Cà Kê Dê Ngỗng
Đôi khi, làm quan tham Trung Quốc không sung sướng như người ta vẫn tưởng
Một bức ảnh không ghi ngày tháng cho thấy người từng đào tẩu – ông Vương Quốc Cường đang bị thẩm vấn khi trờ về Trung Quốc. Trường hợp của ông Vương được sử dụng để khuyên những quan chức khác không nên tham nhũng rồi trốn chạ
Một bức ảnh không ghi ngày tháng cho thấy người từng đào tẩu – ông Vương Quốc Cường đang bị thẩm vấn khi trờ về Trung Quốc. Trường hợp của ông Vương được sử dụng để khuyên những quan chức khác không nên tham nhũng rồi trốn chạy. ( ảnh từ Tân Hoa Xã)
Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc diễn ra được một thơi gian và giờ đây nó nhắm vào những quan chức tham nhũng chạy trốn ra nước ngoài. Trung Quốc đang hướng đến việc đạt được các thỏa thuận với Mỹ và Úc, ví dụ như xác định danh tính và mang những kẻ đào tẩu về Trung Quốc.
Nhưng có một chiến thuật hiện nay đang được sử dụng, nó có nghĩa là ngăn cản việc đào tẩu trước khi họ rời đi, thông qua tuyên truyền tiêu cực. Phương tiện truyền thông Trung Quốc đang đăng những lời khai từ những kẻ trốn chạy đáng khinh miêu tả về những khó khăn của một cuộc sống lẩn trốn. Cho dù những trường hợp này chỉ là đại diện, có chính xác hay không vẫn chưa rõ ràng nhưng dường như chúng đã tạo nên một trường hợp đầy thuyết phục rằng trốn thoát với bọc tiền và sống một cuộc đời tốt đẹp không hề dễ như nó có vẻ.
“Tôi thà đi tù”
Một ví dụ điển hình là ông Vương Quốc Cường, cựu bí thư Đảng thành phố Phong Thành tỉnh Liêu Ninh, đã tự trở về ngày 22 tháng 12 năm ngoái. Ông Vương đã trốn sang Mỹ trong hai năm rưỡi sau khi biển thủ nhiều triệu nhân dân tệ. Khi trở về, ông ta đã khai nhận cuộc sống đào tẩu khó khăn như thế nào.
Ông Vương thú nhận “ Đó là ác mộng của đời tôi”. Ông ta nói rằng mình quá sợ để xác nhận danh tính bản thân hay vợ ở Mỹ, do đó họ không dám sử dụ hộ chiếu Trung Quốc dưới bất kỳ hoàn cảnh nào; họ không đến bệnh viện khi ốm, và thậm chí tránh sử dụng xe buýt Greyhound.
Ông Vương nói rằng mình suýt chết vì một cơn đau tim, và ông không thể nhận đơn thuốc từ bác sĩ vì ông không muốn sử dụng hộ chiếu. “ Tôi thà chết vì bệnh tật còn hơn lộ danh tính. Thật đau khổ!”, ông Vương bày tỏ.
Họ không được liên hệ bạn bè, gia đình, bao gồm cả người con gái duy nhất. “Nếu tôi buộc phải chọn đi tù hay bỏ trốn sang Mỹ, tôi thà đi tù”, ông Vương nói.
Sống trong một tầng hầm
Dương Tú Châu, cựu phó thị trưởng của thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, được đặt cho cái tên đáng ngờ “Người phụ nữ tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc”. Bà ta bị cảnh sát Rotterdam, Hà Lan bắt giữ sau khi bỏ trốn với hơn 250 triệu nhân dân tệ (40 triệu USD).
Bà Dương chạy trốn năm 2003, bà ta từng sống ở Singapore và Mỹ, trước khi định cư ở Hà Lan. Ở Singapore, bạn bè tống tiền bà, tuyên bố họ sẽ vạch trần nếu bà ta không trả tiền. Ở Mỹ, bà ta bị các nhà điều tra liên bang bám sát vì họ tò mò về nguồn gốc quỹ tiền của bà. Bà Dương, theo báo cáo, đã rời bỏ 5 ngôi nhà sang trọng vừa mới mua để đến châu Âu.
Đó là Rotterdam, nơi bà thuê một “ hầm tối” để ẩn cư, sau đó bà ta nói rằng mình sống trong sợ hãi và khóc trong tuyệt vọng. Theo Tân Hoa Xã, hiện nay bà ta đã hồi hương.
Làm việc cho một nhà tang lễ
Tả Thiên Chủ, cựu giám đốc của Cục Quản lý Đất đai ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, đã trốn sang Hoa Kỳ với một vài triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng từ vài trăm ngàn đến một triệu USD) tiền tham nhũng. Nhưng tiền bạc sớm cạn kiệt, nhân tình bỏ rơi, và anh ta trải qua một khoảng thời gian khó khăn để tìm một công việc thích hợp, theo Tân Hoa Xã viết. Một nhân chứng giấu tên thấy anh ta làm việc trong một nhà tang lễ, mang vác thi hài, theo Tân Hoa Xã.
Phẫu thuật thẩm mỹ
Tân Hoa Xã cũng kể đến một trường hợp cũ hơn trong danh sách những kẻ đào tẩu thất bại: Trần Mãn Hùng, tổng giám đốc của một công ty phát triển công nghiệp ở thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Châu, người đã chạy trốn sang Thái Lan vào năm 1995 với vợ sau khi biển thủ công quỹ hơn 420 triệu nhân dân tệ (68 triệu USD).
Ông Trần mua một giấy tờ nhân thân người Thái Lan ở chợ đen, thay bằng tên Thái, tẩy trắng da, và thậm chí thay đổi khuôn mặt bằng phẫu thuật thẩm mỹ.
Nhưng cuối cùng, ông ta vẫn bị cảnh sát Thái Lan phát hiện và gửi về Trung Quốc, nơi ông ta bị kết án tù chung thân.
Jenny Li, Epoch Times
(Đại Kỷ Nguyên)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đôi khi, làm quan tham Trung Quốc không sung sướng như người ta vẫn tưởng
Một bức ảnh không ghi ngày tháng cho thấy người từng đào tẩu – ông Vương Quốc Cường đang bị thẩm vấn khi trờ về Trung Quốc. Trường hợp của ông Vương được sử dụng để khuyên những quan chức khác không nên tham nhũng rồi trốn chạ
Một bức ảnh không ghi ngày tháng cho thấy người từng đào tẩu – ông Vương Quốc Cường đang bị thẩm vấn khi trờ về Trung Quốc. Trường hợp của ông Vương được sử dụng để khuyên những quan chức khác không nên tham nhũng rồi trốn chạy. ( ảnh từ Tân Hoa Xã)
Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc diễn ra được một thơi gian và giờ đây nó nhắm vào những quan chức tham nhũng chạy trốn ra nước ngoài. Trung Quốc đang hướng đến việc đạt được các thỏa thuận với Mỹ và Úc, ví dụ như xác định danh tính và mang những kẻ đào tẩu về Trung Quốc.
Nhưng có một chiến thuật hiện nay đang được sử dụng, nó có nghĩa là ngăn cản việc đào tẩu trước khi họ rời đi, thông qua tuyên truyền tiêu cực. Phương tiện truyền thông Trung Quốc đang đăng những lời khai từ những kẻ trốn chạy đáng khinh miêu tả về những khó khăn của một cuộc sống lẩn trốn. Cho dù những trường hợp này chỉ là đại diện, có chính xác hay không vẫn chưa rõ ràng nhưng dường như chúng đã tạo nên một trường hợp đầy thuyết phục rằng trốn thoát với bọc tiền và sống một cuộc đời tốt đẹp không hề dễ như nó có vẻ.
“Tôi thà đi tù”
Một ví dụ điển hình là ông Vương Quốc Cường, cựu bí thư Đảng thành phố Phong Thành tỉnh Liêu Ninh, đã tự trở về ngày 22 tháng 12 năm ngoái. Ông Vương đã trốn sang Mỹ trong hai năm rưỡi sau khi biển thủ nhiều triệu nhân dân tệ. Khi trở về, ông ta đã khai nhận cuộc sống đào tẩu khó khăn như thế nào.
Ông Vương thú nhận “ Đó là ác mộng của đời tôi”. Ông ta nói rằng mình quá sợ để xác nhận danh tính bản thân hay vợ ở Mỹ, do đó họ không dám sử dụ hộ chiếu Trung Quốc dưới bất kỳ hoàn cảnh nào; họ không đến bệnh viện khi ốm, và thậm chí tránh sử dụng xe buýt Greyhound.
Ông Vương nói rằng mình suýt chết vì một cơn đau tim, và ông không thể nhận đơn thuốc từ bác sĩ vì ông không muốn sử dụng hộ chiếu. “ Tôi thà chết vì bệnh tật còn hơn lộ danh tính. Thật đau khổ!”, ông Vương bày tỏ.
Họ không được liên hệ bạn bè, gia đình, bao gồm cả người con gái duy nhất. “Nếu tôi buộc phải chọn đi tù hay bỏ trốn sang Mỹ, tôi thà đi tù”, ông Vương nói.
Sống trong một tầng hầm
Dương Tú Châu, cựu phó thị trưởng của thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, được đặt cho cái tên đáng ngờ “Người phụ nữ tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc”. Bà ta bị cảnh sát Rotterdam, Hà Lan bắt giữ sau khi bỏ trốn với hơn 250 triệu nhân dân tệ (40 triệu USD).
Bà Dương chạy trốn năm 2003, bà ta từng sống ở Singapore và Mỹ, trước khi định cư ở Hà Lan. Ở Singapore, bạn bè tống tiền bà, tuyên bố họ sẽ vạch trần nếu bà ta không trả tiền. Ở Mỹ, bà ta bị các nhà điều tra liên bang bám sát vì họ tò mò về nguồn gốc quỹ tiền của bà. Bà Dương, theo báo cáo, đã rời bỏ 5 ngôi nhà sang trọng vừa mới mua để đến châu Âu.
Đó là Rotterdam, nơi bà thuê một “ hầm tối” để ẩn cư, sau đó bà ta nói rằng mình sống trong sợ hãi và khóc trong tuyệt vọng. Theo Tân Hoa Xã, hiện nay bà ta đã hồi hương.
Làm việc cho một nhà tang lễ
Tả Thiên Chủ, cựu giám đốc của Cục Quản lý Đất đai ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, đã trốn sang Hoa Kỳ với một vài triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng từ vài trăm ngàn đến một triệu USD) tiền tham nhũng. Nhưng tiền bạc sớm cạn kiệt, nhân tình bỏ rơi, và anh ta trải qua một khoảng thời gian khó khăn để tìm một công việc thích hợp, theo Tân Hoa Xã viết. Một nhân chứng giấu tên thấy anh ta làm việc trong một nhà tang lễ, mang vác thi hài, theo Tân Hoa Xã.
Phẫu thuật thẩm mỹ
Tân Hoa Xã cũng kể đến một trường hợp cũ hơn trong danh sách những kẻ đào tẩu thất bại: Trần Mãn Hùng, tổng giám đốc của một công ty phát triển công nghiệp ở thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Châu, người đã chạy trốn sang Thái Lan vào năm 1995 với vợ sau khi biển thủ công quỹ hơn 420 triệu nhân dân tệ (68 triệu USD).
Ông Trần mua một giấy tờ nhân thân người Thái Lan ở chợ đen, thay bằng tên Thái, tẩy trắng da, và thậm chí thay đổi khuôn mặt bằng phẫu thuật thẩm mỹ.
Nhưng cuối cùng, ông ta vẫn bị cảnh sát Thái Lan phát hiện và gửi về Trung Quốc, nơi ông ta bị kết án tù chung thân.
Jenny Li, Epoch Times
(Đại Kỷ Nguyên)