl Marx thì cuộc đình chiến gồm đủ các vấn đề: rút quân, đóng vị trí, trao trả tù binh, vấn đề kiểm soát, và khu vực phi quân sự mới được coi là xong.
Ðình chiến đâu đó xong rồi, nhưng Cộng Sản Quốc Tế cũng như Bắc Hàn không bao giờ từ bỏ “Học Thuyết Cách Mạng Vô Sản toàn cầu - Doctrine of the Global Proletarian Revolution” cuả Marx và Lenin là: Cách mạng vô sản thế giới phải được hoàn thành triệt để bằng bạo lực - The Global Proletarian Revolution must be entirely achieved with violence “.Thế cho nên sau cuộc chiến Nam- Bắc: 1950 -1953, bán đảo Triều Tiên luôn luôn bị đe dọa truớc mối hiểm họa cuả một cuộc chiến tranh để Thống Nhất Ðất Nước phát xuất từ phiá Bắc Hàn, được thúc đẩy do ý chí cuồng tín, đầy tham vọng cuả cộng sản Bắc Hàn, với sự yểm trợ Cộng Sản Quốc Tế.
Sau khi Liên Sô và khối Cộng Sản Ðông Au sụp đổ thì lại bị thúc đẩy bởi Ông Thầy Cộng Sản Trung Quốc khổng lồ bên kia biên giới phiá Bắc. Bởi thế cho nên suốt trong thập niên 1990, mới liên tục xẩy ra những vụ tranh chấp trên bán đảo Triều Tiên, một địa điểm được coi như lò thuốc súng, như quả bom nổ chậm, mà là thứ bom nguyên tử hẳn hoi, có thể nổ bùng lên bất cứ lúc nào. Những vụ tranh chấp đó (có dịp sẽ viết sau mang tính cách “ Thăm dò lực lượng đối phương “ để nếu thời cơ thuận lợi kéo đến, biết đâu lại chẳng có một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ 2 nổ ra dưới một hình thức, phạm vi và cường độ khác hẳn so với cuộc chiến Triều Tiên đã xẩy ra vào những năm đầu cuả thập niên 1950.
San Diego, California
Phan Ðức Minh
( Tân Sơn Hòa chuyển )