Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Đông lạnh để tái sinh
Kỹ thuật đông lạnh cơ thể đã có từ những năm 1960 nhưng giờ đây đang thu hút nhiều chú ý sau khi một thiếu nữ Anh mắc căn bệnh ung thư hiếm gặp muốn được bảo quản cơ thể bằng phương pháp này sau khi chết để chờ cơ hội được hồi sinh.
Khao khát được sống
Trong lá thư gửi lên tòa án trước khi qua đời hồi tháng 10, cô gái 14 tuổi nói trên, chỉ được gọi tắt là JS, bày tỏ hy vọng thi thể mình được đông lạnh để chờ đến khi công nghệ tiến bộ trong tương lai có thể chữa khỏi bệnh tình của mình và em được sống thêm lần nữa.
Tâm nguyện này đã dẫn đến tranh cãi pháp lý giữa cha và mẹ em. Người cha kịch liệt phản đối vì cho rằng trong 100 hoặc 200 năm tới, làm thế nào bảo đảm con mình được hồi sinh khi em không còn người thân nào bên cạnh. Cuối cùng, tòa án ra phán quyết cho phép mẹ cô gái toàn quyền quyết định thi thể con mình sau khi chết. Theo tờ The Sun (Anh), cha mẹ JS đã ly dị và ông bà ngoại chi tiền để hoàn thành tâm nguyện của cháu gái.
Sau khi được chuyển đến Mỹ, thi thể của JS được bảo quản ở tư thế treo ngược cùng với 5 thi thể khác trong một bồn chứa khí nitơ lỏng tại cơ sở đông lạnh ở Viện Cryonics, một tổ chức phi lợi nhuận tại TP Detroit, bang Michigan.
Tổ chức này bảo quản thi thể cô gái cùng với 145 thi thể khác. Cơ sở này cũng đông lạnh cả động vật như chó, mèo, chim, chuột... Theo tờ Daily Mail, hiện chỉ có 3 cơ sở đông lạnh thi thể trên thế giới, gồm: Viện Cryonics, Tổ chức Kéo dài cuộc sống Alcor (cũng ở Mỹ) và KrioRus (Nga).
Các bồn chứa thi thể được đông lạnh tại Viện CryonicsẢnh: EPA
Hy vọng viển vông?
Trường hợp của JS thúc đẩy khoảng 100 người Anh đăng ký dịch vụ đông lạnh cơ thể nói trên của Viện Cryonics. Tại TP Sheffield, ông Mike Carte, một kỹ sư địa kỹ thuật về hưu 71 tuổi, đã chi 120.000 USD cho việc bảo quản đầu mình sau khi chết. Những người như ông Carte hy vọng đầu mình sẽ được gắn vào một cơ thể mới hoặc robot trong tương lai.
Hỗ trợ cho ý nguyện của những người trên là tổ chức từ thiện Cryonics UK, ra đời ở Anh cách đây 15 năm và hiện có 50 tình nguyện viên. Công việc của họ là nhận thi thể người vừa chết và bảo quản trước khi đưa đến các cơ sở đông lạnh để lưu trữ. Đã có 10 thi thể được họ xử lý cho đến giờ, trong đó có JS.
Bước đầu tiên trong tiến trình xử lý thi thể người vừa chết là nhanh chóng sử dụng cung cấp máu và ôxy lên não để ngăn các tế bào chết đi. Tiếp đến, thi thể sẽ được bao phủ bằng đá và đưa đến cơ sở đông lạnh. Tại đó, nhân viên sẽ rạch một đường ở cổ tử thi và thay máu bằng một loại chất chống đông rồi cho vào túi ngủ chuyển đến bồn đông lạnh để được bảo quản trong khí nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C.
Bà Marji Klima, làm việc tại Tổ chức Alcor, trụ sở ở bang Arizona - Mỹ, tiết lộ phần lớn người có nhu cầu “đông lạnh” thi thể đều là người của cộng đồng khoa học nên hiểu rõ hướng đi của lĩnh vực này. Tuy nhiên, ông Tim Gibson, người tình nguyện lái xe cứu thương tại Cryonics UK, thừa nhận với trang International Business Times rằng công nghệ giúp con người hồi sinh có thể hoàn toàn không tồn tại nhưng nếu không thử thì không bao giờ biết được điều này.
Tương tự, bà Victoria Stevens, một thành viên của Cryonics UK, không tin kỹ thuật “cải tử hoàn sinh” có thực nhưng cho rằng không có gì là không thể. “Đông lạnh thi thể vẫn là lựa chọn tốt hơn bị chôn và hỏa táng” - bà Stevens giải thích.
Bên cạnh rào cản khoa học, chi phí thực hiện quá trình này cũng khá tốn kém - có khi lên đến 270.000 USD cho việc đông lạnh cả thi thể và hơn 80.000 USD đối với não người. Tiến sĩ James Bedford là người đầu tiên được đông lạnh thi thể vào năm 1967. Hiện thi thể ông vẫn còn được lưu giữ tại Tổ chức Alcor.
Theo thống kê, khoảng 2.000 người khắp thế giới đã đăng ký để được đông lạnh cơ thể sau khi chết, trong lúc 200 tử thi đang được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp với hy vọng được đánh thức trong tương lai.
Nhiệm vụ bất khả thi Nhiều người chỉ trích kỹ thuật đông lạnh đã tạo ra hy vọng hão huyền bởi nó chưa được củng cố về mặt khoa học. Một số người thậm chí lo ngại phương pháp này sẽ làm nghiêm trọng hơn nữa vấn đề quá tải dân số của thế giới dù vẫn còn quá sớm để nói về điều này. Theo trang Irish Times, các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể chứng minh họ có thể rã đông thi thể mà không làm tổn hại các tế bào. Ngoài ra, không ai chắc rằng liệu người được hồi sinh, nếu được, có thể lưu giữ được trí nhớ của mình hay không. Dù vậy, hy vọng ít nhiều cũng đến từ một công trình đột phá được công bố hồi tháng 2 qua. Theo đó, các nhà khoa học tại Công ty 21st Century Medicine (Mỹ) đã đông lạnh một não thỏ để bảo quản rồi rã đông và nhận thấy tình trạng của não gần như hoàn hảo. |
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Đông lạnh để tái sinh
Kỹ thuật đông lạnh cơ thể đã có từ những năm 1960 nhưng giờ đây đang thu hút nhiều chú ý sau khi một thiếu nữ Anh mắc căn bệnh ung thư hiếm gặp muốn được bảo quản cơ thể bằng phương pháp này sau khi chết để chờ cơ hội được hồi sinh.
Khao khát được sống
Trong lá thư gửi lên tòa án trước khi qua đời hồi tháng 10, cô gái 14 tuổi nói trên, chỉ được gọi tắt là JS, bày tỏ hy vọng thi thể mình được đông lạnh để chờ đến khi công nghệ tiến bộ trong tương lai có thể chữa khỏi bệnh tình của mình và em được sống thêm lần nữa.
Tâm nguyện này đã dẫn đến tranh cãi pháp lý giữa cha và mẹ em. Người cha kịch liệt phản đối vì cho rằng trong 100 hoặc 200 năm tới, làm thế nào bảo đảm con mình được hồi sinh khi em không còn người thân nào bên cạnh. Cuối cùng, tòa án ra phán quyết cho phép mẹ cô gái toàn quyền quyết định thi thể con mình sau khi chết. Theo tờ The Sun (Anh), cha mẹ JS đã ly dị và ông bà ngoại chi tiền để hoàn thành tâm nguyện của cháu gái.
Sau khi được chuyển đến Mỹ, thi thể của JS được bảo quản ở tư thế treo ngược cùng với 5 thi thể khác trong một bồn chứa khí nitơ lỏng tại cơ sở đông lạnh ở Viện Cryonics, một tổ chức phi lợi nhuận tại TP Detroit, bang Michigan.
Tổ chức này bảo quản thi thể cô gái cùng với 145 thi thể khác. Cơ sở này cũng đông lạnh cả động vật như chó, mèo, chim, chuột... Theo tờ Daily Mail, hiện chỉ có 3 cơ sở đông lạnh thi thể trên thế giới, gồm: Viện Cryonics, Tổ chức Kéo dài cuộc sống Alcor (cũng ở Mỹ) và KrioRus (Nga).
Các bồn chứa thi thể được đông lạnh tại Viện CryonicsẢnh: EPA
Hy vọng viển vông?
Trường hợp của JS thúc đẩy khoảng 100 người Anh đăng ký dịch vụ đông lạnh cơ thể nói trên của Viện Cryonics. Tại TP Sheffield, ông Mike Carte, một kỹ sư địa kỹ thuật về hưu 71 tuổi, đã chi 120.000 USD cho việc bảo quản đầu mình sau khi chết. Những người như ông Carte hy vọng đầu mình sẽ được gắn vào một cơ thể mới hoặc robot trong tương lai.
Hỗ trợ cho ý nguyện của những người trên là tổ chức từ thiện Cryonics UK, ra đời ở Anh cách đây 15 năm và hiện có 50 tình nguyện viên. Công việc của họ là nhận thi thể người vừa chết và bảo quản trước khi đưa đến các cơ sở đông lạnh để lưu trữ. Đã có 10 thi thể được họ xử lý cho đến giờ, trong đó có JS.
Bước đầu tiên trong tiến trình xử lý thi thể người vừa chết là nhanh chóng sử dụng cung cấp máu và ôxy lên não để ngăn các tế bào chết đi. Tiếp đến, thi thể sẽ được bao phủ bằng đá và đưa đến cơ sở đông lạnh. Tại đó, nhân viên sẽ rạch một đường ở cổ tử thi và thay máu bằng một loại chất chống đông rồi cho vào túi ngủ chuyển đến bồn đông lạnh để được bảo quản trong khí nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C.
Bà Marji Klima, làm việc tại Tổ chức Alcor, trụ sở ở bang Arizona - Mỹ, tiết lộ phần lớn người có nhu cầu “đông lạnh” thi thể đều là người của cộng đồng khoa học nên hiểu rõ hướng đi của lĩnh vực này. Tuy nhiên, ông Tim Gibson, người tình nguyện lái xe cứu thương tại Cryonics UK, thừa nhận với trang International Business Times rằng công nghệ giúp con người hồi sinh có thể hoàn toàn không tồn tại nhưng nếu không thử thì không bao giờ biết được điều này.
Tương tự, bà Victoria Stevens, một thành viên của Cryonics UK, không tin kỹ thuật “cải tử hoàn sinh” có thực nhưng cho rằng không có gì là không thể. “Đông lạnh thi thể vẫn là lựa chọn tốt hơn bị chôn và hỏa táng” - bà Stevens giải thích.
Bên cạnh rào cản khoa học, chi phí thực hiện quá trình này cũng khá tốn kém - có khi lên đến 270.000 USD cho việc đông lạnh cả thi thể và hơn 80.000 USD đối với não người. Tiến sĩ James Bedford là người đầu tiên được đông lạnh thi thể vào năm 1967. Hiện thi thể ông vẫn còn được lưu giữ tại Tổ chức Alcor.
Theo thống kê, khoảng 2.000 người khắp thế giới đã đăng ký để được đông lạnh cơ thể sau khi chết, trong lúc 200 tử thi đang được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp với hy vọng được đánh thức trong tương lai.
Nhiệm vụ bất khả thi Nhiều người chỉ trích kỹ thuật đông lạnh đã tạo ra hy vọng hão huyền bởi nó chưa được củng cố về mặt khoa học. Một số người thậm chí lo ngại phương pháp này sẽ làm nghiêm trọng hơn nữa vấn đề quá tải dân số của thế giới dù vẫn còn quá sớm để nói về điều này. Theo trang Irish Times, các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể chứng minh họ có thể rã đông thi thể mà không làm tổn hại các tế bào. Ngoài ra, không ai chắc rằng liệu người được hồi sinh, nếu được, có thể lưu giữ được trí nhớ của mình hay không. Dù vậy, hy vọng ít nhiều cũng đến từ một công trình đột phá được công bố hồi tháng 2 qua. Theo đó, các nhà khoa học tại Công ty 21st Century Medicine (Mỹ) đã đông lạnh một não thỏ để bảo quản rồi rã đông và nhận thấy tình trạng của não gần như hoàn hảo. |