Văn Học & Nghệ Thuật
Điện ảnh Miền Nam Việt Nam ….
Những ai đã từng theo dõi hoạt động của lãnh vực điện ảnh Việt Nam, chắc cũng không quên rằng từ năm 1969 đến 1973 nghệ thuật thứ bảy lên như diều, với những cuốn phim sau khi trình chiếu mấy tuần đầu đã thu vào trên cả chục triệu như các phim “Loan Mắt Nhung”, phim “Chiều Kỷ Niệm”…
Do lời quá nhiều nên lúc ấy có những tay chẳng hề có một kinh nghiệm nào về điện ảnh cũng nhảy ra làm phim, xin giấy phép đàng hoàng, để rồi chẳng bao lâu thì dở khóc dở cười, bởi lãnh vực này lên cũng nhanh mà xuống cũng lẹ. Như bà Sương hãng phim Thái Dương chỉ có cuốn Gánh Hàng Hoa, đạo diễn Đỗ Tiến Đức với Giỡn mặt tử thần, đạo diễn Đặng Trần Thức (em trai bà Nguyễn Cao Kỳ) với Hè Muộn, hãng Vilifilms có cuốn Chàng ngốc gặp hên v.v… chỉ ra mắt được một phim rồi chết yểu. Tay mơ như Trường Kỳ có danh trong làng nhạc trẻ lúc ấy cũng ra làm phim “Tình yêu và tuổi trẻ”, làm xong không dám chiếu vì quá a-ma-tơ.
Từ năm 1973 trở đi thì điện ảnh bắt đầu xuống dốc mau lẹ, khiến cho nhiều người hăm hở trước đó đã phải bỏ cuộc, có người sạt nghiệp luôn bởi bao nhiêu vốn liếng bỏ vào chẳng thu lại được mà còn thêm nợ cũng do làm phim mà ra như các thí dụ trên.
Chúng tôi đơn cử cuốn phim “Hè Muộn” của Đặng Trần Thức, một nhân vật trẻ có bằng đạo diễn từ nước ngoài, có ô dù che chắn (em vợ tướng tư lệnh Không quân Nguyễn Cao Kỳ thời bấy giờ) :
Phim Hè Muộn đã đoạt giải thưởng vàng trong ngày Đại hội diện ảnh kỳ 5 (1974), được đưa ra trình chiếu trong ngày khai mạc đại hội tại rạp Rex. Phim có nhiều minh tinh Việt Nam thời bấy giờ như Kiều Chinh, Đoàn Châu Mậu, Nguyễn Năng Tế, Ôn Văn Tài… thủ diễn. Nhà quay phim hay nhất là Trần Đình Mưu. Ai cũng đánh giá là cuốn phim rất nghệ thuật từ diễn xuất, cảnh trí, bố cục, âm thanh và hình ảnh.
Nhưng ông Ưng Thi chủ rạp Rex bấy giờ lại không nhận chiếu chính thức, lý do “bộ phận duyệt phim” của ông chê là, coi phim không hiểu gì cả, đạo diễn không ai biết tên (Đặng Trần Thức), có thế thôi. Bộ phận duyệt phim của ông Ưng Thi nằm tại đường Tú Xương – Trương Định, gồm con cái và người nhà của ông như tài xế, con sen, nhân viên trung tâm Rex, cùng vài thân hữu được mời đến xem chiếu phúc khảo. Tức gồm nhiều thành phần trong xã hội.
Còn trong giới làm phim ai cũng biết Đặng Trần Thức vừa lấy bằng đạo diễn tại Pháp về làm cuốn phim đầu tay ra mắt làng điện ảnh, nhưng mặt khác cũng rất chính trị, vì Thức là em bà Mai tức em vợ tướng Nguyễn Cao Kỳ !
Đúng như bộ phận duyệt phim mà nhà ông Ưng Thi đã nhận xét, nội dung phim được phóng tác từ một cuốn tiểu thuyết văn học của Thụy Sĩ, truyện viết xoáy sâu về nội tâm của các nhân vật giữa xã hội cao và thấp, tình yêu và ghen tỵ, sự sống và cái chết, trình độ người đọc hay người xem Hè Muộn phải cỡ bậc trung học đệ nhị cấp trở lên (thời đó là tú tài I), có kiến thức về triết học mới lãnh hội được nội dung cuốn phim này.
Sở dĩ phim Hè Muộn được giải thưởng trong đại hội cũng vì nhiều lý do, lý do thứ nhất nhà sản xuất kiêm đạo diễn Đặng Trần Thức là em bà Nguyễn Cao Kỳ, lý do thứ nhì, các diễn viên đều là minh tinh quốc tế như Kiều Chinh, Đoàn Châu Mậu… hoặc chức sắc trong nước như Nguyễn Năng Tế chồng Kiều Chinh, Ôn Văn Tài trung tá không quân chồng ca sĩ Thanh Thúy, lý do thứ ba về nghệ thuật điện ảnh : đạo diễn, quay phim, âm thanh, ánh sáng (phim tráng rửa, mix âm thanh đều thực hiện tại Pháp) nên phim quả là phải tuyệt (lúc này phim màu do người Việt sản xuất đều đưa qua TTQGĐA tráng rửa, trừ vài phim hợp tác với Thái Lan, Đài Loan phim được tráng rửa tại các nước này). Nếu so với những phim của Lê Dân, Bùi Sơn Duân đưa ra tham dự, thì Hè Muộn hơn hẳn, chỉ duy nhất như đã nói : cốt truyện không ai hiểu nổi.
Đặng Trần Thức rất muốn phim được chiếu tại các rạp loại A như Rex, Quốc Tế, Văn Hoa Sài Gòn, Nguyễn Văn Hảo, Văn Hoa Đa Kao nhưng hầu như các rạp đó đều từ chối, nhất là đang vào dịp tết.
Nhưng như đã nói, Đặng Trần Thức là em vợ của tướng Nguyễn Cao Kỳ, nên việc ông Ưng Thi rạp Rex, ông Hợi cụm rạp Văn Hoa từ chối cũng khó. Cho nên ông Ưng Thi ra điều kiện :
- Thông thường các phim chiếu tại rạp Rex được ăn chia 4/6 (chủ phim 4 chủ rạp 6) chiếu trong tuần lễ 7 ngày. Riêng với Hè Muộn ăn chia 3/7 (vì là dịp Tết Nguyên Đán), chiếu từ 24 tết đến 30 tết, trong hai ngày đầu phải bảo đảm 70% doanh thu, nếu không đạt con số trên thì rạp sẽ rút phim không chiếu nữa.
Coi như Ưng Thi chịu nhượng bộ. Và Đặng Trần Thức không còn lý do nào nhờ gia đình bên chị ruột tạo áp lực với rạp chiếu.
Kết quả như Ưng Thi nói, phim Hè Muộn chỉ chiếu đúng 2 ngày tại rạp Rex, vì doanh thu chỉ đạt khoảng 20% (tức với 1.200 ghế/xuất, chỉ thu khoản 300 vé/xuất). Đó là số phận của phim Hè Muộn dù rất hay, nhưng chưa phù hợp với tầng lớp khán giả Việt Nam và cả giới xem phim của Âu Mỹ !
Cho nên từ năm 1973 trở về sau, tài tử thất nghiệp dài dài, đa số đào kép cải lương tham gia điện ảnh đành quay trở về sân khấu để sống, dù chỉ sống tạm thôi cũng đỡ khổ hơn là là bám lấy sàn quay.
Trước tình trạng ấy, vào khoảng Tháng Sáu, năm 1974, trong cuộc hội thảo do trường Ðại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật thuộc Viện Ðại Học Minh Ðức (do Đỗ Tiến Đức chủ xướng) tổ chức với đề tài “Làm sao phát triển điện ảnh Việt Nam.” Thuyết trình viên là ông Võ Văn Phát, nguyên là dân biểu, đồng thời là chủ tịch Nghiệp Ðoàn Khai Thác Ðiện Ảnh Việt Nam cho biết :
- … từ nhiều tháng trước đó thị trường điện ảnh đã gặp nhiều khó khăn, khiến cho hầu hết các nhà khai thác đều lâm vào cảnh lỗ lã. Ông quả quyết rằng không một nhà khai thác nào có lời, chỉ lỗ nhiều hoặc lỗ ít mà thôi! Nếu như tình trạng kéo dài thêm một thời gian nữa thì chắc chắn điện ảnh Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng của cải lương hồi năm Mậu Thân, nghĩa là khán giả đã xa dần điện ảnh, để rồi chẳng bao giờ tái tạo được sinh khí của những thời kỳ mà khán giả ùn ùn kéo nhau đi coi phim.
Câu nói của ông chủ tịch Nghiệp đoàn khai thác điện ảnh quả không sai. Khoảng giữa năm 1974 các tài tử điện ảnh gốc cải lương đã trở lại với sân khấu còn vài hãng chỉ quay cầm chừng như Mỹ Vân của Lưu Trạch Hưng có phim Sợ Vợ mới anh hùng, Quái nữ sợ ma, Việt Ảnh của Bùi Sơn Duân với phim hợp tác với Thái Lan mang tên Hải Vụ 709, Liên Ảnh của Quốc Phong có phim Người chồng bất đắc dĩ, Lidac phim có chủ xị là đạo diễn Lê Dân qua mấy phim ăn khách như Xóm tôi, Trường tôi rồi cũng xuội lơ…
http://ongvove.wordpress.com/2010/10/28/di%E1%BB%87n-%E1%BA%A3nh-mi%E1%BB%81n-nam-vi%E1%BB%87t-nam/
Bàn ra tán vào (0)
Điện ảnh Miền Nam Việt Nam ….
Những ai đã từng theo dõi hoạt động của lãnh vực điện ảnh Việt Nam, chắc cũng không quên rằng từ năm 1969 đến 1973 nghệ thuật thứ bảy lên như diều, với những cuốn phim sau khi trình chiếu mấy tuần đầu đã thu vào trên cả chục triệu như các phim “Loan Mắt Nhung”, phim “Chiều Kỷ Niệm”…
Do lời quá nhiều nên lúc ấy có những tay chẳng hề có một kinh nghiệm nào về điện ảnh cũng nhảy ra làm phim, xin giấy phép đàng hoàng, để rồi chẳng bao lâu thì dở khóc dở cười, bởi lãnh vực này lên cũng nhanh mà xuống cũng lẹ. Như bà Sương hãng phim Thái Dương chỉ có cuốn Gánh Hàng Hoa, đạo diễn Đỗ Tiến Đức với Giỡn mặt tử thần, đạo diễn Đặng Trần Thức (em trai bà Nguyễn Cao Kỳ) với Hè Muộn, hãng Vilifilms có cuốn Chàng ngốc gặp hên v.v… chỉ ra mắt được một phim rồi chết yểu. Tay mơ như Trường Kỳ có danh trong làng nhạc trẻ lúc ấy cũng ra làm phim “Tình yêu và tuổi trẻ”, làm xong không dám chiếu vì quá a-ma-tơ.
Từ năm 1973 trở đi thì điện ảnh bắt đầu xuống dốc mau lẹ, khiến cho nhiều người hăm hở trước đó đã phải bỏ cuộc, có người sạt nghiệp luôn bởi bao nhiêu vốn liếng bỏ vào chẳng thu lại được mà còn thêm nợ cũng do làm phim mà ra như các thí dụ trên.
Chúng tôi đơn cử cuốn phim “Hè Muộn” của Đặng Trần Thức, một nhân vật trẻ có bằng đạo diễn từ nước ngoài, có ô dù che chắn (em vợ tướng tư lệnh Không quân Nguyễn Cao Kỳ thời bấy giờ) :
Phim Hè Muộn đã đoạt giải thưởng vàng trong ngày Đại hội diện ảnh kỳ 5 (1974), được đưa ra trình chiếu trong ngày khai mạc đại hội tại rạp Rex. Phim có nhiều minh tinh Việt Nam thời bấy giờ như Kiều Chinh, Đoàn Châu Mậu, Nguyễn Năng Tế, Ôn Văn Tài… thủ diễn. Nhà quay phim hay nhất là Trần Đình Mưu. Ai cũng đánh giá là cuốn phim rất nghệ thuật từ diễn xuất, cảnh trí, bố cục, âm thanh và hình ảnh.
Nhưng ông Ưng Thi chủ rạp Rex bấy giờ lại không nhận chiếu chính thức, lý do “bộ phận duyệt phim” của ông chê là, coi phim không hiểu gì cả, đạo diễn không ai biết tên (Đặng Trần Thức), có thế thôi. Bộ phận duyệt phim của ông Ưng Thi nằm tại đường Tú Xương – Trương Định, gồm con cái và người nhà của ông như tài xế, con sen, nhân viên trung tâm Rex, cùng vài thân hữu được mời đến xem chiếu phúc khảo. Tức gồm nhiều thành phần trong xã hội.
Còn trong giới làm phim ai cũng biết Đặng Trần Thức vừa lấy bằng đạo diễn tại Pháp về làm cuốn phim đầu tay ra mắt làng điện ảnh, nhưng mặt khác cũng rất chính trị, vì Thức là em bà Mai tức em vợ tướng Nguyễn Cao Kỳ !
Đúng như bộ phận duyệt phim mà nhà ông Ưng Thi đã nhận xét, nội dung phim được phóng tác từ một cuốn tiểu thuyết văn học của Thụy Sĩ, truyện viết xoáy sâu về nội tâm của các nhân vật giữa xã hội cao và thấp, tình yêu và ghen tỵ, sự sống và cái chết, trình độ người đọc hay người xem Hè Muộn phải cỡ bậc trung học đệ nhị cấp trở lên (thời đó là tú tài I), có kiến thức về triết học mới lãnh hội được nội dung cuốn phim này.
Sở dĩ phim Hè Muộn được giải thưởng trong đại hội cũng vì nhiều lý do, lý do thứ nhất nhà sản xuất kiêm đạo diễn Đặng Trần Thức là em bà Nguyễn Cao Kỳ, lý do thứ nhì, các diễn viên đều là minh tinh quốc tế như Kiều Chinh, Đoàn Châu Mậu… hoặc chức sắc trong nước như Nguyễn Năng Tế chồng Kiều Chinh, Ôn Văn Tài trung tá không quân chồng ca sĩ Thanh Thúy, lý do thứ ba về nghệ thuật điện ảnh : đạo diễn, quay phim, âm thanh, ánh sáng (phim tráng rửa, mix âm thanh đều thực hiện tại Pháp) nên phim quả là phải tuyệt (lúc này phim màu do người Việt sản xuất đều đưa qua TTQGĐA tráng rửa, trừ vài phim hợp tác với Thái Lan, Đài Loan phim được tráng rửa tại các nước này). Nếu so với những phim của Lê Dân, Bùi Sơn Duân đưa ra tham dự, thì Hè Muộn hơn hẳn, chỉ duy nhất như đã nói : cốt truyện không ai hiểu nổi.
Đặng Trần Thức rất muốn phim được chiếu tại các rạp loại A như Rex, Quốc Tế, Văn Hoa Sài Gòn, Nguyễn Văn Hảo, Văn Hoa Đa Kao nhưng hầu như các rạp đó đều từ chối, nhất là đang vào dịp tết.
Nhưng như đã nói, Đặng Trần Thức là em vợ của tướng Nguyễn Cao Kỳ, nên việc ông Ưng Thi rạp Rex, ông Hợi cụm rạp Văn Hoa từ chối cũng khó. Cho nên ông Ưng Thi ra điều kiện :
- Thông thường các phim chiếu tại rạp Rex được ăn chia 4/6 (chủ phim 4 chủ rạp 6) chiếu trong tuần lễ 7 ngày. Riêng với Hè Muộn ăn chia 3/7 (vì là dịp Tết Nguyên Đán), chiếu từ 24 tết đến 30 tết, trong hai ngày đầu phải bảo đảm 70% doanh thu, nếu không đạt con số trên thì rạp sẽ rút phim không chiếu nữa.
Coi như Ưng Thi chịu nhượng bộ. Và Đặng Trần Thức không còn lý do nào nhờ gia đình bên chị ruột tạo áp lực với rạp chiếu.
Kết quả như Ưng Thi nói, phim Hè Muộn chỉ chiếu đúng 2 ngày tại rạp Rex, vì doanh thu chỉ đạt khoảng 20% (tức với 1.200 ghế/xuất, chỉ thu khoản 300 vé/xuất). Đó là số phận của phim Hè Muộn dù rất hay, nhưng chưa phù hợp với tầng lớp khán giả Việt Nam và cả giới xem phim của Âu Mỹ !
Cho nên từ năm 1973 trở về sau, tài tử thất nghiệp dài dài, đa số đào kép cải lương tham gia điện ảnh đành quay trở về sân khấu để sống, dù chỉ sống tạm thôi cũng đỡ khổ hơn là là bám lấy sàn quay.
Trước tình trạng ấy, vào khoảng Tháng Sáu, năm 1974, trong cuộc hội thảo do trường Ðại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật thuộc Viện Ðại Học Minh Ðức (do Đỗ Tiến Đức chủ xướng) tổ chức với đề tài “Làm sao phát triển điện ảnh Việt Nam.” Thuyết trình viên là ông Võ Văn Phát, nguyên là dân biểu, đồng thời là chủ tịch Nghiệp Ðoàn Khai Thác Ðiện Ảnh Việt Nam cho biết :
- … từ nhiều tháng trước đó thị trường điện ảnh đã gặp nhiều khó khăn, khiến cho hầu hết các nhà khai thác đều lâm vào cảnh lỗ lã. Ông quả quyết rằng không một nhà khai thác nào có lời, chỉ lỗ nhiều hoặc lỗ ít mà thôi! Nếu như tình trạng kéo dài thêm một thời gian nữa thì chắc chắn điện ảnh Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng của cải lương hồi năm Mậu Thân, nghĩa là khán giả đã xa dần điện ảnh, để rồi chẳng bao giờ tái tạo được sinh khí của những thời kỳ mà khán giả ùn ùn kéo nhau đi coi phim.
Câu nói của ông chủ tịch Nghiệp đoàn khai thác điện ảnh quả không sai. Khoảng giữa năm 1974 các tài tử điện ảnh gốc cải lương đã trở lại với sân khấu còn vài hãng chỉ quay cầm chừng như Mỹ Vân của Lưu Trạch Hưng có phim Sợ Vợ mới anh hùng, Quái nữ sợ ma, Việt Ảnh của Bùi Sơn Duân với phim hợp tác với Thái Lan mang tên Hải Vụ 709, Liên Ảnh của Quốc Phong có phim Người chồng bất đắc dĩ, Lidac phim có chủ xị là đạo diễn Lê Dân qua mấy phim ăn khách như Xóm tôi, Trường tôi rồi cũng xuội lơ…
http://ongvove.wordpress.com/2010/10/28/di%E1%BB%87n-%E1%BA%A3nh-mi%E1%BB%81n-nam-vi%E1%BB%87t-nam/