Truyện Ngắn & Phóng Sự
Đòi Vợ ( Nguyên Bình)
Thường thì Toà án là nơi các cặp vợ chồng khi tình cảm không còn nồng thắm nữa tìm đến như là khâu cuối cùng trong sự tan vỡ gia đình.
Thường thì Toà án là nơi các cặp vợ chồng khi tình cảm không còn nồng thắm nữa tìm đến như là khâu cuối cùng trong sự tan vỡ gia đình. Hay nói một cách nôm na ngắn gọn, Toà án là nơi mà các cặp vợ chồng không còn muốn chung sống với nhau nữa tìm đến để chia tay. Vậy mà đã có trường hợp ngược lại, đến tôi là người trực tiếp giải quyết vụ việc ấy cũng không nghĩ là nó lại xảy ra, đúng là thiên hạ người không việc gì là không thể xảy ra.
Hôm ấy cũng như mọi ngày tôi ngồi xem lại mấy vụ án đang giải quyết thì một cậu bé bước vào. Sau giây phút ngập ngừng cậu run run đưa cho tôi một tờ giấy gấp làm tư được cất giấu kỹ đã nhàu đi đôi chỗ, nét mực nơi nếp gấp đã không còn rõ nữa. Sau khi xem qua những gì viết trên đó, quả thực tôi không thể hiểu nổi những chữ viết trên đó, vừa ngọng, vừa láu không ra nét, có cố luận vẫn không thể hiểu người viết nói gì. Tôi mời cậu bé ngồi xuống ghế rồi để cậu ta nói cho rõ hơn những gì mà tôi không đọc nổi. Cậu ta nói:
"Cháu được bố mẹ hỏi vợ cho từ năm 1997, sau một năm thì làm lễ cưới. Cháu và vợ cháu bằng tuổi nhau và đều còn nhỏ chưa biết gì, về nhà cháu không dám ngủ chung giường với vợ. Được độ một tuần vợ cháu bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Gia đình cháu sang đón, vợ cháu không chịu về, bố mẹ vợ cháu đưa ra ý kiến là để vài năm nữa chúng cháu cùng lớn lên rồi hãy sang đón người về. Bố mẹ cháu đồng ý chờ đợi. Còn cháu thì quên mất là mình đã có vợ. Đến tháng hai vừa rồi vợ cháu đi lấy chồng khác. Bố mẹ cháu sang nhà bố mẹ vợ cháu nhưng họ tránh mặt không gặp. Tức quá bố mẹ cháu làm đơn ra Uỷ ban xã đòi lại số sính lễ đã đưa sang nhà gái gồm: Tiền mặt năm trăm ngàn đồng, thịt lợn năm mươi cân, gạo nếp sáu mươi cân, rượu sáu mươi cân, một đôi vòng tay bằng bạc, hai dây chuyền đeo cổ bằng bạc và tiền công đẻ cho bà mẹ là một trăm hai mươi ngàn đồng. Họ đã không trả lại. Bố mẹ cháu ra điều kiện là nếu không trả thì phải đưa con gái về. Họ không đồng ý. Uỷ ban xã đã không giải quyết vụ việc của nhà cháu còn nói là việc đòi lại sính lễ là không phù hợp với chính sách của Nhà nước. Bố mẹ cháu bắt cháu đem đơn đến Toà án và có dặn là không đòi sính lễ nữa mà phải đòi bằng được vợ về. Cháu mong chú giúp cháu..."
Tôi phì cười khi nghe lời nói ngây ngô của cậu bé, còn cậu thì cứ nghệt mặt ra. Một lúc sau tôi hỏi cậu bé:
- Thế ý cháu có giống với bố mẹ không?
- Cháu thì thế nào cũng được, có vợ cũng thế mà không có vợ cũng vậy.
- Cháu nghĩ thế nào về cuộc sống vợ chồng?
- Cháu không biết, họ thế nào thì mình vậy.
- Cháu có muốn lấy vợ không?
- Đằng nào cũng phải lấy thì lấy sớm bố mẹ lo cho đỡ vất vả hơn.
Hôn nhân là chuyện trọng đại của cả một đời người, nó không những ảnh hưởng đến gia đình và trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng tới cả việc nuôi dạy con cái sau này, vậy
Thường thì Toà án là nơi các cặp vợ chồng khi tình cảm không còn nồng thắm nữa tìm đến như là khâu cuối cùng trong sự tan vỡ gia đình. Hay nói một cách nôm na ngắn gọn, Toà án là nơi mà các cặp vợ chồng không còn muốn chung sống với nhau nữa tìm đến để chia tay. Vậy mà đã có trường hợp ngược lại, đến tôi là người trực tiếp giải quyết vụ việc ấy cũng không nghĩ là nó lại xảy ra, đúng là thiên hạ người không việc gì là không thể xảy ra.
Hôm ấy cũng như mọi ngày tôi ngồi xem lại mấy vụ án đang giải quyết thì một cậu bé bước vào. Sau giây phút ngập ngừng cậu run run đưa cho tôi một tờ giấy gấp làm tư được cất giấu kỹ đã nhàu đi đôi chỗ, nét mực nơi nếp gấp đã không còn rõ nữa. Sau khi xem qua những gì viết trên đó, quả thực tôi không thể hiểu nổi những chữ viết trên đó, vừa ngọng, vừa láu không ra nét, có cố luận vẫn không thể hiểu người viết nói gì. Tôi mời cậu bé ngồi xuống ghế rồi để cậu ta nói cho rõ hơn những gì mà tôi không đọc nổi. Cậu ta nói:
"Cháu được bố mẹ hỏi vợ cho từ năm 1997, sau một năm thì làm lễ cưới. Cháu và vợ cháu bằng tuổi nhau và đều còn nhỏ chưa biết gì, về nhà cháu không dám ngủ chung giường với vợ. Được độ một tuần vợ cháu bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Gia đình cháu sang đón, vợ cháu không chịu về, bố mẹ vợ cháu đưa ra ý kiến là để vài năm nữa chúng cháu cùng lớn lên rồi hãy sang đón người về. Bố mẹ cháu đồng ý chờ đợi. Còn cháu thì quên mất là mình đã có vợ. Đến tháng hai vừa rồi vợ cháu đi lấy chồng khác. Bố mẹ cháu sang nhà bố mẹ vợ cháu nhưng họ tránh mặt không gặp. Tức quá bố mẹ cháu làm đơn ra Uỷ ban xã đòi lại số sính lễ đã đưa sang nhà gái gồm: Tiền mặt năm trăm ngàn đồng, thịt lợn năm mươi cân, gạo nếp sáu mươi cân, rượu sáu mươi cân, một đôi vòng tay bằng bạc, hai dây chuyền đeo cổ bằng bạc và tiền công đẻ cho bà mẹ là một trăm hai mươi ngàn đồng. Họ đã không trả lại. Bố mẹ cháu ra điều kiện là nếu không trả thì phải đưa con gái về. Họ không đồng ý. Uỷ ban xã đã không giải quyết vụ việc của nhà cháu còn nói là việc đòi lại sính lễ là không phù hợp với chính sách của Nhà nước. Bố mẹ cháu bắt cháu đem đơn đến Toà án và có dặn là không đòi sính lễ nữa mà phải đòi bằng được vợ về. Cháu mong chú giúp cháu..."
Tôi phì cười khi nghe lời nói ngây ngô của cậu bé, còn cậu thì cứ nghệt mặt ra. Một lúc sau tôi hỏi cậu bé:
- Thế ý cháu có giống với bố mẹ không?
- Cháu thì thế nào cũng được, có vợ cũng thế mà không có vợ cũng vậy.
- Cháu nghĩ thế nào về cuộc sống vợ chồng?
- Cháu không biết, họ thế nào thì mình vậy.
- Cháu có muốn lấy vợ không?
- Đằng nào cũng phải lấy thì lấy sớm bố mẹ lo cho đỡ vất vả hơn.
Hôn nhân là chuyện trọng đại của cả một đời người, nó không những ảnh hưởng đến gia đình và trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng tới cả việc nuôi dạy con cái sau này, vậy
mà cậu ta nói chuyện của mình cứ như chuyện của người khác. Sau khi giải thích cho cậu ta hiểu rằng đề nghị của cậu ta là trái pháp luật của Nhà nước, cậu ta đứng dậy ra về. Tôi nhìn theo thấy lòng mình trống trải, không ra buồn cũng chẳng ra vui. Một lúc sau tôi nhìn lại bàn làm việc của mình mới biết rằng cậu ta còn quên lá đơn ở đó. Lúc này tôi mới xem đến địa chỉ thường trú thì ra cậu ta ở xã Du Già huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang.
QuynhMai Chuyen
Đòi Vợ ( Nguyên Bình)
Thường thì Toà án là nơi các cặp vợ chồng khi tình cảm không còn nồng thắm nữa tìm đến như là khâu cuối cùng trong sự tan vỡ gia đình.
Thường thì Toà án là nơi các cặp vợ chồng khi tình cảm không còn nồng thắm nữa tìm đến như là khâu cuối cùng trong sự tan vỡ gia đình. Hay nói một cách nôm na ngắn gọn, Toà án là nơi mà các cặp vợ chồng không còn muốn chung sống với nhau nữa tìm đến để chia tay. Vậy mà đã có trường hợp ngược lại, đến tôi là người trực tiếp giải quyết vụ việc ấy cũng không nghĩ là nó lại xảy ra, đúng là thiên hạ người không việc gì là không thể xảy ra.
Hôm ấy cũng như mọi ngày tôi ngồi xem lại mấy vụ án đang giải quyết thì một cậu bé bước vào. Sau giây phút ngập ngừng cậu run run đưa cho tôi một tờ giấy gấp làm tư được cất giấu kỹ đã nhàu đi đôi chỗ, nét mực nơi nếp gấp đã không còn rõ nữa. Sau khi xem qua những gì viết trên đó, quả thực tôi không thể hiểu nổi những chữ viết trên đó, vừa ngọng, vừa láu không ra nét, có cố luận vẫn không thể hiểu người viết nói gì. Tôi mời cậu bé ngồi xuống ghế rồi để cậu ta nói cho rõ hơn những gì mà tôi không đọc nổi. Cậu ta nói:
"Cháu được bố mẹ hỏi vợ cho từ năm 1997, sau một năm thì làm lễ cưới. Cháu và vợ cháu bằng tuổi nhau và đều còn nhỏ chưa biết gì, về nhà cháu không dám ngủ chung giường với vợ. Được độ một tuần vợ cháu bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Gia đình cháu sang đón, vợ cháu không chịu về, bố mẹ vợ cháu đưa ra ý kiến là để vài năm nữa chúng cháu cùng lớn lên rồi hãy sang đón người về. Bố mẹ cháu đồng ý chờ đợi. Còn cháu thì quên mất là mình đã có vợ. Đến tháng hai vừa rồi vợ cháu đi lấy chồng khác. Bố mẹ cháu sang nhà bố mẹ vợ cháu nhưng họ tránh mặt không gặp. Tức quá bố mẹ cháu làm đơn ra Uỷ ban xã đòi lại số sính lễ đã đưa sang nhà gái gồm: Tiền mặt năm trăm ngàn đồng, thịt lợn năm mươi cân, gạo nếp sáu mươi cân, rượu sáu mươi cân, một đôi vòng tay bằng bạc, hai dây chuyền đeo cổ bằng bạc và tiền công đẻ cho bà mẹ là một trăm hai mươi ngàn đồng. Họ đã không trả lại. Bố mẹ cháu ra điều kiện là nếu không trả thì phải đưa con gái về. Họ không đồng ý. Uỷ ban xã đã không giải quyết vụ việc của nhà cháu còn nói là việc đòi lại sính lễ là không phù hợp với chính sách của Nhà nước. Bố mẹ cháu bắt cháu đem đơn đến Toà án và có dặn là không đòi sính lễ nữa mà phải đòi bằng được vợ về. Cháu mong chú giúp cháu..."
Tôi phì cười khi nghe lời nói ngây ngô của cậu bé, còn cậu thì cứ nghệt mặt ra. Một lúc sau tôi hỏi cậu bé:
- Thế ý cháu có giống với bố mẹ không?
- Cháu thì thế nào cũng được, có vợ cũng thế mà không có vợ cũng vậy.
- Cháu nghĩ thế nào về cuộc sống vợ chồng?
- Cháu không biết, họ thế nào thì mình vậy.
- Cháu có muốn lấy vợ không?
- Đằng nào cũng phải lấy thì lấy sớm bố mẹ lo cho đỡ vất vả hơn.
Hôn nhân là chuyện trọng đại của cả một đời người, nó không những ảnh hưởng đến gia đình và trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng tới cả việc nuôi dạy con cái sau này, vậy
mà cậu ta nói chuyện của mình cứ như chuyện của người khác. Sau khi giải thích cho cậu ta hiểu rằng đề nghị của cậu ta là trái pháp luật của Nhà nước, cậu ta đứng dậy ra về. Tôi nhìn theo thấy lòng mình trống trải, không ra buồn cũng chẳng ra vui. Một lúc sau tôi nhìn lại bàn làm việc của mình mới biết rằng cậu ta còn quên lá đơn ở đó. Lúc này tôi mới xem đến địa chỉ thường trú thì ra cậu ta ở xã Du Già huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang.
QuynhMai Chuyen