Tham Khảo
Donald Trump trong vòng vây ở Washington
Nếu điều gì đó không thể tiếp diễn mãi, nó ắt sẽ dừng lại. Vấn đề ở đây là điều đó sẽ xẩy ra với Donald Trump trong bao lâu nữa. Không cần đến mức phải phỏng đoán về bốn năm tới.
Donald Trump.
Ảnh: Financial Times
Hệ thống của Mỹ sẽ hạ bệ Trump hay ông ta sẽ phá huỷ nó trước?
Nếu điều gì đó không thể tiếp diễn mãi, nó ắt sẽ dừng lại. Vấn đề ở đây là điều đó sẽ xẩy ra với Donald Trump trong bao lâu nữa. Không cần đến mức phải phỏng đoán về bốn năm tới. Người ta chỉ cần nhân bốn tuần đầu tiên của Trump lên rồi đưa ra câu hỏi là hệ thống của Mỹ có thể chịu đựng được bao lâu.
Tháng đầu tiên, Trump đã tuyên chiến với với các cơ quan tình báo và giới truyền thông. Nhánh tư pháp có vẻ như sẽ là cái tên tiếp theo trong danh sách kẻ thù của ông ta. Washington của Trump không có chỗ cho những kẻ có lập trường trung dung. Hoặc là các lực lượng chống lại tổng thống sẽ hạ bệ ông ta, hoặc là ông ta sẽ phá huỷ hệ thống. Tôi đặt cược vào khả năng đầu tiên. Nhưng tôi không tuyệt đối tin vào điều đó.
Đừng tự trấn an mình với nội các của Trump. Trong số họ có nhiều người dày dạn kinh nghiệm. James Mattis (Bộ trưởng Quốc phòng), Rex Tillerson (Ngoại trưởng) và Steven Mnuchin (nhân vật được đề cử cho vị trí Bộ trưởng Tài chính) là những nhà chuyên nghiệp. Chúng ta có thể nghi ngờ những ưu tiên của họ, song chúng ta không có cơ sở nào để bác bỏ kinh nghiệm thực tế của họ.
Ngay cả Kellyanne Conway và Sean Spicer – vị cố vấn tai tiếng và thư ký báo chí của Trump – có lẽ trông cũng ổn nếu như họ làm việc cho một tổng thống khác. Trump có thể đưa những công bộc mẫn cán nhất vào bộ máy của mình, song điều đó lại không thay đổi điều quan trọng nhất. Họ vẫn sẽ được yêu cầu thực thi mệnh lệnh của con người đã chia rẽ thế giới thành bạn và thù – và không có gì giữa hai thái cực đó.
Robert Harward – cựu thành viên của đội đặc nhiệm hải quân Hoa Kỳ (SEAL) đã từ chối làm cố vấn an ninh quốc gia cho Trump – là người báo trước về những gì sẽ đến. Trong bất kỳ hoàn cảnh bình thường nào, một người với lai lịch như Harward hẳn sẽ nhẩy cẫng lên trước vinh dự lớn như thế. Song Harward lại không thể chấp nhận khả năng ấy.
Điều đó sẽ hàm ý phục vụ một tổng thống tự cho mình là người hiểu biết hơn các tướng lĩnh của mình về chiến tranh, hơn các điệp viên về tình báo, và hơn các nhà ngoại giao về thế giới. Trump chỉ nhất trí với những ai đồng ý với ông ta. Một câu hỏi còn để ngỏ ở đây là những ứng viên hiện tại của Trump sẽ mất bao lâu để đi đến kết luận như thế. Có một lằn ranh mong manh giữa việc thực thi nhiệm vụ và việc bị hạ nhục.
Các cơ quan tình báo Mỹ dường như đã vượt qua lằn ranh đó. Ít nhất 9 nguồn tin tình báo đã tiết lộ chi tiết của cuộc gọi điện thoại giữa Michael Flynn với đại sứ Nga cho tờ Washington Post. Một số chắc chắn là để trả thù thái độ coi thường mà Flynn dành cho các điệp viên, những người đã chế ra thuật ngữ “dữ kiện Flynn” (Flynn facts) khi ông ta đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng. Nhưng một số lại được thôi thúc bởi sự lo ngại sâu sắc về một tổng thống tỏ ra cẩu thả đến vậy với an ninh quốc gia.
Trump đã so sánh CIA với Đức Quốc xã và cáo buộc họ làm việc cho Hillary Clinton. Trái lại, với James Comey, người đứng đầu FBI, ông ta lại chỉ khen và khen – sự can thiệp vào phút chót của Comey đã góp phần khiến cuộc bầu cử nghiêng về phía Trump.
Thông điệp rõ ràng ở đây là: hãy cư xử giống như Comey nếu không muốn bị đối xử như kẻ thù. Khó mà tưởng tượng là có nhiều công bộc coi Comey như một tấm gương. Một số người chấp nhận cả rủi ro tính mạng với một mức lương thấp để được phụng sự tổ quốc. Trump không phải là tổ quốc của họ.
Rồi lại còn thứ truyền thông dối trá – hay “Lügenpresse” như những người ủng hộ cực hữu của Trump vẫn nói khi lặp lại lối bôi nhọ kiểu Đức Quốc xã. Thứ Năm tuần trước, Trump đã buộc giới truyền thông phải chịu 80 phút phê phán, được nguỵ trang như một cuộc họp báo, trong đó ông ta cáo buộc họ là thiếu trung thực, phổ biến “tin tức giả” và âm mưu làm suy yếu vị thế tổng thống của ông ta.
Bước đi logic tiếp theo của Trump là cáo buộc giới truyền thông tội phản quốc. Trong một dòng tweet mà sau đó ông ta xoá đi, Trump đã gọi giới truyền thông là “kẻ thù của nhân dân Mỹ”. Điều này không thể chấm dứt đơn giản. Những lời doạ giết từ những kẻ ẩn danh đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” đối với nhiều nhà báo ở Washington. Tôi e rằng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi điều này dẫn đến bạo lực. Tình trạng tương tự cũng diễn ra trong bộ máy tư pháp. Những thẩm phán từng bác bỏ “lệnh cấm Hồi giáo” của Trump hồi đầu tháng đang nhận được những lời doạ giết.
Mọi chuyện sẽ kết thúc như thế nào? Những kẻ lạc quan mù quáng vẫn bám víu vào hy vọng rằng Trump sẽ điều chỉnh cách ứng xử của mình. Trong kịch bản vui vẻ này, ông ta sẽ đưa những kẻ gây rắc rối ra khỏi Nhà Trắng, chẳng hạn như các cố vấn thân cận Stephen Bannon và Stephen Miller, đồng thời thay thế họ bằng những nhân vật nhiều kinh nghiệm.
Một cuộc thanh lọc như thế sẽ khả dĩ ở một thời điểm nào đó. Thậm chí nó rất dễ xẩy ra. Số cố vấn đủ sức chịu đựng lâu dài trong hoàn cảnh phải thường xuyên tiếp xúc với cơn cuồng nhiệt của một nhà lãnh đạo dân tuý là rất ít. Trừ phi Trump tự thay thế mình, vòng vây vẫn sẽ tiếp diễn.
Chúng ta cũng không thể trông cậy vào một sự cấy ghép tính cách. Trump có thể dùng đến 95% thời gian làm theo lời khuyên của các chuyên gia và 5% chống lại chúng. Song 5% đó sẽ vẫn dẫn dắt nghị trình. Trong khi đó, Trump lại không phải là một nhân vật khả dĩ đổi mới. Càng bị bủa vây, ông ta càng hùng hổ. Ông ta thề là sẽ tiến hành điều tra các vụ rò rỉ và ngụ ý thanh trừng các quan chức thiếu trung thành.
Thật khó mà tiên đoán cuộc chiến giữa Trump với cái gọi là “nhà nước chìm” (deep state) sẽ mất bao thời gian để giải quyết. Cũng thật khó mà nói là một Quốc hội do Đảng Cộng hoà kiểm soát có thể “chịu nhiệt” được bao lâu nữa. Như tôi đã nói, hãy nhân bốn tuần qua lên ba, sáu hoặc 9 lần. Lập trường trung dung sẽ biến mất. Một lúc nào đó, điều này sẽ dẫn đến sự lựa chọn giữa Trump và hiến pháp Mỹ.
Donald Trump.
Ảnh: Financial Times
Hệ thống của Mỹ sẽ hạ bệ Trump hay ông ta sẽ phá huỷ nó trước?
Nếu điều gì đó không thể tiếp diễn mãi, nó ắt sẽ dừng lại. Vấn đề ở đây là điều đó sẽ xẩy ra với Donald Trump trong bao lâu nữa. Không cần đến mức phải phỏng đoán về bốn năm tới. Người ta chỉ cần nhân bốn tuần đầu tiên của Trump lên rồi đưa ra câu hỏi là hệ thống của Mỹ có thể chịu đựng được bao lâu.
Tháng đầu tiên, Trump đã tuyên chiến với với các cơ quan tình báo và giới truyền thông. Nhánh tư pháp có vẻ như sẽ là cái tên tiếp theo trong danh sách kẻ thù của ông ta. Washington của Trump không có chỗ cho những kẻ có lập trường trung dung. Hoặc là các lực lượng chống lại tổng thống sẽ hạ bệ ông ta, hoặc là ông ta sẽ phá huỷ hệ thống. Tôi đặt cược vào khả năng đầu tiên. Nhưng tôi không tuyệt đối tin vào điều đó.
Đừng tự trấn an mình với nội các của Trump. Trong số họ có nhiều người dày dạn kinh nghiệm. James Mattis (Bộ trưởng Quốc phòng), Rex Tillerson (Ngoại trưởng) và Steven Mnuchin (nhân vật được đề cử cho vị trí Bộ trưởng Tài chính) là những nhà chuyên nghiệp. Chúng ta có thể nghi ngờ những ưu tiên của họ, song chúng ta không có cơ sở nào để bác bỏ kinh nghiệm thực tế của họ.
Ngay cả Kellyanne Conway và Sean Spicer – vị cố vấn tai tiếng và thư ký báo chí của Trump – có lẽ trông cũng ổn nếu như họ làm việc cho một tổng thống khác. Trump có thể đưa những công bộc mẫn cán nhất vào bộ máy của mình, song điều đó lại không thay đổi điều quan trọng nhất. Họ vẫn sẽ được yêu cầu thực thi mệnh lệnh của con người đã chia rẽ thế giới thành bạn và thù – và không có gì giữa hai thái cực đó.
Robert Harward – cựu thành viên của đội đặc nhiệm hải quân Hoa Kỳ (SEAL) đã từ chối làm cố vấn an ninh quốc gia cho Trump – là người báo trước về những gì sẽ đến. Trong bất kỳ hoàn cảnh bình thường nào, một người với lai lịch như Harward hẳn sẽ nhẩy cẫng lên trước vinh dự lớn như thế. Song Harward lại không thể chấp nhận khả năng ấy.
Điều đó sẽ hàm ý phục vụ một tổng thống tự cho mình là người hiểu biết hơn các tướng lĩnh của mình về chiến tranh, hơn các điệp viên về tình báo, và hơn các nhà ngoại giao về thế giới. Trump chỉ nhất trí với những ai đồng ý với ông ta. Một câu hỏi còn để ngỏ ở đây là những ứng viên hiện tại của Trump sẽ mất bao lâu để đi đến kết luận như thế. Có một lằn ranh mong manh giữa việc thực thi nhiệm vụ và việc bị hạ nhục.
Các cơ quan tình báo Mỹ dường như đã vượt qua lằn ranh đó. Ít nhất 9 nguồn tin tình báo đã tiết lộ chi tiết của cuộc gọi điện thoại giữa Michael Flynn với đại sứ Nga cho tờ Washington Post. Một số chắc chắn là để trả thù thái độ coi thường mà Flynn dành cho các điệp viên, những người đã chế ra thuật ngữ “dữ kiện Flynn” (Flynn facts) khi ông ta đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng. Nhưng một số lại được thôi thúc bởi sự lo ngại sâu sắc về một tổng thống tỏ ra cẩu thả đến vậy với an ninh quốc gia.
Trump đã so sánh CIA với Đức Quốc xã và cáo buộc họ làm việc cho Hillary Clinton. Trái lại, với James Comey, người đứng đầu FBI, ông ta lại chỉ khen và khen – sự can thiệp vào phút chót của Comey đã góp phần khiến cuộc bầu cử nghiêng về phía Trump.
Thông điệp rõ ràng ở đây là: hãy cư xử giống như Comey nếu không muốn bị đối xử như kẻ thù. Khó mà tưởng tượng là có nhiều công bộc coi Comey như một tấm gương. Một số người chấp nhận cả rủi ro tính mạng với một mức lương thấp để được phụng sự tổ quốc. Trump không phải là tổ quốc của họ.
Rồi lại còn thứ truyền thông dối trá – hay “Lügenpresse” như những người ủng hộ cực hữu của Trump vẫn nói khi lặp lại lối bôi nhọ kiểu Đức Quốc xã. Thứ Năm tuần trước, Trump đã buộc giới truyền thông phải chịu 80 phút phê phán, được nguỵ trang như một cuộc họp báo, trong đó ông ta cáo buộc họ là thiếu trung thực, phổ biến “tin tức giả” và âm mưu làm suy yếu vị thế tổng thống của ông ta.
Bước đi logic tiếp theo của Trump là cáo buộc giới truyền thông tội phản quốc. Trong một dòng tweet mà sau đó ông ta xoá đi, Trump đã gọi giới truyền thông là “kẻ thù của nhân dân Mỹ”. Điều này không thể chấm dứt đơn giản. Những lời doạ giết từ những kẻ ẩn danh đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” đối với nhiều nhà báo ở Washington. Tôi e rằng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi điều này dẫn đến bạo lực. Tình trạng tương tự cũng diễn ra trong bộ máy tư pháp. Những thẩm phán từng bác bỏ “lệnh cấm Hồi giáo” của Trump hồi đầu tháng đang nhận được những lời doạ giết.
Mọi chuyện sẽ kết thúc như thế nào? Những kẻ lạc quan mù quáng vẫn bám víu vào hy vọng rằng Trump sẽ điều chỉnh cách ứng xử của mình. Trong kịch bản vui vẻ này, ông ta sẽ đưa những kẻ gây rắc rối ra khỏi Nhà Trắng, chẳng hạn như các cố vấn thân cận Stephen Bannon và Stephen Miller, đồng thời thay thế họ bằng những nhân vật nhiều kinh nghiệm.
Một cuộc thanh lọc như thế sẽ khả dĩ ở một thời điểm nào đó. Thậm chí nó rất dễ xẩy ra. Số cố vấn đủ sức chịu đựng lâu dài trong hoàn cảnh phải thường xuyên tiếp xúc với cơn cuồng nhiệt của một nhà lãnh đạo dân tuý là rất ít. Trừ phi Trump tự thay thế mình, vòng vây vẫn sẽ tiếp diễn.
Chúng ta cũng không thể trông cậy vào một sự cấy ghép tính cách. Trump có thể dùng đến 95% thời gian làm theo lời khuyên của các chuyên gia và 5% chống lại chúng. Song 5% đó sẽ vẫn dẫn dắt nghị trình. Trong khi đó, Trump lại không phải là một nhân vật khả dĩ đổi mới. Càng bị bủa vây, ông ta càng hùng hổ. Ông ta thề là sẽ tiến hành điều tra các vụ rò rỉ và ngụ ý thanh trừng các quan chức thiếu trung thành.
Thật khó mà tiên đoán cuộc chiến giữa Trump với cái gọi là “nhà nước chìm” (deep state) sẽ mất bao thời gian để giải quyết. Cũng thật khó mà nói là một Quốc hội do Đảng Cộng hoà kiểm soát có thể “chịu nhiệt” được bao lâu nữa. Như tôi đã nói, hãy nhân bốn tuần qua lên ba, sáu hoặc 9 lần. Lập trường trung dung sẽ biến mất. Một lúc nào đó, điều này sẽ dẫn đến sự lựa chọn giữa Trump và hiến pháp Mỹ.
Financial Times/ VNTB
Tác giả: Edward Luce
Người dịch: Lê Anh Hùng
Tác giả: Edward Luce
Người dịch: Lê Anh Hùng
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Donald Trump trong vòng vây ở Washington
Nếu điều gì đó không thể tiếp diễn mãi, nó ắt sẽ dừng lại. Vấn đề ở đây là điều đó sẽ xẩy ra với Donald Trump trong bao lâu nữa. Không cần đến mức phải phỏng đoán về bốn năm tới.
Donald Trump.
Ảnh: Financial Times
Hệ thống của Mỹ sẽ hạ bệ Trump hay ông ta sẽ phá huỷ nó trước?
Nếu điều gì đó không thể tiếp diễn mãi, nó ắt sẽ dừng lại. Vấn đề ở đây là điều đó sẽ xẩy ra với Donald Trump trong bao lâu nữa. Không cần đến mức phải phỏng đoán về bốn năm tới. Người ta chỉ cần nhân bốn tuần đầu tiên của Trump lên rồi đưa ra câu hỏi là hệ thống của Mỹ có thể chịu đựng được bao lâu.
Tháng đầu tiên, Trump đã tuyên chiến với với các cơ quan tình báo và giới truyền thông. Nhánh tư pháp có vẻ như sẽ là cái tên tiếp theo trong danh sách kẻ thù của ông ta. Washington của Trump không có chỗ cho những kẻ có lập trường trung dung. Hoặc là các lực lượng chống lại tổng thống sẽ hạ bệ ông ta, hoặc là ông ta sẽ phá huỷ hệ thống. Tôi đặt cược vào khả năng đầu tiên. Nhưng tôi không tuyệt đối tin vào điều đó.
Đừng tự trấn an mình với nội các của Trump. Trong số họ có nhiều người dày dạn kinh nghiệm. James Mattis (Bộ trưởng Quốc phòng), Rex Tillerson (Ngoại trưởng) và Steven Mnuchin (nhân vật được đề cử cho vị trí Bộ trưởng Tài chính) là những nhà chuyên nghiệp. Chúng ta có thể nghi ngờ những ưu tiên của họ, song chúng ta không có cơ sở nào để bác bỏ kinh nghiệm thực tế của họ.
Ngay cả Kellyanne Conway và Sean Spicer – vị cố vấn tai tiếng và thư ký báo chí của Trump – có lẽ trông cũng ổn nếu như họ làm việc cho một tổng thống khác. Trump có thể đưa những công bộc mẫn cán nhất vào bộ máy của mình, song điều đó lại không thay đổi điều quan trọng nhất. Họ vẫn sẽ được yêu cầu thực thi mệnh lệnh của con người đã chia rẽ thế giới thành bạn và thù – và không có gì giữa hai thái cực đó.
Robert Harward – cựu thành viên của đội đặc nhiệm hải quân Hoa Kỳ (SEAL) đã từ chối làm cố vấn an ninh quốc gia cho Trump – là người báo trước về những gì sẽ đến. Trong bất kỳ hoàn cảnh bình thường nào, một người với lai lịch như Harward hẳn sẽ nhẩy cẫng lên trước vinh dự lớn như thế. Song Harward lại không thể chấp nhận khả năng ấy.
Điều đó sẽ hàm ý phục vụ một tổng thống tự cho mình là người hiểu biết hơn các tướng lĩnh của mình về chiến tranh, hơn các điệp viên về tình báo, và hơn các nhà ngoại giao về thế giới. Trump chỉ nhất trí với những ai đồng ý với ông ta. Một câu hỏi còn để ngỏ ở đây là những ứng viên hiện tại của Trump sẽ mất bao lâu để đi đến kết luận như thế. Có một lằn ranh mong manh giữa việc thực thi nhiệm vụ và việc bị hạ nhục.
Các cơ quan tình báo Mỹ dường như đã vượt qua lằn ranh đó. Ít nhất 9 nguồn tin tình báo đã tiết lộ chi tiết của cuộc gọi điện thoại giữa Michael Flynn với đại sứ Nga cho tờ Washington Post. Một số chắc chắn là để trả thù thái độ coi thường mà Flynn dành cho các điệp viên, những người đã chế ra thuật ngữ “dữ kiện Flynn” (Flynn facts) khi ông ta đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng. Nhưng một số lại được thôi thúc bởi sự lo ngại sâu sắc về một tổng thống tỏ ra cẩu thả đến vậy với an ninh quốc gia.
Trump đã so sánh CIA với Đức Quốc xã và cáo buộc họ làm việc cho Hillary Clinton. Trái lại, với James Comey, người đứng đầu FBI, ông ta lại chỉ khen và khen – sự can thiệp vào phút chót của Comey đã góp phần khiến cuộc bầu cử nghiêng về phía Trump.
Thông điệp rõ ràng ở đây là: hãy cư xử giống như Comey nếu không muốn bị đối xử như kẻ thù. Khó mà tưởng tượng là có nhiều công bộc coi Comey như một tấm gương. Một số người chấp nhận cả rủi ro tính mạng với một mức lương thấp để được phụng sự tổ quốc. Trump không phải là tổ quốc của họ.
Rồi lại còn thứ truyền thông dối trá – hay “Lügenpresse” như những người ủng hộ cực hữu của Trump vẫn nói khi lặp lại lối bôi nhọ kiểu Đức Quốc xã. Thứ Năm tuần trước, Trump đã buộc giới truyền thông phải chịu 80 phút phê phán, được nguỵ trang như một cuộc họp báo, trong đó ông ta cáo buộc họ là thiếu trung thực, phổ biến “tin tức giả” và âm mưu làm suy yếu vị thế tổng thống của ông ta.
Bước đi logic tiếp theo của Trump là cáo buộc giới truyền thông tội phản quốc. Trong một dòng tweet mà sau đó ông ta xoá đi, Trump đã gọi giới truyền thông là “kẻ thù của nhân dân Mỹ”. Điều này không thể chấm dứt đơn giản. Những lời doạ giết từ những kẻ ẩn danh đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” đối với nhiều nhà báo ở Washington. Tôi e rằng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi điều này dẫn đến bạo lực. Tình trạng tương tự cũng diễn ra trong bộ máy tư pháp. Những thẩm phán từng bác bỏ “lệnh cấm Hồi giáo” của Trump hồi đầu tháng đang nhận được những lời doạ giết.
Mọi chuyện sẽ kết thúc như thế nào? Những kẻ lạc quan mù quáng vẫn bám víu vào hy vọng rằng Trump sẽ điều chỉnh cách ứng xử của mình. Trong kịch bản vui vẻ này, ông ta sẽ đưa những kẻ gây rắc rối ra khỏi Nhà Trắng, chẳng hạn như các cố vấn thân cận Stephen Bannon và Stephen Miller, đồng thời thay thế họ bằng những nhân vật nhiều kinh nghiệm.
Một cuộc thanh lọc như thế sẽ khả dĩ ở một thời điểm nào đó. Thậm chí nó rất dễ xẩy ra. Số cố vấn đủ sức chịu đựng lâu dài trong hoàn cảnh phải thường xuyên tiếp xúc với cơn cuồng nhiệt của một nhà lãnh đạo dân tuý là rất ít. Trừ phi Trump tự thay thế mình, vòng vây vẫn sẽ tiếp diễn.
Chúng ta cũng không thể trông cậy vào một sự cấy ghép tính cách. Trump có thể dùng đến 95% thời gian làm theo lời khuyên của các chuyên gia và 5% chống lại chúng. Song 5% đó sẽ vẫn dẫn dắt nghị trình. Trong khi đó, Trump lại không phải là một nhân vật khả dĩ đổi mới. Càng bị bủa vây, ông ta càng hùng hổ. Ông ta thề là sẽ tiến hành điều tra các vụ rò rỉ và ngụ ý thanh trừng các quan chức thiếu trung thành.
Thật khó mà tiên đoán cuộc chiến giữa Trump với cái gọi là “nhà nước chìm” (deep state) sẽ mất bao thời gian để giải quyết. Cũng thật khó mà nói là một Quốc hội do Đảng Cộng hoà kiểm soát có thể “chịu nhiệt” được bao lâu nữa. Như tôi đã nói, hãy nhân bốn tuần qua lên ba, sáu hoặc 9 lần. Lập trường trung dung sẽ biến mất. Một lúc nào đó, điều này sẽ dẫn đến sự lựa chọn giữa Trump và hiến pháp Mỹ.
Financial Times/ VNTB
Tác giả: Edward Luce
Người dịch: Lê Anh Hùng
Tác giả: Edward Luce
Người dịch: Lê Anh Hùng