Cà Kê Dê Ngỗng
Điều Răn Số 6 – Chớ Làm Sát Nhân
Bạn Có Thể Giết, nhưng Bạn Không Thể Giết Người. Nếu được yêu cầu phát biểu về điều răn này, đa số mọi người sẽ nói “Đừng Giết Chóc.” Điều này cũng dễ hiểu vì Kinh Thánh của Vua James cổ điển dịch theo cách như vậy. Nhưng tiếng Anh đã thay đổi từ năm 1610. Hơn nữa, tiếng Do Thái có hai chữ nói về sự giết chóc, cũng như tiếng Anh. Bản dịch chính xác, theo Dennis Prager giải thích, là “Chớ Làm Điều Sát Nhân” Một khi bạn nắm bắt được điều này, ý nghĩa của giới răn này thay đổi hoàn toàn.
Bạn có thể sẽ nghĩ rằng trong Mười Điều Răn, điều ít cần giải thích nhất là Điều Thứ sáu, vì nó dường như rất rõ ràng. Đó là điều mà cuốn Kinh Thánh của Vua James, Kinh Thánh sử dụng bản dịch tiếng Anh rộng rãi nhất, dịch là “Ngươi chớ giết chóc.” Tuy nhiên, sự thật thì ngược lại. Đây có lẽ là điều ít được hiểu rõ nhất trong Mười Điều Răn.
Nguyên nhân là do bản gốc tiếng Do Thái không nói rằng, “Chớ giết chóc.” Mà là nói, “Chớ làm điều sát nhân.” Cả tiếng Do Thái và tiếng Anh đều có hai chữ thể hiện việc tước đi sinh mạng – một là “giết chóc” (nghĩa là harag, trong tiếng Do Thái) và chữ còn lại là “sát nhân” (nghĩa là ratzach trong tiếng Do Thái). Sự khác biệt giữa hai chữ là rất lớn.
Giết có nghĩa là: 1) Tước đi mạng sống — dù là của con người hay động vật. 2) Tước đi mạng sống của một người do cố ý hoặc do tai nạn 3) Tước đi mạng sống của một người một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp, đạo đức hoặc vô đạo đức. Mặt khác, sát nhân có thể chỉ có một nghĩa: Là việc tước đi mạng sống của một người một cách bất hợp pháp hoặc vô đạo đức.
Đó là lý do vì sao chúng ta nói, “Tôi đã giết chết một con muỗi,” chứ không phải “Tôi đã làm việc sát nhân với con muỗi.” Và đó là lý do vì sao chúng ta nói, “người công nhân đó đã vô tình bị giết chết,” chứ không phải “người công nhân đó đã vô tình bị sát hại.”
Thế thì vì sao Vua James dịch Kinh Thánh theo chữ “giết” chứ không dùng “sát nhân”? Vì 400 năm trước khi bản dịch được hoàn thành, “giết” đồng nghĩa với “sát nhân.” Kết quả là, một vài người không nhận thấy được sự thay đổi của Tiếng Anh từ năm 1610 và vì thế họ nghĩ rằng Mười Điều Răn ngăn cấm tất cả hình thức giết chóc. Nhưng dĩ nhiên. không phải như vậy. Nếu Mười Điều Răn cấm việc giết chóc, tất cả chúng ta sẽ phải ăn chay — việc giết động vật sẽ bị cấm đoán. Và tất cả chúng ta sẽ có được hòa bình — vì chúng ta không thể giết ngay cả khi tự vệ.
Tuy nhiên, bạn không cần biết Tiếng Anh đã phát triển ra sao để hiểu rằng Mười Điều Răn không cấm mọi hình thức giết chóc. Phần tương tự trong Kinh Thánh tnói về Mười Điều Răn — Sách Ngũ Kinh của Moses, hay còn được người Do Thái gọi là Torah — tuyên án tử hình cho tội sát nhân; nhưng cho phép giết chóc trong chiến tranh; yêu cầu hiến tế động vật, và cho phép ăn thịt. Việc hiểu rõ về điều răn chống lại tội sát nhân là rất quan trọng bởi vì, trong khi hầu như tất cả các bản dịch hiện đạo dịch chính xác giới răn này là “Chớ làm điều sát nhân”, nhiều người lại trích dẫn bản dịch Vua James để biện minh cho hai luận điểm không có căn cứ trong Kinh Thánh: Phản đối án tử hình và hòa bình.
Về hình phạt tử hình và Kinh Thánh, chỉ có một điều luật xuất hiện trong mỗi cuốn Sách Ngũ Kinh của Moses đó là giết người sẽ phải chịu án tử. Những người phản đối án tử hình thì lại giữ quan điểm rằng mọi kẻ giết người cần được sống. Nhưng họ không được tự do, họ trích dẫn Kinh Thánh để ủng hộ cho luận điểm của mình. Nhiều người đã làm như vậy. Và họ luôn trích dẫn Điều Răn này, “Chớ giết chóc.”
Nhưng mà, hiện nay việc này đã rất rõ ràng, điều răn này không nói như vậy, và do đó lý luận này không hợp lệ. Cũng như đối với hòa bình, họ tin rằng sẽ luôn là sai trái nếu giết một người, lại lần nữa, họ lại khư khư giữ quan điểm này, xem nó như việc vô đạo đức. Và những từ ngữ khác nặng hơn “vô đạo đức” cũng có thể được dùng để diễn tả một cách ghê gớm việc ai đó đang thi hành việc giết người vô tội, phụ nữ và trẻ em, trong, lấy ví dụ, một rạp chiếu phim hay trường học chẳng hạn?
Nhưng không công bằng khi trích dẫn điều răn chống lại việc sát nhân để biện minh cho chủ nghĩa hòa bình. Có việc giết chóc là đạo đức — rõ nhất là việc thực hiện điều này để tự vệ chống lại kẻ xâm lược — và cũng có việc giết chóc là không đạo đức. Và từ đó chính là sát nhân. Mười Điều Răn được khắc họa trên hai tấm bảng. Năm điều răn trên tấm bảng thứ hai đều hướng đến việc chúng ta đối xử với tha nhân thế nào.
Điều đầu tiên trong danh sách đó lại là “Chớ làm điều sát nhân.” Tại sao? Bởi vì sát nhân là điều tệ hại nhất mà một người có thể phạm phải. Bốn điều răn còn lại — chớ trộm cắp, phạm sự dâm dực, làm chứng gian, và tham lam, đều là những tội trọng. Nhưng giết người đứng đầu danh sách vì tước đi mạng sống của một người một cách cố tình là điều khủng khiếp nhất chúng ta có thể phạm.
Lần tới khi nghe ai đó trích dẫn câu “Chớ Giết Chóc” trong Điều Răn Thứ Sáu, nhẹ nhàng nhưng kiên quyết giải thích rằng điều đó chích xác hơn là “Chớ Làm Điều Sát Nhân.” Tôi là Dennis Prager.
[Bé Đẹp @ Cafe Ku Búa, theo Prager U, 6th Commandment]
Bàn ra tán vào (4)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Điều Răn Số 6 – Chớ Làm Sát Nhân
Bạn Có Thể Giết, nhưng Bạn Không Thể Giết Người. Nếu được yêu cầu phát biểu về điều răn này, đa số mọi người sẽ nói “Đừng Giết Chóc.” Điều này cũng dễ hiểu vì Kinh Thánh của Vua James cổ điển dịch theo cách như vậy. Nhưng tiếng Anh đã thay đổi từ năm 1610. Hơn nữa, tiếng Do Thái có hai chữ nói về sự giết chóc, cũng như tiếng Anh. Bản dịch chính xác, theo Dennis Prager giải thích, là “Chớ Làm Điều Sát Nhân” Một khi bạn nắm bắt được điều này, ý nghĩa của giới răn này thay đổi hoàn toàn.
Bạn có thể sẽ nghĩ rằng trong Mười Điều Răn, điều ít cần giải thích nhất là Điều Thứ sáu, vì nó dường như rất rõ ràng. Đó là điều mà cuốn Kinh Thánh của Vua James, Kinh Thánh sử dụng bản dịch tiếng Anh rộng rãi nhất, dịch là “Ngươi chớ giết chóc.” Tuy nhiên, sự thật thì ngược lại. Đây có lẽ là điều ít được hiểu rõ nhất trong Mười Điều Răn.
Nguyên nhân là do bản gốc tiếng Do Thái không nói rằng, “Chớ giết chóc.” Mà là nói, “Chớ làm điều sát nhân.” Cả tiếng Do Thái và tiếng Anh đều có hai chữ thể hiện việc tước đi sinh mạng – một là “giết chóc” (nghĩa là harag, trong tiếng Do Thái) và chữ còn lại là “sát nhân” (nghĩa là ratzach trong tiếng Do Thái). Sự khác biệt giữa hai chữ là rất lớn.
Giết có nghĩa là: 1) Tước đi mạng sống — dù là của con người hay động vật. 2) Tước đi mạng sống của một người do cố ý hoặc do tai nạn 3) Tước đi mạng sống của một người một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp, đạo đức hoặc vô đạo đức. Mặt khác, sát nhân có thể chỉ có một nghĩa: Là việc tước đi mạng sống của một người một cách bất hợp pháp hoặc vô đạo đức.
Đó là lý do vì sao chúng ta nói, “Tôi đã giết chết một con muỗi,” chứ không phải “Tôi đã làm việc sát nhân với con muỗi.” Và đó là lý do vì sao chúng ta nói, “người công nhân đó đã vô tình bị giết chết,” chứ không phải “người công nhân đó đã vô tình bị sát hại.”
Thế thì vì sao Vua James dịch Kinh Thánh theo chữ “giết” chứ không dùng “sát nhân”? Vì 400 năm trước khi bản dịch được hoàn thành, “giết” đồng nghĩa với “sát nhân.” Kết quả là, một vài người không nhận thấy được sự thay đổi của Tiếng Anh từ năm 1610 và vì thế họ nghĩ rằng Mười Điều Răn ngăn cấm tất cả hình thức giết chóc. Nhưng dĩ nhiên. không phải như vậy. Nếu Mười Điều Răn cấm việc giết chóc, tất cả chúng ta sẽ phải ăn chay — việc giết động vật sẽ bị cấm đoán. Và tất cả chúng ta sẽ có được hòa bình — vì chúng ta không thể giết ngay cả khi tự vệ.
Tuy nhiên, bạn không cần biết Tiếng Anh đã phát triển ra sao để hiểu rằng Mười Điều Răn không cấm mọi hình thức giết chóc. Phần tương tự trong Kinh Thánh tnói về Mười Điều Răn — Sách Ngũ Kinh của Moses, hay còn được người Do Thái gọi là Torah — tuyên án tử hình cho tội sát nhân; nhưng cho phép giết chóc trong chiến tranh; yêu cầu hiến tế động vật, và cho phép ăn thịt. Việc hiểu rõ về điều răn chống lại tội sát nhân là rất quan trọng bởi vì, trong khi hầu như tất cả các bản dịch hiện đạo dịch chính xác giới răn này là “Chớ làm điều sát nhân”, nhiều người lại trích dẫn bản dịch Vua James để biện minh cho hai luận điểm không có căn cứ trong Kinh Thánh: Phản đối án tử hình và hòa bình.
Về hình phạt tử hình và Kinh Thánh, chỉ có một điều luật xuất hiện trong mỗi cuốn Sách Ngũ Kinh của Moses đó là giết người sẽ phải chịu án tử. Những người phản đối án tử hình thì lại giữ quan điểm rằng mọi kẻ giết người cần được sống. Nhưng họ không được tự do, họ trích dẫn Kinh Thánh để ủng hộ cho luận điểm của mình. Nhiều người đã làm như vậy. Và họ luôn trích dẫn Điều Răn này, “Chớ giết chóc.”
Nhưng mà, hiện nay việc này đã rất rõ ràng, điều răn này không nói như vậy, và do đó lý luận này không hợp lệ. Cũng như đối với hòa bình, họ tin rằng sẽ luôn là sai trái nếu giết một người, lại lần nữa, họ lại khư khư giữ quan điểm này, xem nó như việc vô đạo đức. Và những từ ngữ khác nặng hơn “vô đạo đức” cũng có thể được dùng để diễn tả một cách ghê gớm việc ai đó đang thi hành việc giết người vô tội, phụ nữ và trẻ em, trong, lấy ví dụ, một rạp chiếu phim hay trường học chẳng hạn?
Nhưng không công bằng khi trích dẫn điều răn chống lại việc sát nhân để biện minh cho chủ nghĩa hòa bình. Có việc giết chóc là đạo đức — rõ nhất là việc thực hiện điều này để tự vệ chống lại kẻ xâm lược — và cũng có việc giết chóc là không đạo đức. Và từ đó chính là sát nhân. Mười Điều Răn được khắc họa trên hai tấm bảng. Năm điều răn trên tấm bảng thứ hai đều hướng đến việc chúng ta đối xử với tha nhân thế nào.
Điều đầu tiên trong danh sách đó lại là “Chớ làm điều sát nhân.” Tại sao? Bởi vì sát nhân là điều tệ hại nhất mà một người có thể phạm phải. Bốn điều răn còn lại — chớ trộm cắp, phạm sự dâm dực, làm chứng gian, và tham lam, đều là những tội trọng. Nhưng giết người đứng đầu danh sách vì tước đi mạng sống của một người một cách cố tình là điều khủng khiếp nhất chúng ta có thể phạm.
Lần tới khi nghe ai đó trích dẫn câu “Chớ Giết Chóc” trong Điều Răn Thứ Sáu, nhẹ nhàng nhưng kiên quyết giải thích rằng điều đó chích xác hơn là “Chớ Làm Điều Sát Nhân.” Tôi là Dennis Prager.
[Bé Đẹp @ Cafe Ku Búa, theo Prager U, 6th Commandment]