Tham Khảo

Di sản Việt Nam cộng hòa

Nhà nước VNCH đã chấm dứt sự tồn tại hữu hình của nó gần 39 năm. Thể chế ấy sau nhiều năm bị phủ nhận hoàn toàn bởi những nhà cai trị Việt Nam hiện tại,


Nhà nước VNCH đã chấm dứt sự tồn tại hữu hình của nó gần 39 năm. Thể chế ấy sau nhiều năm bị phủ nhận hoàn toàn bởi những nhà cai trị Việt Nam hiện tại, lại đang được nhắc tới trong thời gian gần đây.

Báo Tuổi Trẻ, tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. Source TuoiTre online
Thắm thoát đã 39 năm từ ngày nhà nước VNCH sụp đổ. Năm nay không phải là một năm chẳng cho biến cố tháng tư 1975, nhưng nhà nước ấy lại được nhớ đến bằng một sự kiện diễn ra hơn một năm trước đó, tháng giêng 1974, là lúc mà quần đảo Hoàng sa bị nước Trung quốc cộng sản đánh chiếm. 74 người lính hải quân của quân đội VNCH đã hy
sinh trong trận chiến đó.

Việt Nam cộng hòa xuất hiện sau 40 năm

Bốn từ Việt Nam cộng hòa được nhắc lại khá nhiều trên cả phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam hiện tại. Liên tục trong hơn nửa tháng đầu năm 2014, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, hai tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. Những hoạt động kỷ niệm và biểu tình nhân sự kiện này dù không thành, như ở Đà Nẵng, hay bị dẹp đi như ở Hà nội, nhắc nhở rằng một định chế nhà nước cùng với cấu trúc chính trị và xã hội của nó bao phủ trên một nửa đất nước không thể dễ dàng bị quên lãng.




Di sản VNCH không phải đã bị cuốn đi trên những chiến trực thăng của tháng tư năm 1975, nó cũng không phải được mang đi hết bởi những người vượt biển ra đi trong những năm 70, 80 đầy bi kịch ...mà nó tiềm ẩn trong những giá trị tinh thần như âm nhạc, quan hệ xã hội...
Trận hải chiến thất bại ở Hoàng sa là một phần trong di sản của chính thể ấy.

Di sản VNCH không phải đã bị cuốn đi trên những chiến trực thăng của tháng tư năm 1975, nó cũng không phải được mang đi hết bởi những người vượt biển ra đi trong những năm 70, 80 đầy bi kịch của thế kỷ trước. Nó không phải chỉ mang hình hài vật chất như những tòa nhà được trưng dụng làm công sở hay “phân phối cho cán bộ,” mà nó tiềm ẩn trong những giá trị tinh thần như âm nhạc, quan hệ xã hội, …hay một tinh thần báo chí mà hai tờ báo lớn Tuổi Trẻ và Thanh niên đã tiếp nhận không ít thì nhiều. Di sản ấy đi ngược ra cả miền Bắc qua những dòng văn học của các nhà văn Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, nhà báo Huy Đức.

Báo Thanh Niên, tờ báo có uy tín trong nước cũng cho ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. Source ThanhNien online
Một di sản cần trân trọng

Dưới chính thể VNCH hai cây đại thụ của âm nhạc Việt nam hiện đại là Trịnh Công Sơn và Phạm Duy đã đâm hoa kết trái, phần chắc là do tránh khỏi cái thời tiết khắc nghiệt của đấu tranh giai cấp trên miền Bắc, nơi mà người tiền bối của họ là Văn Cao đã im lặng trong hàng chục năm trời. Trịnh Công Sơn và Phạm Duy đã không hề suy suyển sau những chiến dịch “bài trừ văn hóa đồi trụy,” mà âm thầm lặng lẽ cất lên trên vỉa hè Sài Gòn, và cả Hà nội, để rồi hôm nay đường đường ngự trị một không gian lớn của âm nhạc VN bằng những bài hát đầy tính nhân văn của họ.

Tính nhân văn ấy nằm trong triết lý của nền giáo dục của chính thể VNCH: Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hãy nghe Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang một trí thức bất đồng chính kiến tại Hà nội nói về nền giáo dục đó,




Chế độ VNCH ngày xưa có nhiều điểm ưu việt hơn chế độ chính trị của miền Bắc. Khi giải phóng vào thì tôi thấy là nền giáo dục của họ rất tốt, họ giáo dục cho trẻ em cái Lễ, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Con người ở miền Nam họ sống với nhau cũng có nghĩa hơn

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
“Chế độ VNCH ngày xưa có nhiều điểm ưu việt hơn chế độ chính trị của miền Bắc. Khi giải phóng vào thì tôi thấy là nền giáo dục của họ rất tốt, họ giáo dục cho trẻ em cái Lễ, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Con người ở miền Nam họ sống với nhau cũng có nghĩa hơn, chứ không phải như những con người giả dối, trong hội trường thì tung hô một nẻo, về nhà thì nói một nẻo. Rồi còn có báo chí, nhân quyền được tôn trọng hơn, có tự do ngôn luận hơn chứ không như ở miền Bắc là bưng bít, phải nói theo đảng làm theo đảng, không được phê bình đảng, không nói được nguyện vọng của nhân dân, của quần chúng,”

Triết lý Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng được trang báo mạng Vietnamnet nhắc lại trong một bài báo vào cuối năm 2013. Phải chăng sự bế tắc của nền giáo dục Việt nam hiện tại đã đánh thức nhiều người Việt hiện nay rằng có một di sản giáo dục cần trân trọng?

Sáng ngày 19/1/2014, dân Hà Nội đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm tri ân 74 quân nhân Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 ở Hoàng Sa
Trong xu hướng dân chủ hóa xã hội Việt Nam hậu cộng sản, nếu đồng ý rằng chủ nghĩa cộng sản đã cáo chung cùng với bức tường Berlin hồi năm 1989, ngôn ngữ chính trị chính thống của nhà nước Việt Nam cũng nhẹ nhàng hơn. Trong một lần trao đổi với chúng tôi, một bạn trẻ từ trong nước cho biết,

Em có một thông tin là hồi em học lớp 12 thì cô giáo dạy sử của em có nhấn mạnh việc thay đổi cụm từ ngụy quyền bằng chính quyền Sài Gòn hay là Việt nam cộng hòa. Em nghĩ đó cũng là một hành động chứng tỏ trung lập hay hòa giải, ít nhất là như thế.”

Năm 2013 dường như đã chứng kiến nhiều cố gắng cho sự hòa giải ấy, như là việc ông Thứ trưởng bộ ngoại giao đến thắp hương ở nghĩa trang tử sĩ VNCH tại Biên hòa, và những ngày tháng đầu năm 2014 người đọc báo trên cả nước được nhìn thấy trong nhiều ngày bốn chữ VNCH.
Nhưng mọi thay đổi không phải là chuyện dễ dàng.

Lễ kỷ niệm được chuẩn bị một cách công phu tại Đà Nẵng đã bị hủy bỏ, và báo chí ngưng việc đưa tin về VNCH và Hoàng sa.

Bên cạnh đó cũng có những tiếng nói bực dọc trước bốn chữ VNCH. Một bài viết trên mạng mang tựa đề “Vài lời về hải chiến Hoàng sa 1974, những kẻ muốn vực dậy thây ma” công kích nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên về những gì ông viết về 40 năm trận chiến Hoàng sa, với ngụ ý không công nhận bốn từ VNCH. Đây không phải là điều mới mẻ của “dòng lý luận chính thống,” vốn chỉ coi trọng những gì diễn ra dưới bóng che của đảng cộng sản mà thôi.




Theo tôi thì chúng ta cần kế thừa tất cả những tinh hoa của lịch sử để lại. Thực thể chính trị VNCH có những điều tốt, điều hay mà chúng ta cần phải chắt lọc, cần phải sử dụng...

Ông Lê Thăng Long
Song, hình ảnh của viên thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà, hy sinh trong trận hải chiến Hoàng sa, xuất hiện vừa qua tại Hà nội thủ đô một thời của cải cách ruộng đất và đấu tranh chống xét lại, một điều khó tưởng tượng ra chỉ cách đây vài năm, chứng tỏ rằng giới trẻ VN dường như đang bước ra khỏi cái dòng lý luận chính thống ấy.

Ông Lê Thăng Long một cựu tù nhân chính trị hãy còn trẻ, người mới đây tuyên bố xin gia nhập đảng cộng sản Việt Nam để giúp đảng này thoát qua cơn khủng hoảng hiện tại, nói với chúng tôi về di sản của VNCH,

“Theo tôi thì chúng ta cần kế thừa tất cả những tinh hoa của lịch sử để lại. Thực thể chính trị VNCH có những điều tốt, điều hay mà chúng ta cần phải chắt lọc, cần phải sử dụng. Và những cái gì trong quá khứ phía đảng cộng sản và chính quyền VN hiện nay có những sai lầm đối với chính thể VNCH thì cũng cần chính thức ngỏ lời xin lỗi, xét lại quá khứ và cùng nhau hướng tới một tương lai vì dân tộc VN hùng mạnh trong thời gian sắp tới.”

Năm 1975 đánh dấu sự thất bại của một thực nghiệm mô hình dân chủ đầu tiên trong lịch sử VN. Năm 1989 với sự sụp đổ của bức tường Berlin lại đánh dấu sự thất bại của thực nghiệm cộng sản trên toàn thế giới. Lịch sử là một dòng liên tục, không thể chỉ giới hạn trong một không gian chính thống muốn phủ nhận quá khứ. Quá khứ nối liền qua hiện tại để hướng đến tương lai. Có phải chăng đã đến lúc nhìn nhận một cách nhân bản di sản mà thực thể chính trị xã hội VHCH để lại trong lòng xã hội Việt nam, từ ý thức dân tộc cho đến những giá trị nhân văn của nó? Để tránh cái mà nhà văn xứ Dagestan bên Nga, Rasul Gamzatov, trích lời một hiền triết Arab viết rằng:

“Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn trả bạn bằng đại bác.”

Kính Hòa,
phóng viên RFA

Bàn ra tán vào (1)

Nguyễn Nhơn
Trích: “Theo tôi thì chúng ta cần kế thừa tất cả những tinh hoa của lịch sử để lại. Thực thể chính trị VNCH có những điều tốt, điều hay mà chúng ta cần phải chắt lọc, cần phải sử dụng. Và những cái gì trong quá khứ phía đảng cộng sản và chính quyền VN hiện nay có những sai lầm đối với chính thể VNCH thì cũng cần chính thức ngỏ lời xin lỗi, xét lại quá khứ và cùng nhau hướng tới một tương lai vì dân tộc VN hùng mạnh trong thời gian sắp tới.”(ngưng) Cái dzụ " xóa bỏ hận thù, HHHG xây dựng tương lai " nầy là " non venir òu ", nghĩa là hổng đi tới đâu hết trơn, bởi dzì cái gọi là " chính quyền hiện nay " chỉ là tay sai tàu khựa, phản nước, hại dân đâu có biết gì về dân tộc ( nó là cọng sản thế giái Đại đồng mà! )Đâu phải chỉ " Xin lỗi " rồi là xù, kêu gọi " đoàn kết với cọng sản hướng tới tương lai" không khác nào nhốt chung chuột với mèo. Chuột Quốc gia mà chun dzô rọ chơi với mèo cọng sản là mất mạng. Có ông bạn trên HNPĐ nhà đặt thơ như zầy: " Đừng mơ toàn vẹn non sông Chừng nào lũ vẹm còn đè đầu Việt Nam chỉ có về tàu mà thôi!"

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Di sản Việt Nam cộng hòa

Nhà nước VNCH đã chấm dứt sự tồn tại hữu hình của nó gần 39 năm. Thể chế ấy sau nhiều năm bị phủ nhận hoàn toàn bởi những nhà cai trị Việt Nam hiện tại,


Nhà nước VNCH đã chấm dứt sự tồn tại hữu hình của nó gần 39 năm. Thể chế ấy sau nhiều năm bị phủ nhận hoàn toàn bởi những nhà cai trị Việt Nam hiện tại, lại đang được nhắc tới trong thời gian gần đây.

Báo Tuổi Trẻ, tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. Source TuoiTre online
Thắm thoát đã 39 năm từ ngày nhà nước VNCH sụp đổ. Năm nay không phải là một năm chẳng cho biến cố tháng tư 1975, nhưng nhà nước ấy lại được nhớ đến bằng một sự kiện diễn ra hơn một năm trước đó, tháng giêng 1974, là lúc mà quần đảo Hoàng sa bị nước Trung quốc cộng sản đánh chiếm. 74 người lính hải quân của quân đội VNCH đã hy
sinh trong trận chiến đó.

Việt Nam cộng hòa xuất hiện sau 40 năm

Bốn từ Việt Nam cộng hòa được nhắc lại khá nhiều trên cả phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam hiện tại. Liên tục trong hơn nửa tháng đầu năm 2014, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, hai tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. Những hoạt động kỷ niệm và biểu tình nhân sự kiện này dù không thành, như ở Đà Nẵng, hay bị dẹp đi như ở Hà nội, nhắc nhở rằng một định chế nhà nước cùng với cấu trúc chính trị và xã hội của nó bao phủ trên một nửa đất nước không thể dễ dàng bị quên lãng.




Di sản VNCH không phải đã bị cuốn đi trên những chiến trực thăng của tháng tư năm 1975, nó cũng không phải được mang đi hết bởi những người vượt biển ra đi trong những năm 70, 80 đầy bi kịch ...mà nó tiềm ẩn trong những giá trị tinh thần như âm nhạc, quan hệ xã hội...
Trận hải chiến thất bại ở Hoàng sa là một phần trong di sản của chính thể ấy.

Di sản VNCH không phải đã bị cuốn đi trên những chiến trực thăng của tháng tư năm 1975, nó cũng không phải được mang đi hết bởi những người vượt biển ra đi trong những năm 70, 80 đầy bi kịch của thế kỷ trước. Nó không phải chỉ mang hình hài vật chất như những tòa nhà được trưng dụng làm công sở hay “phân phối cho cán bộ,” mà nó tiềm ẩn trong những giá trị tinh thần như âm nhạc, quan hệ xã hội, …hay một tinh thần báo chí mà hai tờ báo lớn Tuổi Trẻ và Thanh niên đã tiếp nhận không ít thì nhiều. Di sản ấy đi ngược ra cả miền Bắc qua những dòng văn học của các nhà văn Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, nhà báo Huy Đức.

Báo Thanh Niên, tờ báo có uy tín trong nước cũng cho ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. Source ThanhNien online
Một di sản cần trân trọng

Dưới chính thể VNCH hai cây đại thụ của âm nhạc Việt nam hiện đại là Trịnh Công Sơn và Phạm Duy đã đâm hoa kết trái, phần chắc là do tránh khỏi cái thời tiết khắc nghiệt của đấu tranh giai cấp trên miền Bắc, nơi mà người tiền bối của họ là Văn Cao đã im lặng trong hàng chục năm trời. Trịnh Công Sơn và Phạm Duy đã không hề suy suyển sau những chiến dịch “bài trừ văn hóa đồi trụy,” mà âm thầm lặng lẽ cất lên trên vỉa hè Sài Gòn, và cả Hà nội, để rồi hôm nay đường đường ngự trị một không gian lớn của âm nhạc VN bằng những bài hát đầy tính nhân văn của họ.

Tính nhân văn ấy nằm trong triết lý của nền giáo dục của chính thể VNCH: Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hãy nghe Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang một trí thức bất đồng chính kiến tại Hà nội nói về nền giáo dục đó,




Chế độ VNCH ngày xưa có nhiều điểm ưu việt hơn chế độ chính trị của miền Bắc. Khi giải phóng vào thì tôi thấy là nền giáo dục của họ rất tốt, họ giáo dục cho trẻ em cái Lễ, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Con người ở miền Nam họ sống với nhau cũng có nghĩa hơn

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
“Chế độ VNCH ngày xưa có nhiều điểm ưu việt hơn chế độ chính trị của miền Bắc. Khi giải phóng vào thì tôi thấy là nền giáo dục của họ rất tốt, họ giáo dục cho trẻ em cái Lễ, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Con người ở miền Nam họ sống với nhau cũng có nghĩa hơn, chứ không phải như những con người giả dối, trong hội trường thì tung hô một nẻo, về nhà thì nói một nẻo. Rồi còn có báo chí, nhân quyền được tôn trọng hơn, có tự do ngôn luận hơn chứ không như ở miền Bắc là bưng bít, phải nói theo đảng làm theo đảng, không được phê bình đảng, không nói được nguyện vọng của nhân dân, của quần chúng,”

Triết lý Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng được trang báo mạng Vietnamnet nhắc lại trong một bài báo vào cuối năm 2013. Phải chăng sự bế tắc của nền giáo dục Việt nam hiện tại đã đánh thức nhiều người Việt hiện nay rằng có một di sản giáo dục cần trân trọng?

Sáng ngày 19/1/2014, dân Hà Nội đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm tri ân 74 quân nhân Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 ở Hoàng Sa
Trong xu hướng dân chủ hóa xã hội Việt Nam hậu cộng sản, nếu đồng ý rằng chủ nghĩa cộng sản đã cáo chung cùng với bức tường Berlin hồi năm 1989, ngôn ngữ chính trị chính thống của nhà nước Việt Nam cũng nhẹ nhàng hơn. Trong một lần trao đổi với chúng tôi, một bạn trẻ từ trong nước cho biết,

Em có một thông tin là hồi em học lớp 12 thì cô giáo dạy sử của em có nhấn mạnh việc thay đổi cụm từ ngụy quyền bằng chính quyền Sài Gòn hay là Việt nam cộng hòa. Em nghĩ đó cũng là một hành động chứng tỏ trung lập hay hòa giải, ít nhất là như thế.”

Năm 2013 dường như đã chứng kiến nhiều cố gắng cho sự hòa giải ấy, như là việc ông Thứ trưởng bộ ngoại giao đến thắp hương ở nghĩa trang tử sĩ VNCH tại Biên hòa, và những ngày tháng đầu năm 2014 người đọc báo trên cả nước được nhìn thấy trong nhiều ngày bốn chữ VNCH.
Nhưng mọi thay đổi không phải là chuyện dễ dàng.

Lễ kỷ niệm được chuẩn bị một cách công phu tại Đà Nẵng đã bị hủy bỏ, và báo chí ngưng việc đưa tin về VNCH và Hoàng sa.

Bên cạnh đó cũng có những tiếng nói bực dọc trước bốn chữ VNCH. Một bài viết trên mạng mang tựa đề “Vài lời về hải chiến Hoàng sa 1974, những kẻ muốn vực dậy thây ma” công kích nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên về những gì ông viết về 40 năm trận chiến Hoàng sa, với ngụ ý không công nhận bốn từ VNCH. Đây không phải là điều mới mẻ của “dòng lý luận chính thống,” vốn chỉ coi trọng những gì diễn ra dưới bóng che của đảng cộng sản mà thôi.




Theo tôi thì chúng ta cần kế thừa tất cả những tinh hoa của lịch sử để lại. Thực thể chính trị VNCH có những điều tốt, điều hay mà chúng ta cần phải chắt lọc, cần phải sử dụng...

Ông Lê Thăng Long
Song, hình ảnh của viên thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà, hy sinh trong trận hải chiến Hoàng sa, xuất hiện vừa qua tại Hà nội thủ đô một thời của cải cách ruộng đất và đấu tranh chống xét lại, một điều khó tưởng tượng ra chỉ cách đây vài năm, chứng tỏ rằng giới trẻ VN dường như đang bước ra khỏi cái dòng lý luận chính thống ấy.

Ông Lê Thăng Long một cựu tù nhân chính trị hãy còn trẻ, người mới đây tuyên bố xin gia nhập đảng cộng sản Việt Nam để giúp đảng này thoát qua cơn khủng hoảng hiện tại, nói với chúng tôi về di sản của VNCH,

“Theo tôi thì chúng ta cần kế thừa tất cả những tinh hoa của lịch sử để lại. Thực thể chính trị VNCH có những điều tốt, điều hay mà chúng ta cần phải chắt lọc, cần phải sử dụng. Và những cái gì trong quá khứ phía đảng cộng sản và chính quyền VN hiện nay có những sai lầm đối với chính thể VNCH thì cũng cần chính thức ngỏ lời xin lỗi, xét lại quá khứ và cùng nhau hướng tới một tương lai vì dân tộc VN hùng mạnh trong thời gian sắp tới.”

Năm 1975 đánh dấu sự thất bại của một thực nghiệm mô hình dân chủ đầu tiên trong lịch sử VN. Năm 1989 với sự sụp đổ của bức tường Berlin lại đánh dấu sự thất bại của thực nghiệm cộng sản trên toàn thế giới. Lịch sử là một dòng liên tục, không thể chỉ giới hạn trong một không gian chính thống muốn phủ nhận quá khứ. Quá khứ nối liền qua hiện tại để hướng đến tương lai. Có phải chăng đã đến lúc nhìn nhận một cách nhân bản di sản mà thực thể chính trị xã hội VHCH để lại trong lòng xã hội Việt nam, từ ý thức dân tộc cho đến những giá trị nhân văn của nó? Để tránh cái mà nhà văn xứ Dagestan bên Nga, Rasul Gamzatov, trích lời một hiền triết Arab viết rằng:

“Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn trả bạn bằng đại bác.”

Kính Hòa,
phóng viên RFA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm