Kinh Đời
Đoan Trang - Xin đừng ảo tưởng
Không có thống kê nào về số lượng những người hoạt động dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Cơ quan an ninh tất nhiên có tổng kết, đánh giá tình hình, nhưng số liệu mà an ninh đưa ra,
Không có thống kê nào về số lượng những người hoạt động dân chủ ở Việt
Nam hiện nay. Cơ quan an ninh tất nhiên có tổng kết, đánh giá tình hình,
nhưng số liệu mà an ninh đưa ra, về căn bản, đều dựa theo các báo cáo
láo và chỉ nhằm thỏa cơn khát dự án, bệnh thành tích, nên cũng không có
gì đáng tin cậy. Không lạ khi họ thường xuyên đôn con số lên, ví dụ,
tuyên bố rằng cả nước có tới 200 tổ chức phản động, mưu đồ chống phá và
lật đổ chính quyền.
Về số lượng thì khó biết. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của phong trào dân chủ là cái có thể đánh giá được phần nào.
Nếu hiểu “nhà hoạt động” là những người không chỉ lên tiếng mà còn thực
sự hành động, thực sự làm việc gì đó được cho là để bào mòn tính chính
danh của đảng Cộng sản cầm quyền và/hoặc thúc đẩy tiến trình dân chủ
hóa, thì ta có thể phân loại những nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam
thành một vài nhóm như sau, căn cứ vào mục đích đấu tranh thực sự của
họ:
- Nhóm 1: Là những người coi hoạt động dân chủ là một cuộc chiến đấu
giữa họ và độc tài, độc đảng cầm quyền. Bản thân nhóm 1 này cũng có thể
được chia thành: 1a là những người quyết chiến, quyết phải tiêu diệt
đảng Cộng sản, “có tao thì không có mày”, nghĩa là mục đích của họ là
tiêu diệt cộng sản. 1b là những người không chủ trương loại bỏ cộng sản,
nhưng cũng vẫn mưu cầu sự thay đổi chế độ (chuyển sang một thể chế dân
chủ), và họ vẫn hiểu đây là một trận chiến nguy hiểm, không phải trò
chơi.
- Nhóm 2: Là những người coi hoạt động dân chủ là một cuộc mưu cầu quyền
lực thời hậu cộng sản. Họ xuất hiện lúc này là để xây dựng lực lượng,
tạo dựng hình ảnh, chuẩn bị cho việc tham gia chính trường và giành một
(số) ghế trong chính thể tương lai, khi đất nước đã thay đổi theo hướng
dân chủ hóa.
- Nhóm 3: Là những người coi hoạt động dân chủ là một cuộc vui, với
những trải nghiệm thú vị, thích thì tham gia (cho vui), không thích thì
nghỉ, chẳng có gì phải bận tâm suy nghĩ cho mệt.
- Nhóm 4: Là những người coi hoạt động dân chủ là một cuộc làm ăn. Tất
nhiên, một cuộc làm ăn dưới trướng đảng Cộng sản thì vẫn đầy rủi ro,
nguy hiểm, chứ chẳng phải một trò chơi.
Đó là bốn nhóm chính; ngoài ra, còn có thể có những nhóm khác với các
mục đích khác, hoặc kết hợp 2-3 mục đích, ví dụ như vừa nỗ lực tiêu diệt
cộng sản vừa kiếm tiền để duy trì cuộc sống (1a và 4), hay vừa mưu cầu
thay đổi lại vừa mưu sinh (1b và 4).
Trong bốn nhóm này, nhóm 3 tham gia với sự thoải mái nhất, nhưng cũng
vẫn chịu sự nguy hiểm nhất định. Và cái đáng nói nhất là lắm khi họ gây
nguy hiểm cho… những người khác, với sự hồn nhiên, vui vẻ của họ.
Còn nhóm 4 là nhóm tệ hại nhất, dù không phải là họ hoàn toàn sai. Cái
lý của họ có khi đơn giản là: Chúng tôi đã hy sinh một phần tự do cá
nhân của chúng tôi để dấn thân vào sự nghiệp đấu tranh vì cộng đồng, vì
xã hội như thế này, thì nếu có được trả công, bù đắp, âu cũng là điều
đương nhiên và nên khuyến khích; có thế hoạt động của chúng tôi mới
chuyên nghiệp hóa được.
Cái tệ hại ở đây là họ đã lừa gạt những người ủng hộ họ, và điều đó phá
nát hình ảnh của phong trào dân chủ cũng như bôi đen các giá trị dân
chủ, tự do, nhân quyền mà người ta tưởng là họ đại diện.
Viết những dòng này, tôi chỉ mong những người Việt Nam trong và ngoài
nước, nếu quan tâm đến công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, xin
đừng ảo tưởng rằng cứ hễ là nhà hoạt động thì là người tốt, đáng tin
cậy.
Cũng xin đừng thất vọng tổng kết, khái quát chung rằng toàn bộ phong
trào dân chủ chỉ gồm những người coi “đấu tranh này là cuộc kiếm tiền”.
Và nhất là, hãy cứ tin dân chủ, tự do là những giá trị tốt đẹp phổ quát,
mà hàng chục, hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn cá nhân xấu cũng không
đại diện cho chúng được.
Đoan Trang
(FB Phạm Đoan Trang)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đoan Trang - Xin đừng ảo tưởng
Không có thống kê nào về số lượng những người hoạt động dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Cơ quan an ninh tất nhiên có tổng kết, đánh giá tình hình, nhưng số liệu mà an ninh đưa ra,
Không có thống kê nào về số lượng những người hoạt động dân chủ ở Việt
Nam hiện nay. Cơ quan an ninh tất nhiên có tổng kết, đánh giá tình hình,
nhưng số liệu mà an ninh đưa ra, về căn bản, đều dựa theo các báo cáo
láo và chỉ nhằm thỏa cơn khát dự án, bệnh thành tích, nên cũng không có
gì đáng tin cậy. Không lạ khi họ thường xuyên đôn con số lên, ví dụ,
tuyên bố rằng cả nước có tới 200 tổ chức phản động, mưu đồ chống phá và
lật đổ chính quyền.
Về số lượng thì khó biết. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của phong trào dân chủ là cái có thể đánh giá được phần nào.
Nếu hiểu “nhà hoạt động” là những người không chỉ lên tiếng mà còn thực
sự hành động, thực sự làm việc gì đó được cho là để bào mòn tính chính
danh của đảng Cộng sản cầm quyền và/hoặc thúc đẩy tiến trình dân chủ
hóa, thì ta có thể phân loại những nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam
thành một vài nhóm như sau, căn cứ vào mục đích đấu tranh thực sự của
họ:
- Nhóm 1: Là những người coi hoạt động dân chủ là một cuộc chiến đấu
giữa họ và độc tài, độc đảng cầm quyền. Bản thân nhóm 1 này cũng có thể
được chia thành: 1a là những người quyết chiến, quyết phải tiêu diệt
đảng Cộng sản, “có tao thì không có mày”, nghĩa là mục đích của họ là
tiêu diệt cộng sản. 1b là những người không chủ trương loại bỏ cộng sản,
nhưng cũng vẫn mưu cầu sự thay đổi chế độ (chuyển sang một thể chế dân
chủ), và họ vẫn hiểu đây là một trận chiến nguy hiểm, không phải trò
chơi.
- Nhóm 2: Là những người coi hoạt động dân chủ là một cuộc mưu cầu quyền
lực thời hậu cộng sản. Họ xuất hiện lúc này là để xây dựng lực lượng,
tạo dựng hình ảnh, chuẩn bị cho việc tham gia chính trường và giành một
(số) ghế trong chính thể tương lai, khi đất nước đã thay đổi theo hướng
dân chủ hóa.
- Nhóm 3: Là những người coi hoạt động dân chủ là một cuộc vui, với
những trải nghiệm thú vị, thích thì tham gia (cho vui), không thích thì
nghỉ, chẳng có gì phải bận tâm suy nghĩ cho mệt.
- Nhóm 4: Là những người coi hoạt động dân chủ là một cuộc làm ăn. Tất
nhiên, một cuộc làm ăn dưới trướng đảng Cộng sản thì vẫn đầy rủi ro,
nguy hiểm, chứ chẳng phải một trò chơi.
Đó là bốn nhóm chính; ngoài ra, còn có thể có những nhóm khác với các
mục đích khác, hoặc kết hợp 2-3 mục đích, ví dụ như vừa nỗ lực tiêu diệt
cộng sản vừa kiếm tiền để duy trì cuộc sống (1a và 4), hay vừa mưu cầu
thay đổi lại vừa mưu sinh (1b và 4).
Trong bốn nhóm này, nhóm 3 tham gia với sự thoải mái nhất, nhưng cũng
vẫn chịu sự nguy hiểm nhất định. Và cái đáng nói nhất là lắm khi họ gây
nguy hiểm cho… những người khác, với sự hồn nhiên, vui vẻ của họ.
Còn nhóm 4 là nhóm tệ hại nhất, dù không phải là họ hoàn toàn sai. Cái
lý của họ có khi đơn giản là: Chúng tôi đã hy sinh một phần tự do cá
nhân của chúng tôi để dấn thân vào sự nghiệp đấu tranh vì cộng đồng, vì
xã hội như thế này, thì nếu có được trả công, bù đắp, âu cũng là điều
đương nhiên và nên khuyến khích; có thế hoạt động của chúng tôi mới
chuyên nghiệp hóa được.
Cái tệ hại ở đây là họ đã lừa gạt những người ủng hộ họ, và điều đó phá
nát hình ảnh của phong trào dân chủ cũng như bôi đen các giá trị dân
chủ, tự do, nhân quyền mà người ta tưởng là họ đại diện.
Viết những dòng này, tôi chỉ mong những người Việt Nam trong và ngoài
nước, nếu quan tâm đến công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, xin
đừng ảo tưởng rằng cứ hễ là nhà hoạt động thì là người tốt, đáng tin
cậy.
Cũng xin đừng thất vọng tổng kết, khái quát chung rằng toàn bộ phong
trào dân chủ chỉ gồm những người coi “đấu tranh này là cuộc kiếm tiền”.
Và nhất là, hãy cứ tin dân chủ, tự do là những giá trị tốt đẹp phổ quát,
mà hàng chục, hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn cá nhân xấu cũng không
đại diện cho chúng được.
Đoan Trang
(FB Phạm Đoan Trang)