Tham Khảo
Di Sản Obama...những chính sách thiên tả từ Mỹ qua Âu Châu đều thất bại...
Chưa nói đến chuyện trong 8 năm Obama, TC hùng cứ Biển Đông, Nga thao túng Bắc Á, Cậu Ấm Ủn tự do phát triển bom và hỏa tiễn,... là những tai họa lớn mà TT Trump khó có thể lật ngược lại được.
Vũ Linh
...những chính sách thiên tả từ Mỹ qua Âu Châu đều thất bại...
TT Trump đang lẳng lặng phá gỡ gia tài của TT Obama, lấy đi từng viên gạch một. Thiên hạ bị TTDC hớp hồn với những đòn đánh TT Trump đủ kiểu nổi đình nổi đám, nên ít để ý đến cả ngàn luật lệ và thủ tục lớn nhỏ đã và đang bị thu hồi hay lật ngược.
Quyết định đầu tiên ai cũng thấy ngay là việc Mỹ chấm dứt tham gia vào hiệp ước xuyên Thái Bình Dương TPP.
Quyết định gây sốc với thế giới là việc rút ra khỏi thoả thuận Paris về thay đổi khí hậu, xí xóa việc Mỹ còn thiếu hai tỷ đô do TT Obama hứa mà chưa đóng góp.
Quyết định chấm dứt không nhận đơn xin gia hạn cư trú của trẻ em gốc Mỹ La-Tinh bị bố mẹ lùa qua Mỹ làm mỏ neo gây tranh cãi mạnh, dù TT Trump không thu hồi ngay sắc lệnh ‘ân xá’ trá hình của TT Obama mà chỉ ‘nhường’ quyền quyết định cuối cùng cho quốc hội.
Quyết định gây khó khăn cho đồng minh là việc TT Trump từ chối không xác nhận Iran đã tôn trọng thỏa hiệp không phát triển vũ khí hạt nhân. Theo một quyết định do Thượng Viện biểu quyết năm 2015, quốc hội có hạn kỳ 60 ngày sau quyết định của tổng thống để biểu quyết gia hạn hay hủy bỏ thỏa ước.
Với hai quyết định trên, TT Trump trao cho quốc hội quyền xác định lại theo đúng Hiến Pháp, chứ không giữ lại những sắc lệnh lờ mờ bất hợp hiến của TT Obama để lại. Ta cần thấy rõ là ông không chống cũng không ủng hộ hẳn hai quyết định DACA và Iran của TT Obama, chỉ là muốn hợp lệ hoá bằng cách để quốc hội chính thức quyết định.
Mới đây nhất, TT Trump đã ra hai quyết định lớn liên quan đến Obamacare, không kể cỡ 4-5 quyết định nhỏ khác.
Sắc lệnh đầu cho phép các công ty kinh doanh nhỏ kết hợp lại thành khối để có thể mua bảo hiểm tập thể cho nhân viên của họ. Trên căn bản mỗi công ty nhỏ mua bảo hiểm riêng rẽ sẽ phải trả bảo phí đắt hơn vì ít khách hàng nên sở phí nặng hơn, cũng như vì nhỏ nên khả năng trả giá với mấy hãng bảo hiểm lớn rất yếu. Hợp lại, họ có nhiều người mua bảo hiểm hơn, đồng thời cũng có tiếng nói mạnh hơn để có thể mua bảo hiểm rẻ hơn. Quyết định này nhắm giúp giới tiểu thương đang phải trả bảo phí quá cao dưới Obamacare.
Sắc lệnh thứ hai chấm dứt việc liên bang trợ cấp các hãng bảo hiểm đang bị lỗ lã. Trong Obamacare, có điều khoản chính quyền liên bang có thể trợ cấp tài chánh cho các hãng bảo hiểm bị lỗ lã nặng. Nhưng vấn đề là Hạ Viện, là cơ quan nắm hầu bao theo Hiến Pháp, mới có quyền quyết định ngân sách trợ cấp này. Ngay khi Obamacare được ban hành, đảng DC còn nắm đa số, mà Hạ Viện vẫn không đạt được thoả thuận, do đó đã không chuẩn chi số tiền dành cho trợ cấp này. Sau khi CH nắm đa số năm 2011 thì dĩ nhiên Hạ Viện không chuẩn chi nữa. Tức là không có tiền để trợ cấp. TT Obama đơn phương xuất quỹ trợ cấp, cho đến nay lên tới hơn 7 tỷ đô. Phe CH khởi kiện TT Obama vi phạm nguyên tắc phân quyền, lấn qua quyền của Lập Pháp, tự ý chi tiền không do Hạ Viện chuẩn chi. Tòa án liên bang phán quyết TT Obama vi phạm Hiến Pháp. Ông Trump đắc cử, tuân thủ theo quyết định của tòa, chấm dứt quyết định vi hiến này của TT Obama.
Cả hai quyết định bị đảng DC và TTDC tấn công tàn bạo, cho rằng nếu Obamacare thất bại trong những năm tháng tới, đó sẽ là do TT Trump cố tình phá hoại. Chưa chi thì DC và TTDC đã dàn trận để chuẩn bị đổ thừa TT Trump là nguyên nhân Obamacare thất bại.
Miả mai thay, chấm dứt một quyết định vi hiến của TT Obama theo án lệnh tòa lại bị TTDC tấn công là làm chuyện phi pháp. Đố ai giải thích được?
Các hãng bảo hiểm bị mất trợ cấp dĩ nhiên nhao nhao phản đối, hù dọa cả triệu người sẽ phải trả bảo phí cao hơn, hay thậm chí mất bảo hiểm luôn vì nhiều hãng bảo hiểm sẽ khánh tận, đóng cửa.
TTDC mau mắn đổ lỗi bảo phí sẽ tăng 30%-50% sau quyết định của TT Trump. Fake news dĩ nhiên! Bảo phí đã tăng không ngừng từ ngày Obamacare ra đời, trên cả nước, chứ không phải đợi đến quyết định mới của T Trump mới tăng, nhất là khi quyết định này chỉ ảnh hưởng tới vài hãng bảo hiểm nhỏ với tổng cộng 5-7 triệu khách hàng, chứ không ảnh hưởng gì đến hơn 330 triệu dân Mỹ. Nghiã là bảo phí tăng hoàn toàn do Obamacare khiến các hãng này lỗ nặng, cần tăng bảo phí thôi, chẳng ăn nhập gì đến quyết định của TT Trump.
Ở đây, các ông bà tỵ nạn nên cảnh giác kẻo bị fake news lừa. Trợ cấp TT Trump chấm dứt là trợ cấp của chính quyền liên bang giúp nuôi dưỡng các công ty bảo hiểm nhỏ đang bị lỗ lã, không phải là trợ cấp những người lợi tức thấp nhận được để giúp mua bảo hiểm y tế. Nguyên tắc Nhà Nước trợ cấp nuôi các kinh doanh lỗ lã luôn là nguyên tắc chỉ đạo của các chế độ CS và xã hội chủ nghiã để nuôi dưỡng các công ty quốc doanh quản trị bết bát.
Với việc chấm dứt trợ cấp, các hãng bảo hiểm này bắt buộc phải chỉnh đốn quản lý, nếu không sẽ bị đào thải. Thông thường là sẽ bị các hãng bảo hiểm lớn hơn, quản trị tốt hơn, mua lại. Chẳng ảnh hưởng gì đến người mua bảo hiểm. Trong trường hợp mấy hãng yếu kém này tăng co-pay hay bảo phí, đương nhiên sẽ mất khách hàng khi người mua bảo hiểm đổi qua hãng khác.
Tóm lại, dân tỵ nạn không có gì phải hoảng hốt. Medicare, MediCal hay Medicaid đều không bị ảnh hưởng. Những người đang có Obamacare cũng không liên lụy gì. Đừng tin fake news của TTDC, nhất là những tin được vài cụ tỵ nạn thêm cả hũ mắm ruốc vào.
Trên căn bản, Obamacare có quá nhiều sai sót, là một đại họa kinh tế đúng ra phải thu hồi, thay thế bằng một luật y tế mới. Nhưng vì những bất đồng quan điểm nội bộ, phe CH đã không đạt được thống nhất ý kiến để rồi không đủ phiếu để thay thế Obamacare. TT Trump bất mãn trước sự thất bại này, quyết định ra tay, vừa gặm nhấm luật, vừa ép quốc hội phải làm một cái gì để ít ra cũng sửa dần những sai lầm của Obamacare. Trong tương lai, TT Trump chắc chắn sẽ kiếm ra thêm kẽ hở để ép quốc hội phải sửa đổi thêm nữa nếu phe CH vẫn không thể đồng ý để thay thế toàn bộ Obamacare, cho đến khi Obamacare biến thái, không còn là Obamacare nữa. Đó là cách TT Trump lẳng lặng thu hồi Obamacare sau khi CH thất bại tại quốc hội.
Sở dĩ TT Trump có thể thu hồi, hủy bỏ, quá dễ dàng những ‘luật’ của TT Obama như vậy chỉ vì những luật đó đều bất hợp lệ, bất hợp pháp, hay bất hợp hiến! Những quyết định lớn đó đều do TT Obama đơn thân độc mã tự ý quyết định không chính thức là luật được quốc hội phê chuẩn, nên TT Trump cũng có thể hoàn toàn đơn thân độc mã thu hồi hay hủy bỏ, không cần bàn với quốc hội. Ta nhìn lại mỗi trường hợp sẽ thấy rõ.
1. TPP. TT Obama bỏ cả 8 năm điều đình mới ra được một thoả thuận về quan hệ giao thương liên Thái Bình Dương. Nhưng ông biết rõ những điều ông thỏa thuận rất bất lợi cho Mỹ, đặc biệt là cho giới lao động thợ thuyền Mỹ và sẽ bị chống đối mạnh. Nên ông ma mãnh, ngâm tôm, không đưa ra quốc hội để thảo luận, cũng chẳng chính thức ký gì, hy vọng sẽ bán cái qua vị tổng thống kế nhiệm, tức là bà Hillary. Không ngờ ông Trump đắc cử, hủy bỏ TPP dễ như trở bàn tay vì chưa được quốc hội thảo luận, chưa ai ký.
2. Hiệp Ước Paris về hâm nóng địa cầu. Cả trăm nước thỏa thuận thật, nhưng không kể các nước độc tài ruồi bu, hầu hết các đại cường tham gia đều hiểu sẽ không có cách nào thỏa thuận đó có thể thông qua quốc hội hay cho dù được thông qua, cũng chẳng thể thi hành được. Do đó, tất cả đều đồng ý thỏa ước này chỉ có tính... tùy hỷ, ai muốn tôn trọng thì tôn trọng, không tôn trọng cũng chẳng sao. Ngay cả TT Obama cũng chẳng hề mang thỏa ước Paris ra trước quốc hội để thảo luận, chứ đừng nói phê duyệt. Kết quả, TT Trump xé một cái rẹc, chẳng có vấn đề pháp lý gì ráo.
3. DACA. Đây cũng là một quyết định đơn phương qua sắc lệnh của TT Obama chứ không phải một luật chính danh được quốc hội phê duyệt. TT Trump có muốn chấm dứt hoàn toàn cũng chẳng có trở ngại pháp lý nào.
4. Hiệp ước Iran. Thỏa ước không mang tính cách thỏa ước quốc tế chính thức đã được quốc hội phê chuẩn mà chỉ là một quyết định của Hành Pháp Obama mà Hành Pháp Trump có thể thu hồi bất cứ lúc nào.
5. Obamacare. Ngay cả thành quả để đời của TT Obama, Obamacare cũng chỉ là một luật thông qua bằng cửa sau, được Thượng Viện phê chuẩn như một phụ đính của luật ngân sách (budget reconciliation). Đã vậy, việc thực hành Obamacare lại còn dựa trên những sắc lệnh phụ đính hoàn toàn bất hợp hiến như sắc lệnh của TT Obama chi 7 tỷ đô trợ cấp đã bàn ở trên.
Nếu tất cả những quyết định đó của TT Obama đều quá đúng, quá tốt như phe cấp tiến đang cố bênh vực, thì sao không được quốc hội phê chuẩn một cách danh chính ngôn thuận, thành luật không dễ dàng thu hồi được? Trẻ con tiểu học cũng trả lời câu hỏi này được.
New York Times sỉ vả TT Trump là Hitler, hành xử bất chấp luật lệ khi ông ra tay thu hồi hay hủy bỏ các sắc lệnh của TT Obama. Điều lạ là sao NYT không khiếu nại TT Obama đã hành xử độc tài, bất hợp pháp khi quản trị nước bằng sắc lệnh không thông qua quốc hội? Thay vì ký sắc lệnh loạn xà ngầu, TT Obama ra luật đàng hoàng với quốc hội phê chuẩn một cách chính danh, hợp hiến, thì làm sao TT Trump có thể ký sắc lệnh thu hồi được. Một người bừa bãi ký sắc lệnh bất hợp hiến, một người thu hồi lại, ai là Hitler?
Một câu hỏi lớn: trước việc di sản của mình đang thành mây khói, TT Obama đã phản ứng ra sao? Rõ ràng là ông đã không lớn tiếng chống đối vì ông hiểu rõ những quyết định của ông bất hợp pháp, không được hậu thuẫn ngay từ đầu, do đó mới không thông qua quốc hội được. Với kinh nghiệm của một chuyên gia tổ chức cộng đồng, ông lẳng lặng ở lại thủ đô để tổ chức từ hạ tầng quần chúng một phong trào chẳng những chống phá TT Trump, mà trường kỳ hơn, chống CH, chống ý thức hệ bảo thủ, phát huy những tư tưởng thiên tả của ông. Những cán bộ chủ chốt của tổ chức này, tên là Organization for Action, phần lớn là những chuyên gia xách động quần chúng của các tổ chức thiên tả nhất. Tổ chức hiện nay đã có hơn 30.000 đoàn viên, hầu hết là dân da đen và sinh viên thiên tả.
Tổ chức này hiện nay chủ yếu chống mọi quyết định của TT Trump. Mỗi lần có quyết định nào, tổ chức vội xách động quần chúng biểu tình, liên lạc qua emails, twitter, facebook chống lại, đồng thời vận động hành lang với các nghị sĩ và dân biểu, và phối hợp với TTDC để đồng loạt đánh cho nhịp nhàng. TT Obama là cựu tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ chơi trò này đối với vị kế nhiệm.
Càng ngày các chuyên gia càng nhìn thấy sau lưng những múa may, hò hét lăng nhăng của TT Trump là cả một chiến lược quy củ, mang dấu ấn ‘Trump’ rõ nét nhất.
Cách hành xử của TT Trump không giống bất cứ vị lãnh đạo nào. Bình thường thì người lãnh đạo đứng sau (kiểu như sách lược ‘lãnh đạo từ phiá sau’ của TT Obama !), đóng vai kẻ cả, cho đàn em đi húc đánh thiên hạ. TT Trump ngược lại, đóng vai trò xe ủi đất đi trước ‘ủi bãi đáp’ cho đàn em thong thả làm công việc của họ. Nói như bộ trưởng Gia Cư Ben Carson, “ông Trump nhẩy ra khiêu khích để lãnh đạn hết, cho chúng tôi rủng rỉnh lo công việc, ít ai để ý, ít ai cản trở”.
Đó là lý do chính giải thích tại sao TT Trump có quyền sỉ vả nội các, mà mấy ông này vẫn bình thường, chẳng ai giận, từ chức hết. Họ biết TT Trump đang đóng vai chặt cây mở đường cho họ nên họ chấp nhận những bực mình chửi bới của ông khi công việc họ làm không trơn chu. Họ cũng hiểu TT Trump đang có kế sách điệu hổ ly sơn, lôi sự chú ý của đối lập vào những trò màu mè vô nghiã trong khi lẳng lặng làm chuyện đổi luật.
Các viên chức cao cấp tỷ phú trong nội các Trump, họ làm việc vì lý tưởng, vì dấu ấn họ muốn để lại, chứ không phải vì đồng lương. Họ cũng đủ khả năng để hiểu thành quả cuối cùng mới quan trọng chứ ba cái chuyện bực mình la hét của TT Trump không đáng quan tâm. Ông Gary Cohn, chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế, có nhiều bất đồng với TT Trump, bị TTDC xúi dục từ chức. Ông nói huỵch tẹt “TT Trump nhờ tôi giúp trong kế hoặch giảm thuế, đây là công việc để đời quá quan trọng, tôi không để ý đến những chuyện lặt vặt khác”.
Báo ‘cừu địch’ Newsweek nhận định nội các của Trump đa số là những người lớn phải đóng vai canh chừng anh con nít Trump. Newsweek quên mất chính anh “con nít” Trump đã là người tuyển lựa cái nội các “người lớn” đó.
Ở đây, ta nhớ lại TT Nixon chuyên môn đóng vai điên khùng –mad man- để nhường vai trò chính khách thương thảo nghiêm chỉnh –stateman- cho Kissinger.
TTDC dĩ nhiên vì lo đánh Trump, nên chỉ nhìn thấy diện mà không nhìn thấy điểm, chỉ đào bới chuyện vụn vặt mà không nhìn thấy bức tranh lớn. Họ cũng quên mất đánh quá sẽ mất hết ý nghiã, nhàm chán, không ai muốn đọc hay tin nữa, ngoại trừ một thiểu số chống cuồng dại, muốn đọc và phổ biến những tin bất lợi cho TT Trump, dù là tin loại “xe cán chó”, để tự thỏa mãn, bớt ấm ức.
Thăm dò mới nhất của Politico –một trang thông tin mạng không “thân thiện” gì với TT Trump- cho thấy gần một nửa dân Mỹ (46%) cho rằng TTDC phịa tin –fabricate news- để đánh Trump, trong đó có cử tri độc lập không đảng phái (44%), và cả cử tri đảng DC luôn (20%, tức là trong 5 cử tri DC thì đã có 1 người nghĩ TTDC phịa tin!).
Tin mới nhất do Newsweek tung ra: bà Melania đã bỏ ông Trump, người đang đi cạnh ông là người khác giả dạng. Newsweek, một trong những tạp chí lớn uy tín, đã biến thành loại báo lá cải phát không tại chợ Bolsa, không khác gì Time, New York Times hay Washington Post. Chẳng trách chỉ có chưa tới 30% dân Mỹ tin TTDC, thua xa tỷ lệ hậu thuẫn bị coi là yếu kém của TT Trump.
Vấn đề lớn mà những người mù quáng chống TT Trump không nhìn thấy là con người TT Trump cũng như cách hành xử của ông, có nhiều chỗ đáng chê trách và dân Mỹ, kể cả không ít những người đã bầu cho ông, có nhiều người không ưa ông ta thật, nhưng các chính sách của ông lại là những cái mà dân Mỹ ngày nay thấy hợp ý nhất. Từ quan điểm chống di dân, đến việc chống chế độ Nhà Nước vú em, quyết tâm thay thế Obamacare, ý định giảm thuế đồng loạt, phục hồi công ăn việc làm, cắt giảm luật lệ và thủ tục hành chánh quá rườm rà, nhất quyết đánh khủng bố mạnh tận gốc, làm cho nước Mỹ mạnh lại,... tất cả đều là những điểm thu hút hậu thuẫn mạnh của dân Mỹ.
Lật ngược tất cả các điểm trên, ta sẽ thấy quan điểm của đảng đối lập DC, và hiểu tại sao DC đã thất bại nặng trong mấy kỳ bầu cử mấy năm qua, và vẫn không có triển vọng chiếm lại quyền trong tương lai gần. Do đó, không nên lấy làm lạ khi ông Trump vẫn là sự lựa chọn của dân Mỹ bất kể cách hành xử quái chiêu của ông ta, vì ông là người thi hành những chính sách mà dân Mỹ mong muốn.
Nói cách khác, trình độ ý thức chính trị của dân Mỹ đủ cao để phân biệt rõ ràng cá nhân và chính sách. Họ bỏ phiếu cho Trump là bỏ phiếu cho một chính sách, chứ không nhất thiết là bỏ phiếu cho một cá nhân.
Nhìn vào tình hình thế giới, dường như quan điểm bảo thủ, ái quốc tích cực, trong chủ trương ‘America first’ hiện nay đang là trào lưu mới của thế giới. Nước Áo (Austria) mới đây đã bầu một thủ tướng trẻ măng, mới có 31 tuổi, thuộc khuynh hướng bảo thủ nặng, chống chính sách di dân thả giàn hiện hữu của Áo, và cũng chủ trương ‘Austria First’ y chang TT Trump. Áo cũng là quốc gia mới đây đã ra luật cấm phụ nữ mặc burqa, tức là áo choàng đen bịt kín từ đầu đến chân của phụ nữ Hồi. Ngay cả tiểu bang Quebec của xứ cấp tiến nặng Canada cũng đã ra luật cấm phụ nữ bịt mặt khi giao dịch với nhân viên công quyền, kể cả đi xe buýt công cộng, hay vào thư viện của Nhà Nước, hay làm giấy tờ hành chánh. Những chuyện này mà xẩy ra ở Mỹ, bảo đảm sẽ có vài ông quan tòa cấp tiến ra lệnh cấm thi hành ngay vì kỳ thị Hồi giáo.
Cộng Hòa Tiệp (Czech Republic) vừa có bầu cử và ông chính khách có biệt danh là ‘Trump của Tiệp’ đã đại thắng, sẽ là thủ tướng. Tại Tân Tây Lan, bà tân thủ tướng đang thành lập chính phủ liên hiệp với đảng New Zealand First, một đảng bảo thủ mà cái tên không cũng đã mang đầy đủ ý nghiã.
Thế giới đang đi về phiá hữu khi các phong trào quốc gia bộc phát mạnh như phản ứng tự nhiên sau khi những chính sách thiên tả từ Mỹ qua Âu Châu đều thất bại.
Dù sao, những việc TT Trump đang làm chỉ mới là những bước đầu. Gia tài tai hại TT Obama để lại còn nhiều lắm: kỷ lục dân sống nhờ trợ cấp, cả triệu dân lao động chưa kiếm lại được việc làm tương xứng, cả chục triệu di dân bất hợp pháp chưa biết phải giải quyết như thế nào, nền tảng đạo đức luân lý lung lay tận gốc dưới những quái chiêu ‘phải đạo chính trị’, kiểu như những người hùng của thời đại là những người coi quốc kỳ như dẻ rách nhân danh tự do tư tưởng.
Chưa nói đến chuyện trong 8 năm Obama, TC hùng cứ Biển Đông, Nga thao túng Bắc Á, Cậu Ấm Ủn tự do phát triển bom và hỏa tiễn,... là những tai họa lớn mà TT Trump khó có thể lật ngược lại được.
Nói trắng ra, gia tài của TT Obama chỉ là một lâu đài bài tây xếp trên cát vì đều bất hợp lệ. Đây chính là cái dở, cái sai lầm lớn của TT Obama để rồi sau khi ra đi, gia tài ông để lại không có một thành quả tốt nào.
Vũ Linh
Di Sản Obama...
những chính sách thiên tả từ Mỹ qua Âu Châu đều thất bại...
Vũ Linh
...những chính sách thiên tả từ Mỹ qua Âu Châu đều thất bại...
TT Trump đang lẳng lặng phá gỡ gia tài của TT Obama, lấy đi từng viên gạch một. Thiên hạ bị TTDC hớp hồn với những đòn đánh TT Trump đủ kiểu nổi đình nổi đám, nên ít để ý đến cả ngàn luật lệ và thủ tục lớn nhỏ đã và đang bị thu hồi hay lật ngược.
Quyết định đầu tiên ai cũng thấy ngay là việc Mỹ chấm dứt tham gia vào hiệp ước xuyên Thái Bình Dương TPP.
Quyết định gây sốc với thế giới là việc rút ra khỏi thoả thuận Paris về thay đổi khí hậu, xí xóa việc Mỹ còn thiếu hai tỷ đô do TT Obama hứa mà chưa đóng góp.
Quyết định chấm dứt không nhận đơn xin gia hạn cư trú của trẻ em gốc Mỹ La-Tinh bị bố mẹ lùa qua Mỹ làm mỏ neo gây tranh cãi mạnh, dù TT Trump không thu hồi ngay sắc lệnh ‘ân xá’ trá hình của TT Obama mà chỉ ‘nhường’ quyền quyết định cuối cùng cho quốc hội.
Quyết định gây khó khăn cho đồng minh là việc TT Trump từ chối không xác nhận Iran đã tôn trọng thỏa hiệp không phát triển vũ khí hạt nhân. Theo một quyết định do Thượng Viện biểu quyết năm 2015, quốc hội có hạn kỳ 60 ngày sau quyết định của tổng thống để biểu quyết gia hạn hay hủy bỏ thỏa ước.
Với hai quyết định trên, TT Trump trao cho quốc hội quyền xác định lại theo đúng Hiến Pháp, chứ không giữ lại những sắc lệnh lờ mờ bất hợp hiến của TT Obama để lại. Ta cần thấy rõ là ông không chống cũng không ủng hộ hẳn hai quyết định DACA và Iran của TT Obama, chỉ là muốn hợp lệ hoá bằng cách để quốc hội chính thức quyết định.
Mới đây nhất, TT Trump đã ra hai quyết định lớn liên quan đến Obamacare, không kể cỡ 4-5 quyết định nhỏ khác.
Sắc lệnh đầu cho phép các công ty kinh doanh nhỏ kết hợp lại thành khối để có thể mua bảo hiểm tập thể cho nhân viên của họ. Trên căn bản mỗi công ty nhỏ mua bảo hiểm riêng rẽ sẽ phải trả bảo phí đắt hơn vì ít khách hàng nên sở phí nặng hơn, cũng như vì nhỏ nên khả năng trả giá với mấy hãng bảo hiểm lớn rất yếu. Hợp lại, họ có nhiều người mua bảo hiểm hơn, đồng thời cũng có tiếng nói mạnh hơn để có thể mua bảo hiểm rẻ hơn. Quyết định này nhắm giúp giới tiểu thương đang phải trả bảo phí quá cao dưới Obamacare.
Sắc lệnh thứ hai chấm dứt việc liên bang trợ cấp các hãng bảo hiểm đang bị lỗ lã. Trong Obamacare, có điều khoản chính quyền liên bang có thể trợ cấp tài chánh cho các hãng bảo hiểm bị lỗ lã nặng. Nhưng vấn đề là Hạ Viện, là cơ quan nắm hầu bao theo Hiến Pháp, mới có quyền quyết định ngân sách trợ cấp này. Ngay khi Obamacare được ban hành, đảng DC còn nắm đa số, mà Hạ Viện vẫn không đạt được thoả thuận, do đó đã không chuẩn chi số tiền dành cho trợ cấp này. Sau khi CH nắm đa số năm 2011 thì dĩ nhiên Hạ Viện không chuẩn chi nữa. Tức là không có tiền để trợ cấp. TT Obama đơn phương xuất quỹ trợ cấp, cho đến nay lên tới hơn 7 tỷ đô. Phe CH khởi kiện TT Obama vi phạm nguyên tắc phân quyền, lấn qua quyền của Lập Pháp, tự ý chi tiền không do Hạ Viện chuẩn chi. Tòa án liên bang phán quyết TT Obama vi phạm Hiến Pháp. Ông Trump đắc cử, tuân thủ theo quyết định của tòa, chấm dứt quyết định vi hiến này của TT Obama.
Cả hai quyết định bị đảng DC và TTDC tấn công tàn bạo, cho rằng nếu Obamacare thất bại trong những năm tháng tới, đó sẽ là do TT Trump cố tình phá hoại. Chưa chi thì DC và TTDC đã dàn trận để chuẩn bị đổ thừa TT Trump là nguyên nhân Obamacare thất bại.
Miả mai thay, chấm dứt một quyết định vi hiến của TT Obama theo án lệnh tòa lại bị TTDC tấn công là làm chuyện phi pháp. Đố ai giải thích được?
Các hãng bảo hiểm bị mất trợ cấp dĩ nhiên nhao nhao phản đối, hù dọa cả triệu người sẽ phải trả bảo phí cao hơn, hay thậm chí mất bảo hiểm luôn vì nhiều hãng bảo hiểm sẽ khánh tận, đóng cửa.
TTDC mau mắn đổ lỗi bảo phí sẽ tăng 30%-50% sau quyết định của TT Trump. Fake news dĩ nhiên! Bảo phí đã tăng không ngừng từ ngày Obamacare ra đời, trên cả nước, chứ không phải đợi đến quyết định mới của T Trump mới tăng, nhất là khi quyết định này chỉ ảnh hưởng tới vài hãng bảo hiểm nhỏ với tổng cộng 5-7 triệu khách hàng, chứ không ảnh hưởng gì đến hơn 330 triệu dân Mỹ. Nghiã là bảo phí tăng hoàn toàn do Obamacare khiến các hãng này lỗ nặng, cần tăng bảo phí thôi, chẳng ăn nhập gì đến quyết định của TT Trump.
Ở đây, các ông bà tỵ nạn nên cảnh giác kẻo bị fake news lừa. Trợ cấp TT Trump chấm dứt là trợ cấp của chính quyền liên bang giúp nuôi dưỡng các công ty bảo hiểm nhỏ đang bị lỗ lã, không phải là trợ cấp những người lợi tức thấp nhận được để giúp mua bảo hiểm y tế. Nguyên tắc Nhà Nước trợ cấp nuôi các kinh doanh lỗ lã luôn là nguyên tắc chỉ đạo của các chế độ CS và xã hội chủ nghiã để nuôi dưỡng các công ty quốc doanh quản trị bết bát.
Với việc chấm dứt trợ cấp, các hãng bảo hiểm này bắt buộc phải chỉnh đốn quản lý, nếu không sẽ bị đào thải. Thông thường là sẽ bị các hãng bảo hiểm lớn hơn, quản trị tốt hơn, mua lại. Chẳng ảnh hưởng gì đến người mua bảo hiểm. Trong trường hợp mấy hãng yếu kém này tăng co-pay hay bảo phí, đương nhiên sẽ mất khách hàng khi người mua bảo hiểm đổi qua hãng khác.
Tóm lại, dân tỵ nạn không có gì phải hoảng hốt. Medicare, MediCal hay Medicaid đều không bị ảnh hưởng. Những người đang có Obamacare cũng không liên lụy gì. Đừng tin fake news của TTDC, nhất là những tin được vài cụ tỵ nạn thêm cả hũ mắm ruốc vào.
Trên căn bản, Obamacare có quá nhiều sai sót, là một đại họa kinh tế đúng ra phải thu hồi, thay thế bằng một luật y tế mới. Nhưng vì những bất đồng quan điểm nội bộ, phe CH đã không đạt được thống nhất ý kiến để rồi không đủ phiếu để thay thế Obamacare. TT Trump bất mãn trước sự thất bại này, quyết định ra tay, vừa gặm nhấm luật, vừa ép quốc hội phải làm một cái gì để ít ra cũng sửa dần những sai lầm của Obamacare. Trong tương lai, TT Trump chắc chắn sẽ kiếm ra thêm kẽ hở để ép quốc hội phải sửa đổi thêm nữa nếu phe CH vẫn không thể đồng ý để thay thế toàn bộ Obamacare, cho đến khi Obamacare biến thái, không còn là Obamacare nữa. Đó là cách TT Trump lẳng lặng thu hồi Obamacare sau khi CH thất bại tại quốc hội.
Sở dĩ TT Trump có thể thu hồi, hủy bỏ, quá dễ dàng những ‘luật’ của TT Obama như vậy chỉ vì những luật đó đều bất hợp lệ, bất hợp pháp, hay bất hợp hiến! Những quyết định lớn đó đều do TT Obama đơn thân độc mã tự ý quyết định không chính thức là luật được quốc hội phê chuẩn, nên TT Trump cũng có thể hoàn toàn đơn thân độc mã thu hồi hay hủy bỏ, không cần bàn với quốc hội. Ta nhìn lại mỗi trường hợp sẽ thấy rõ.
1. TPP. TT Obama bỏ cả 8 năm điều đình mới ra được một thoả thuận về quan hệ giao thương liên Thái Bình Dương. Nhưng ông biết rõ những điều ông thỏa thuận rất bất lợi cho Mỹ, đặc biệt là cho giới lao động thợ thuyền Mỹ và sẽ bị chống đối mạnh. Nên ông ma mãnh, ngâm tôm, không đưa ra quốc hội để thảo luận, cũng chẳng chính thức ký gì, hy vọng sẽ bán cái qua vị tổng thống kế nhiệm, tức là bà Hillary. Không ngờ ông Trump đắc cử, hủy bỏ TPP dễ như trở bàn tay vì chưa được quốc hội thảo luận, chưa ai ký.
2. Hiệp Ước Paris về hâm nóng địa cầu. Cả trăm nước thỏa thuận thật, nhưng không kể các nước độc tài ruồi bu, hầu hết các đại cường tham gia đều hiểu sẽ không có cách nào thỏa thuận đó có thể thông qua quốc hội hay cho dù được thông qua, cũng chẳng thể thi hành được. Do đó, tất cả đều đồng ý thỏa ước này chỉ có tính... tùy hỷ, ai muốn tôn trọng thì tôn trọng, không tôn trọng cũng chẳng sao. Ngay cả TT Obama cũng chẳng hề mang thỏa ước Paris ra trước quốc hội để thảo luận, chứ đừng nói phê duyệt. Kết quả, TT Trump xé một cái rẹc, chẳng có vấn đề pháp lý gì ráo.
3. DACA. Đây cũng là một quyết định đơn phương qua sắc lệnh của TT Obama chứ không phải một luật chính danh được quốc hội phê duyệt. TT Trump có muốn chấm dứt hoàn toàn cũng chẳng có trở ngại pháp lý nào.
4. Hiệp ước Iran. Thỏa ước không mang tính cách thỏa ước quốc tế chính thức đã được quốc hội phê chuẩn mà chỉ là một quyết định của Hành Pháp Obama mà Hành Pháp Trump có thể thu hồi bất cứ lúc nào.
5. Obamacare. Ngay cả thành quả để đời của TT Obama, Obamacare cũng chỉ là một luật thông qua bằng cửa sau, được Thượng Viện phê chuẩn như một phụ đính của luật ngân sách (budget reconciliation). Đã vậy, việc thực hành Obamacare lại còn dựa trên những sắc lệnh phụ đính hoàn toàn bất hợp hiến như sắc lệnh của TT Obama chi 7 tỷ đô trợ cấp đã bàn ở trên.
Nếu tất cả những quyết định đó của TT Obama đều quá đúng, quá tốt như phe cấp tiến đang cố bênh vực, thì sao không được quốc hội phê chuẩn một cách danh chính ngôn thuận, thành luật không dễ dàng thu hồi được? Trẻ con tiểu học cũng trả lời câu hỏi này được.
New York Times sỉ vả TT Trump là Hitler, hành xử bất chấp luật lệ khi ông ra tay thu hồi hay hủy bỏ các sắc lệnh của TT Obama. Điều lạ là sao NYT không khiếu nại TT Obama đã hành xử độc tài, bất hợp pháp khi quản trị nước bằng sắc lệnh không thông qua quốc hội? Thay vì ký sắc lệnh loạn xà ngầu, TT Obama ra luật đàng hoàng với quốc hội phê chuẩn một cách chính danh, hợp hiến, thì làm sao TT Trump có thể ký sắc lệnh thu hồi được. Một người bừa bãi ký sắc lệnh bất hợp hiến, một người thu hồi lại, ai là Hitler?
Một câu hỏi lớn: trước việc di sản của mình đang thành mây khói, TT Obama đã phản ứng ra sao? Rõ ràng là ông đã không lớn tiếng chống đối vì ông hiểu rõ những quyết định của ông bất hợp pháp, không được hậu thuẫn ngay từ đầu, do đó mới không thông qua quốc hội được. Với kinh nghiệm của một chuyên gia tổ chức cộng đồng, ông lẳng lặng ở lại thủ đô để tổ chức từ hạ tầng quần chúng một phong trào chẳng những chống phá TT Trump, mà trường kỳ hơn, chống CH, chống ý thức hệ bảo thủ, phát huy những tư tưởng thiên tả của ông. Những cán bộ chủ chốt của tổ chức này, tên là Organization for Action, phần lớn là những chuyên gia xách động quần chúng của các tổ chức thiên tả nhất. Tổ chức hiện nay đã có hơn 30.000 đoàn viên, hầu hết là dân da đen và sinh viên thiên tả.
Tổ chức này hiện nay chủ yếu chống mọi quyết định của TT Trump. Mỗi lần có quyết định nào, tổ chức vội xách động quần chúng biểu tình, liên lạc qua emails, twitter, facebook chống lại, đồng thời vận động hành lang với các nghị sĩ và dân biểu, và phối hợp với TTDC để đồng loạt đánh cho nhịp nhàng. TT Obama là cựu tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ chơi trò này đối với vị kế nhiệm.
Càng ngày các chuyên gia càng nhìn thấy sau lưng những múa may, hò hét lăng nhăng của TT Trump là cả một chiến lược quy củ, mang dấu ấn ‘Trump’ rõ nét nhất.
Cách hành xử của TT Trump không giống bất cứ vị lãnh đạo nào. Bình thường thì người lãnh đạo đứng sau (kiểu như sách lược ‘lãnh đạo từ phiá sau’ của TT Obama !), đóng vai kẻ cả, cho đàn em đi húc đánh thiên hạ. TT Trump ngược lại, đóng vai trò xe ủi đất đi trước ‘ủi bãi đáp’ cho đàn em thong thả làm công việc của họ. Nói như bộ trưởng Gia Cư Ben Carson, “ông Trump nhẩy ra khiêu khích để lãnh đạn hết, cho chúng tôi rủng rỉnh lo công việc, ít ai để ý, ít ai cản trở”.
Đó là lý do chính giải thích tại sao TT Trump có quyền sỉ vả nội các, mà mấy ông này vẫn bình thường, chẳng ai giận, từ chức hết. Họ biết TT Trump đang đóng vai chặt cây mở đường cho họ nên họ chấp nhận những bực mình chửi bới của ông khi công việc họ làm không trơn chu. Họ cũng hiểu TT Trump đang có kế sách điệu hổ ly sơn, lôi sự chú ý của đối lập vào những trò màu mè vô nghiã trong khi lẳng lặng làm chuyện đổi luật.
Các viên chức cao cấp tỷ phú trong nội các Trump, họ làm việc vì lý tưởng, vì dấu ấn họ muốn để lại, chứ không phải vì đồng lương. Họ cũng đủ khả năng để hiểu thành quả cuối cùng mới quan trọng chứ ba cái chuyện bực mình la hét của TT Trump không đáng quan tâm. Ông Gary Cohn, chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế, có nhiều bất đồng với TT Trump, bị TTDC xúi dục từ chức. Ông nói huỵch tẹt “TT Trump nhờ tôi giúp trong kế hoặch giảm thuế, đây là công việc để đời quá quan trọng, tôi không để ý đến những chuyện lặt vặt khác”.
Báo ‘cừu địch’ Newsweek nhận định nội các của Trump đa số là những người lớn phải đóng vai canh chừng anh con nít Trump. Newsweek quên mất chính anh “con nít” Trump đã là người tuyển lựa cái nội các “người lớn” đó.
Ở đây, ta nhớ lại TT Nixon chuyên môn đóng vai điên khùng –mad man- để nhường vai trò chính khách thương thảo nghiêm chỉnh –stateman- cho Kissinger.
TTDC dĩ nhiên vì lo đánh Trump, nên chỉ nhìn thấy diện mà không nhìn thấy điểm, chỉ đào bới chuyện vụn vặt mà không nhìn thấy bức tranh lớn. Họ cũng quên mất đánh quá sẽ mất hết ý nghiã, nhàm chán, không ai muốn đọc hay tin nữa, ngoại trừ một thiểu số chống cuồng dại, muốn đọc và phổ biến những tin bất lợi cho TT Trump, dù là tin loại “xe cán chó”, để tự thỏa mãn, bớt ấm ức.
Thăm dò mới nhất của Politico –một trang thông tin mạng không “thân thiện” gì với TT Trump- cho thấy gần một nửa dân Mỹ (46%) cho rằng TTDC phịa tin –fabricate news- để đánh Trump, trong đó có cử tri độc lập không đảng phái (44%), và cả cử tri đảng DC luôn (20%, tức là trong 5 cử tri DC thì đã có 1 người nghĩ TTDC phịa tin!).
Tin mới nhất do Newsweek tung ra: bà Melania đã bỏ ông Trump, người đang đi cạnh ông là người khác giả dạng. Newsweek, một trong những tạp chí lớn uy tín, đã biến thành loại báo lá cải phát không tại chợ Bolsa, không khác gì Time, New York Times hay Washington Post. Chẳng trách chỉ có chưa tới 30% dân Mỹ tin TTDC, thua xa tỷ lệ hậu thuẫn bị coi là yếu kém của TT Trump.
Vấn đề lớn mà những người mù quáng chống TT Trump không nhìn thấy là con người TT Trump cũng như cách hành xử của ông, có nhiều chỗ đáng chê trách và dân Mỹ, kể cả không ít những người đã bầu cho ông, có nhiều người không ưa ông ta thật, nhưng các chính sách của ông lại là những cái mà dân Mỹ ngày nay thấy hợp ý nhất. Từ quan điểm chống di dân, đến việc chống chế độ Nhà Nước vú em, quyết tâm thay thế Obamacare, ý định giảm thuế đồng loạt, phục hồi công ăn việc làm, cắt giảm luật lệ và thủ tục hành chánh quá rườm rà, nhất quyết đánh khủng bố mạnh tận gốc, làm cho nước Mỹ mạnh lại,... tất cả đều là những điểm thu hút hậu thuẫn mạnh của dân Mỹ.
Lật ngược tất cả các điểm trên, ta sẽ thấy quan điểm của đảng đối lập DC, và hiểu tại sao DC đã thất bại nặng trong mấy kỳ bầu cử mấy năm qua, và vẫn không có triển vọng chiếm lại quyền trong tương lai gần. Do đó, không nên lấy làm lạ khi ông Trump vẫn là sự lựa chọn của dân Mỹ bất kể cách hành xử quái chiêu của ông ta, vì ông là người thi hành những chính sách mà dân Mỹ mong muốn.
Nói cách khác, trình độ ý thức chính trị của dân Mỹ đủ cao để phân biệt rõ ràng cá nhân và chính sách. Họ bỏ phiếu cho Trump là bỏ phiếu cho một chính sách, chứ không nhất thiết là bỏ phiếu cho một cá nhân.
Nhìn vào tình hình thế giới, dường như quan điểm bảo thủ, ái quốc tích cực, trong chủ trương ‘America first’ hiện nay đang là trào lưu mới của thế giới. Nước Áo (Austria) mới đây đã bầu một thủ tướng trẻ măng, mới có 31 tuổi, thuộc khuynh hướng bảo thủ nặng, chống chính sách di dân thả giàn hiện hữu của Áo, và cũng chủ trương ‘Austria First’ y chang TT Trump. Áo cũng là quốc gia mới đây đã ra luật cấm phụ nữ mặc burqa, tức là áo choàng đen bịt kín từ đầu đến chân của phụ nữ Hồi. Ngay cả tiểu bang Quebec của xứ cấp tiến nặng Canada cũng đã ra luật cấm phụ nữ bịt mặt khi giao dịch với nhân viên công quyền, kể cả đi xe buýt công cộng, hay vào thư viện của Nhà Nước, hay làm giấy tờ hành chánh. Những chuyện này mà xẩy ra ở Mỹ, bảo đảm sẽ có vài ông quan tòa cấp tiến ra lệnh cấm thi hành ngay vì kỳ thị Hồi giáo.
Cộng Hòa Tiệp (Czech Republic) vừa có bầu cử và ông chính khách có biệt danh là ‘Trump của Tiệp’ đã đại thắng, sẽ là thủ tướng. Tại Tân Tây Lan, bà tân thủ tướng đang thành lập chính phủ liên hiệp với đảng New Zealand First, một đảng bảo thủ mà cái tên không cũng đã mang đầy đủ ý nghiã.
Thế giới đang đi về phiá hữu khi các phong trào quốc gia bộc phát mạnh như phản ứng tự nhiên sau khi những chính sách thiên tả từ Mỹ qua Âu Châu đều thất bại.
Dù sao, những việc TT Trump đang làm chỉ mới là những bước đầu. Gia tài tai hại TT Obama để lại còn nhiều lắm: kỷ lục dân sống nhờ trợ cấp, cả triệu dân lao động chưa kiếm lại được việc làm tương xứng, cả chục triệu di dân bất hợp pháp chưa biết phải giải quyết như thế nào, nền tảng đạo đức luân lý lung lay tận gốc dưới những quái chiêu ‘phải đạo chính trị’, kiểu như những người hùng của thời đại là những người coi quốc kỳ như dẻ rách nhân danh tự do tư tưởng.
Chưa nói đến chuyện trong 8 năm Obama, TC hùng cứ Biển Đông, Nga thao túng Bắc Á, Cậu Ấm Ủn tự do phát triển bom và hỏa tiễn,... là những tai họa lớn mà TT Trump khó có thể lật ngược lại được.
Nói trắng ra, gia tài của TT Obama chỉ là một lâu đài bài tây xếp trên cát vì đều bất hợp lệ. Đây chính là cái dở, cái sai lầm lớn của TT Obama để rồi sau khi ra đi, gia tài ông để lại không có một thành quả tốt nào.
Vũ Linh
Bàn ra tán vào (1)
Dan Nguyen
Vu Linh la nha binh luan chinh tri duy nhat bien de tai kho tieu nay thanh nhung bai doc hap dan
Tran trong cam on
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Di Sản Obama...những chính sách thiên tả từ Mỹ qua Âu Châu đều thất bại...
Chưa nói đến chuyện trong 8 năm Obama, TC hùng cứ Biển Đông, Nga thao túng Bắc Á, Cậu Ấm Ủn tự do phát triển bom và hỏa tiễn,... là những tai họa lớn mà TT Trump khó có thể lật ngược lại được.
Di Sản Obama...
những chính sách thiên tả từ Mỹ qua Âu Châu đều thất bại...
Vũ Linh
...những chính sách thiên tả từ Mỹ qua Âu Châu đều thất bại...
TT Trump đang lẳng lặng phá gỡ gia tài của TT Obama, lấy đi từng viên gạch một. Thiên hạ bị TTDC hớp hồn với những đòn đánh TT Trump đủ kiểu nổi đình nổi đám, nên ít để ý đến cả ngàn luật lệ và thủ tục lớn nhỏ đã và đang bị thu hồi hay lật ngược.
Quyết định đầu tiên ai cũng thấy ngay là việc Mỹ chấm dứt tham gia vào hiệp ước xuyên Thái Bình Dương TPP.
Quyết định gây sốc với thế giới là việc rút ra khỏi thoả thuận Paris về thay đổi khí hậu, xí xóa việc Mỹ còn thiếu hai tỷ đô do TT Obama hứa mà chưa đóng góp.
Quyết định chấm dứt không nhận đơn xin gia hạn cư trú của trẻ em gốc Mỹ La-Tinh bị bố mẹ lùa qua Mỹ làm mỏ neo gây tranh cãi mạnh, dù TT Trump không thu hồi ngay sắc lệnh ‘ân xá’ trá hình của TT Obama mà chỉ ‘nhường’ quyền quyết định cuối cùng cho quốc hội.
Quyết định gây khó khăn cho đồng minh là việc TT Trump từ chối không xác nhận Iran đã tôn trọng thỏa hiệp không phát triển vũ khí hạt nhân. Theo một quyết định do Thượng Viện biểu quyết năm 2015, quốc hội có hạn kỳ 60 ngày sau quyết định của tổng thống để biểu quyết gia hạn hay hủy bỏ thỏa ước.
Với hai quyết định trên, TT Trump trao cho quốc hội quyền xác định lại theo đúng Hiến Pháp, chứ không giữ lại những sắc lệnh lờ mờ bất hợp hiến của TT Obama để lại. Ta cần thấy rõ là ông không chống cũng không ủng hộ hẳn hai quyết định DACA và Iran của TT Obama, chỉ là muốn hợp lệ hoá bằng cách để quốc hội chính thức quyết định.
Mới đây nhất, TT Trump đã ra hai quyết định lớn liên quan đến Obamacare, không kể cỡ 4-5 quyết định nhỏ khác.
Sắc lệnh đầu cho phép các công ty kinh doanh nhỏ kết hợp lại thành khối để có thể mua bảo hiểm tập thể cho nhân viên của họ. Trên căn bản mỗi công ty nhỏ mua bảo hiểm riêng rẽ sẽ phải trả bảo phí đắt hơn vì ít khách hàng nên sở phí nặng hơn, cũng như vì nhỏ nên khả năng trả giá với mấy hãng bảo hiểm lớn rất yếu. Hợp lại, họ có nhiều người mua bảo hiểm hơn, đồng thời cũng có tiếng nói mạnh hơn để có thể mua bảo hiểm rẻ hơn. Quyết định này nhắm giúp giới tiểu thương đang phải trả bảo phí quá cao dưới Obamacare.
Sắc lệnh thứ hai chấm dứt việc liên bang trợ cấp các hãng bảo hiểm đang bị lỗ lã. Trong Obamacare, có điều khoản chính quyền liên bang có thể trợ cấp tài chánh cho các hãng bảo hiểm bị lỗ lã nặng. Nhưng vấn đề là Hạ Viện, là cơ quan nắm hầu bao theo Hiến Pháp, mới có quyền quyết định ngân sách trợ cấp này. Ngay khi Obamacare được ban hành, đảng DC còn nắm đa số, mà Hạ Viện vẫn không đạt được thoả thuận, do đó đã không chuẩn chi số tiền dành cho trợ cấp này. Sau khi CH nắm đa số năm 2011 thì dĩ nhiên Hạ Viện không chuẩn chi nữa. Tức là không có tiền để trợ cấp. TT Obama đơn phương xuất quỹ trợ cấp, cho đến nay lên tới hơn 7 tỷ đô. Phe CH khởi kiện TT Obama vi phạm nguyên tắc phân quyền, lấn qua quyền của Lập Pháp, tự ý chi tiền không do Hạ Viện chuẩn chi. Tòa án liên bang phán quyết TT Obama vi phạm Hiến Pháp. Ông Trump đắc cử, tuân thủ theo quyết định của tòa, chấm dứt quyết định vi hiến này của TT Obama.
Cả hai quyết định bị đảng DC và TTDC tấn công tàn bạo, cho rằng nếu Obamacare thất bại trong những năm tháng tới, đó sẽ là do TT Trump cố tình phá hoại. Chưa chi thì DC và TTDC đã dàn trận để chuẩn bị đổ thừa TT Trump là nguyên nhân Obamacare thất bại.
Miả mai thay, chấm dứt một quyết định vi hiến của TT Obama theo án lệnh tòa lại bị TTDC tấn công là làm chuyện phi pháp. Đố ai giải thích được?
Các hãng bảo hiểm bị mất trợ cấp dĩ nhiên nhao nhao phản đối, hù dọa cả triệu người sẽ phải trả bảo phí cao hơn, hay thậm chí mất bảo hiểm luôn vì nhiều hãng bảo hiểm sẽ khánh tận, đóng cửa.
TTDC mau mắn đổ lỗi bảo phí sẽ tăng 30%-50% sau quyết định của TT Trump. Fake news dĩ nhiên! Bảo phí đã tăng không ngừng từ ngày Obamacare ra đời, trên cả nước, chứ không phải đợi đến quyết định mới của T Trump mới tăng, nhất là khi quyết định này chỉ ảnh hưởng tới vài hãng bảo hiểm nhỏ với tổng cộng 5-7 triệu khách hàng, chứ không ảnh hưởng gì đến hơn 330 triệu dân Mỹ. Nghiã là bảo phí tăng hoàn toàn do Obamacare khiến các hãng này lỗ nặng, cần tăng bảo phí thôi, chẳng ăn nhập gì đến quyết định của TT Trump.
Ở đây, các ông bà tỵ nạn nên cảnh giác kẻo bị fake news lừa. Trợ cấp TT Trump chấm dứt là trợ cấp của chính quyền liên bang giúp nuôi dưỡng các công ty bảo hiểm nhỏ đang bị lỗ lã, không phải là trợ cấp những người lợi tức thấp nhận được để giúp mua bảo hiểm y tế. Nguyên tắc Nhà Nước trợ cấp nuôi các kinh doanh lỗ lã luôn là nguyên tắc chỉ đạo của các chế độ CS và xã hội chủ nghiã để nuôi dưỡng các công ty quốc doanh quản trị bết bát.
Với việc chấm dứt trợ cấp, các hãng bảo hiểm này bắt buộc phải chỉnh đốn quản lý, nếu không sẽ bị đào thải. Thông thường là sẽ bị các hãng bảo hiểm lớn hơn, quản trị tốt hơn, mua lại. Chẳng ảnh hưởng gì đến người mua bảo hiểm. Trong trường hợp mấy hãng yếu kém này tăng co-pay hay bảo phí, đương nhiên sẽ mất khách hàng khi người mua bảo hiểm đổi qua hãng khác.
Tóm lại, dân tỵ nạn không có gì phải hoảng hốt. Medicare, MediCal hay Medicaid đều không bị ảnh hưởng. Những người đang có Obamacare cũng không liên lụy gì. Đừng tin fake news của TTDC, nhất là những tin được vài cụ tỵ nạn thêm cả hũ mắm ruốc vào.
Trên căn bản, Obamacare có quá nhiều sai sót, là một đại họa kinh tế đúng ra phải thu hồi, thay thế bằng một luật y tế mới. Nhưng vì những bất đồng quan điểm nội bộ, phe CH đã không đạt được thống nhất ý kiến để rồi không đủ phiếu để thay thế Obamacare. TT Trump bất mãn trước sự thất bại này, quyết định ra tay, vừa gặm nhấm luật, vừa ép quốc hội phải làm một cái gì để ít ra cũng sửa dần những sai lầm của Obamacare. Trong tương lai, TT Trump chắc chắn sẽ kiếm ra thêm kẽ hở để ép quốc hội phải sửa đổi thêm nữa nếu phe CH vẫn không thể đồng ý để thay thế toàn bộ Obamacare, cho đến khi Obamacare biến thái, không còn là Obamacare nữa. Đó là cách TT Trump lẳng lặng thu hồi Obamacare sau khi CH thất bại tại quốc hội.
Sở dĩ TT Trump có thể thu hồi, hủy bỏ, quá dễ dàng những ‘luật’ của TT Obama như vậy chỉ vì những luật đó đều bất hợp lệ, bất hợp pháp, hay bất hợp hiến! Những quyết định lớn đó đều do TT Obama đơn thân độc mã tự ý quyết định không chính thức là luật được quốc hội phê chuẩn, nên TT Trump cũng có thể hoàn toàn đơn thân độc mã thu hồi hay hủy bỏ, không cần bàn với quốc hội. Ta nhìn lại mỗi trường hợp sẽ thấy rõ.
1. TPP. TT Obama bỏ cả 8 năm điều đình mới ra được một thoả thuận về quan hệ giao thương liên Thái Bình Dương. Nhưng ông biết rõ những điều ông thỏa thuận rất bất lợi cho Mỹ, đặc biệt là cho giới lao động thợ thuyền Mỹ và sẽ bị chống đối mạnh. Nên ông ma mãnh, ngâm tôm, không đưa ra quốc hội để thảo luận, cũng chẳng chính thức ký gì, hy vọng sẽ bán cái qua vị tổng thống kế nhiệm, tức là bà Hillary. Không ngờ ông Trump đắc cử, hủy bỏ TPP dễ như trở bàn tay vì chưa được quốc hội thảo luận, chưa ai ký.
2. Hiệp Ước Paris về hâm nóng địa cầu. Cả trăm nước thỏa thuận thật, nhưng không kể các nước độc tài ruồi bu, hầu hết các đại cường tham gia đều hiểu sẽ không có cách nào thỏa thuận đó có thể thông qua quốc hội hay cho dù được thông qua, cũng chẳng thể thi hành được. Do đó, tất cả đều đồng ý thỏa ước này chỉ có tính... tùy hỷ, ai muốn tôn trọng thì tôn trọng, không tôn trọng cũng chẳng sao. Ngay cả TT Obama cũng chẳng hề mang thỏa ước Paris ra trước quốc hội để thảo luận, chứ đừng nói phê duyệt. Kết quả, TT Trump xé một cái rẹc, chẳng có vấn đề pháp lý gì ráo.
3. DACA. Đây cũng là một quyết định đơn phương qua sắc lệnh của TT Obama chứ không phải một luật chính danh được quốc hội phê duyệt. TT Trump có muốn chấm dứt hoàn toàn cũng chẳng có trở ngại pháp lý nào.
4. Hiệp ước Iran. Thỏa ước không mang tính cách thỏa ước quốc tế chính thức đã được quốc hội phê chuẩn mà chỉ là một quyết định của Hành Pháp Obama mà Hành Pháp Trump có thể thu hồi bất cứ lúc nào.
5. Obamacare. Ngay cả thành quả để đời của TT Obama, Obamacare cũng chỉ là một luật thông qua bằng cửa sau, được Thượng Viện phê chuẩn như một phụ đính của luật ngân sách (budget reconciliation). Đã vậy, việc thực hành Obamacare lại còn dựa trên những sắc lệnh phụ đính hoàn toàn bất hợp hiến như sắc lệnh của TT Obama chi 7 tỷ đô trợ cấp đã bàn ở trên.
Nếu tất cả những quyết định đó của TT Obama đều quá đúng, quá tốt như phe cấp tiến đang cố bênh vực, thì sao không được quốc hội phê chuẩn một cách danh chính ngôn thuận, thành luật không dễ dàng thu hồi được? Trẻ con tiểu học cũng trả lời câu hỏi này được.
New York Times sỉ vả TT Trump là Hitler, hành xử bất chấp luật lệ khi ông ra tay thu hồi hay hủy bỏ các sắc lệnh của TT Obama. Điều lạ là sao NYT không khiếu nại TT Obama đã hành xử độc tài, bất hợp pháp khi quản trị nước bằng sắc lệnh không thông qua quốc hội? Thay vì ký sắc lệnh loạn xà ngầu, TT Obama ra luật đàng hoàng với quốc hội phê chuẩn một cách chính danh, hợp hiến, thì làm sao TT Trump có thể ký sắc lệnh thu hồi được. Một người bừa bãi ký sắc lệnh bất hợp hiến, một người thu hồi lại, ai là Hitler?
Một câu hỏi lớn: trước việc di sản của mình đang thành mây khói, TT Obama đã phản ứng ra sao? Rõ ràng là ông đã không lớn tiếng chống đối vì ông hiểu rõ những quyết định của ông bất hợp pháp, không được hậu thuẫn ngay từ đầu, do đó mới không thông qua quốc hội được. Với kinh nghiệm của một chuyên gia tổ chức cộng đồng, ông lẳng lặng ở lại thủ đô để tổ chức từ hạ tầng quần chúng một phong trào chẳng những chống phá TT Trump, mà trường kỳ hơn, chống CH, chống ý thức hệ bảo thủ, phát huy những tư tưởng thiên tả của ông. Những cán bộ chủ chốt của tổ chức này, tên là Organization for Action, phần lớn là những chuyên gia xách động quần chúng của các tổ chức thiên tả nhất. Tổ chức hiện nay đã có hơn 30.000 đoàn viên, hầu hết là dân da đen và sinh viên thiên tả.
Tổ chức này hiện nay chủ yếu chống mọi quyết định của TT Trump. Mỗi lần có quyết định nào, tổ chức vội xách động quần chúng biểu tình, liên lạc qua emails, twitter, facebook chống lại, đồng thời vận động hành lang với các nghị sĩ và dân biểu, và phối hợp với TTDC để đồng loạt đánh cho nhịp nhàng. TT Obama là cựu tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ chơi trò này đối với vị kế nhiệm.
Càng ngày các chuyên gia càng nhìn thấy sau lưng những múa may, hò hét lăng nhăng của TT Trump là cả một chiến lược quy củ, mang dấu ấn ‘Trump’ rõ nét nhất.
Cách hành xử của TT Trump không giống bất cứ vị lãnh đạo nào. Bình thường thì người lãnh đạo đứng sau (kiểu như sách lược ‘lãnh đạo từ phiá sau’ của TT Obama !), đóng vai kẻ cả, cho đàn em đi húc đánh thiên hạ. TT Trump ngược lại, đóng vai trò xe ủi đất đi trước ‘ủi bãi đáp’ cho đàn em thong thả làm công việc của họ. Nói như bộ trưởng Gia Cư Ben Carson, “ông Trump nhẩy ra khiêu khích để lãnh đạn hết, cho chúng tôi rủng rỉnh lo công việc, ít ai để ý, ít ai cản trở”.
Đó là lý do chính giải thích tại sao TT Trump có quyền sỉ vả nội các, mà mấy ông này vẫn bình thường, chẳng ai giận, từ chức hết. Họ biết TT Trump đang đóng vai chặt cây mở đường cho họ nên họ chấp nhận những bực mình chửi bới của ông khi công việc họ làm không trơn chu. Họ cũng hiểu TT Trump đang có kế sách điệu hổ ly sơn, lôi sự chú ý của đối lập vào những trò màu mè vô nghiã trong khi lẳng lặng làm chuyện đổi luật.
Các viên chức cao cấp tỷ phú trong nội các Trump, họ làm việc vì lý tưởng, vì dấu ấn họ muốn để lại, chứ không phải vì đồng lương. Họ cũng đủ khả năng để hiểu thành quả cuối cùng mới quan trọng chứ ba cái chuyện bực mình la hét của TT Trump không đáng quan tâm. Ông Gary Cohn, chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế, có nhiều bất đồng với TT Trump, bị TTDC xúi dục từ chức. Ông nói huỵch tẹt “TT Trump nhờ tôi giúp trong kế hoặch giảm thuế, đây là công việc để đời quá quan trọng, tôi không để ý đến những chuyện lặt vặt khác”.
Báo ‘cừu địch’ Newsweek nhận định nội các của Trump đa số là những người lớn phải đóng vai canh chừng anh con nít Trump. Newsweek quên mất chính anh “con nít” Trump đã là người tuyển lựa cái nội các “người lớn” đó.
Ở đây, ta nhớ lại TT Nixon chuyên môn đóng vai điên khùng –mad man- để nhường vai trò chính khách thương thảo nghiêm chỉnh –stateman- cho Kissinger.
TTDC dĩ nhiên vì lo đánh Trump, nên chỉ nhìn thấy diện mà không nhìn thấy điểm, chỉ đào bới chuyện vụn vặt mà không nhìn thấy bức tranh lớn. Họ cũng quên mất đánh quá sẽ mất hết ý nghiã, nhàm chán, không ai muốn đọc hay tin nữa, ngoại trừ một thiểu số chống cuồng dại, muốn đọc và phổ biến những tin bất lợi cho TT Trump, dù là tin loại “xe cán chó”, để tự thỏa mãn, bớt ấm ức.
Thăm dò mới nhất của Politico –một trang thông tin mạng không “thân thiện” gì với TT Trump- cho thấy gần một nửa dân Mỹ (46%) cho rằng TTDC phịa tin –fabricate news- để đánh Trump, trong đó có cử tri độc lập không đảng phái (44%), và cả cử tri đảng DC luôn (20%, tức là trong 5 cử tri DC thì đã có 1 người nghĩ TTDC phịa tin!).
Tin mới nhất do Newsweek tung ra: bà Melania đã bỏ ông Trump, người đang đi cạnh ông là người khác giả dạng. Newsweek, một trong những tạp chí lớn uy tín, đã biến thành loại báo lá cải phát không tại chợ Bolsa, không khác gì Time, New York Times hay Washington Post. Chẳng trách chỉ có chưa tới 30% dân Mỹ tin TTDC, thua xa tỷ lệ hậu thuẫn bị coi là yếu kém của TT Trump.
Vấn đề lớn mà những người mù quáng chống TT Trump không nhìn thấy là con người TT Trump cũng như cách hành xử của ông, có nhiều chỗ đáng chê trách và dân Mỹ, kể cả không ít những người đã bầu cho ông, có nhiều người không ưa ông ta thật, nhưng các chính sách của ông lại là những cái mà dân Mỹ ngày nay thấy hợp ý nhất. Từ quan điểm chống di dân, đến việc chống chế độ Nhà Nước vú em, quyết tâm thay thế Obamacare, ý định giảm thuế đồng loạt, phục hồi công ăn việc làm, cắt giảm luật lệ và thủ tục hành chánh quá rườm rà, nhất quyết đánh khủng bố mạnh tận gốc, làm cho nước Mỹ mạnh lại,... tất cả đều là những điểm thu hút hậu thuẫn mạnh của dân Mỹ.
Lật ngược tất cả các điểm trên, ta sẽ thấy quan điểm của đảng đối lập DC, và hiểu tại sao DC đã thất bại nặng trong mấy kỳ bầu cử mấy năm qua, và vẫn không có triển vọng chiếm lại quyền trong tương lai gần. Do đó, không nên lấy làm lạ khi ông Trump vẫn là sự lựa chọn của dân Mỹ bất kể cách hành xử quái chiêu của ông ta, vì ông là người thi hành những chính sách mà dân Mỹ mong muốn.
Nói cách khác, trình độ ý thức chính trị của dân Mỹ đủ cao để phân biệt rõ ràng cá nhân và chính sách. Họ bỏ phiếu cho Trump là bỏ phiếu cho một chính sách, chứ không nhất thiết là bỏ phiếu cho một cá nhân.
Nhìn vào tình hình thế giới, dường như quan điểm bảo thủ, ái quốc tích cực, trong chủ trương ‘America first’ hiện nay đang là trào lưu mới của thế giới. Nước Áo (Austria) mới đây đã bầu một thủ tướng trẻ măng, mới có 31 tuổi, thuộc khuynh hướng bảo thủ nặng, chống chính sách di dân thả giàn hiện hữu của Áo, và cũng chủ trương ‘Austria First’ y chang TT Trump. Áo cũng là quốc gia mới đây đã ra luật cấm phụ nữ mặc burqa, tức là áo choàng đen bịt kín từ đầu đến chân của phụ nữ Hồi. Ngay cả tiểu bang Quebec của xứ cấp tiến nặng Canada cũng đã ra luật cấm phụ nữ bịt mặt khi giao dịch với nhân viên công quyền, kể cả đi xe buýt công cộng, hay vào thư viện của Nhà Nước, hay làm giấy tờ hành chánh. Những chuyện này mà xẩy ra ở Mỹ, bảo đảm sẽ có vài ông quan tòa cấp tiến ra lệnh cấm thi hành ngay vì kỳ thị Hồi giáo.
Cộng Hòa Tiệp (Czech Republic) vừa có bầu cử và ông chính khách có biệt danh là ‘Trump của Tiệp’ đã đại thắng, sẽ là thủ tướng. Tại Tân Tây Lan, bà tân thủ tướng đang thành lập chính phủ liên hiệp với đảng New Zealand First, một đảng bảo thủ mà cái tên không cũng đã mang đầy đủ ý nghiã.
Thế giới đang đi về phiá hữu khi các phong trào quốc gia bộc phát mạnh như phản ứng tự nhiên sau khi những chính sách thiên tả từ Mỹ qua Âu Châu đều thất bại.
Dù sao, những việc TT Trump đang làm chỉ mới là những bước đầu. Gia tài tai hại TT Obama để lại còn nhiều lắm: kỷ lục dân sống nhờ trợ cấp, cả triệu dân lao động chưa kiếm lại được việc làm tương xứng, cả chục triệu di dân bất hợp pháp chưa biết phải giải quyết như thế nào, nền tảng đạo đức luân lý lung lay tận gốc dưới những quái chiêu ‘phải đạo chính trị’, kiểu như những người hùng của thời đại là những người coi quốc kỳ như dẻ rách nhân danh tự do tư tưởng.
Chưa nói đến chuyện trong 8 năm Obama, TC hùng cứ Biển Đông, Nga thao túng Bắc Á, Cậu Ấm Ủn tự do phát triển bom và hỏa tiễn,... là những tai họa lớn mà TT Trump khó có thể lật ngược lại được.
Nói trắng ra, gia tài của TT Obama chỉ là một lâu đài bài tây xếp trên cát vì đều bất hợp lệ. Đây chính là cái dở, cái sai lầm lớn của TT Obama để rồi sau khi ra đi, gia tài ông để lại không có một thành quả tốt nào.
Vũ Linh